Đề cương ôn tập Địa lí lớp 11 - Một số vấn đề của Châu lục và khu vực

docx 7 trang Người đăng dothuong Lượt xem 452Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập Địa lí lớp 11 - Một số vấn đề của Châu lục và khu vực", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn tập Địa lí lớp 11 - Một số vấn đề của Châu lục và khu vực
Bài 5. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA CHÂU LỤC VÀ KHU VỰC
Tiết 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA CHÂU PHI
I. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
Câu 1. Em hãy cho biết đặc điểm khí hậu, cảnh quan của châu Phi.
Câu 2. Tại sao Châu Phi có nguồn tài nguyên phong phú nhưng đa số các nước ở châu Phi lại có nền kinh tế kém phát triển?
Câu 3. Hãy nối những ô kiến thức sau thành sơ đồ kiến thức phù hợp:
Khai thác khoáng sản
Khai thác rừng
Lấy gỗ, chất đốt, diện tích đất canh tác nông nghiệp
Khí hậu khô nóng. Hoang mạc ngày càng mở rộng
Gây cạn kiệt nguồn tài nguyên, ô nhiễm môi trường
Lợi nhuận cho công ti nước ngoài
 	 Chỉ số HDI của Châu Phi và thế giới năm 2003
Đạt trên 0,7: 3 quốc gia (An-giê-ri, Tuy-ni-đi, Cap ve)
Từ 0,5 - 0,7: 13 quốc gia (Ai Cập, Nam Phi, Ga-na,...)
Dưới 0,5: 28 quốc gia (Bu-run-đi, Ma-la-uy, Cốt Đi-voa,..)
Thế giới : 0,741
Câu 4. Dựa vào bảng kiến thức sau hãy nhận xét chỉ số HDI và chất lượng cuộc sống của các nước Châu Phi.
II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
Câu 1. Đặc điểm khí hậu, cảnh quan của châu Phi.
+ Khí hậu: Phần lớn lãnh thổ nằm ở các vùng khí hậu nhiệt đới và khí hậu cận xích đạo. Tại các vùng này, sự chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng trong năm không đáng kể. Miền Bắc và miền Nam châu Phi có khí hậu cận nhiệt đới. Châu Phi có khí hậu khắc nghiệt, khô nóng.
+ Cảnh quan: Địa hình gồm núi, cao nguyên và sa mạc chiếm phần lớn diện tích. Tổng diện tích hoang mạc ở châu Phi chiếm khoảng 10 triệu km2 (hoang mạc Sahara có diện tích trên 7 triệu km2, sa mạc Namip và Calahari nhỏ hơn nằm ở phía nam lục địa).
Câu 2. Châu Phi có nguồn tài nguyên phong phú nhưng đa số các nước ở châu Phi đều có nền kinh tế kém phát triển (châu Phi chỉ đóng góp 1,9% GDP toàn cầu năm 2004) là vì:
	- Do hậu quả thống trị nhiều thế kỉ qua của chủ nghĩa thực dân. Nguồn tài nguyên ở châu Phi đang bị khai thác mạnh. Tài nguyên rừng bị khai thác quá mức để lấy gỗ, chất đốt và mở rộng diện tích đất canh tác làm cho đất đai bị hoang mạc hóa. Khoáng sản bị khai thác nhằm mang lại lợi nhuận cho các công ti nước ngoài làm cho nguồn tài nguyên bị cạn kiệt và ô nhiễm môi trường.
	- Mặt khác, các cuộc xung đột sắc tộc, sự yếu kém trong quản lí đất nước của nhiều quốc gia châu Phi còn non trẻ, trình độ dân trí thấp,... cũng hạn chế nhiều đến sự phát triển của châu lục này.
Câu 3. Hoàn thành sơ đồ kiến thức:
Khai thác khoáng sản
Khai thác rừng
Lấy gỗ, chất đốt, diện tích đất canh tác nông nghiệp
Khí hậu khô nóng. Hoang mạc ngày càng mở rộng
Gây cạn kiệt nguồn tài nguyên, ô nhiễm môi trường
Lợi nhuận cho công ti nước ngoài
 Tích cực	 Tiêu cực
 	Chỉ số HDI và chất lượng cuộc sống của các nước ở châu Phi
	- Chỉ số HDI: Đa số các nước ở châu Phi có chỉ số HDI thấp, chỉ có 3 quốc gia đạt trên 0,7 (An-giê-ri, Tuy-ni-đi, Cap Ve), còn lại các nước đều có HDI thấp hơn 0,7 (thấp hơn trung bình của thế giới), đặc biệt có đến 28 quốc gia có nền kinh tế kém phát triển (HDI<0,5).
	- Chất lượng cuộc sống của đa số các nước châu Phi nhìn chung đều thấp. Tuổi thọ trung bình của người dân châu Phi thấp, số người bị nhiễm HIV cao (chiếm 2/3 số người bị nhiễm HIV của toàn thế giới), trình độ dân trí thấp, nhiều hủ tục chưa được xóa bỏ, xung đột sắc tộc, đói nghèo, bệnh tật đã và đang đe dọa cuộc sống của hàng trăm triệu người châu Phi.
Câu 4. 
Bài 5. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA KHU VỰC VÀ CHÂU LỤC (tiếp theo)
Tiết 2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA MĨ LA TINH
I. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
Câu 1. Hãy trình bày những thuận lợi về nguồn lực tự nhiên của các nước châu Mĩ La tinh trong phát triển kinh tế xã hội.
Câu 2. Tại sao các nước châu Mĩ La tinh có nền kinh tế chậm phát triển nhưng lại có tỉ lệ dân cư đô thị chiếm đến 75% dân số?
Nguyên nhân
Hiện trạng
Giải pháp
Kết quả
Câu 3. Dựa vào kiến thức sách giáo khoa, hãy khái quát kiến thức phần một số vấn đề kinh tế của Mĩ La tinh bằng sơ đồ.
II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
Câu 1. Những thuận lợi về nguồn lực tự nhiên của các nước châu Mĩ La tinh trong phát triển kinh tế xã hội.
	- Các nước Mĩ La tinh có nhiều đồng bằng châu thổ với diện tích rộng lớn, đất đai trù phú thuận lợi để phát triển nông nghiệp. Bên cạnh đó, các Mĩ La tinh còn có tài nguyên đất, khí hậu thuận lợi cho phát triển rừng, chăn nuôi đại gia súc, trồng các cây công nghiệp và cây ăn quả nhiệt đới.
	- Mĩ La tinh có nhiều tài nguyên khoáng sản, chủ yếu là quặng kim loại màu, kim loại quý và nhiên liệu có giá trị kinh tế lớn thuận lợi cho việc phát triển ngành công nghiệp nói riêng và sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung.
	- Ngoài ra, Mĩ La tinh còn có sự đa dạng về thực động vật, đặc biệt là các nơi rừng rậm nhiệt đới thuộc lưu vực sông Amazôn, nơi bảo tồn nhiều loại động thực vật quý hiếm. Hệ thống sông, hồ ở Mĩ La tinh có giá trị lớn về thủy điện, giao thông, du lịch,...
Câu 2. Tại sao Mĩ La tinh có nền kinh tế chậm phát triển nhưng lại có tỉ lệ dân cư đô thị chiếm tới 75% dân số?
 - Hiện tượng đô thị hóa tự phát: dân cư đô thị Mĩ La tinh chiếm tới 75% dân số, song có đến 1/3 dân số đô thị sống trong điều kiện khó khăn. Quá trình đô thị hóa luôn diễn ra trước quá trình công nghiệp hóa gây nên tác động tiêu cực đến sự phát triển kinh tế của các quốc gia Mĩ La tinh. Khu vực Mĩ La tinh có nhiều thành phố đông dân như: Thủ đô Mê-hi-cô (26 triệu người) và các thành phố có số dân trên 10 triệu người (Xaopaolô, Riôđegianêrô, Buênôt Airet,...). 
 - Nguyên nhân dẫn đến đô thị hóa tự phát ở Mĩ La tinh: Do mức độ chênh lệch quá lớn về thu nhập giữa người giàu và người nghèo, giữa thành thị và nông thôn diễn ra ở hầu hết các nước Mĩ La tinh. Các cuộc cải cách ruộng đất không triệt để tạo điều kiện cho các chủ trang trại chiếm giữ phần lớn đất canh tác. Dân nghèo không có ruộng kéo ra thành phố tìm việc làm, gây nên hiện tượng đô thị hóa tự phát. 
Nguyên nhân
Duy trì cơ cấu xã hội phong kiến trong thời gian dài.
Sự cản trở của các thế lực bảo thủ của Thiên chúa giáo.
Chưa xây dựng được nền kinh tế độc lập, tự chủ.
Hiện trạng
- Tốc độ phát triển kinh tế chậm, không ổ định, phụ thuộc vào tư bản nước ngoài.
- Nguồn đầu tư nước ngoài giảm mạnh.
- Nợ nước ngoài nhiều, Ac-hen-ti-na nơ nước ngoài cao hơn GDP (2003)
Giải pháp
- Củng cố bộ máy nhà nước.
- Phát triển giáo dục.
- Cải cách kinh tế.
 + Thực hiện quốc hữu hóa kinh tế.
 + Mở rộng buôn bán với nước ngoài.
Kết quả
Kinh tế được cải thiện: xuất khẩu tăng nhanh, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao (6% năm 2004), nhiều nước không chế được lạm phát, tỉ lệ tăng giá tiêu dùng giảm, tỉ lệ học vấn của người dân tăng...
Câu 3. Dựa vào kiến thức sách giáo khoa, hãy khái quát kiến thức phần một số vấn đề kinh tế của Mĩ La tinh bằng sơ đồ.
Câu 4. Cảnh quan Mĩ La tinh đa dạng, có nhiều đới cảnh quan. Cụ thể:
- Đới cảnh quan vùng núi cao phân bố ở khu vực phía tây của lãnh thổ.
- Đới cảnh quan rừng xích đạo và nhiệt đới ẩm chủ yếu ở phía bắc, xung quanh lưu vực của hệ thống sông Amazôn.
- Đới cảnh quan xa van và xa van rừng chủ yếu phân bố trên các cao nguyên, sơn nguyên như sơn nguyên Guyan và sơn nguyên Braxin.
- Đới cảnh quan hoang mạc và bán hoang mạc nằm ở phần rìa phía tây và phía nam lãnh thổ.
- Đới cảnh quan thảo nguyên và thảo nguyên - rừng phân bố chủ yếu ở vùng phía đông nam lãnh thổ.
à Cảnh quan của Mĩ La tinh có sự đa dạng vì lãnh thổ Mĩ La tinh chịu sự phân hóa khí hậu mạnh mẽ theo vĩ độ và theo các dạng địa hình.
Bài 6. HỢP CHÚNG QUỐC HOA KÌ
Tiết 1. TỰ NHIÊN VÀ DÂN CƯ
	I. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
Câu 1. Vị trí địa lí và tài nguyên thiên nhiên của Hoa Kì có thuận lợi gì trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội?
Câu 2. Bằng hiểu biết của bản thân và các thông tin trong sách giáo khoa, em hãy chứng minh tính năng động của dân cư Hoa Kì.
Câu 4. Ghi vào bảng sau đặc điểm, những thuận lợi và khó khăn của các khu vực địa hình của Hoa Kì đối với việc phát triển kinh tế - xã hội.
Bảng 6.2. Các khu vực địa kình của Hoa Kì
Khu vực địa hình
Đặc điểm
Thuận lợi
Khó khăn
Vùng phía Đông
Vùng Trung tâm
Vùng phía Tây
II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
Câu 1. Những thuận lợi về vị trí địa lí và tài nguyên thiên nhiên trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Hoa Kì.
* Vị trí địa lí:
- Nằm ở bán cầu Tây nên không chịu ảnh hưởng của 2 cuộc chiến tranh thế giới mà ngược lại còn làm giàu cho đất nước nhờ buôn bán vũ khí.
- Nằm giữa hai đại dương lớn là Thái Bình Dương và Đại Tây Dương, thuận lợi để mở rộng các mối quan hệ kinh tế quốc tế với các nước trên thế giới.
- Tiếp cận với Ca-na-đa và khu vực Mĩ La tinh nên Hoa Kì khống chế được thị trường của Mĩ La tinh.
* Tài nguyên thiên nhiên: Hoa Kì có nhiều nguồn tài nguyên, rất thuận lợi để phát triển kinh tế.
- Có nhiều đồng bằng đất đai màu mở như: đồng bằng Trung tâm, đồng bằng ven biển Đại Tây Dương, đồng bằng ven vịnh Mê-hi-cô,... là nơi rất thích hợp để phát triển nông nghiệp.
- Tài nguyên khí hậu có sự đa dạng (khí hậu nhiệt đới, khí hậu ôn đới, khí hậu cận nhiệt,...) cho phép Hoa Kì phát triển đa dạng sản phẩm nông nghiệp. Hoa Kì là một trong các trung tâm nông nghiệp lớn nhất thế giới.
- Hoa Kì có nhiều loại tài nguyên khoảng sản, đặc biệt là các kim loại quý hiếm với giá trị kinh tế cao như: kim loại màu (vàng, đồng, chì, thiếc,... ), than đá, dầu mỏ, quặng sắt,... cung cấp nguồn nguyên nhiên liệu để phát triển công nghiệp.
Câu 2. Tính năng động của dân cư Hoa Kì được thể hiện ở các điểm sau:
 - Dân cư gồm nhiều thành phần dân tộc: Người Anh Điêng, người da trắng, người da đen, người da vàng và con lai.
 - Lịch sử nhập cư và nơi phân bố của dân cư Hoa Kì: Hoa Kì là đất nước của những người nhập dân (trong hai cuộc đại chiến một phần lớn các nhà khoa học di cư đến Hoa Kì) nên nguồn lao động có trình độ cao và giàu kinh nghiệm.
+ Luồng nhập cư của người da trắng thế kỉ XVII-XIX, chủ yếu định cư ở vùng Đông Bắc.
+ Luồng nhập cư của người da đen vào thế kỉ XVII đến giữa thế kỉ XIX, tập trung ở đồng bằng trung tâm và phía nam.
+ Luồng nhập cư của người da vàng (châu Á) vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, tập trung ở khu vực miền Tây.
 - Xu hướng thay đổi sự phân bố dân cư của Hoa Kì: dân cư di chuyển từ bắc xuống nam và từ đông sang tây phù hợp với quá trình khai thác lãnh thổ.
- Suy nghĩ của nguồn lao động Hoa Kì rất táo bạo, dám nghĩ dám làm.
Kết luận: quá trình nhập cư và xu hướng di chuyển dân cư của Hoa Kì phù hợp với quá trình khai thác lãnh thổ thể hiện tính năng động. Đây là nhân tố quan trọng thúc đẩy nền kinh tế Hoa Kì phát triển.
Câu 4. 
Khu vực 
Đặc điểm
Thuận lợi
Khó khăn
Vùng phía Đông
- Núi già A-pa-lat và các đồng bằng ven Đại Tây Dương, khí hậu ôn hòa, lượng mưa lớn.
- Thủy năng phong phú.
- Tài nguyên khoáng sản: than đá, quặng sắt,...
- Các đồng bằng phù sa ven Đại Tây Dương thuận lợi cho trồng nhiều loại cây lương thực, cây ăn quả,...
- Dãy A-pa-lat với nhiều thung lũng cắt ngang giao thông thuận tiện.
- Thuận lợi phát triển công nghiệp luyện kim.
- Hiện tượng đất bạc màu ở vùng Ngũ hồ.
- Nguồn tài nguyên có nguy cơ cạn kiệt do được khai thác từ rất lâu đời.
Vùng Trung tâm
- Ở phía tây và phía bắc có địa hình gò đồi thấp, diện tích đồng cỏ rộng.
- Phía nam là đồng bằng rộng lớn.
- Nhiều tài nguyên: than đá, quăng sắt, dầu mỏ, khí đốt,...
- Đồng bằng trung tâm phù sa màu mỡ rất thuận lợi cho trồng trọt, khu vực phát triển nông nghiệp lớn nhất của Hoa Kì.
- Đồng cỏ thuận lợi phát triển chăn nuôi.
- Nhiều nguồn tài nguyên có giá trị phát triển công nghiệp (đặc biệt là dầu khí)
- Lũ lụt.
Vùng phía Tây
- Vùng núi cao Cooc-di-e, các bồn địa và cao nguyên.
- Nhiều tài nguyên kim loại quý hiếm.
- Đồng bằng ven Thái Bình Dương.
- Phát triển nông nghiệp trên đồng bằng ven biển.
- Khai thác khoáng sản, tiềm năng năng lượng lớn.
- Khí hậu khô hạn, diện tích hoang mạc lớn.
- Địa hình không thuận lợi phát triển giao thông
Bài 6. HỢP CHÚNG QUỐC HOA KÌ (tiếp theo)
Tiết 2. KINH TẾ
I. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
Câu 1. Trình bày sự phân bố các ngành sản xuất nông nghiệp chính của Hoa Kì.
Câu 2. Hoa Kì là siêu cường quốc kinh tế số một trên thế giới nhưng tại sao giá trị nhập siêu của Hoa Kì ngày càng tăng?
Câu 3. Cho bảng số liệu:
Bảng 6.3. GDP của Hoa Kì và một số châu lục năm 2004 (tỉ USD)
Toàn thế giới
Hoa Kì
Châu Âu
Châu Á
Châu Phi
Khác 
40887,8
11667,5
14146,7
10092,9
790,3
4190,4
Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu GDP của Hoa Kì so với thế giới năm 2004.
So sánh GDP của Hoa Kì với thế giới và một số khu vực..
Câu 4. Hoàn thành sơ đồ sau bằng cách điền các nội dung phù hợp vào các ô trống
Sự chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế của Hoa Kỳ
II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
Câu 1. Sự phân bố các ngành sản xuất nông nghiệp chính của Hoa Kì:
- Ngành trồng lúa mì và chăn nuôi bò: Phân bố chủ yếu ở vùng Đông Bắc Hoa Kì, nơi có cận nhiệt và ôn đới nên thuận lợi trồng lúa mì và chăn nuôi bò sữa. Ngoài ra, lúa mì và chăn nuôi bò còn được phát triển ở phần phía bắc của vùng Trung tâm.
- Ngành trồng lúa gạo và cây ăn quả nhiệt đới: Phân bố chủ yếu ở vùng đồng bằng duyên hải Đại Tây Dương, đồng bằng ven vịnh Mê-hi-cô, đồng bằng duyên hải Thái Bình Dương. Đây là những nơi có khí hậu nhiệt đới.
- Ngành trồng cây ăn quả cận nhiệt, ôn đới và trồng rau xanh: Chủ yếu phân bố ở xung quanh vùng Ngũ Hồ.
- Ngành trồng ngô, củ cải đường và chăn nuôi bò, lợn: Ở vùng đồng bằng Trung tâm, nơi có diện tích rộng lớn nhung đất đai đã có những nơi bị bạc màu.
	Ngoài ra, ngành trồng rừng ở Hoa Kì cũng phát triển khá mạnh. Diện tích rừng của đất nước này chủ yếu phân bố ở phía Tây lãnh thổ.
	Như vậy, sự phân bố của các ngành nông nghiệp chính của Hoa Kì đã chứng tỏ ngành nông nghiệp ở Hoa Kì được phát triển chuyên môn hóa cao, đã hình thành các vành đai nông nghiệp lớn.
Câu 2. Hoa Kì là siêu cường quốc kinh tế số một trên thế giới nhưng giá trị nhập siêu của Hoa Kì ngày càng tăng:
	- Hoa Kì là nước có quy mô nền kinh tế lớn nhất thế giới. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu của Hoa Kì năm 2004 là 2344,2 tỉ USD (chiếm khoảng 12% tổng giá trị ngoại thương thế giới). Giá trị nhập siêu của Hoa Kì năm 1990 là 123,4 tỉ USD, nhưng năm 2004 đã tăng lên 707,2 tỉ USD.
	- Quy mô nền kinh tế lớn nên dù Hoa Kì có nguồn tài nguyên đa dạng và phong phú cũng không đáp ứng đủ nhu cầu của nền kinh tế. Các mặt hàng nhập khẩu của Hoa Kì chủ yếu là nguyên, nhiên liệu, nông phẩm, sản phẩm dệt may,...
	- Quy mô dân số của Hoa Kì lớn nên số lượng nhập khẩu các mặt hàng tiêu dùng lớn.
Câu 4. 
Sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của Hoa Kì
Nông nghiệp
- Tỉ trọng hoạt động thuần nông giảm, tăng tỉ trọng dịch vụ nông nghiệp.
- Phát triển các vùng chuyên canh, các vành đai nông nghiệp.
Công nghiệp
- Giảm tỉ trọng các ngành công nghiệp luyện kim, dệt,... Tăng tỉ trọng ngành công nghiệp hàng không vũ trụ, điện tử,...
- Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ.
Dịch vụ
- Ngành TTLL, giao thông phát triển, đặc biệt là giao thông vận tải biển và đường ống.
- Tỉ trọng của ngành du lịch và các ngành tài chính chiếm tỉ trọng ngày càng cao.

Tài liệu đính kèm:

  • docxDE_CUONG_DIA_11.docx