ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HKII - MÔN VẬT LÍ LỚP 8 A. LÝ THUYẾT 1. Phát biểu định luật về công ? 2.Nêu khái niệm công suất,viết công thức tính,đơn vị của công suất ? 3.Khi nào vật có cơ năng. Nêu các dạng cơ năng? 4. Thế nào là sự bảo toàn cơ năng? Nêu ba ví dụ về sự chuyển hóa từ dạng cơ năng này sang dạng cơ năng khác? 5. Các chất được cấu tạo như thế nào ? 6. Nhiệt năng là gỡ ? Khi nhiệt độ tăng (giảm ) thì nhiệt năng của vật tăng hay giảm ? 7. Nêu các cách làm thay đổi nhiệt năng của một vật ? 8.Nhiệt lượng là gì ? Ký hiệu,đơn vị nhiệt lượng? 9. Nêu khái niệm nhiệt dung riêng? 10. Viết công thức tính nhiệt lượng vật thu vào? 11. Phát biểu các nguyên lí truyền nhiệt ? 12. Viết phương trình cân bằng nhiệt ? B. BÀI TẬP I/ Hướng dẫn trả lời một số câu hỏi : Câu 1: Nung nóng một miếng đồng rồi thả vào một cốc nước lạnh. Hỏi nhiệt năng của miếng đồng và của nước thay đổi như thế nào? Đây là thực hiện công hay truyền nhiệt? à Nung nóng một miếng đồng rồi thả vào một cốc nước lạnh. Nhiệt năng của miếng đồng sẽ giảm và nhiệt năng của nước sẽ tăng. Đây là sự truyền nhiệt. Câu 2:Nhỏ một giọt nước đang sôi vào một cốc nước đang ấm thì nhiệt năng của giọt nước và của nước trong cốc thay đổi như thế nào ? à Nhỏ một giọt nước đang sôi vào một cốc đựng nước ấm thì nhiệt năng của giọt nước giảm , của nước trong cốc tăng. Câu 3: Một viên đạn đang bay trên cao có những dạng năng lượng nào mà em đã được học? à Viên đạn đang bay trên cao sẽ có động năng ( vì viên đạn có vận tốc so với mặt đất), thế năng ( vì viên đạn có độ cao so với mặt đất ), nhiệt năng( vì các phân tử cấu tạo nên viên đạn luôn chuyển động hỗn độn không ngừng) . Câu 4: Một học sinh cho rằng, dù nóng hay lạnh, vật nào cũng có nhiệt năng. Theo em, kết luận như vậy là đúng hay sai ? vì sao? à Kết luận như vậy là đúng. Vật chất được cấu tạo từ các phân tử. Các phân tử, nguyên tử luôn chuyển động hỗn động không ngừng tức là chúng luôn có động năng, do đó bất kì vật nào dù nóng hay lạnh đều có nhiệt năng. Câu 5: Nung nóng một thỏi sắt rồi thả vào một cốc nước lạnh. Hỏi nhiệt năng của thỏi sắt và của nước trong cốc thay đổi như thế nào? Nguyên nhân của sự thay đổi đó là gì ? à Nhiệt năng của thỏi sắt giảm còn nhiệt năng của nước trong cốc tăng. Nguyên nhân của sự thay đổi nhiệt năng là do sự truyền nhiệt. Câu 6: Cọ xát một đồng xu kim loại trên mặt bàn thấy đồng xu nóng lên. Có thể nói đồng xu đã nhận nhiệt lượng không ? Vì sao ? à Đồng xu kim loại nóng lên là do nhiẹt năng tăng. Không thể nói đồng xu kim loại đã nhận một nhiệt lượng vì nguyên nhân sự tăng nhiệt tăng ở đây là do sự thực hiện công khi cọ xát của đồng xu lên mặt bàn. Câu 7: Có thể nào vật vừa có nhiệt năng vừa có cơ năng không ? Nếu có hãy lấy một ví dụ minh họa để giải thích ? à Vật nào cũng có nhiệt năng, nếu vật chuyển động thì nó có thêm động năng của vật hoặc nếu có ở độ cao so với mốc chọn trước thì nó có thế năng hấp dẫn tức là vật có cơ năng. Ví dụ, ta treo một quả lắc trên một sợi dây mốc vào trần nhà. Câu 8: Tại sao nồi, xoong thường làm bằng kim loại, còn bát đĩa làm bằng sứ ? à Nồi xoong dùng để nấu chín thức ăn. làm nồi xoong bằng kim loại vì kim loại dẫn nhiệt tốt làm cho thức ăn mau chín. Bát đĩa dùng để đựng thức ăn, muốn có thức ăn lâu bị nguội và bưng đỡ nóng tay thì bát đĩa làm bằng sứ là tốt nhất vì sứ là chất dẫn nhiệt kém. Câu 9: Tại sao về mùa đông mặc nhiều áo mỏng ấm hơn mặc một áo dày ? à Tác dụng của áo trong mùa lạnh là giữ nhiệt cho cơ thể. Nếu mặc cùng một lúc nhiều áo mỏng sẽ tạo ra được các lớp không khí khác nhau giữa các lớp áo, các lớp không khí này dẫn nhiệt rất kém nên có thể giữ ấm cho cơ thể tốt hơn. Câu 10: Về mùa nào chim thường hay xù lông ? Vì sao? à Về mùa đông chim thường hay đứng xù lông .Vì về mùa đông, thời tiết lạnh, chim xù lông để tạo ra các lớp không khí dẫn nhiệt kém giữa các lông chim, điều này giúp chim giữ ấm được cơ thể. Câu 11: Tại sao trong ngày rét sờ vào kim loại ta lại thấy lạnh, còn trong những ngày nóng sờ vào kim loại ta lại thấy nóng ? à Kim loại là chất dẫn nhiệt rất tốt. Vào những ngày trời lạnh, nhiệt độ bên ngoài thấp hơn nhiệt độ của cơ thể nên khi sờ vào kim loại, nhiệt truyền từ cơ thể sang kim loại và bị phân tán nhanh, làm cho ta có cảm giác bị lạnh đi một cách nhanh chóng. Ngược lại vào những ngày nóng, nhiệt độ của kim loại bên ngoài cao hơn nhiệt độ cơ thể. Khi chạm vào kim loại, nhiệt lượng truyền từ kim loại sang cơ thể làm cho ta có cảm giác nóng lên. Câu 12: Tại sao khi rót nước sôi vào cốc thủy tinh thì cốc dày dễ bị vỡ hơn cốc mỏng ?Muốn cốc khỏi bị vỡ khi rót nước sôi ta phải làm như thế nào ? à Thủy tinh là chất dẫn nhiệt kém. Khi rót nước vào cốc thủy tinh dày thì lớp thủy tinh ở thành trong cốc nóng lên nhanh và nở ra, trong khi đó lớp thủy tinh ở thành bên ngoài cốc chưa kịp nóng lên và chưa nở ra. Kết quả là sự dãn nở không đều của thủy tinh làm cho cốc vỡ. Để cốc không bị vỡ khi rót nước sôi thi trước khi rót ta tráng trên cốc ( cả trong lẫn ngoài) bằng nước nóng để cốc dãn nở đều. Câu 13: Nếu đun nước bằng ấm nhôm và bằng ấm đất trên cùng một bếp lửa thì nước trong ấm nào sẽ chóng sôi hơn ? vì sao ? à Nếu đun như vậy thì nước trong ấm nhôm sẽ chóng sôi hơn. vì âm có tác dụng dẫn nhiệt từ lửa sang nước. Ấm làm bằng nhôm dẫn nhiệt tốt hơn ấm làm bằng đất nên ấm nhôm sẽ nhanh sôi hơn. Câu 14: Tại sao về mùa lạnh khi sờ vào miếng đồng ta thấy lạnh hơn khi sờ vào miếng gỗ ? Có phải vì nhiệt độ của miếng đồng thấp hơn miếng gỗ không ? Đồng là chất dẫn nhiệt tốt hơn gỗ. Vào những ngày trời lạnh, nhiệt độ bên ngoài thấp hơn nhiệt độ của cơ thể nên khi sờ vào miếng đồng, nhiệt truyền từ cơ thể sang miếng đồng và bị phân tán nhanh, làm cho ta có cảm giác bị lạnh đi một cách nhanh chóng, trong khi đó khi sờ vào miếng gỗ, nhiệt truyền từ cơ thể ít bị phân tán nên ta có cảm giác ít lạnh hơn. Thực chất trong điều kiện như nhau, nhiệt độ của miếng đồng và gỗ như nhau. II. Một số bài tập định lượng: Bài 1. Một ấm nhôm khối lượng 0,4 kg chứa 3 lít nước. Tính nhiệt lượng tối thiểu cần thiết để đun sôi nước, biết nhiệt độ ban đầu của nước là 200 C. Bài 2. Một vật làm bằng kim loại có khối lượng 2kg ở 200C, khi cung cấp một nhiệt lượng khoảng 105kJ thì nhiệt độ của nó tăng lên 600C. Tính nhiệt dung riêng của một kim loại? Kim loại đó tên là gì ? Bài 3. Thả 500g đồng ở 1000C vào 350g nước ở 350C. Tính nhiệt độ khi bắt đầu cân bằng nhiệt. Bài 4. Phải pha bao nhiêu lít nước ở 200C vào 3 lít nước ở 1000C để nước pha có nhiệt độ là 400C. Bài 5. Người ta thả đồng thời 200g sắt ở 150C và 450 g đồng ở 250C vào 150g nước ở 800C. Tính nhiệt độ khi cân bằng? Bài 6. Một học sinh thả 300g chì ở 100 0C vào 250g nước ở 58,5 0C làm cho nước nóng lên tới 60 0C. a/ Hỏi nhiệt độ của chì ngay khi có cân bằng nhiệt. b/ Tính nhiệt lượng nước thu vào. c/ Tính nhiệt dung riêng của chì. d/ So sánh nhiệt dung riêng của chì tính được với nhiệt dung riêng của chì tra trong bảng và giải thích tại sao có sự chênh lệch.Lấy nhiệt dung riêng của nước là 4 190 J/kg.K. Bài 7. Đổ 738g nước ở nhiệt độ 15 0C vào một nhiệt lượng kế bằng đồng có khối lượng 100g,rồi thả vào đó một miếng đồng có khối lượng 200g ở nhiệt độ 100 0C.Tính nhiệt độ khi bắt đầu cân bằng nhiệt .Biết nhiệt dung riêng của nước và của đồng lần lượt là 4 200 J/kg.K, 380 J/kg.K. Bài 8. Một ấm nhôm khối lượng 250g chứa 1 lít nước ở 200C. a. Tính nhiệt lượng cần để đun sôi lượng nước nói trên. Biết nhiệt dung riêng của nhôm và nước lần lượt là 880J/kg.K; 4200J/kg.K. b. Tính lượng củi khô cần để đun sôi lượng nước nói trên. Biết năng suất tỏa nhiệt của củi khô là 107 J/kg và hiệu suất của bếp lò là 30% HẾT
Tài liệu đính kèm: