Đề cương ôn tập Giáo dục công dân lớp 10 (Bài 1 đến 7) - Năm học 2016-2017 - Tạ Xuân Kính

doc 26 trang Người đăng dothuong Lượt xem 626Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương ôn tập Giáo dục công dân lớp 10 (Bài 1 đến 7) - Năm học 2016-2017 - Tạ Xuân Kính", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn tập Giáo dục công dân lớp 10 (Bài 1 đến 7) - Năm học 2016-2017 - Tạ Xuân Kính
 TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ
 TỔ: ĐỊA- GDCD
 PHẦN I:
 NGÂN HÀNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM GDCD 10
 (Từ bài 1 đến bài 7)
 (Dùng cho ôn tập kiểm tra thường xuyên, định kỳ năm học 2016- 2017) 
	 Gv: Tạ Xuân Kính 
Bài 1. Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng
Câu hỏi dễ
Quan niệm cho rằng ý thức là cái có trước và là cái sản sinh ra giới tự nhiên, sản sinh ra vạn vật, muôn loài thuộc thế giới quan của trường phái triết học nào ?
Duy vật	B. Duy tâm	C. Nhị nguyên luận
Quan niệm cho rằng: giữa vật chất và ý thức thì vật chất là cái có trước, cái quyết định ý thức. Thế giới vật chất tồn tại khách quan, độc lập với ý thức con người, không do ai sáng tạo ra, không ai có thể tiêu diệt được thuộc thế giới quan của trường phái triết học nào sau đây:
Duy vật	B. Duy tâm	C. Nhị nguyên luận
Triết học Mác được coi là chủ nghĩa duy vật biện chứng vì trong triết học Mác,
Thế giới quan duy vật và phương pháp luận siêu hình thống nhất hữu cơ với nhau
Thế giới quan duy tâm và phương pháp luận siêu hình thống nhất hữu cơ với nhau
Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng thống nhất hữu cơ với nhau
Thế giới quan duy tâm và phương pháp luận biện chứng thống nhất hữu cơ với nhau.
Ở các ví dụ sau, ví dụ nào thuộc kiến thức triết học ?
Trong một tam giác vuông, bình phương cạnh huyền bằng tổng bình phương hai cạnh
góc vuông
Mọi sự vật hiện tượng đều có quan hệ nhân quả.
Cạnh tranh là một quy luật tất yếu của mọi nền sản xuất hàng hoá
Không có sách thì không có kiến thức, không có kiến thức thì không có CNXH.
Vấn đề cơ bản của Triết học là :
Quan hệ giữa vật chất và vận động
Quan hệ giữa lí luận và thực tiễn
Quan hệ giữa vật chất và ý thức
Quan hệ giữa phép biện chứng và siêu hình
Câu hỏi Trung bình
Dựa trên cơ sở nào để người ta phân chia thành thế giới quan duy vật và thế giới
quan duy tâm?
Dựa trên cơ sở vấn đề cơ bản của triết học
Dựa trên cơ sở cách giải quyết vấn đề cơ bản của triết học
Dựa trên cơ sở cách giải quyết mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của triết học
Dựa trên cơ sở cách giải quyết mặt thứ hai vấn đề cơ bản của triết học.
Những quy luật chung nhất, phổ biến nhất về sự vận động và phát triển của giới tự nhiên, đời sống xã hội và lĩnh vực tư duy là đối tượng nghiên cứu của :
Triết học	B. Sử học	C. Toán học	D. Vật lí
Để phân biệt chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, người ta căn cứ vào :
Quan hệ giữa vật chất và ý thức, cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định
cái nào.
Vấn đề coi trọng lợi ích vật chất hay coi trọng yếu tố tinh thần
Việc con người có nhận thức được thế giới hay không
Việc con người nhận thức thế giới như thế nào 
Chọn phương án thích hợp điền vào chỗ trống: “... là phương pháp xem xét sự vật
hiện tượng trong trạng thái cô lập, tĩnh tại không liên hệ, không phát triển”.
Phương pháp luận lôgic
Phương pháp luận biện chứng
Phương pháp luận siêu hình
Phương pháp thống kê
Chọn phương án thích hợp điền vào chỗ trống: “...là phương pháp xem xét các sự vật hiện tượng trong mối liên hệ ràng buộc, tác động qua lại lẫn nhau và phát triển không ngừng»
Phương pháp luận biện chứng
Phương pháp hình thức
Phương pháp lịch sử
Phương pháp luận siêu hình
Câu hỏi Khó
Trong các ý sau, ý nào thể hiện yếu tố biện chứng ?
“Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng, bay vừa thì râm”
Đèn nhà ai, nhà ấy rạng
Trong lớp đã có sự phân công lao động vệ sinh, mỗi người một việc. Việc của ai, người ấy làm, chẳng có ai liên quan đến ai cả.
Quan niệm của các thầy bói trong câu truyện dân gian “Thầy bói xem voi”.
Trong các câu sau, câu nào thể hiện yếu tố siêu hình ?
Sinh con rồi mới sinh cha. Sinh cháu trông nhà rồi mới sinh ông
Tiến lên phía trước là quay trở lại điểm ban đầu
Đố ai quét sạch lá rừng. Để ta khuyên gió gió đừng rung cây.
Theo quan niệm của Isaac Newton, Thượng đế ban cho vũ trụ “cái hích ban đầu” để
nó làm việc và chỉ sau đó các thiên thể mới bị cuốn vào guồng chuyển động vĩnh cửu.
Bài 2. Thế giới vật chất tồn tại khách quan
Câu hỏi Dễ
Em đồng ý với quan điểm nào sau đây:
Giới tự nhiên và con người là sản phẩm của Chúa trời
Giới tự nhiên là cái có sẵn, phát triển không ngừng. Con người và xã hội loài người là sản phẩm của sự phát triển của giới tự nhiên.
Con người khi sinh ra đã chịu sự chi phối của số mệnh
Mưu sự tại nhân thành sự tại thiên.
Tồn tại khách quan là :
Tồn tại bên ngoài ý thức của con người
Không phụ thuộc vào ý thức
Con người có thể nhận thức được
Cả ba ý trên.
Câu hỏi Trung bình
Em đồng ý với ý kiến nào sau đây ?
Con người không thể nhận thức được thế giới khách quan
Con người vừa có thể nhận thức được vừa không thể nhận thức được thế giới khách
quan
Không có cái gì con người không thể nhận thức được, chỉ có những cái con người chưa nhận thức được mà thôi
Con người nhận thức được tất cả mọi sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan.
Quan niệm nào sau đây phản ánh đúng nguồn gốc con người ?
Bà Nữ Oa dùng bùn vàng nặn ra con người và thổi vào đó sự sống
Tổ tiên của loài người là ông Adam và bà Eva
Con người là sản phẩm của giới tự nhiên, tồn tại trong môi trường tự nhiên và cùng phát triển với môi trường tự nhiên.
Con người là sản phẩm của sự phát triển của chính bản thân mình.
Quan niệm nào sau đây không phản ánh đúng nguồn gốc của xã hội loài người ?
Xã hội loài người là sản phẩm của Chúa 
Xã hội loài người là sản phẩm của quá trình phát triển giới tự nhiên
Xã hội loài người phát triển qua nhiều giai đoạn
Con người có thể cải tạo xã hội.
Con người có thể cải tạo thế giới khách quan trên cơ sở
Sự tồn tại của thế giới khách quan
Theo ý muốn của con người
Tôn trọng quy luật khách quan
Không cần quan tâm đến quy luật khách quan
Câu hỏi Khó
Trong các sự vật, hiện tượng sau, sự vật, hiện tượng nào không tồn tại khách quan
?
Từ trường trái đất
Ánh sáng
Ma trơi
Diêm vương
Bài 3. Sự vận động và phát triển của thế giới vật chất
Câu hỏi Dễ:
Mọi sự biến đổi nói chung của các sự vật, hiện tượng trong giới tự nhiên và xã hội là
Sự phát triển	B. Sự vận động	C. Mâu thuẫn D. Sự đấu tranh
Cây ra hoa kết trái thuộc hình thức vận động nào ?
Hoá học	B. Sinh học	C. Vật lý	C. Cơ học
Hiện tượng thanh sắt bị han gỉ thuộc hình thức vận động nào ?
Cơ học	B. Vật lý	C. Hoá học	D. Sinh học
Câu hỏi Trung bình
Hiện tượng thuỷ triều là hình thức vận động nào ?
Cơ học	Vật lý	C. Hoá học	D. Sinh học
Vận động viên điền kinh chạy trên sân vận động thuộc hình thức vận động nào ?
Xã hội	B. Cơ học	C. Vật lý	D. Sinh học
Sự vận động theo hướng tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ
kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn là:
A. Sự tăng trưởng	B. Sự phát triển	C. Sự tiến hoá D. Sự tuần hoàn
Khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng là:
Cái mới ra đời giống như cái cũ
Cái mới ra đời tiến bộ, hoàn thiện hơn cái cũ
Cái mới ra đời lạc hậu hơn cái cũ
Cả ba phương án trên đều sai
Câu hỏi Khó
Các sự vật, hiện tượng vật chất tồn tại được là do:
Chúng luôn luôn vận động
Chúng luôn luôn biến đổi
Chúng đứng yên
Sự cân bằng giữa các yếu tố bên trong của sự vật, hiện tượng
Sự biến đổi của công cụ lao động từ đồ đá đến kim loại thuộc hình thức vận động
nào ?
Hoá học	B. Vật lý	C. Cơ học	D. Xã hội
Sự vận động nào sau đây không phải là sự phát triển ?
Bé gái → thiếu nữ → người phụ nữ trưởng thành → bà già
Nước bốc hơi → mây → mưa → nước
Học lực yếu → học lực trung bình → học lực khá
Học cách học → Học như là không học → Không học nhưng không gì không học cả
→ biết cách học.
Bài 4. Nguồn gốc vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng
Câu hỏi Dễ
Mâu thuẫn triết học là
Hai mặt đối lập ràng buộc nhau, tác động nhau
Hai mặt đối lập thống nhất với nhau
Hai mặt đối lập đấu tranh với nhau
Cả ba ý trên.
Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là :
Các mặt đối lập luôn tác động, loại bỏ, bài xích, thủ tiêu lẫn nhau, chuyển hoá cho
nhau.
Các mặt đối lập luôn tác động, gắn bó, gạt bỏ nhau
Các mặt đối lập luôn gắn bó, tác động, gạt bỏ, bài trừ lẫn nhau
Cả ba phương án trên đều đúng.
Câu hỏi Trung bình
Hiểu như thế nào là không đúng về sự thống nhất giữa các mặt đối lập của mâu
thuẫn triết học?
Hai mặt đối lập cùng tồn tại trong một chỉnh thể
Hai mặt đối lập liên hệ, gắn bó với nhau, làm tiền đề tồn tại cho nhau
Không có mặt này thì không có mặt kia
Hai mặt đối lập hợp lại thành một khối thống nhất.
Mặt đối lập của mâu thuẫn là:
Những khuynh hướng, tính chất, đặc điểm của sự vật mà trong quá trình vận động,
phát triển của sự vật, hiện tượng chúng đi theo chiều hướng trái ngược nhau
Những khuynh hướng, tính chất, đặc điểm của sự vật mà trong quá trình vận động của
sự vật, hiện tượng, chúng đi theo chiều hướng khác nhau
Những khuynh hướng, tính chất, đặc điểm của sự vật mà trong quá trình vận động của
sự vật, hiện tượng, chúng phát triển theo cùng một chiều
Những khuynh hướng, tính chất, đặc điểm của sự vật mà trong quá trình vận động của
sự vật, hiện tượng, chúng không chấp nhận nhau.
Hiểu như thế nào là đúng về mâu thuẫn triết học ?
Các mặt đối lập không cùng nằm trong một chỉnh thể, một hệ thống
Một mặt đối lập nằm ở sự vật, hiện tượng này, mặt đối lập kia nằm ở sự vật, hiện tượng khác
Hai mặt đối lập phải cùng tồn tại trong một chỉnh thể.
Hai mặt đối lập cùng tồn tại tách biệt trong một chỉnh thể
Khi mâu thuẫn được giải quyết thì có tác dụng như thế nào ?
Sự vật hiện tượng có sự chuyển biến tích cực
Sự vật hiện tượng tự mất đi và được thay thế bằng một sự vật, hiện tượng khác
Sự vật, hiện tượng phát triển
Sự vật, hiện tượng vẫn tồn tại.
Mâu thuẫn chỉ được giải quyết bằng cách nào ?
Sự thương lượng giữa các mặt đối lập
Sự điều hoà mâu thuẫn
Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập
Cả ba ý trên
Câu hỏi Khó
Mâu thuẫn chỉ được giải quyết khi nào ?
Các mặt đối lập còn tồn tại
Các mặt đối lập bị thủ tiêu, chuyển thành cái khác
Các mặt đối lập đấu tranh gay gắt với nhau
Một mặt đối lập bị thủ tiêu, mặt kia còn tồn tại
Trong các ví dụ sau, ví dụ nào không phải là mâu thuẫn theo quan niệm triết học
?
Mâu thuẫn giữa giai cấp thống trị và giai cấp bị trị trong xã hội có giai cấp đối kháng,
Mâu thuẫn giữa các học sinh tích cực và các học sinh cá biệt trong lớp,
Mâu thuẫn giữa hai nhóm học sinh do sự hiểu nhầm lẫn nhau,
Sự xung đột giữa nhu cầu phát triển kinh tế và yêu cầu bảo vệ môi trường.
V.I Lê-nin viết: “Sự phát triển là một cuộc “đấu tranh” giữa các mặt đối lập”. Câu đó V.I Lê-nin bàn về:
Nội dung của sự phát triển
Điều kiện của sự phát triển.
Khuynh hướng vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng
Nguồn gốc của sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng
Cách thức của sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng
Bài 5. Cách thức của sự phát triển.
Câu hỏi Dễ
Khái niệm dùng để chỉ những thuộc tính cơ bản, vốn có của sự vật, hiện tượng
biểu thị trình độ phát triển, quy mô, tốc độ vận động của sự vật, hiện tượng là:
A. Mặt đối lập	B. Chất	C. Lượng	D. Độ
Khái niệm dùng để chỉ những thuộc tính cơ bản, vốn có của sự vật, hiện tượng,
tiêu biểu cho sự vật, hiện tượng đó và phân biệt nó với cái khác là
A. Điểm nút	B. Chất	C. Lượng
D. Độ
Khoảng giới hạn mà trong đó sự biến đổi về lượng chưa dẫn tới sự biến đổi về chất
của sự vật, hiện tượng là:
Điểm nút	B. Bước nhảy	C. Lượng	D. Độ
Điểm giới hạn mà tại đó sự biến đổi của lượng làm thay đổi chất của sự vật và hiện tượng được gọi là:
Điểm nút	B. Bước nhảy	C. Chất	D. Độ
Câu hỏi Trung bình
Trong những câu dưới đây, câu nào không thể hiện mối quan hệ lượng đổi dẫn đến chất đổi
Có công mài sắt có ngày nên kim
Nhổ một sợi tóc thành hói
Đánh bùn sang ao
Kiến tha lâu cũng đầy tổ
Em không đồng ý với quan điểm nào trong các quan điểm sau : Để tạo ra sự biến đổi về chất trong học tập, rèn luyện thì học sinh cần phải:
Học từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp
Cái dễ thì không cần phải học tập vì ta đã biết và có thể làm được
Kiên trì, nhẫn lại, không chùn bước trước những vấn đề khó khăn
Tích luỹ dần dần
Câu nào sau đây không phản ánh đúng mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng:
Lượng biến đổi dẫn đến chất biến đổi
Chất quy định lượng
Mỗi lượng có chất riêng của nó
Chất và lượng luôn có sự tác động lẫn nhau
Giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất thì:
Chất biến đổi chậm, lượng biến đổi nhanh chóng
Lượng biến đổi chậm, chất biến đổi nhanh chóng
Cả chất và lượng cùng biến đổi từ từ
Cả chất và lượng cùng biến đổi nhanh chóng.
Câu hỏi Khó
Nếu dùng các khái niệm “trung bình”, “khá”, “giỏi”  để chỉ chất của quá trình học tập của học sinh thì lượng của nó là gì (chọn phương án đúng nhất)?
Điểm số kiểm tra hàng ngày
Điểm kiểm tra cuối các học kỳ
Điểm tổng kết cuối các học kỳ
Khối khối lượng kiến thức, mức độ thuần thục về kỹ năng mà học sinh đã tích luỹ, rèn luyện được.
Sự biến đổi về lượng chỉ dẫn tới sự biến đổi về chất khi:
Lượng biến đổi trong giới hạn của độ
Lượng biến đổi đến điểm nút thì dừng lại
Lượng biến đổi đến điểm nút và tiếp tục biến đổi
Cả ba ý trên đều sai
C. Mác viết “Những thay đổi đơn thuần về lượng đến một mức độ nhất định sẽ
chuyển hoá thành sự khác nhau về chất”. Trong câu này, Mác bàn về:
Nguồn gốc, động lực của sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng
Cách thức vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng
Xu thế phát triển của sự vật, hiện tượng
Cả ba phương án trên.
Bài 6. Khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng.
Câu hỏi Dễ
Khái niệm dùng để chỉ việc xoá bỏ sự tồn tại của sự vật, hiện tượng là gì ?
Phủ định
Phủ định biện chứng
Phủ định siêu hình
Diệt vong.
Câu hỏi Trung bình
Cái mới theo nghĩa Triết học là:
Cái mới lạ so với cái trước
Cái ra đời sau so với cái trước
Cái phức tạp hơn cái trước
Cái ra đời sau tiên tiến hơn, hoàn thiện hơn cái trước.
Đâu không phải là đặc trưng của sự phủ định siêu hình ?
Do sự tác động, can thiệp từ bên ngoài
Nguyên nhân của sự phủ định là mâu thuẫn của sự vật, hiện tượng
Cản trở hoặc xoá bỏ sự phát triển tự nhiên của sự vật, hiện tượng
Đâu không phải là đặc trưng của sự phủ định biện chứng ?
Là sự phủ định có tính khách quan
Cái mới ra đời có sự kế thừa những yếu tố tiến bộ, tích cực của cái cũ
Cái mới ra đời phủ định hoàn toàn cái cũ.
Nguyên nhân của sự phủ định nằm bên trong sự vật, hiện tượng.
Câu hỏi Khó
V.I Lê-nin viết: “Sự phát triển hình như diễn lại những giai đoạn đã qua, nhưng dưới một hình thức khác, ở một trình độ cao hơn”. Ở câu này, Lênin bàn về:
Nội dung của sự phát triển
Điều kiện của sự phát triển.
Cách thức của sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng
Khuynh hướng vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng
V.I Lê-nin viết: “Cho rằng lịch sử thế giới phát triển đều đặn không va vấp, không đôi khi nhảy lùi những bước lớn là không biện chứng, không khoa học”. Hiểu câu nói đó như thế nào là đúng ?
Sự phát triển diễn ra theo đường thẳng
Sự phát triển diễn ra theo đường vòng
Sự phát triển diễn ra theo đường xoáy trôn ốc
Phát triển là quá trình phức tạp, quanh co, đôi khi cái lạc hậu lấn át cái tiến bộ.
Bài 7: Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức
Câu hỏi rễ:
57. Nhận thức diễn ra rất phức tạp, gồm có mấy giai đoạn?
A. 1 B. 3 C. 2 D. 4
58. Nhận thức cảm tính là giai đoạn nhận thức:
A. Ở giữa B. Giai đoạn đầu	C. Giai đoạn tiếp theo	D. Giai đoạn tiếp cuối
59. Nhận thức cảm tính được tạo nên do:
A. Sự tiếp xúc ngẫu nhiên của các cơ quan cảm giác với sự vật, hiện tượng.
B. Sự tiếp xúc trực tiếp của các cơ quan cảm giác với sự vật, hiện tượng.	
C. Sự tiếp xúc liên tục của các cơ quan cảm giác với sự vật, hiện tượng.	
D. Sự tiếp xúc bên ngoài của các cơ quan cảm giác với sự vật, hiện tượng.
60. nhận thức lý tính là giai đoạn nhận thức của quá trình nhận thức?
A. Tiếp theo
B. Kế tiếp
C. Cuối cùng
D. Bên cạch nhận thức cảm tính.
61. nhận thức là quá trình: 
A. Phẩn xạ tự nhiên vào sự vật, hiện tượng.
B. Phẩn ánh sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan.
C. Là sự tiếp xúc với sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan.
D. Là sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan tác động vào bộ óc con người.
Câu hỏi khó: 
 62. Thực tiễn là: 
A. hoạt động vật chất của con người, mang tính lịch sử, xã hội 
B. toàn bộ những hoạt động vật chất có mục đích mang tính lịch sử, xã hội của con người
C. hoạt động vật chất có mục đích mang tính lịch sử, xã hội của loài người 
D. hoạt động vật chất có mục đích nhằm cải tạo thế giới tự nhiên của con người.
63. Thực tiễn có mấy vai trò?
A. 5 B. 6 C.4. D. 3
64. “ Lý luận mà không liên hệ với thực tiễn là lý luận suông” là câu nói của:
A. V.I.LêNin
B. Các Mác, Ăng Ghen
C. Hồ Chí Minh
D. Tất cả đáp án trên
65. “Quan điểm về đời sống, về thực tiễn, phải là quan điểm thứ nhất và cơ bản về lý luận nhận thức” là câu nói của:
A. V.I.LêNin
B. Các Mác, 
C. Ăng Ghen
D. Hồ Chí Minh
E. Nguyễn Trãi. 
66. Những hành động nào sau đây không đe doạ đến tự do, hạnh phúc con người ?
A.Sản xuất
B. Ô nhiễm môi trường
C. Bệnh tật
D. Đói nghèo
67. Chế độ hôn nhân ở nước ta là ? 
A. Bình đẳng
B. Tự nguyện ,tiến bộ
C. Một vợ một chồng
D. Cả ba đều đúng
Câu hỏi dạng trung bình:
Câu1: Trong những cặp khái niệm dưới đây cặp nào thể hiện các mặt đối lập theo nghĩa triết học : 
A. Trắng - đen	B. Trên - dưới	C. Tiến bộ - lạc hậu	D. To - nhỏ
Câu 2: Nội dung vấn đề cơ bản của triết học gồm có
A. Hai vấn đề	B. Hai nội dung	C. Hai mặt	D. Hai câu hỏi
Câu 3: Trong hoạt động thực tiễn và nhận thức của con người, triết học có vai trò là
A. Thế giới quan và phương pháp luận	B. Thế giới quan
C. Khoa học của mọi khoa học	D. Phương pháp luận
Câu 4: Hệ thống các quan điểm lý luận chung nhất của con người về thế giới, về vị trí vai trò của con người trong thế giới đó, gọi là ;
A. Triết học	B. Văn học	C. Sinh học	D. Sử học
Câu 5: Sự dao động của con lắc” thuộc hình thức vận động cơ bản nào của thế giới vật chất?
A. VĐ cơ học	B. VĐ xã hội	C. VĐ sinh học	D. VĐ vật lý
Câu 6: Độ của sự vật hiện tượng là
A. Sự biểu hiện mối quan hệ qua lại giữa chất và lượng
B. Giới hạn của sự vật, hiện tượng
C. Sự thống nhất, liên hệ qua lại và phụ thuộc lẫn nhau giữa chất và lượng
D. Giới hạn mà trong đó sự biến đổi về lượng chưa làm thay đổi về chất
Câu 7: Kết quả của sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là :
A. Sự vật, hiện tượng bị tiêu vong	
B. Sự vật, hiện tượng không thể giữ nguyên trạng thái cũ	
C. Sự vật, hiện tượng cũ được thay thế bằng sự vật hiện tượng mới	
D. Sự vật, hiện tượng không còn các mặt đối lập
Câu 8: Trong các dạng vận động dưới đây dạng vận động nào được xem là sự phát triển?
A. Bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thay đổi trong năm	B. Chiếc xe ô tô từ điểm A đến điểm B
C. Tư duy trong quá trình học tập	 D. Các nguyên tử quay quanh hạt nhân của nó
Câu 9: Những câu nào sau đây không có yếu tố biện chứng :
A. Rút dây động rừng
B. Trời sinh voi trời sinh cỏ
C. Môi hở răng lạnh
D. Có thực mới vực được đạo
Câu 10: Theo quan điểm của Triết học Mác- Lênin, vận động là :
A. Mọi sự thay đổi về vật chất của các sự vật, hiện tượng
B. Mọi sự thay đổi về vị trí của các sự vật, hiện tượng
C. Mọi sự biến đổi nói chung của các sự vật, hiện tượng
D. Mọi sự di chuyển nói chung của các sự vật, hiện tượng
Câu 11: Thế giới quan của con người :
A. Quan điểm niềm tin định hướng cho hoạt động của con người trong cuộc sống
B. Quan điểm cách nhìn về thế giới tự nhiên
C. Quan điểm cách nhìn về các sự vật cụ thể
D. Quan điểm cách nhìn can bản về thế giới xung quanh
Câu 12: Sự vận động của thế giới vật chất là
A. Quá trình mang tính chủ quan	B. Quá trình mang tính khách quan
C. Do thượng đế quy định	D. Do một thế lực thần bí quy định
Câu 13: Có mấy hình thức vận động từ thấp đến cao
A. 3	B. 4	C. 5	D. 6
Câu 14: Phương thức tồn tại của thế giới vật chất là
A. Không thể nhận thức được	B. Vận động
C. Tính quy luật	D. Tính thực tại khách quan
Câu 15: Trong triết học duy vật biện chứng, thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng
A. Tồn tại bên cạnh nhau	B. Thống nhất hữu cơ với nhau
C. Bài trừ nhau	D. Tách rời nhau
Câu 16: Vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau...".Đây là quan điểm triết học:
A. siêu hình	B. duy tâm	C. duy tâm chủ quan	D. duy vật biện chứng
Câu 17: Vấn đề

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_cuong_on_tap_GDCD_lop_10_trac_nghiem_20162017.doc