Đề cương ôn tập học kì I môn Hóa học lớp 11 - Năm học: 2015 - 2016 - Trường THPT Cẩm Lệ

doc 5 trang Người đăng tranhong Lượt xem 1211Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì I môn Hóa học lớp 11 - Năm học: 2015 - 2016 - Trường THPT Cẩm Lệ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn tập học kì I môn Hóa học lớp 11 - Năm học: 2015 - 2016 - Trường THPT Cẩm Lệ
TRƯỜNG THPT CẨM LỆ ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I 
 MÔN HÓA HỌC LỚP 11
 Năm học: 2015-2016
A. CÁC CÔNG THỨC CƠ BẢN:
n (mol) = (mol)	n (mol) =Vk (lít) / 22,4 (đkc)	%mA=.100%
CM (mol/l)= 	 	C%= 	pH= - lg[H+]	 
B. KIẾN THỨC CẦN NẮM:
Chương 1: Sự điện li
- Khái niệm chất điện li, phân loại và biểu diễn sự điện li
- Khái niệm về Axit-bazơ-muối-hidroxit lưỡng tính theo thuyết A-rê-ni-ut
- Biểu thức tính pH
- Tích số ion của nước : [H+].[OH-] = 10-14 
- Các điều kiện để xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch: Tạo kết tủa, chất bay hơi hoặc chất điện ly yếu.
Chương 2: Nitơ-photpho
- Cấu tạo, tính chất hóa học và điều chế Nitơ 
- Tính chất hóa học và điều chế amoniac
- Tính chất hóa học của muối amoni
- Tính chất hóa học của axit nitric và muối nitrat
- Cách nhận biết muối amoni NH4+, muối photphat PO43-
Chương 3: Cacbon-silic
- Tính chất của cacbon-silic
- Tính chất của CO, CO2, axit cacbonic 
- Muối cacbonat và tính chất của muối cacbonat
- Cách nhận biết muối cacbonat CO32-
Chương 4: Đại cương về hóa học hữu cơ
- Khái niệm hợp chất hữu cơ, phân loại
- Xác định công thức phân tử hợp chất hữu cơ
C. MỘT SỐ BÀI TẬP MINH HỌA
Bài 1: Hoàn thành các pt sau ở dạng phân tử và ion thu gọn
1/ NaCl + AgNO3 ®	2/ KOH + HNO3 ®
3/ Na3PO4 + AgNO3 ®	4/ Ba(NO3)2 + Na2SO4 ®	
Bài 2: Hãy nhận biết các dung dịch sau bằng phương pháp hóa học?
a/ NaNO3, HCl, NaCl , Na3PO4
b/ (NH4)2SO4, NH4NO3, NH4Cl	
c/ Na2CO3, NaNO3, NH4Cl.
Bài 3: Sục 4,48 lít khí CO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch A. 
Hỏi muối nào tạo thành? Khối lượng bao nhiêu?
Bài 4: Sục 6,6 g khí CO2 vào 300 ml dung dịch KOH 1M. Tính khối lượng muối thu được?
Bài 5: Hoà tan hoàn toàn m gam đồng vào lượng vừa đủ dd HNO3 đặc, dư thấy thoát ra 3,36 lít khí NO2( đkc). 
a. Tính giá trị m
b. Tính khối lượng muối thu được
Bài 6: Hoà tan hoàn toàn 8,1 gam nhôm vào lượng vừa đủ 100 ml dd HNO3 thấy thoát ra khí NO ( đkc). 
a. Tính giá trị m
b. Tính nồng độ mol của dd HNO3 đã dùng.
Bài 7:. Cho 11g hỗn hợp Al, Fe tác dụng vừa đủ với 500ml dung dịch HNO3 đặc, nóng. Sau phản ứng thu được 20,16 lit khí NO2 (đktc, sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch A. 
a. Tính khối lượng mỗi kim loại trong hổn hợp.
b. Tính nồng độ mol/lit dung dịch HNO3 cần dùng. 
Bài 8: Hợp chất hữu cơ X chứa 85,71% khối lượng C, còn lại là H. Tỉ khối hơi của X so với khí hidro là 21. Hãy xác định công thức phân tử của X? 
Bài 9: Đốt cháy hoàn toàn 4,6 gam chất A (chỉ chứa C, H, O) thu được 4,48 lít khí CO2 (đkc) và 5,4 gam H2O. Biết khối lượng mol phân tử của A bằng 46 g/mol. Hãy lập công thức phân tử của A?
 (O=16, H=1, N=14, Fe=56, Cu=64, Al=27, C=12, Na=23, K=39)
TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Dãy gồm các chất điện li mạnh là
A. NaOH, HNO3, H2O 	C. CH3COONa, KOH, NaCl
B. NaCl, Ca(OH)2, CH3COOH 	 D. Ca(OH)2, HNO3, BaSO4
Câu 2. Dung dịch A có chứa 0,1 mol Na+; x mol Al3+ ; 0,05 mol SO42- ; 0,3 mol Cl-. Giá trị của x là
A. 0,2 B. 0,25 	 C. 0,35	D. 0,1
Câu 3. Phương trình ion rút gọn: H+ + OH- → H2O biểu diễn bản chất của phản ứng hóa học
A. 3HCl + Fe(OH)3 → FeCl3 + 3H2O 	 	 	B. HCl + NaOH → NaCl + H2O
C. NaOH + NaHCO3 → Na2CO3 + H2O 	 	D. H2SO4 + BaCl2 → BaSO4 + 2HCl
Câu 4. Tích số ion của nước là:
A. [H+][OH-] > 1,0.10-14.	B. không xác định.	C. [H+][OH-] < 1,0.10-14.	D. [H+][OH-] = 1,0.10-14. 
Câu 5. Một dung dịch có pH = 6. Môi trường của dung dịch thu được có tính chất
A. Kiềm. 	B. Axit.	C. Trung tính	 	 D. Lưỡng tính.
Câu 6. Chât nào sau đây không dẫn được điện?
A. KCl rắn, khan.	B. MgCl2 nóng chảy.	 C. KOH nóng chảy.	 D. HI trong dmôi nước.
Câu 7. Một dung dịch có  [H+] =  5,1. 10-9M, đánh giá nào dưới đây là đúng:
A. pH= 5      	 B. pH 8
Câu 8. Những ion nào sau đây cùng tồn tại được trong một dd:
	A. OH-, , , 	B. , , Ba2+, 
	C. , , , 	D., , , 
Câu 9: Phản ứng nào xảy ra khi trên bầu trời có chớp sét
	A. N2 + O2 D 2NO	B. N2 + 3H2 D 2NH3	
	C. 2NO + O2 D 2NO2	D. 2NO2 + H2O ® 2HNO3 + O2
Câu 10: Khi nhiệt phân, muối nitrat nào sau đây cho sản phẩm là kim loại , khí nitơ đioxit và khí Oxi 
	A. KNO3	B. AgNO3	C. Fe(NO3)3	D. Cu(NO3)2
Câu 11: Để nhận biết ion phot phat ( PO43-), người ta sử dụng thuốc thử
A.Quỳ tím	B. Dung dịch HCl	C. Dung dịch NaOH	D. Dung dịch AgNO3
Câu 12: Cho các dung dịch :(NH4)2SO4; NH4Cl; NaNO3. Để phân biệt các dung dịch trên chỉ dùng 1 hóa chất nào sau?	 A.Dung dịch NH3	 B. Dung dịch Ba(OH)2	 C. Dung dịch KOH	 D. Dung dịch NaCl
Câu 13: Kim loại nào sau đây bị thụ động hóa trong axit nitric đặc, nguội
A. Al	B. Cu	C. Pb	D. Na
Câu 14: Độ dinh dưỡng của phân đạm là:
	A. %N 	B. %N2O5	C. %NH3 D. % khối lượng muối
Câu 15: Tổng hệ số cân bằng của phản ứng sau là: 
 A. 5 	B. 8 	 C. 9 D. 10
Câu 16: Thêm 0,15 mol NaOH vào dung dịch chứa 100 ml H3PO4 1M. Sau phản ứng, trong dung dịch có các muối.
A. NaH2PO4 vàNa2HPO4	B. NaH2PO4 và Na3PO4
C. Na2HPO4 và Na3PO4	D. NaH2PO4, Na2HPO4 và Na3PO4
Câu 17: Muối được sử dụng làm bột nở cho bánh quy xốp là:
A. NH4HCO3	B. (NH4)2SO4	C. Na2CO3	D. KHCO3
Câu 18: Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế nitơ từ chất nào dưới đây:
A. Không khí	B. NH4NO3	C. NH4NO2	D. NH4Cl
Câu 19: Để nhận biết ba dung dịch: NaCl, NaNO3, Na3PO4, người ta dùng dung dịch nào dưới đây:
A. H2SO4	B. BaCl2	C. Ba(OH)2	D. AgNO3
Câu 20: Các số oxi hoá có thể có của photpho là
A. –3; +3; +5.	B. –3; +3; +5; 0.	C. +3; +5; 0.	D. –3; 0; +1; +3; +5.
Câu 21: Muối được sử dụng làm thuốc chữa đau dạ dày do thừa axit là:
A. NH4HCO3	B. Na2CO3	C. NaHCO3	D. KHCO3
Câu 22: Trong phản ứng nào sau đây, nitơ thể hiện tính khử ?
 A. N2 + 3H2 ® 2NH3	B. N2 + 6Li ® 2Li3N
 C. N2 + O2 ® 2NO	D. N2 + 3Mg ® Mg3N2
Câu 23- Tính khử của C thể hiện ở phản ứng nào sau đây
 A- B- 
 C- D- 
Câu 24. Khi xét về khí cacbon đioxit, điều khẳng định nào sau đây là sai?
	A. Chất khí không màu, không mùi, nặng hơn không khí.
B. Chất khí chủ yếu gây ra hiệu ứng nhà kính.
	C. Chất khí không độc, nhưng không duy trì sự sống.
D. Chất khí dùng để chữa cháy, nhất là các đám cháy kim loại.
Câu 25. Để khắc chữ lên thủy tinh người ta dựa vào phản ứng nào sau đây:
A. SiO2 + Mg ® 2MgO + Si 	B. SiO2 + 2MaOH ® Na2SiO3 + CO2 
C. SiO2 + HF ® SiF4 + 2H2O	 D. SiO2 + Na2CO3 ® Na2SiO3 + CO2
Câu 26. Cho khí CO khử hoàn toàn hỗn hợp gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 thấy có 4,48 lít khí CO2(đktc) thoát ra. Thể tích khí CO(đktc) tham gia phản ứng là:
A. 1,12lít 	B. 2,24 lít 	C. 3,36 lít 	D. 4,48 lít 
Câu 27. Các chất trong nhóm chất nào sau đây đều là dẫn xuất của hiđrocacbon?
	A. CH2Cl2, NaCl, CH3CH2Br.
	B. CH4, CH2Br–CH2Br, CH3CH2OH.
	C. CH2=CHBr, CH3Br, CH3OH.
	D.CH2Br–CH2Br, C4H6, CH3CH2Br.
Câu 28. Hợp chất X có %C = 54,54%; %H = 9,1%, còn lại là oxi. Khối lượng phân tử của X bằng 88. Công thức phân tử của X là
	A. C4H10O.	B. C5H12O.	C. C4H10O2.	D. C4H8O2.
Câu 29. Đốt cháy hoàn toàn 3 gam hợp chất hữu cơ X thu được 4,4 gam CO2 và 1,8 gam H2O. Biết tỉ khối của X so với He là 7,5. Công thức phân tử của X là
	A. CH2O2.	B. C2H6.	C. C2H4O.	D. CH2O.
Câu 30. Một hợp chất hữu cơ X chỉ gồm C, H, O; trong đó cacbon và hiđro lần lượt chiếm 61,22% và 6,12% về khối lượng. Công thức đơn giản nhất của X là
	A. C3H6O2.	B. C2H2O3.	C. C5H6O2.	D. C4H10O.
ĐỀ MẪU THAM KHẢO
I. TRẮC NGHIỆM (6 điểm)
Câu 1: Cho các dung dịch : NH4NO3; (NH4)2SO4; NaNO3. Để phân biệt các dung dịch trên chỉ dùng 1 hóa chất nào sau?	 
A.Dung dịch AgNO3 	B. Dung dịch KOH 	 C. Dung dịch Ba(OH)2	 	 D. Quì tím
Câu 2: Tổng hệ số cân bằng của phản ứng sau là: Mg + HNO3 ® Mg(NO3)2 + NO + H2O
 A. 11 	B. 9	 C. 20 	 D. 10
Câu 3. Phản ứng trao đổi ion trong dd các chất điện li chỉ có thể xảy ra khi có ít nhất một trong các điều kiện nào sau đây ?
	A. Tạo thành chất kết tủa. 	 	 B. Tạo thành chất điện li yếu
C. Tạo thành chất khí.	D. A, B, C đều đúng
Câu 4. Dung dịch A có chứa a mol Mg2+, b mol K+, c mol NO3-, d mol Cl-. Biểu thức liên hệ giữa a,b,c,d là
A. a + d = c + b 	 B. 2a + b = c + d 
C. 2a + c= b + d 	D. a +b = c + d
Câu 5. Chât nào sau đây không dẫn được điện?
A. NaOH rắn, khan.	B. MgCl2 nóng chảy.	 C. Dd HCl.	 D. HI trong dmôi nước.
Câu 6: Muối được sử dụng làm bột nở cho bánh quy xốp là:
A. NH4HCO3	B. (NH4)2CO3	C. Na2CO3	D. KHCO3
Câu 7. Tích số ion của nước là:
A. [H+][OH-] 1,0.10-14.	C. [H+][OH-] = 1,0.10-14.	D. không xác định
Câu 8: Thêm 0,5 mol NaOH vào dung dịch chứa 200 ml H3PO4 1M. Sau phản ứng, trong dung dịch có các muối.
A. NaH2PO4 vàNa2HPO4	B. NaH2PO4 và Na3PO4
C. Na2HPO4 và Na3PO4	D. NaH2PO4, Na2HPO4 và Na3PO4
Câu 9: Độ dinh dưỡng của phân kali được đánh giá bằng hàm lượng % của? 
 A. KOH	B.K2O 	 	C. KCl	D. K
Câu 10. Một dung dịch có  [H+] =  3.10-4 M, đánh giá nào dưới đây là đúng:
A. pH= 4      	 B. pH 6
Câu 11. Dãy gồm các chất điện li mạnh là
A. HNO3, H2O 	C. CH3COOH, KOH
B. NaCl, Ba(OH)2	 	 D. HNO3, BaSO4
Câu 12: Khí amoniac làm giấy quỳ tím ẩm:
A. không đổi màu.	B. chuyển thành màu đỏ.
C. chuyển thành màu xanh.	D. mất màu.
Câu 13 : Một hợp chất hữu cơ X chỉ gồm C, H, O; trong đó cacbon và hiđro lần lượt chiếm 61,22% và 6,12% về khối lượng. Công thức đơn giản nhất của X là
	A. C3H6O2.	B. C2H2O3.	C. C5H6O2.	D. C4H10O.
Câu 14: Có thể dùng bình đựng HNO3 đặc, nguội bằng kim loại nào ?
A. Đồng 	 B. Chì . 	 C. Nhôm D. Kẽm.
Câu 15: Cho khí CO khử hoàn toàn hổn hợp gồm FeO thấy có 4,48 lít khí thoát ra(đkc).Thể tích khí CO(đkc) đã tham gia phản ứng là
 A- 1,12 lít B- 2,24 lít C- 3,36 lít D- 4,48 lít
Câu 16: Tính oxi hoá và tính khử của cacbon cùng thể hiện ở phản ứng nào sau đây
 A- B- 
 C- D- 
Câu 17: Để khắc chữ lên thủy tinh người ta dựa vào phản ứng nào sau đây:
A. SiO2 + Mg ® 2MgO + Si 	B. SiO2 + 2MaOH ® Na2SiO3 + CO2 
C. SiO2 + HF ® SiF4 + 2H2O	 D. SiO2 + Na2CO3 ® Na2SiO3 + CO2
Câu 18: Chất nào sau đây là hợp chất hữu cơ:
CaCO3	B. C2H6O	C. CaC2	D. NaOH
Câu 19: Các số oxi hoá có thể có của photpho là
A. –3; +3; +5.	B. –3; +3; +5; 0.	C. +3; +5; 0.	D. –3; 0; +1; +3; +5.
Câu 20: Các chất trong nhóm chất nào sau đây đều là dẫn xuất của hiđrocacbon?
	A. CH3Cl, CH3CH2Br.
	B. CH4, CH2Br–CH2
	C. C2H6, C2H5OH
	D. C4H6, CH3CH2Br.
II. TỰ LUẬN (4 điểm)
Câu 1: (1điểm) Viết chuỗi phản ứng: N2®NO®NO2®HNO3®NaNO3
Câu 2: (2 điểm) Hoà tan hoàn toàn m gam đồng vào lượng vừa đủ dd HNO3 đặc, dư thấy thoát ra 6,72 lít khí NO2( đkc).
a/ Tính giá trị m.
b/ Nhiêt phân muối thu được chất rắn X. Tính khối lượng rắn X?
Câu 3: (1 điểm) Cho 2,24 lít CO2 tác dụng với 200 ml dung dịch KOH 1M. Tính khối lượng muối thu được?
	(cho biết Cu=64, Al=27, C=12, H=1, O=16, Na=23, K=39, N=14, P=31)

Tài liệu đính kèm:

  • docon_tap_10.doc