Đề cương ôn tập học kì I Ngữ văn lớp 8 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Tân Tiến

doc 4 trang Người đăng dothuong Lượt xem 801Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì I Ngữ văn lớp 8 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Tân Tiến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn tập học kì I Ngữ văn lớp 8 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Tân Tiến
TRƯỜNG THCS TÂN TIẾN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN 8
 Học kì I năm học 2016-2017.
 PHẦN 1: TRẮC NGHIỆM:
I. PHẦN VĂN BẢN:
1. Giới hạn ôn tập:
-Tôi đi học.
-Lão Hạc.
-Cô bé bán diêm.
-Thông tin về ngày trái đất năm 2000.
-Ôn dịch, thuốc lá.
2.Một số câu hỏi trắc nghiệm:
a. Phần Đọc- hiểu văn bản:
*Cho đoạn trích 1: “Theo các nhà khoa học, bao bì ni lông lẫn vào đất làm cản trở sự sinh trưởng của các loài thực vật bị nó bao quanh, cản trở sự phát triển của cỏ dẫn đến hiện tượng xói mòn ở các vùng đồi núi. Bao bì ni lông bị vứt xuống cống làm tắc các đường dẫn nước thải, làm tăng khả năng ngập lụt ở các đô thị vào mùa mưa. Sự tắc nghẽn hệ thống cống rãnh làm cho muỗi phát sinh, lây truyền dịch bệnh.”
Đọc kĩ đoạn trích trên và trả lời các câu hỏi bên dưới (từ câu 1 đến câu 4):
Câu 1: Đoạn trích trên được trích trong văn bản nào ?
A. Ôn dịch, thuốc lá. B. Thông tin về ngày trái đất năm 2000.
C. Bài toán dân số. D. Hai cây phong.
Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên:
A. Miêu tả. B. Tự sự. C. Thuyết minh. D. Nghị luận.
Câu 3: Trong đoạn trích trên, để nêu các tác hại của bao bì ni lông tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ?
A. Nhân hóa. B. So sánh. C. Nói quá. D. Liệt kê
Câu 4: Nội dung của đoạn trích trên là gì ?
A. Tác hại của bao bì ni-lông đến môi trường. B. Tác hại của bao bì ni lông đến không khí.
C. Tác hại của bao bì ni-lông đối với trẻ em. D. Tác hại của bao bì ni-lông đến sức khỏe con người
Cho đoạn trích 2: “Khói thuốc lá chứa nhiều chất độc, thấm vào cơ thể. Nạn nhân đầu tiên là những lông rung của những tế bào niêm mạc ở vòm họng, ở phế quản, ở nang phổi bị chất hắc ín trong khói thuốc lá làm tê liệt. Các lông mao này có chức năng quét dọn bụi bặm và các vi khuẩn theo luồng không khí tràn vào phế quản và phổi; khi các lông mao ngừng hoạt động, bụi và vi khuẩn không được đẩy ra ngoài, tích tụ lại gây ho hen và sau nhiều năm gây viêm phế quản.”
*Đọc kĩ đoạn trích trên và trả lời các câu hỏi bên dưới (từ câu 1 đến câu 4):
Câu 1: Đoạn trích trên được trích trong văn bản nào ?
A. Ôn dịch, thuốc lá. B. Thông tin về ngày trái đất năm 2000.
C. Bài toán dân số. D. Hai cây phong.
Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích ?
A. Miêu tả. B. Tự sự. C. Thuyết minh. D. Nghị luận.
Câu 3: Trong đoạn trích trên, nguyên nhân gây ra bệnh viêm phế quản là do đâu ?
A. Do chất hắc ín gây ra ung thư vòm họng. B. Do chất hắc ín tác động đến các lông mao.
C. Do chất ô-xít các-bon thấm vào máu. D. Do chất ni-cô-tin làm tắc các động mạch.
Câu 4: Nội dung của đoạn trích trên ?
A. Tác hại của chất hắc ín trong khói thuốc lá. B. Tác hại của chất ni-cô-tin trong thuốc lá.
C. Tác hại của chất ô-xít các-bon trong khói thốc lá. D. Tác hại của bệnh viêm phế quản.
*Cho đoạn trích 3: “Ta đến Viện nghiên cứu các bệnh tim mạch, bác sĩ viện trưởng cho biết: Chất Ni-cô-tin của thuốc lá làm các động mạch co thắt lại, gây những bệnh nghiêm trọng như huyết áp cao, tắc động mạch, nhồi máu cơ tim. Có thấy một bệnh nhân bị tắc động mạch chân lên những cơn đau chân như thế nào, rồi phải cắt dần từng ngón chân đến cả bàn chân, có thấy những người 40-50 tuổi đã chết đột xuất vì nhồi máu cơ tim, có thấy những khối u ghê tởm mới nhận ra tác hại ghê gớm của thuốc lá.”
Đọc kĩ đoạn trích trên và trả lời các câu hỏi bên dưới (từ câu 1 đến câu 4):
Câu 1: Nội dung của đoạn trích trên ?
A. Lời kêu gọi đừng hút thuốc lá. B. So sánh tác hại của thuôc lá với các bệnh khác.
C. Tác hại của việc hút thuốc lá. D. Tác hại của chất hắc-ín.
Câu 2: Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào?
A. Ôn dịch, thuốc lá. B. Thông tin về ngày trái đất năm 2000.
C. Lão Hạc. D. Tôi đi học.
Câu 3: Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là gì ?
A. Miêu tả. B. Tự sự. C. Nghị luận. D. Thuyết minh.
Câu 4: Trong đoạn trích trên tác giả sử dụng dấu hai chấm nhằm mục đích gì ?
A. Đánh dấu phần giải thích. B. Đánh dấu phần bổ sung thêm.
C. Đánh dấu phần thuyết minh. D. Đánh dấu lời dẫn trực tiếp.
Một số câu hỏi trắc nghiệm khác.
 Câu 1: Thể loại của truyện Cô bé bán diêm là:
 A. Truyện ngắn B. Hồi kí. C. Tiểu thuyết. D. Truyện vừa. 
 Câu 2: Đâu là nghệ thuật chủ yếu của văn bản Tôi đi học :
 A. Đối lập tương phản giữa các nhân vật. B. Đan xen giữa hiện thực và mộng ảo. 
 C. Miêu tả tâm lí nhân vật. D. Đảo ngược tình huống hai lần.
Câu 3: Văn bản Thông tin về ngày trái đất năm 2000 đề cập đến vấn đề gì ?
A. Sự ô nhiễm môi trường vì khói bụi. B. Tác hại của khói thuốc lá.
C. Tác hại của bao bì ni-lông. D. Tác hại của sự gia tăng dân số.	
Câu 4: Trong Ôn dịch, thuốc lá, tác giả trình bày chất ni-cô-tin gây ra bệnh gì cho con người ?
A. Viêm phế quản. B. Nhồi máu cơ tim. C. Ho hen. C. Ung thư
 Câu 5: Đâu không phải là phẩm chất của nhân vật lão Hạc ?
 A. Biết lo xa. B. Thương con. C. Giàu lòng tự trọng. D. Gian xảo. 
 Câu 6: Trong văn bản Thông tin về ngày trái đất năm 2000 , tác giả đề cập đến tác hại của bao bì
 ni lông ở những phương diện nào ?
 A. Tác động đến khí hậu và nguồn nước. B. Tác hại đến môi trường và sức khỏe con người.
 C. Làm ô nhiễm không khí. D. Cản trở sự phát triển kinh tế- xã hội.
 Câu 7: Ai là tác giả của truyện Tôi đi học ?
A. Nguyên Hồng. B. Ngô Tất Tố. C. Thanh Tịnh. D. Nam Cao.
Câu 8: Dòng nào sau đây nói đúng về tâm trạng của lão Hạc sau khi bán chó ?
A. Ân hận vì đã trót lừa con chó. B. Phấn khởi vì đã hóa kiếp được cho cậu Vàng.
C. Nhẹ nhõm vì không phải tốn tiền nuôi chó. D. Vui vì để dành được tiền cho con trai. 
Câu 9: Ai là tác giả của truyện Cô bé bán diêm?
 A. Xéc-van-téc. B. An-đéc-xen. C. O. Hen-ri. D. Nam Cao.
 Câu 10: Nội dung của Văn bản Thông tin về ngày trái đất năm 2000 đề cập đến vấn đề gì ?
 A. Sự ô nhiễm môi trường vì khói bụi. B. Tác hại của khói thuốc lá.
 C. Tác hại của bao bì ni-lông. D. Tác hại của sự gia tăng dân số
 Câu 11.Văn bản”Thông tin về ngày trái đất năm 2000” đề cập đến đề tài gì?
 A.Tệ nạn xã hội	B.Giáo dục	C. Môi trường	D. Dân số
 Câu 12.Văn bản”Ôn dịch, thuốc lá” cho biết thuốc lá đe dọa sức khỏe, tính mạng loài người nặng hơn điều gì?
 A. Bệnh thổ tả	 B. Căn bệnh AIDS	C. Căn bệnh ung thư	D. Bệnh dại
 Câu 13:Trong văn bản “Cô bé bán diêm” chi tiết nào không phải là mộng tưởng?
 A. Lò sưởi B. Đói,rét C.Bàn ăn ngon D.Cây thông nô-en 
 Câu 14: Trong Ôn dịch, thuốc lá đâu là tác hại của khói thuốc đối với bà mẹ mang thai ?
 A. Gây đẻ non, con sinh ra suy yếu. B. Gây bệnh ung thư vòm họng.
 C. Gây ung thư phổi. D. Gây nhồi máu cơ tim.
 Câu 15: Truyện Tôi đi học nói về tâm trạng của nhân vật tôi khi ?
 A. Cùng mẹ trên đường đến trường. B. Khi đứng trước ngôi trường.
 C. Khi tiếp nhận tiết học đầu tiên. D. Ngày đầu tiên tới trường.
 Câu 16: Theo em cái chết của Lão Hạc thể hiện điều gì?
 A. Vì lão không còn gì ăn. B. Vì bị vợ ông giáo ghét bỏ.
 C. Tố cáo xã hội D. Vì nhớ con trai lão.
 Câu 17: Nghệ thuật chính trong văn bản “Lão Hạc” là:
 A. Nghệ thuật tương phản B. Cốt truyện đảo ngược
 C. Trữ tình đằm thắm D. Miêu tả tâm lí nhân vật.
 Câu 18: Vấn đề đầu tiên mà văn bản “Ôn dịch, thuốc lá” đề cập đến là gì?
 A. Ảnh hưởng đến sức khỏe cá nhân con người B. Ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng.
 C. Ảnh hưởng đến đạo đức giới trẻ D. Ảnh hưởng tới kinh tế gia đình.
II. TIẾNG VIỆT :
 1. GIỚI HẠN ÔN TẬP:
-Từ tượng hình, từ tượng thanh. -Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm.
-Nói quá. -Câu ghép.
-Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội.
 2. MỘT SỐ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM:
 Câu 1: Từ ngữ chỉ được sử dụng trong một (một số) địa phương nhất định là khái niệm của:
 A. Từ tượng thanh. B. Từ tượng hình. C. Từ ngữ địa phương. D. Biệt ngữ xã hội.
 Câu 2: Trong các câu sau, câu nào sử dụng biện pháp nói quá ?
 A. Bác ấy là người ruột để ngoài da. B. Mẹ tôi là một người đảm đang.
 C. Con dạo này lười lắm. D. Cô ấy đẹp ơi là đẹp. 
 Câu 3: Đâu là công dụng của dấu ngoặc đơn trong các ý sau:
 A. Dùng đánh dấu phần chú thích. B. Dùng để đánh dấu lời dẫn trực tiếp.
 C. Dùng để đánh dấu lời đối thoại. D. Dùng đánh dấu tên tác phẩm, tập san,...
 Câu 4: Tìm từ tượng thanh trong các từ sau:
 A. Lom khom. B. Tích tắc. C. Phấp phới. D. Thăm thẳm.
 Câu 5: Biện pháp nói quá Nghĩ nát óc có nghĩa như thế nào?
 A. Suy nghĩ bậy bạ B. Suy nghĩ nông cạn.
 C. Suy nghĩ nhiều, kỹ càng. D. Suy nghĩ có trước có sau.
 Câu 6: Hôm nay bài kiểm tra văn của tôi xơi gậy câu này ý chỉ bài kiểm tra:
 A. Nhận điểm không B. Nhận điểm một.
 C. Nhận điểm hai D. Nhận điểm ba
 Câu 7: Từ địa phương trong câu : Gan chi gan rứa mẹ nờ là tiếng địa phương vùng:
 A. Bắc Bộ B. Trung bộ. C. Nam Trung Bộ D. Nam Bộ
 Câu 8: Cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự là đặc điểm của ?
 A. Nói quá. B. Nói giảm, nói tránh. C. Câu cảm thán. D. Câu ghép.
 Câu 9: Trong các cặp quan hệ từ sau, cặp nào nói về quan hệ giả thiết trong câu ghép ?
 A. Vì- nên. B. Tuy- nhưng. C. Càng- càng. D. Nếu- thì.
 Câu 10: Từ ngữ chỉ được sử dụng trong một tầng lớp xã hội nhất định là khái niệm của:
 A. Từ tượng hình. B. Từ tượng thanh. C. Từ ngữ địa phương. D. Biệt ngữ xã hội.
 Câu 11: Ý nào sau đây nói đúng về công dụng của dấu hai chấm:
 A. Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san, B. Đánh dấu từ hiểu theo hàm ý mỉa mai.
 C. Đánh dấu lời dẫn trực tiếp. D. Đánh dấu lời nói hiểu theo hàm ý đặc biệt.
 Câu 12: Trong các từ sau, đâu là từ tượng hình ?
 A. Lộp bộp. B. Khúc khuỷu. C. Leng keng. D. Lách tách.
 PHẦN 2. TỰ LUẬN:
 1. Phần Tiếng Việt
 Câu 1: Đặt câu và làm theo yêu cầu bên dưới:
 a. Đặt hai câu ghép với cách nối các vế của câu ghép khác nhau.
 b. Chỉ rõ mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép em vừa đặt.
 Câu 2: Đặt một câu ghép theo yêu cầu bên dưới:
Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu là quan hệ giả thiết- kết luận.
 b. Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu ghép em vừa đặt.
 Câu 3: Đặt câu và làm theo yêu cầu bên dưới:
 a. Đặt 1 câu có sử dụng dấu ngoặc đơn và 1 câu có sử dụng dấu hai chấm.
 b. Chỉ rõ công dụng của dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm trong hai câu em vừa đặt
 Câu 4: Đặt một câu ghép theo yêu cầu bên dưới:
Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu là quan hệ nguyên nhân- kết quả.
Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu ghép em vừa đặt.
 2. Phần Văn bản:
 Câu 1 Học xong văn bản “Lão Hạc”, từ các chi tiết trong truyện em hãy chứng minh rằng lão Hạc là một người có nhiều phẩm chất tốt đẹp.
 Câu 2: Học xong văn bản “Cô bé bán diêm”, từ các chi tiết trong truyện em hãy chứng minh rằng cô bé bán diêm là một em bé có hoàn cảnh gia đình bất hạnh, đáng thương.
 Câu 3: Học xong văn bản “Thông tin về ngày trái đất năm 2000”, em hãy tìm các chi tiết chứng minh rằng bao bì ni lông rất có hại đối với môi trường.
 Câu 4: Học xong văn bản “Ôn dịch, thuốc lá”, em hãy tìm các chi tiết chứng minh thuốc lá ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và tính mạng người hút.
 3:Phần Tập làm văn: VĂN TỰ SỰ KẾT HỢP MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM.
-Đề 1: Kể lại một lần em phạm lỗi với thầy cô giáo.
-Đề 2: Kể về hình ảnh người mẹ của em.
-Đề 3: Kể lại một kỷ niệm tuổi thơ làm em nhớ mãi.
-Đề 4: Kể lại một việc tốt em đã làm khiến ba mẹ vui lòng. 
 Duyệt của: HPCM TTCM Người lập đề cương: 
 Nguyễn Minh Bảo Phúc Nguyễn Thanh Vọng Trần Thị Lài

Tài liệu đính kèm:

  • docĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN 8 HKI.doc