Đề cương ôn tập Hóa 10 ( học kỳ 1)

docx 4 trang Người đăng khoa-nguyen Lượt xem 1025Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập Hóa 10 ( học kỳ 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn tập Hóa 10 ( học kỳ 1)
 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HÓA 10 ( HỌC KỲ 10)
A.Lý thuyết: 
 Chương I .nguyên tử 
 - Thành phần cấu tạo của nguyên tử: 
 + Hạt nhân nằm ở tâm của nguyên tử gồm các hạt proton và nơtron
 + Vỏ nguyên tử gồm các electron chuyển động xung quanh hạt nhân
 Mối quan hệ giữa các hạt trong nguyên tử:
+ Nguyên tử trung hòa điện nên Số proton bằng Số electron
+ Với các nguyên tử có p<82 thì : 1 ≤ np≤ 1,5
*Điện tích hạt nhân: Nguyên tử trung hòa điện nên số proton trong hạt nhân bằng số electron của nguyên tử. Vậy nên: 
 Số đơn vị điện tích hạt nhân Z = số proton = số electron
*Số khối: Số khối của hạt nhân kí hiệu là A, bằng tổng số proton (Z) và tổng số nowtron (N) 
 A = Z+N
Nguyên tố hóa học: 
Định nghĩa: Nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân.
Số hiệu nguyên tử: Số đơn vị điện tích của một nguyên tố được gọi là số hiệu nguyên tử của nguyên tố đó 
+ Số hiệu nguyên tử (Z) cho biết: 
Số proton trong hạt nhân nguyên tử.
Số electron trong nguyên tử
Kí hiệu nguyên tử: Số dơn vị điện tích hạt nhân và số khối được coi là những đặc trưng cơ bản của nguyên tử. Để kí hiệu nguyên tử, người ta thường ghi các chỉ số đặc trưng ở bên trái kí hiệu nguyên tố X với số khối A ở phía trên và số hiệu nguyên tử Z ở phía dưới 
Ý nghĩa của kí hiệu nguyên tử: kí hiệu của nguyên tử cho biết số khối A và số điện tích hạt nhân 
- Đồng vị: Các đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng số proton nhưng khác nhau về số nơtron, do đó số khối A của chúng khác nhau
Ví dụ: Nguyên tố Hiđro có ba đồng vị:
 + 11H: Hạt nhân gồm 1 proton, chiếm 99,84% số nguyên tử Hiđro tự nhiên
 + 12H: Hạt nhân gồm 1 proton và 1 nơ tron, chiếm 0,016% số nguyên tử Hiđro tự nhiên
 + 13H: Hạt nhân gồm 1 proton và 2 nơtron, chiếm khoảng 10-7% số nguyên tử Hiđro tự nhiên 
Nguyên tử khối: Nguyên tử khối là khối lượng tương đối cử nguyên tử
Nguyên tử khối của một nguyên tử cho biết khối lượng của nguyên tử đó nặng gấp bao nhiêu lần đơn vị khối lượng nguyên tử
Nguyên tử khối trung bình: Nguyên tử khối của các nguyên tố có nhiều đồng vị là nguyên tử khối trung bình của hỗn hợp các đòng vị có tính đến tỉ lệ phần trăm số nguyên tử của mỗi đồng vị 
Công thức tổng quát tính nguyên tử khối trung bình: 
 A = aA+bB100 Trong đó: a là tỉ lệ phần trăm số nguyên tử của đồng vị A
 b là tỉ lệ phần trăm số nguyên tử của đồng vị B
*Lớp là tập hợp các electron có năng lượng gần bằng nhau 
 Mỗi lớp electron phân chia thành phân lớp. Phân lớp là tập hợp các electron có năng lượng bằng nhau 
*Các obitan trong một phân lớp và một lớp:
- Phân lớp s: có 1 obitan
- Phân lớp p: có 3 obitan 
- Phân lớp d: có 5 obitan
- Phân lớp f: có 7 obitan
=> Lớp K (n=1) có 12=1 obitan, đó là obitan 1s
 Lớp L (n=2) có 22=4 obitan, gồm 1 obitan 2s và 3obitan 2p
 Lớp M (n=3) có 32=9 obitan, gồm 1 obitan 3s, 3 obitan 3p và 5 obitan 3d
 Lớp N (n=4) có 42=16 obitan, gồm 1 obitan 4s, 3 obitan 4p, 5 obitan 4d và 7 obitan 4f
*Số electron tối đa trong một phân lớp và một lớp:
- Phân lớp s chứa tối đa 2 electron
- Phân lớp p chứa tối đa 6 electron 
- Phân lớp d chứa tối đa 10 electron
- Phân lớp f chứa tối đa 14 electron
=> Lớp K chứa tối đa 2 electron
 Lớp L chứa tối đa 8 electron
 Lớp M chứa tối đa 18 electron
 Lớp N chứa tối đa 32 electron
Các nguyên lý, quy tắc phân bố electron trong nguyên tử: 
- Nguyên lí Pau-li: Trên một obitan chỉ có thể có nhiều nhất là hai electron và hai electron này chuyển đọng tự quay khác chiều nhau xung quanh trục riêng của mỗi electron
- Nguyên lí vững bền: Ở trạng thái cơ bản, trong nguyên tử các electron chiếm lần lượt những obitan có mức năng lượng từ thấp đến cao. 
- Quy tắc Hun: Trong cùng một phân lớp, các electron sẽ phân bố trên các obitan são cho số electron độc thân là tối đa và các electron này phải có chiều tự quay giống nhau.
7. Trật tự mức năng lượng của các lớp, phân lớp: 
 1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d 4p 5s 4d 5p 6s 4f 5d 6p 7s 5f 6d
 *Cách viết cấu hình electron nguyên tử:
- Xác định số electron của nguyên tử
- Các electron được phân bố theo thứ tự tăng tăng dần các mức năng lượng AO, theo các nguyên lí và quy tăc phân bố electron trong nguyên tử 
- Viếu cấu hình electron theo thứ tự các phân lớp trong một lớp và theo thứ tự của các lớp electron
 Chương II: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
Cấu tạo bảng tuần hoàn: 
*Ô nguyên tố: Mỗi nguyên tố hóa học được sắp xếp vào một ô của bảng, gọi là ô nguyên tố. Số thứ tự của ô đúng bằng số hiệu nguyên tử của nguyên tố đó
*Chu kỳ: là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần. Bảng tuần hoàn gồm 7 chu kỳ, số thứ tự của chu kỳ trùng với số lớp electron của nguyên tử các nguyên tó có trong chu ký đó.
*Nhóm nguyên tố: là tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình electron tương tự nhau, do đó có tình chất hóa học gần giống nhau và được xếp thành một cột. 
Nguyên tử các nguyên tố trong cùng một nhóm có số electron hóa trị bằng nhau và bằng số thứ tự của nhóm. Bảng tuần hoàn có 18 cột được chia thành 8 nhóm A(IA-VIIIB) và 8 nhóm B(IB-VIIIB). Mỗi nhóm là một cột, riêng nhóm VIII gồm 3 cột
Quan hệ qua lại giữa cầu hình electron và vị trí nguyên tố trong bảng tuần hoàn:
- Số thứ tự ô nguyên tố = tổng số e của nguyên tử.
- Số thứ tự chu kì = số lớp e.
- Số thứ tự nhóm:
+ Nếu cấu hình e lớp ngoài cùng có dạng nsanpb (a = 1 → 2 và b = 0 → 6): Nguyên tố thuộc nhóm (a + b)A.
+ Nếu cấu hình e kết thúc ở dạng (n - 1)dxnsy (x = 1 → 10; y = 1 → 2): Nguyên tố thuộc nhóm B:
* Nhóm (x + y)B nếu 3 ≤ (x + y) ≤ 7.
* Nhóm VIIIB nếu 8 ≤ (x + y) ≤ 10.
* Nhóm (x + y - 10)B nếu 10 < (x + y).
3. Sự biến đổi theo chu kỳ và nhóm:
*Cấu hình electron: Sau mỗi chu kì, cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố nhóm A được lặp đi lặp lại, ta nói rằng chúng biến đổi tuần hoàn.
Vậy : Sự biến đổi tuần hoàn về cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố khi điện tích hạt nhân tăng dần chính là nguyên nhân của sự biến đổi tuần hoàn về tính chất của các nguyên tố.
*Tính kim loại, tính phi kim: 
 - Trong mỗi chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, tính kim loại của các nguyên tố giảm dần, đồng thời tính phi kim tăng dần.
- Trong một nhóm  A, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân tính kim loại của các nguyên tố tăng dần, đồng thời tính phi kim giảm dần.
* Tính axit, bazơ và hiđroxit:
 -Trong một chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, tính bazơ của oxit và hiđroxit tương ứng giảm dần, đồng thời tính axit của chúng tăng dần.
-Trong một nhóm  A, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, tính bazơ của các oxit và hiđroxit tương ứng tăng dần, đồng thời tính axit của chúng giảm dần.
 Chương III: Liên kết hóa học
Liên kết hóa học là sự kết hợp giữa các nguyên tử để tạo thành phân tử hay tinh thể.
- Liên kết ion là lên kết được hình thành bởi các lực hút tĩnh giữa các ion mang điện tích trái dấu
- Liên kết cộng hóa trị là liên kết được tạo nên giữa hai nguyên tử băng một hay nhiều cặp e chung

Tài liệu đính kèm:

  • docxDe_on_tap_hoa_hk1.docx