ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I CÔNG NGHỆ 10 Bài 2: Khảo nghiệm giống cây trồng I/ Mục đích và ý nghĩa của công tác khảo nghiệm giống cây trồng Mục đích, ý nghĩa Đánh giá sự thích nghi của giống với các vùng sinh thái khác nhau và hệ thống luân canh trong sản xuất Nắm được các yếu cầu kĩ thuật sản xuất giống Khái niệm Khảo nghiệm giống cây trồng là kiểm tra, đánh giá để biết được cấc đặc điểm của giống để đưa ra sản xuất đại trà II/ Các loại thí nghiệm trong khảo nghiệm giống cây trồng Thí nghiệm so sánh giống So sánh với giống đại trà để chọn ra giống vượt trội gửi đi khảo nghiệm ở cấp quốc gia So sánh toàn diện về sinh trưởng, phát triển, chất lượng, năng suất, chất lượng, tính chống chịu, Do cơ quan chọn tạo giống tiến hành Thí nghiệm kiểm tra kĩ thuật Nhằm kiểm tra những đề xuất của cơ quan chọn tạo giống về quy trình kĩ thuật gieo trồng Xác định thời vụ, mật độ gieo trồng, chế độ phân bón của giống. Từ đó xây dựng quy trình kĩ thuật gieo trồng để mở rộng sản xuất ra đại trà Do trung tâm khảo nghiệm giống quốc gia tiến hành Thí nghiệm sản xuất quảng cáo Nhằm tuyên truyền đưa giống mới vào sản xuất Triển khai trên diện rộng, kết hợp hội nghị đầu bờ để khảo sát, đánh giá kết quả, phổ biến sản xuất giống mới, đặc biệt là trên các phương tiện thông tin đại chúng Do các trung tâm, công ty giống hoặc viện nông nghiệp quốc gia tiến hành Bài 6: Ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô tế bào trong nhân giống nhân giống cây trồng nông, lâm, nghiệp I/ Khái niệm về phương pháp nuôi cấy mô tế bào Là phương pháp tách mô, tế bào từ cơ thể mẹ đem nuôi cấy trong môi trường thích hợp, đầy đủ dinh dưỡng từ đó tế bào cơ thể phát triển thành một cây hoàn chỉnh II/ Cơ sở khoa học Tính toàn năng của tế bào: mỗi tế bào đều có hệ gen quy định kiểu gen của loài đó, nhờ đó tế bào có thể phát triển thành cây hoàn chỉnh nếu được nuôi cấy trong môi trường thích hợp Khả năng phân hóa: là sự chuyển hóa các tế bào phôi sinh thành các tế bào chuyên hóa đảm nhận những chức năng khác nhau Sơ đồ: Khả năng phản phân hóa: khi các tế bào chuyên hóa đảm nhận những chức năng khác nhau. Ở điều kiện thuận lợi chúng lại có thể trở về dạng phôi sinh và phân chia mạnh mẽ Kĩ thuật nuối cấy mô tế bào là kĩ thuật điều khiển sự phát sinh , phát triển hình thái của tế bào thực vật một cách định hướng dựa vào sự phân hóa, phản phân hóa dựa trên cơ sở tính toàn năng của tế bào thực vật III/ Quy trình công nghệ nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào Ý nghĩa Nhân giống cây trồng bằng nuôi cấy mô tế bào: Có thể nhân giống cây trồng ở quy mô công nghiệp kể cả trên các đối tượng khó nhân giống bằng phương pháp thông thường Có hệ số nhân giống cao Cho ra các sản phẩm đồng nhất về mặt di truyền Nếu nguyên liệu nuôi cấy sạch bệnh thì sản phẩm nhân giống sẽ hoàn toàn sạch bệnh Quy trình công nghệ nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào (6 bước) Chọn vật liệu nuôi cấy Tế bào mô phân sinh trong đỉnh sinh trưởng của rễ, thân, lá không bị nhiễm bệnh Khử trùng Phân cắt đỉnh sinh trưởng thành các phân tử nhỏ rồi đem rửa sạch và khử trùng Tạo chồi trong môi trường nhân tạo Tạo rễ Môi trường tạo rễ có bổ sung các kích thích sinh trưởng (αNAA, IBA) Cấy cây vào môi trường thích ứng Để cây thích nghi dần với điều kiện tự nhiên Trồng cây trong vườn ươm Các giống cây trồng được nhân giống bằng nuôi cấy tế bào: cây lương thực, thực phẩm (các giống lúa chịu mặn, kháng đạo ôn; khoai tây, súp lơ, măng tây,), giống cây công nghiệp (mía, cà phê), giống cây hoa (hoa lan, cẩm chướng, đồng tiền, lili), cây ăn quả (chuối, dứa Bài 7: Một số tính chất của đất trồng I/ Keo đất và khả năng hấp phụ của đất Keo đất Khái niệm Là những phân tử có kích thước nhỏ dưới 1 µm, không hòa tan trong nước mà ở trạng thái huyền phù (trạng thái lơ lửng trong nước) Cấu tạo Nhân Các lớp ion: Lớp ion quyết định điện Lớp ion bù: + Lớp ion khuếch tán + Lớp ion bất động Có 2 loại: keo âm và keo dương Keo đất có khả năng trao đổi ion của mình ở lớp ion khuếch tán với các ion của dung dịch đất nhờ đó cây trông và đất có khả năng trao đổi dinh dưỡng Khả năng hấp phụ của đất Là khả năng đất giữ lại các chất dinh dưỡng, các phần tử nhỏ như hạt limon, hạt bụi, hạt sét, hạn chế sự rửa trôi của chúng dưới tác động của nước mưa, nước tưới II/ Phản ứng của dung dịch đất Phản ứng chua của đất Căn cứ vao trạng thái của H+ và Al3+ ở trong đất, độ chua chia làm 2 loại: Độ chua hoạt tính Do H+ trong dung dịch đất gây nên. Được biểu thị bằng pHH2O Độ chua tiềm tàng Do H+ và Al3+ trên bề mặt keo đất gây nên Phản ứng kiềm của đất Do đất chứa các muối kiềm (Na2CO3, CaCO3), khi bị thủy phân tạo thành các dung dịch kiềm làm cho đất hóa kiềm II/ Độ phì nhiêu của đất Khái niệm Là khả năng đất cung cấp đồng thời và không ngừng nước, các chất dinh dưỡng, không chứa các chất độc hại cho cây, đảm bảo cho cây đạt năng suất cao Phân loại Độ phì nhiêu tự nhiên: hình thành dưới thảm thực vật tự nhiên Độ phì nhiên nhân tạo: hình thành do kết quả hoạt động sản xuất của con người Bài 10: Biện pháp cải tạo và sử dụng đất mặn, đất phèn I/ Cải tạo và sử dụng đất mặn Nguyên nhân hình thành Đất mặn là loại đất có chứa nhiều cation natri hấp phụ trên bề mặt keo đất và trong dung dịch đất Đất mặn được hình thành do tác động của nhiều yếu tố. Ở nước ta nước mặn hình thành do 2 nguyên nhân chính + Do nước biển tràn vào + Do ảnh hưởng của nước ngầm. Về mùa khô, muối hòa tan theo các mao quản dần lên làm đất nhiễm mặn Đất mặn ở nước ta được hình thành ở vùng đồng bằng ven biển Đặc điểm tính chất của đất mặn Đất có thành phần cơ giới nặng, tỉ lệ sét cao 50 – 60% , làm cho đất chặt, thấm nước kém Có nhiều muối hòa tan làm cho áp suất thẩm thấu của dung dịch đất lớn, làm ảnh hưởng đến quá trình hút nước và chất dinh dưỡng của cây trồng Đất có phản ứng trung tính hoặc kiềm yếu Hoạt động của vi sinh vật đất yếu Biện pháp cải tạo Biện pháp thủy lợi: đắp đê , ngăn chặn, xây dựng hệ thống tưới phân hợp lí Rửa mặn, bón vôi để đẩy cation natri ra khỏi keo đất sau đó tháo nước, rửa mặn Bón phân hữu cơ: nâng cao độ phì nhiêu Trông cây chịu mặn: lúa đặc sản, cói Trồng rừng ngập mặn Nuôi trồng thủy sản II/ Biện pháp cải tạo và sử dụng đất phèn Nguyên nhân hình thành Đất phèn được hình thành ở vùng ven biển có nhiều xác sinh vật chứa lưu huỳnh khi phân hủy giải phóng ra lưu huỳnh Trong điều kiện yếm khí: Fe + 2S -> FeS2 , tầng chứa FeS2 được gọi là tầng sinh phèn Trong điều kiện thoát nước, thoáng khí FeS2 bị oxi hóa thành H2SO4 làm cho đất chua Đặc điểm, tính chất của đất phèn Đất phèn có thành phần cơ giới nặng. Tầng mặt khi khô trở thành cứng có nhiều vết nứt nẻ Đất rất chua. Trị số pH thường nhỏ hơn 4,0. Trong đất có nhiều chất độc hại cho cây trồng Biện pháp cải tạo và sử dụng Biện pháp cải tạo Biện pháp thủy lợi: xây dựng hệ thống kênh tưới, tiêu hợp lí để thau chua, rửa phèn Bón vôi khử chua làm giảm độc của Al3+ Bón phân hữu cơ Cày sâu, phơi ải Lên liếp (luống) Sử dụng đất phèn Trồng lúa: phối hợp các biện pháp: cày nông, bừa sục, giữ nước liên tục, thay nước thường xuyên Trồng cây chịu phèn Bài 12: Đặc điểm, tính chất, kĩ thuật sử dụng một số loại phân bón thông thường I/ Một số phân bón thường dùng trong nông, lâm nghiệp Căn cứ vào nguồn gốc, chia làm 3 loại: Phân bón hóa học + Sản xuất theo quy trình công nghiệp Phân bón hữu cơ: duy trì nâng cao độ phì nhiêu của đất Phân vi sinh vật: chứa các loài vi sinh vật cố định đạm, chuyển hóa lân, phân giải chất hữu cơ II/ Đặc điểm, tính chất của một số loại phân bón thường dùng trong nông, lâm nghiệp Đặc điểm của phân hóa học Chưa ít nguyên tố dih dưỡng, nhưng tỉ lệ chất dinh dưỡng cao Dễ hòa tan Bón nhiều phân hóa học dễ làm cho đất hóa chua Đặc điểm của phân hữu cơ Chứa nhiều nguyên tố đa lượng, trung lượng, vi lượng Có thành phần và tỉ lệ chất dinh dưỡng không ổn định Có hiệu quả chậm Bón liên tục trong nhiều năm không làm hại đất Đặc điểm chua phân vi sinh vật Thời hạn sử dụng ngắn Chỉ thích hợp với một nhóm cây trồng nhất định Bón liên tục nhiều năm không làm hại đất III/ Kĩ thuật sử dụng Bón lót: phân khó hòa tan Bón thúc: phân dễ hòa tan Sử dụng phân hóa học Phân đạm, kali dùng để bón thúc là chính, có thể dùng để bón lót nhưng với lượng nhỏ Phân lân dùng để bón lót Phân hỗn hợp NPK có thể dùng để bón lót học bón thúc Sử dụng phân hữu cơ Dùng để bón lót là chính, trước khi sử dụng phải ủ cho hoại mục Sử dụng phân vi sinh vật Trộn hoặc tẩm vào hạt, rễ trước khi gieo trồng Có thể bón trực tiếp vào đất Bài 13: Ứng dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất phân bón I/ Nguyên lí sản xuất phân vi sinh vật Công nghệ vi sinh Là ngành công nghệ nghiên cứu, khai thác các hoạt động sống của vi sinh vật để sản xuất ra các sản phẩm có giá trị phục vụ đời sống và phát triển kinh tế - xã hội Ứng dụng: chế biến thực phẩm, sản xuất thuốc, vacxin, thuốc trừ sâu, phân bón Nguyên lí sản xuất phân vi sinh Nuôi cấy và phân lập chủng vi sinh vật cần dùng Nhân chủng vi sinh vật đặc hiệu trong môi trường dinh dưỡng thích hợp để tạo thành phân vi sinh vật đạt chuẩn II/ Một số phân vi sinh vật đạt chuẩn Loại phân Ví dụ Thành phần Cách sử dụng Tác dụng Phân vi sinh vật cố định đạm Nitragin, Azogin + Chất nền (than bùn) vi sinh vật cố định nito tự do + Các nguyên tố khoáng, vi lượng + Tẩm vào hạt giống trước khi gieo + Bón trực tiếp vào đất Chuyển nito tự do trong khí quyển thành NH4+ để cây hấp thụ, bổ sung đạm Phân vi sinh vật chuyển hóa lân Photphobacterin, phân lân hữu cơ vi sinh + Than bùn + Vi sinh vật chuyển hóa lân + Các nguyên tố khoáng ,vi lượng + Tẩm vào hạt giống khi gieo + Bón trực tiếp vào đất Phân vi sinh vật phân giải chất hữu cơ Estrasol, Mana + Than bùn + VSV phân giải chất hữu cơ + Các nguyên tố khoáng, vi lượng Bón trực tiếp vào đất Bài 15: Điều kiện phát sinh, phát triển của sâu bệnh hại cây trồng I/ Nguồn sâu bệnh hại Có sẵn trên đồng ruộng Hạt giống, cây con bị nhiễm bệnh Để ngăn ngừa cần áp dụng những biện pháp như: cày, bừa, làm vệ sinh đồng ruộng, xử lí và sử dụng giống sạch bệnh, xử lí và sử dụng giống cây trồng sạch bệnh II/ Điều kiện khí hậu, đất đai Nhiệt độ môi trường Nhiệt độ thuận lợi cho sâu bệnh phát triển thường khoảng 25 – 30oC Độ ẩm không khí và lượng mưa Điều kiện đất đai Trên đất giàu mùn, giàu đạm, cây trồng dễ mắc bệnh đạo ôn, bạc lá Trên đất chua, cây trồng kém phát triển và dễ bị bệnh tiêm lửa III/ Điều kiện về giống cây trồng và chế độ chăm sóc Sử dụng hạt giống, cây con bị nhiễm sâu bệnh là điều kiện thuận lợi để sâu bệnh phát triển trên đồng ruộng Chế độ chăm sóc mất cân đối giữa nước, phân bón Bón nhiều phân, đặc biêt là phân đạm Ngập úng và những vết thương cơ giới IV/ Điều kiện để sâu bệnh phát triển thành dịch Cần có 3 điều kiện + Có mầm bệnh + Có con đường lây lan phù hợp + Có các điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh phát sinh Khi hội tụ đủ điều kiện, sâu bệnh nhanh chóng phát triển và lây lan tạo thành ổ dịch Cần phát hiện sớm, diệt trừ kịp thời và tận gốc
Tài liệu đính kèm: