Đề cương ôn tập học kì I

doc 3 trang Người đăng haibmt Lượt xem 1377Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn tập học kì I
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I
Câu 1: Kỉ luật là gì? Nêu những biểu hiện chấp hành tốt kỉ luật?
Trả lời:
- Kỉ luật là những quy định chung của một cộng đồng hoặc của một tổ chức xã hội (nhà trường, cơ sở sản xuất, cơ quan,...) yêu cầu mọi người phải tuân theo nhằm tạo ra sự thống về hành động để đạt chất lượng và hiệu quả trong công việc
- Biểu hiện chấp hành tốt:
+ Không nói chuyện riêng trong giờ học
+ Không uống rựu bia
Câu 2: Em hiểu như thế nào là yêu thương con người?
Trả lời:
- Yêu thương con người là quan tâm giúp đỡ người khác, làm những điều tốt đẹp cho người khác, nhất là những người gặp khó khăn hoạn nạn
Câu 3: Nêu một số biểu hiện của tôn sư trọng đạo? Vì sao phải tôn sư trọng đạo?
Trả lời:
- Tôn trọng, kính yêu và biết ơn đối với thầy cô giáo ở mọi lúc mọi nơi
- Coi trọng và làm theo những điều thầy cô dạy bảo
- Có những hành động đền đáp công ơn đối với thầy cô giáo
* Cần phải tôn sư trọng đạo vì:
- Tôn trọng và làm theo lời dạy của thầy cô sẽ giúp ta tiến bộ trở thành người có ích cho gia đình và xã hội
- Tôn sư trọng đạo giúp các thầy cô làm tốt trách nhiệm nặng nề và vẻ vang của mình là đào tạo nên lớp người lao động trẻ tuổi đóng góp sự tiến bộ của xã hội
- Tôn sư trọng đạo là truyền thống quý báu của dân tộc chúng ta cần phải giữ gìn và phát huy
Câu 4: Thế nào là đoàn kết tương trợ?
Trả lời:
- Đoàn kết tương trợ là sự thông cảm, chia sẻ và có việc làm cụ thể giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn
- Đoàn kết tương trợ là sự liên kết đùm bọc lẫn nhau, giúp đỡ nhau tạo nên sức mạnh để hoàn thành nhiệm vụ của mình hoặc nhiệm vụ chung
- Đoàn kết tương trợ không phải là sự kết bè kéo cánh a dua bao che cái xấu đi ngược với lợi ích chung
Câu 5: Đạo đức là gì? Mối quan hệ giữa đạo đức và kỉ luật? Ý nghĩa của đạo đức và kỉ luật?
Trả lời:
- Đạo đức là những quy định, những chuẩn mực ứng xử với người khác, với công việc, với thiên nhiên và môi trường sống, được mọi người thừa nhận và tự giác thực hiện
- Giữa đạo đức và kỉ luật có mối quan hệ chặt chẽ. Người có đạo đức là người tự giác tuân thủ và người chấp hành tốt kỉ luật là người có đạo đức
- Tự giác thực hiện những chuẩn mực đạo đức, quy định của cộng đồng, tập thể và chúng ta sẽ cảm thấy thoải mái và được mọi người tôn trọng quý mến
Câu 6: Thế nào là khoan dung? Theo em mỗi người cần rèn luyện lòng khoan dung như thế nào?
Trả lời:
- Khoan dung có nghĩa là rộng lòng tha thứ. Người có lòng khoan dung luôn tôn trọng và thông cảm cho người khác, biết tha thứ cho người khác khi họ hối hận và sửa chữa lỗi lầm
- Tôn trọng người khác là tôn trọng cá tính, sở thích, thói quen và sự khác biệt ở họ... là thái độ vô tư công bằng, không định kiến, hẹp hòi, không đối xử nghiệt ngã gay gắt
- Khoan dung không có nghĩa là bỏ qua những việc làm sai trái và những người cố tình làm việc sai trái cũng không phải là sự nhận nhục
- Để rèn luyện lòng khoan dung cần:
+ Không định kiến hẹp hòi
+ Biết tha thứ cho người khác khi người khác biết sửa lỗi
Câu 7: Phát biểu những tiêu chuẩn của gia đình văn hóa? Ý nghĩa của gia đình văn hóa? Em cần phải làm gì để xây dựng gia đình văn hóa?
Trả lời:
- Gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ
- Thực hiện kế hoạch hóa gia đình
- Đoàn kết với xóm giềng
- Làm tốt nghĩa vụ công dân
* Ý nghĩa:
- Gia đình thực sự là tổ ấm nuôi dưỡng, giáo dục mỗi con người. Gia đình có bình yên thì xã hội mới ổn định. Xây dựng gia đình văn hóa là góp phần xây dựng xã hội văn minh tiến bộ
* Bổn phận của học sinh:
- Chăm ngoan, học giỏi
- Kính trọng, giúp đỡ ông bà cha mẹ, thương yêu anh chị em, không đua đòi ăn chơi, không làm điều gì tổn hại đến danh dự cho gia đình
Câu 8: Tục ngữ nói “Đói cho sạch, rách cho thơm” nói về đức tính nào. Tại sao con người cần có lòng tự trọng?
Trả lời:
- Tục ngữ nói “Đói cho sạch, rách cho thơm” nói về đức tính tự trọng
- Con người cần có lòng tự trọng vì:
+ Đối với bản thân: Giúp con người có nghị lực vượt qua khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ, nâng cao phẩm giá, uy tín cá nhân của mỗi người và nhận được sự quý trọng của mỗi người, có ý chí vươn lên, tự hoàn thiện mình và tránh những việc làm xấu gây ảnh hưởng đến bản thân
+ Đối với gia đình: Giữ cuộc sống bình yên hạnh phúc cho gia đình, không ảnh hưởng đến thanh danh trong gia đình
+ Đối với xã hội: Giữ mối quan hệ chan hoà tốt đẹp, tạo nền văn hoá, văn minh tốt đẹp cho xã hội
Câu 9: Ý nghĩa của việc giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ?
Trả lời:
- Đối với cá nhân: Có thêm nghị lực vượt qua khó khăn gian khổ trong cuộc sống. Thể hiện sự biết ơn đối với ông bà tổ tiên, có thêm kinh nghiệm và sức mạnh
- Đối với xã hội: Góp phần làm phong phú, rạng rỡ thêm truyền thống đó và được mọi người tin yêu kính trọng, làm tươi đẹp thêm bản sắc dân tộc Việt Nam

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_mon_GDCD.doc