Đề cương ôn tập học kì I Giáo dục công dân lớp 9

doc 6 trang Người đăng dothuong Lượt xem 597Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì I Giáo dục công dân lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn tập học kì I Giáo dục công dân lớp 9
CÔNG DÂN
*Nêu khái niệm:
Thế nào là?
1/ Chí công vô tư là phẩm chất đạo đức của con người, thể hiện ở sự công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải, xuất phát từ lợi ích chung và đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân.
2/ Tự chủ là làm chủ bản thân. Người biết tự chủ là người làm chủ được những suy nghĩ, tình cảm và hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh, tình huống, luôn có thái độ bình tĩnh, tự tin và biết tự điều chỉnh hành vi của mình.
3/ - Dân chủ là mọi người được làm chủ công việc của tập thể và xã hội, mọi người phải được biết, được cùng tham gia bàn bạc, góp phần thực hiện, giám sát những công việc chung của tập thể và xã hội có liên quan đến mọi người, đến cộng đồng và đất nước.
- Kỉ luật là những quy định chung của một cộng đồng hoặc của tổ chức xã hội (nhà trường, cơ sở sản xuất, cơ quan) yêu cầu mọi người phải tuân theo nhằm tạo ra sự thống nhất hành động để đạt chất lượng, hiệu quả trong công việc.
4/ - Hòa bình là tình trạng không có chiến tranh hay xung đột vũ trang, là mối quan hệ hiểu biết, tôn trọng, bình đẳng và hợp tác giữa các quốc gia – dân tộc, giữa con người với con người, là khát vọng của toàn nhân loại. 
- Bảo vệ hòa bình là giữ gìn cuộc sống xã hội bình yên ; dùng thương lượng, đàm phán để giải quyết mọi mâu thuẫn, xung đột giữa các dân tộc, tôn giáo và quốc gia ; không để xảy ra chiến tranh hay xung đột vũ trang.
5/ - Năng động là tích cực, chủ động, dám nghĩ, dám làm.
- Sáng tạo là say mê nghiên cứu, tìm tòi để tạo ra những giá trị mới về vật chất, tinh thần hoặc tìm ra cái mới, cách giải quyết mới mà không bị gò bó phụ thuộc vào những cái đã có.
- Người năng động, sáng tạo là người luôn say mê, tìm tòi, phát hiện và linh hoạt xử lý các tình huống trong học tập, lao động, công tác nhằm đạt năng suất cao
6/ Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả là tạo ra được nhiều sản phẩm có giá trị cao về cả nội dung và hình thức trong một thời gian nhất định.
* Vì sao chúng ta phải có tính:
1/ - Chí công vô tư đem lại lợi ích cho tập thể và cộng đồng xã hội, góp phần làm cho đất nước thêm giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
- Người có phẩm chất chí công vô tư sẽ được mọi người tin cậy và kính trọng.
2/ Tự chủ là đức tính quý giá. Nhờ tính tự chủ mà con người biết sống một cách đúng đắn và biết cư xử có đạo đức, có văn hóa. Tính tự chủ giúp chúng ta đứng vững trước mọi tình huống khó khăn và những thử thách, cám dỗ.
3/ Dân chủ và kỉ luật:
- Dân chủ tạo cơ hội để mọi người thể hiện và phát huy được sự đóng góp của mình vào công việc chung. Kỉ luật là điều kiện đảm bảo cho dân chủ được thực hiện có hiệu quả.
- Thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật sẽ tạo ra sự thống nhất cao về nhận thức, ý chí và hành động của mọi người, tạo cơ hội cho mọi người phát triển xây dựng được quan hệ xã hội tốt đẹp và nâng cao hiệu quả, chất lượng lao động, tổ chức tốt các hoạt động xã hội.
4/ Tinh thần bảo vệ hòa bình:
- Ngày nay, ở nhiều khu vực trên thế giới vẫn đang xảy ra chiến tranh, xung đột vũ trang ; ngòi nổ chiến tranh vẫn đang âm ỉ tại nhiều nơi trên hành tinh của chúng ta. Vì vậy, ngăn chặn chiến tranh, bảo vệ hòa bình là trách nhiệm của tất cả quốc gia, các dân tộc và của toàn nhân loại. Ý thức bảo vệ hòa bình, lòng yêu hòa bình cần được thể hiện ở mọi nơi, mọi lúc, trong các mối quan hệ và giao tiếp hằng ngày giữa con người với con người.
- Là một dân tộc yêu chuộng hòa bình và đã phải chịu đựng quá nhiều đau thương, mất mát của mấy cuộc chiến tranh gay go, ác liệt để bảo vệ độc lập, tự do của Tổ quốc, nhân dân ta càng thấu hiểu giá trị của hòa bình. Chúng ta đã, đang và sẽ tích cực tham gia vào sự nghiệp đấu tranh vì hòa bình và công lí trên thế giới.
5/ Tình hữu nghị với các dân tộc trên thế giới:
- Quan hệ hữu nghị tạo cơ hội và điều kiện để các nước, các dân tộc cùng hợp tác, phát triển về nhiều mặt : kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học, kĩ thuật,; tạo sự hiểu biết lẫn nhau, tránh gây mâu thuẫn, căng thẳng dẫn đến nguy cơ chiến tranh.
- Đảng và Nhà nước ta luôn thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình, hữu nghị với các dân tộc, các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới. Chính quan hệ hữu nghị đó đã làm cho thế giới hiểu rõ hơn về đất nước, con người, công cuộc đổi mới của Việt Nam, về đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta ; từ đó chúng ta tranh thủ được sự đồng tình, ủng hộ và hợp tác ngày càng rộng rãi của thế giới đối với Việt Nam.
6/ Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc
a. Những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam
Dân tộc Việt Nam có nhiều truyền thống tốt đẹp đang tự hào như yêu nước, bất khuất chống giặc ngoại xâm, đoàn kết, nhân nghĩa, cần cù lao động, hiếu học, tôn sư trọng đạo, hiếu thảo; các truyền thống về văn hóa (các tập quán tốt đẹp và cách ứng xử mang bản sắc văn hóa Việt Nam), về nghệ thuật (nghệ thuật tuồng, chèo, các làn điệu dân ca).
b. Vì sao chúng ta phải kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc
- Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là vô cùng quý giá, góp phần tích cực vào quá trình phát triển của dân tộc và mọi cá nhân. Vì vậy chúng ta phải bảo vệ, kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc để góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc Việt Nam
7/ - Năng động, sáng táo là phẩm chất rất cần thiết của người lao động trong xã hội hiện đại. Nó giúp con người có thể vượt qua những ràng buộc của hoàn cảnh, rút ngắn thời gian để đạt được mục đích đã đề ra một cách nhanh chóng và tốt đẹp. 
- Nhờ năng động, sáng tạo mà con người làm nên những kì tích vẻ vang, mang lại niềm vinh dự cho bản thân, gia đình và đất nước.
* Học sinh phải làm gì để rèn luyện các đức tính sau:
1/ Chí công vô tư: Để rèn luyện phẩm chất chí công vô tư học sinh cần phải có thái độ ủng hộ, quý trọng người chí công vô tư, đồng thời dám phê phán những hành động vụ lợi cá nhân, thiếu công bằng trong giải quyêt mọi công việc
2/ Tự chủ: Chúng ta rèn luyện tính tự chủ bằng cách tập suy nghĩ trước khi hành động. Sau mỗi việc làm, cần xem lại thái độ, lời nói, hành động của mình là đúng hay sai để kịp thời rút inh nghiệm, sửa chữa.
3/ Dân chủ và kỉ luật: Mọi người cần tự giac chấp hành kỉ luật. Cán bộ lãnh đạo và các tổ chức xã hội phải có trách nhiệm tạo điều kiện để mọi người được phát huy dân chủ. Phải biết lắng nghe ý kiến người khác, đưa ra ý kiến của mình. Phải lên án những con người bảo thủ, vụ lợi cá nhân. Luôn luôn có tinh thần trách nhiệm cao trong vấn đề đóng góp, xây dựng tập thể
4/ Hợp tác cùng phát triển: Ngay từ bây giờ, học sinh chúng ta cần phải rèn luyện tinh thần hợp tác với bạn bè và mọi người xung quanh trong học tập, lao động, hoạt động tập thể và hoạt động xã hội. Luôn quan tâm đến tình hình thế giới và Việt Nam. Có thái độ hữu nghị, đoàn kết với người nước ngoài trong giao tiếp
5/ Năng động sáng tạo:
-Năng động, sáng tạo là kết quả của quá trình rèn luyện siêng năng, tích cực của mỗi người trong học tập, lao động và cuộc sống
-Để trở thành người năng động, sáng tạo, mỗi học sinh cần tìm ra cách học tập tốt nhất cho mình và cần tích cực vận dụng những điều đã biết vào cuộc sống
6/ Lí tưởng sống của bản thân: phấn đấu thực hiện mục tiêu xây dựng đất nước Việt Nam độc lập, dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Trước mắt là thực hiện thắng lợi nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Thanh niên, học sinh phải ra sức học tập, rèn luyện để có đủ tri thức, phẩm chất và năng lực cần thiết nhằm thực hiện lí tưởng sống đó.
*Xem lại các bài tập và tình huống trong phần bài tập
Câu 1: Có ý kiến cho rằng chỉ người lớn, nhất là những người có chức có quyền mới phải rèn luyện phẩm chất chí công vô tư, học sinh còn nhỏ không có điều kiện để rèn luyện phẩm chất đó. Em có tán thành ý kiến đó không? Vì sao?
 Không tán thành ý kiến đó, vì phẩm chất chí công vô tư thể hiện trong cuộc sống hằng ngày và ai cũng phải rèn luyện và thực hiện. Học sinh có thể thực hiện như: tích cực tham gia các hoạt động của tập thể, không bao che cho những việc làm sai trái, bảo vệ lẽ phải, công bằng khi nhận xét, đánh giá người khác ....
Câu 2: Lan và Hoà là đôi bạn thân. Hôm nay Lan là cờ đỏ, Lan đi kiểm tra sự chuẩn bị bài tập của các bạn. Hoà làm thiếu bài tập, nhưng Lan lại báo cáo với lớp là Hoà làm bài đủ. Em hãy nhận xét hành vi của Lan. Nếu là Lan, em sẽ cư xử như thế nào?
- Hành vi của Lan là thiếu trung thực và không chí công vô tư vì chỉ xuất phát từ tình cảm riêng, không vì lợi ích chung của cả lớp. Việc làm đó là thiên vị, không công bằng, không tôn trọng lẽ phải. 
- Nêu cách ứng xử: Nếu ở địa vị Lan, em sẽ báo cáo trung thực về thiếu sót của Hoà và sau đó sẽ gặp Hoà để tìm hiểu nguyên nhân, giải thích lý do vì sao em phải báo cáo đúng sự thật để Hoà hiểu và thông cảm, góp ý và động viên Hoà cố gắng sửa chữa thiếu sót.
Câu 3: Có ý kiến cho rằng người có tính tự chủ phải là người luôn luôn hành động theo ý mình, không cần quan tâm đến hoàn cảnh và mọi người xung quanh. 
Em có tán thành ý kiến đó không? Vì sao?
- Không tán thành ý kiến đó.	
- Giải thích: Người biết tự chủ cần phải quan tâm đến hoàn cảnh và mọi người xung quanh mình vì: 
+ Tự chủ không có nghĩa là sống một cách đơn độc, khép kín, mà vẫn cần giao tiếp và hoạt động.	
+ Người biết tự chủ là người phải luôn biết biết lắng nghe ý kiến của mọi người để tự điều chỉnh thái độ, hành vi của mình theo hướng đúng đắn, phù hợp với hoàn cảnh, tình huống.	
Câu 4: Chủ nhật, Hằng được mẹ cho đi chơi phố. Qua các cửa hiệu có nhiều quần áo mới đúng mốt, bộ nào Hằng cũng thích. Em đòi mẹ mua hết bộ này đến bộ khác làm mẹ rất bực mình. Buổi đi chơi phố mất vui.
Em hãy nhận xét việc làm của Hằng. Em sẽ khuyên Hằng như thế nào?
- Việc làm của Hằng biểu hiện là người không có tính tự chủ; Hằng đòi mẹ mua hết bộ này đến bộ khác thể hiện sự ham muốn quá mức, làm mẹ bực mình, . 
- Em sẽ khuyên Hằng nên biết kiềm chế và có thể xin ý kiến của mẹ chỉ mua 1 bộ nếu mẹ đồng ý.
Câu 5: Có ý kiến cho rằng học sinh không nên hợp tác với nhau trong học tập, vì như vậy sẽ làm mất đi tính độc lập, tự chủ của mỗi cá nhân. Em có tán thành ý kiến đó không ? Vì sao ?
Không đồng ý với ý kiến đó vì hợp tác trong học tập theo đúng nghĩa là phải trên cơ sở có sự nỗ lực cá nhân, mỗi người phải có sự chuẩn bị và có ý kiến riêng của mình để tham gia vào hoạt động học tập chung của nhóm. Vì vậy, hợp tác trong học tập không làm mất đi tính độc lập, tự chủ của mỗi cá nhân, trái lại qua học tập hợp tác, các ý kiến được bổ sung sẽ trở nên phong phú, giúp mỗi cá nhân học tập được nhiều hơn, tốt hơn.
Câu 6: Hiện nay, đa số các bạn trẻ không thích các loại hình nghệ thuật dân tộc như tuồng, chèo, dân ca .... 
- Hãy nêu suy nghĩ của em trước biểu hiện đó.
- Theo em, tuổi trẻ cần phải làm gì để kế thừa và phát huy truyền thống nghệ thuật của dân tộc? 
- Suy nghĩ của bản thân : Đó là biểu hiện không đúng đắn, vì nghệ thuật dân tộc cũng có nhiều giá trị nghệ thuật phong phú, độc đáo, được bạn bè các nước ưu chuộng, ca ngợi. Sở dĩ các bạn không thấy được cái hay, cái đẹp của nghệ thuật dân tộc là vì không chịu tìm hiểu, không hiểu được giá trị của nó.
- Để kế thừa và phát huy truyền thống nghệ thuật của dân tộc, giới trẻ cần tự hào và trân trọng các giá trị nghệ thuật truyền thống, phải quan tâm tìm hiểu, học tập để tiếp nối, phát triển, không để các truyền thống đó bị mai một đi. 
Câu 7: An thường tâm sự với các bạn: “Nói đến truyền thống của dân tộc Việt Nam, mình có mặc cảm thế nào ấy. So với thế giới, nước mình còn lạc hậu lắm. Ngoài truyền thống đánh giặc ra, dân tộc ta có truyền thống nào đáng tự hào đâu?”. Em có đồng ý với An không? Vì sao?
- Em không đồng ý với ý kiến của An.
-  Bởi vì, dân tộc Việt Nam có truyền thống lâu đời. Với mấy nghìn năm văn hiến, chúng ta có thể tự hào về bề dày lịch sử của truyền thống dân tộc chứ không chỉ có truyền thống đánh giặc ngoại xâm (như ý nghĩ của An).
-  Em sẽ nói: Chúng ta có nhiều truyền thống đáng tự hào. Chúng ta không chỉ có truyền thống đánh giặc giỏi mà chúng ta có truyền thống cần cù, chịu khó trong lao động, truyền thống “lấy nhân nghĩa để thắng hung tàn”, “lấy chí nhân để thay cường bạo”, truyền thống đoàn kết để chống giặc và bảo vệ Tổ quốc, truyền thống “tôn sư trọng đạo”, truyền thống hiếu thảo, thuỷ chung... Những truyền thống đó thật đáng tự hào. Vì thế, chúng ta phải bảo vệ, giữ gìn và phát huy những truyền thống đó.
Câu 8: Trong buổi diễn đàn của học sinh lớp 9 với chủ đề “Lí tưởng của thanh niên học sinh trong thời đại ngày nay” do Chi đoàn tổ chức đã nảy sinh quan điểm :
-   Thanh niên học sinh phải nỗ lực học tập, rèn luyện, chuẩn bị hành tra để lập thân, lập nghiệp, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thanh ni phải “Sống sao cho đến khi nhắm mắt xuôi tay không phải ân hận về nhũ năm tháng đã sống hoài, sống phí”.
(Lời Pa-ven trong tác phẩm Thép đã tôi thế đấy
- Học sinh THCS đang ở tuổi ăn, tuổi chơi thì nên biết tranh thủ ăn chơi hưởng thụ. Còn việc học hành, làm việc, cống hiến là việc làm suốt đời.
a) Em tán thành quan điểm nào trong hai quan điểm trên ? Vì sao ?
b)  Mơ ước của em về tương lai là gì ? Em đã và sẽ làm gì để đạt tới ước đó ?
a) Em tán thành với quan điểm: Thanh niên học sinh phải nỗ lực học tập, rèn luyện, chuẩn bị hành trang để lập thân, lập nghiệp, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thanh niên phải “Sống sao cho đến khi nhắm mắt xuôi tay không phải ân hận về những năm tháng dã sống hoài, sống phí”.
Vì đây là một quan điểm hoàn toàn đúng đắn, thể hiện vì lí tưởng, hoài bão và ước mơ của người thanh niên trong thời đại mới.
-  Việc cho răng học sinh THCS là tuổi ăn, tuổi chơi nên tranh thủ ăn chơi, hưởng thụ, không lo học hành, làm việc, cống hiến là một quan điểm sai lầm.
Muốn có kiến thức để chuẩn bị hành trang bước vào đời phải học tập tốt, phấn đấu không ngừng ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, nên ở cấp THCS không lo học hành thì không có kiến thức để tiếp tục học lên, hành trang bước vào đời nghèo nàn sẽ không thể lập thân, lập nghiệp được.
b) Ước mơ của em về tương lai mong nuôn trở thành một kĩ sư về công nghệ thông tin giỏi.
Để đạt được ước mơ đó, em đã và sẽ cố gắng chăm chỉ học hành, có kế hoạch và phương pháp học tập tốt. Rèn luyện, tu dưỡng, phấn đấu không ngừng để đạt được ước mơ của mình.

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_hoc_ki_1_mon_cong_dan.doc