Đề cương ôn tập chương 1 Vật lí lớp 9

doc 1 trang Người đăng dothuong Lượt xem 659Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập chương 1 Vật lí lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn tập chương 1 Vật lí lớp 9
I/ Kiến thức:
Ôn lại toàn bộ các bài đã học theo ôn tập chương
Bài tập:
Câu 1: 
a) Đèn bàn dùng cho học sinh có một núm vặn để điều chỉnh độ sáng tối của bóng đèn. Núm vặn đó thực chất là gì? Vẽ sơ đồ mạch điện của đèn bàn gồm một bóng đèn, một khoá k và một biến trở. Muốn bóng đèn sáng hơn phải tăng hay giảm điện trở của biến trở?
b) Hai bóng đèn có cùng hiệu điện thế định mức là U1 = U2 = 6V, khi sáng bình thường có điện trở tương ứng là R1 = 12W , R2 = 8W. Mắc Đ1, Đ2 cùng với một biến trở vào hiệu điện thế không đổi U = 9V để hai đèn sáng bình thường. Tính giá trị Rb khi hai đèn sáng bình thường.
Câu 2: 
Một ấm điện có ghi 220V-1000W được sử dụng với hiệu điện thế 220 V để đun sôi 2,5lít nước từ nhiệt độ ban đầu 20oC. Bỏ qua nhiệt lượng làm nóng vỏ ấm điện và nhiệt lượng tỏa ra môi trường ngoài. 
Tính thời gian đun sôi nước? Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K
Nếu sử dụng ấm này mỗi ngày trong 1,5 giờ, điện năng tiêu thụ trong 1 tháng (30 ngày) là bao nhiêu kwh?
Câu 3: Một bếp điện được sử dụng với hiệu điện thế 220V thì dòng điện chạy qua bếp có cường độ 3A. Dùng bếp này đun sôi được 2 lít nước từ nhiệt độ ban đầu 300C trong thời gian 20 phút. Biết nhiệt dung riêng của nước là c = 4200J/kg.k. Tính
a) Nhiệt lượng cần thiết để đun sôi 2 lít nước nói trên.
b) Nhiệt lượng mà bếp tỏa ra trong thời gian đun sôi nước.
c) Nếu sử dụng bếp này mỗi ngày trong 2,5 giờ, điện năng tiêu thụ trong 1 tháng (30 ngày) là bao nhiêu kwh?
Câu 4 Người ta mắc điện trở R1 = 10 song song với một bóng đèn loại 6V – 3W rồi nối tiếp với biến trở có điện trở lớn nhất Rb = 20 vào hiệu điện thế không đổi U = 18V.
 a)Vẽ sơ đồ mạch điện
 b) Phải điều chỉnh biến trở có giá trị R2 là bao nhiêu để đèn sáng bình thường?
 c) Nếu thay biến trở bằng đèn ghi 12V-12W thì cả hai đèn có sáng bình thường không ? tại sao?
Câu 5 Một đoạn mạch gồm hai điện trở R1= 5; R2= 7 được mắc nối tiếp với nhau. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch là U= 6 V. Tính :
Điện trở tương đương của đoạn mạch.
Cường độ dòng điện qua mỗi điện trở.
Câu 6 Trên vỏ của một ấm điện có ghi 220V – 1000W được sử dụng với hiệu điện thế 220V, trung bình mỗi ngày trong thời gian 2 giờ. Hãy tính:
 a) Điện trở của dây nung (may so) của ấm.
 b) Điện năng mà ấm tiêu thụ trong 30 ngày.
Câu 7: Phát biểu và viết hệ thức của định luật Jun - Len - xơ. 
 Phát biểu và viết hệ thức của định luật Ôm
Hình 1
U
Rb
Đ
K
C
A
B
Câu 8: Cho mạch điện có sơ đồ như hình 1. Hai đầu mạch được nối với hiệu điện thế U = 9V, Rb là một dây điện trở chiều dài 1m và có điện trở lớn nhất là 12W; Đèn Đ ghi: 6V-6W. Điều chỉnh vị trí con chạy C sao ở chính giữa biến trở. Hãy tính: Điện trở tương đương mạch điện?
Câu 9
	Một bàn là được sử dụng với đúng hiệu điện thế định mức là 220V trong 10 phút thì tiêu thụ một lượng điện năng là 660kJ. Hãy tính:
a) Công suất điện của bàn là.
b) Cường độ dòng điện qua bàn là và điện trở của nó khi đó.

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_cuong_on_tap_chuong_1.doc