Đề cương ôn tập học kì 2 môn : lịch sử

doc 5 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1149Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì 2 môn : lịch sử", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn tập học kì 2 môn : lịch sử
 HỌ và tên :  Lớp: 
 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II
 Môn : Lịch sử
Câu 1: Trình bày nguyên nhân,diễn biến,kết quả,ý nghĩa cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng
- Nguyên nhân	
+ Do chính sách áp bức , bốc lột tàn bạo của nhà Hán.
+ Thi Sách, chồng bà Trưng Trắc bị quân Hán giết hại.
+ Để trả nợ nước, thù nhà, Hai Bà Trưng đã nổi dậy khởi nghĩa.
- Diễn biến :
+ Mùa xuân năm 40 ( tháng 3 dương lịch), Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn ( Hà Nội)
+ Nghĩa quân làm chủ Mê Linh nhanh chóng tiến xuống Cổ Loa và Luy Lâu.
- Kết quả:
+ Cuộc khởi nghĩa hoàn toàn thắng lợi.
- Ý nghĩa : 
+Thể hiện tinh thần,ý chí quyết tâm giành độc lập của dân tộc ta.Không chịu ách áp bức đô hộ của bọn phong kiến phương Bắc
Câu 2:Triệu Quang Phục đánh bại quân Lương xâm lược:
- Triệu Quang Phục lui quân về đầm Dạ Trạch để làm căn cứ kháng chiến và phát triển lực lượng
- Triệu Quang Phục vận dụng chiến thuật : lối đánh du kích để cướp vũ khí,lương thực và làm tiêu hao lực lượng địch.
- Lực lượng nghĩa quân ngày một lớn mạnh.Năm 550,Triệu Quang Phục phản công đánh tan quân xâm lược Lương
Nước Vạn Xuân độc lập đã kết thúc như thế nào?
- Sau khi đánh bại quân Lương, Triệu Quang Phục lên ngôi vua (Triệu Việt Vương), tổ chức lại chính quyền. 
- 20 năm sau, Lý Phật Tử cướp ngôi vua của Triệu Quang Phục (Giai đoạn hậu Lý Nam Đế)
- Năm 603, mười vạn quân Tùy tấn công Vạn Xuân, Lý Phật Tử bị bắt và bị giải về Trung Quốc.Nước ta lại rơi vào ách đô hộ của phong kiến phương Bắc
Câu 3:
* Tình hình văn hoá nước ta thời kì này:
- Chính quyền đô hộ tiếp tục mở trường dạy học và bắt nhân dân ta học chữ Hán, tiếng Hán.
- Một số đạo được truyền bá vào nước ta như Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo và một số phong tục, luật lệ của người Hán cũng được du nhập vào nước ta.
=> Tuy nhiên,trong các làng xã nhân dân vẫn giữ được những phong tục, tập quán cổ truyền và tiếng nói của tổ tiên mình. 
* Tình hình kinh tế nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI
Nghề rèn sắt vẫn phát triển,nhân dân ta chế tạo được nhiều công cụ sản xuất và vũ khí mặc dù bị chính quyền đô hộ kiểm soát gắt gao
Nông nghiệp 
+ Nhân dân ta biết sử dụng trâu,bò làm sức kéo
+ Diện tích đất trồng trọt mở rộng;nhân dân ta biết cấy lúa 2 vụ trong 1 năm
+ Đánh cá phát triển
+ Nhân dân biết trồng nhiều loại cây ăn quả nhờ vận dụng kĩ thuật: dùng côn trùng diệt côn trùng.
+ Thủy lợi phát triển,nhân dân ta biết đắp đê phòng lũ lụt
=> Kinh tế nông nghiệp phát triển toàn diện
- Thủ công nghiệp
 + Nghề gốm,nghề dệt,nghề rèn sắt phát triển mạnh mẽ,phong phú
Thương nghiệp: 
 + Chính quyền đô hộ giữ độc quyền về ngoại thương 
 + Việc buôn bán trong và ngoài nước cũng phát triển
Câu 4: 
a) Khởi nghĩa Mai Thúc Loan(722)
* Nguyên nhân;
- Do chính sách áp bức,bóc lột nặng nề của nhà Đường đối với nhân dân ta
* Diễn biến
- Khoảng cuối những năm 10 của thế kỉ VIII,nhân phải tham gia đoàn dân phu gánh sản vật cống nộp,Mai Thúc Loan đã kêu gọi những người dân phu bỏ về quê,mộ binh nổi dậy
- Nghĩa quân nhanh chóng chiếm thành Hoan Châu.Nhân dân Ái Châu,Diễn Châu nổi dậy hưởng ứng.Mai Thúc Loan chọn vùng Sa Nam(Nam Đàn) xây dựng căn cứ.
- Mai Hắc Đế liên kết với nhân dân khắp Giao Châu và Chăm-pa,kéo quân tấn công thành Tống Bình.Viên đô hộ Giao Châu là Quang Sở Khánh phải chạy về Trung Quốc.
- Năm 722,nhà Đường cử Dương Tư Húc đem 10 vạn quân sang đàn áp
* Kết quả: Mai Hắc Đế thua trận
* Ý nghĩa
- Thể hiện ý thức giành độc lập của nhân dân ta ngày càng mạnh mẽ
b) Khởi nghĩa Phùng Hưng(trong khoảng 776-791)
* Nguyên nhân
- Do chính sách áp bức,bóc lột nặng nề của nhà Đường đối với nhân dân ta
* Diễn biến:
- Khoảng năm 776, Phùng Hưng cùng em là Phùng Hải đã họp quân khởi nghĩa ở Đường Lâm.Nhân dân các vùng xung quanh nổi dậy hưởng ứng và giành được quyền làm chủ vùng đất của mình
- Ít lâu sau,Phùng Hưng kéo quân về bao vây thành Tống Bình.Viên đô hộ là Cao Chính Bình phải rút vào thành cố thủ,rồi sinh bệnh chết.
* Kết quả: Cuộc khởi nghĩa giành được thắng lợi
* Ý nghĩa:
- Thể hiện ý thức giành độc lập và xây dựng quyền tự chủ 
Câu 5. Họ Khúc đã giành quyền tự chủ cho nhân dân ta :
Trong hoàn cảnh nhà Đường suy yếu và Tiết độ sứ An Nam là Độc Cô Tổn bị giáng chức,lợi dụng thời cơ đó,Khúc Thừa Dụ đã tập hợp nhân dân nổi dậy.Vì được sự mến phục và ủng hộ của nhân dân,Khúc Thừa Dụ đã đánh chiếm thành Tống Bình rồi tự xưng là Tiết độ sứ,xây dựng một chính quyền tự chủ
Đầu năm 906,vua Đường buộc phải phong Khúc Thừa Dụ làm Tiết độ sứ An Nam đo hộ
Năm 907,Khúc Thừa Dụ mất,Khúc Hạo lên thay cha
Bảng thống kê các triều đại phương Bác đô hộ nước ta và tên gọi nước ta qua các thời kì
Thời gian
Triều đại phong kiến đô hộ
Tên gọi nước ta
Năm 179 TCN
Nhà Triệu
Giao Chỉ, Cửu Chân
Năm 111 TCN
Nhà Hán
Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam
Đầu thế kỉ III
Nhà Ngô
Tách châu Giao thành Quảng Châu (Trung Quốc), và Giao Châu (Âu Lạc cũ)
Đầu thế kỉ VI
Nhà Lương
Giao Châu, Ái Châu, Đức Châu, Lợi Châu, Minh Châu, Hoàng Châu
Năm 603
Nhà Tùy
	 Giao Châu.
Năm 679
Nhà Đường
An Nam đô hộ phủ
Câu 6:Trình bày chính sách cai trị của các triều đại phương Bắc đối với nhân dân ta?Theo em,chính sách nào là thâm độc nhất?
- Nhà Hán đặt ra những chính sách cai trị vô cùng tàn bạo
+ Nhân dân ta hằng năm phải nộp rất nhiều loại thuế,nhất là thuế muối, thuế sắt,thuế đay,gai,tơ lụa...và hàng trăm thứ thuế vô lí.Ngoài ra nhân dân ta còn phải cống nạp nhiều sản vật quý hiếm như ngà voi,sừng tê,ngọc trai,đồi mồi,trầm hương,vàng,bạc...để cống nạp cho nhà Hán
+ Cho người Hán sang ở lẫn với nhân dân ta;bắt dân ta theo phong tục,tập quán của người Hán 
+...
- Theo em chính sách cho người Hán sang ở với dân ta là chính sách thâm độc nhất.Vì nó nhằm để đồng hóa nhân dân ta,xóa bỏ tên nước ta trên bản đồ thế giới và xóa bỏ văn hóa bản địa,tạo ra tầng lớp tay sai.
- Vì những phong tục,tập quán và tiếng nói của dân tộc đã ghi sâu vào ký ức của họ,khó có thể quên và người Việt biết tiếp thu những kiến thức của người Hán rồi chọn lọc và vận dụng vào cách sống của mình nên những phong tục,tập quán và tiếng nói vẫn khong phai mòn trong mỗi con người Việt
Câu 7:
Dương Đình Nghệ chống quân xâm lược Nam Hán
a) Hoàn cảnh
- Năm 917,nhà Hán thành lập ở Trung Quốc
- Năm 917,Khúc Hạo mất,Khúc Thừa Mĩ lên thay
b) Diễn biến
- Năm 931,Dương Đình Nghệ tấn công thành Tống Bình
c) Kết quả
- Quân ta thắng lợi hoàn toàn
- Dương Đình Nghệ xưng là Tiết độ sứ
d) Ý nghĩa
- Dành được nền tự chủ
- Tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân ta tiến lên giành độc lập hoàn toàn
 *** CHÚC CÁC BẠN THI TỐT *** 

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_cuong_on_tap_Su_6_hoc_ki_II.doc