Đề cương lịch sử lớp 11

docx 8 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 4023Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương lịch sử lớp 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương lịch sử lớp 11
 ĐỀ CƯƠNG LỊCH SỬ
 Người soạn: Bùi Quang Duy
*Chiến tranh thế giới thứ 1:
-Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh:
+ Sự phát triển không đồng đều về kinh tế, chính trị giữa các nước đế quấc.
+ Mâu thuẫn gay gắt về vấn đề thuộc địa, thị trường.
èBùng nổ các cuộc đấu tranh giành thuộc địa: Trung – Nhật, Mĩ- Tây Ban Nha, Anh- Bô Ơ, Nga- Nhật.
Nguyên nhân trược tiếp: 
-Hình thành hai khối quân sự đối đầu nhau:
+Liên minh: Đức, Áo-Hung, Italia.
+Hiệp ước: Anh, Pháp, Nga.
Ráo riết chạy đua vũ trang
-Duyên cớ: Thái tử Áo-Hung bị ám sát
Kết cục:
-Phe liên minh thất bại hoàn toàn
-Để lại hậu quả nặng nề về người và của
-1918 CMT10 Nga thành công xoay chuyển cục diện thế giới.
Tính chất:
-Là cuộc chiến tranh đế quấc phi nghĩa.
(Xẩy ra giữa các nước đế quấc nhằm giải quyết mâu thuẫn thuộc địa nhưng để lại hậu quả to lớn cho nhân dân 1,5 tỉ người cuốn vào vòng khói lửa 10 triệu người chết, trên 20 triệu người bị thương, nền kinh tế Châu Âu bị kiệt quệ).
*Cách mạng tháng 10 Nga:
1.Tình hình nước Nga trước cách mạng:
-Chính trị: +Duy trì chế độ quân chủ chuyên chế (Nga hoàng).
 +Nga Hoàng tham gia cuộc chiến tranh đế quấc.
-Kinh tế: lạc hậu, suy sụp.
-Xã hội: Mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt.
èPhong trào đấu tranh chống Nga hoàng phản đối chiến tranh bùng nổ mạnh mẽ.
2. Cách mạng tháng 10:
-Bối cảnh: +Cục diện Nga sau CMT2 lật đổ chính quyền tư sản lâm thời.
 + Lê – Nin ra luận cương tháng 4. Chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản 
 sang cách mạng xã hội chủ nghĩa.
 +Phương pháp: Chính trị và khởi nghĩa vũ trang.
-Ý nghĩa: Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga năm 1917 đã đạt tới đỉnh cao bằng việc giành chính quyền về tay nhân dân. Đây là một sự kiện lịch sử vĩ đại của loài người và nó mang cả ý nghĩa trong nước và quốc tế.
a. Ý nghĩa trong nước.
+Cách mạng đã đập tan ách thống trị của giai cấp phong kiến và tư bản Nga, thiết lập nhà nước Xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới trên phạm vi diện tích bằng 1/6 diện tích thế giới. Cách mạng đã đưa nhân dân Nga từ thân phận nô lệ lên cuộc sống làm chủ đồng thời mở ra kỉ nguyên mới trong lịch sử nước Nga – kỉ nguyên độc lập tự do và đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
b. Thế giới.
+ Đập tan chủ nghĩa đế quốc ở khâu yếu nhất là đế quốc Nga từ đó phân chia thế giới thành hai chế độ đối lập nhau là Chủ nghĩa tư bản và Chủ nghĩa xã hội.
+Mở ra con đường Cách mạng vô sản cho giai cấp công nhân ở các nước tư bản và nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc. Cách mạng tháng Mười như một tấm gương chói lọi, nó thức tỉnh và cổ vũ các dân tộc bị áp bức đứng lên tự giải phóng “Giống như mặt trời chói lọi, cách mạng tháng Mười chiếu sáng khắp năm châu, thức tỉnh hàng triệu hàng triệu người bị áp bức đứng lên tự giải phóng. 
- Cách mạng tháng Mười đã mở đầu sự gắn bó chặt chẽ giữa phong trào cách mạng vô sản ở các nước tư bản và phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa, phụ thuộc thành một mặt trận chung chống chủ nghĩa đế quốc. Bởi vậy từ sau Cách mạng tháng Mười, phong trào cách mạng ở mỗi nước trong đó có Việt Nam đều là một bộ phận khăng khít của phong trào cách mạng thế giới.
- Cách mạng tháng Mười đánh dấu sự thắng lợi của chủ nghĩa Mác Lê-nin đồng thời nó mở đường cho chủ nghĩa Mác Lê-nin thâm nhập vào tất các quốc gia, dân tộc khác nhau trên thế giới nhất là các nước thuộc địa và phụ thuộc.
- Cung cấp những bài học kinh nghiệm vô cùng quý báu cho phong trào Cách mạng thế giới.
- Cách mạng tháng Mười và Chiến tranh thế giới thứ nhất đã kết thúc thời kì Lịch sử thế giới cận đại và mở ra thời kì phát triển mới trong lịch sử loài người: Lịch sử thế giới hiện đại – giai đoạn quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới.
*Liên Xô:
-Hoàn cảnh lịch sử: Sau 7 năm chiến tranh: +Kinh tế bị tàn phá nghiêm trọng.
	 +Bạo loạn xẩy ra khắp nơi.
	 +Chính sách cộng sản thời chiến 
 không còn phù hợp.
 +Bị bao vây cô lập.
-3/1921: Lê-Nin ra chính sách kinh tế mới (NEP).
-Nội dung:
èThực chất là chuyển từ kinh tế nhà nước sang kinh tế nhiều thành phần.
-Hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế.
-Để lại bài học quý báu.
1. Những kế hoạch 5 năm đầu tiên: 
-Sau khi khôi phục kinh tế, Liên Xô bắt tay xây dựng xã hội chủ nghĩa bằng việc thực hiện kế hoạch 5 năm.
-Nhiệm vụ trọng tâm: Công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa.
-Thành tựu:
+Về kinh tế: 
-Công nghiệp: Chiếm 77,4% tổng sản phẩm quấc dân.
è Liên Xô từ một nước nông nghiệp, trở thành một cường quấc công nghiệp thứ 2 thế giới.
-Nông nghiệp: Cơ giới hóa nông nghiệp; tập thể hóa nông nghiệp.
-Văn hóa-giáo dục: Đi đầu trong xóa nạn mù chữ, phổ cập giáo dục.
-Xã hội: xóa bỏ các giai cấp bóc lột.
2. Quan hệ ngoại giao của Liên Xô:
-Thiết lập chế độ ngoại giao với: Láng giềng+ Châu Á
-Kiên quyết đấu tranh chống lại sự bao vây, cấm vận, cô lập chính trị của các nước tư bản.
-1933, đặt quan hệ ngoại giao với Mỹ.
*Ý nghĩa:
+Đưa Liên Xô thành một cường quấc.
+Khẳng định tính ưu việt của chế độ mới.
+Nâng cao vị thế, uy tín của Liên Xô trên trường quấc tế.
*Đức giữa 2 cuộc chiến tranh thế giới:
1. Nước Đức trong những năm 1929-1939:
Khủng hoảng kinh tế và quá trình đảng quấc xã lên cầm quyền:
-Cuộc khủng hoảng đã giáng một đòn nặng nề vào nước Đức:
+Kinh tế: giảm sút nghiêm trọng.
+Chính trị-xã hội: nạn thất nghiệp,nạn đói.
Mâu thuẫn xã hội gay gắt.
-Đảng quấc xã ( Hít- Le đứng đầu) đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền kích động phục thù, chống cộng sản và phân biệt chủng tộc
-30/1/1933, TT Hinđenbua trao quền thủ tướng cho Hít-Le
èĐức bước vào thời kì đen tối.
2. Nước Đức trong những năm 1933-1939:
-Chính phủ Hít-Le thi hành chính sách tối phản động:
+Kinh tế: theo hướng mệnh lệnh tập trung.
+Về chính trị:
èĐã thoát khỏi khủng hoảng.
-Đối ngoại:+Rút khỏi quấc liên.
 +Chạy đua vũ trang.
 	 +Liên minh với Italia và Nhật Bản => Phe phát xít.
èChuẩn bị phản động chiến tranh phân chia lại thế giới.
*Nhận xét: 
Những chính sách Hít-Le thực hiện về chính trị, kinh tế, đối ngoại mang tính chất phản động kiêu chiến. Đưa nước Đức bước vào thời kì đen tối.
+Biến Đức thành lò lửa chiến tranh, đe dọa hòa bình an ninh thế giới.
+Tuy nhiên những chính sách đã giúp Đức thoát khỏi khủng hoảng.
*Mỹ giữa 2 cuộc chiến tranh thế giới:
1.Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1939:
-1929, cuộc khủng hoảng kinh tế đầu tiên ở Mỹ, bắt đàu từ lĩnh vực tài chính, ngân hàng lan sang công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp.
-1932, cuộc khủng hoảng diễn ra trầm trọng nhất.
è Nền kinh tế bị tàn phá.
è Cuộc khủng hoảng về chính trị xã hội (hàng triệu người thất nghiệp) è Nghèo đói è Mâu thuẫn xã hội ngày càng tăng cao
Chấm dứt thời kì hoàng kim của kinh tế Mĩ
2.Chính sách của tổng thống Ru-dơ-ven:
-Để đưa nước Mỹ thoát khỏi khủng hoảng, ngay sau khi lên cầm quyền, tổng thống Mĩ Ru-dơ-ven đã đề ra một hệ thống về kinh tế, tài chính, chính trị, xã hội.
-Nội dung: Dựa trên sự can thiệp tích cực của nhà nước bằng cách ban hành 3 đạo luật: đạo luật ngân hàng, đạo luật phục hưng công nghiệp, đạo luật chấn chỉnh nông nghiệp. Nhằm tổ chức lại sản xuất cung = cầu.
+Nhà nước tăng cường trong vai trò cứu trợ người thất nghiệp, tạo việc làm giải quyết nạn đói
-Đối ngoại:
Thực hiện chính sách láng giềng thân thiện với các nước Mỹ-La-Tinh thiết lập quan hệ với Liên Xô giữ thái độ trung lập về các vấn đề quấc tế.
*Nhận xét:
+Nếu như Đức tiến hành phát xít hóa bộ máy nhà nước thì Mỹ lại tiến hành các cải cách về kinh tế xã hội đổi mới quá trình quản lí, sản xuất tăng cường vai trò của nhà nước đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng.
+Tổng thống Mỹ đã biết được căn nguyên cuộc khủng hoảng ở Mỹ là sự thái quá trong tự do kinh doanh vì thế đã có sự điều chỉnh giữa sản xuất và tiêu thụ với sự can thiệp tích cực của nhà nước.
+Nhờ đó Mĩ duy trì được chế độ dân chủ tư sản xoa dịu mâu thuẫn. Đưa nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng.
*Nhật Bản giữa 2 cuộc chiến tranh thế giới:
1. Khủng hoảng kinh tế ở Nhật Bản:
-Cuộc khủng hoảng kinh tế làm cho nước Nhật giảm sút nghiêm trọng.
-Năm 1931, cuộc khủng hoảng diễn ra trầm trọng nhất.
-Nạn thất nghiệp è Nạn đói è Mâu thuẫn xã hội è Kéo theo phong trào đấu tranh.
Quá trình quân phiệp hóa bộ máy nhà nước:
-Thời gian: Diễn ra trong suốt thập niên 30 của TK XX
-Quá trình: Giới cầm quyền Nhật Bản chủ trương quân phiệp hóa bộ máy nhà nước, gây chiến tranh xâm lược, nhằm giải quyết khó khăn về vấn đề nguyên liệu thị trường khắc phục hậu quả khủng hoảng.
+Nhật tăng cường chạy đua vũ trang để xâm lược Trung Quấc (vùng Đông Bắc).
Thái độ đối với chiến tranh:
Chiến tranh chỉ đem lại thiệt hại về người và của chỉ phục vụ cho một bộ phận giai cấp trên, nhưng gánh nặng cuộc chiến tranh lại đè lên vai người lao động.
Chăm chỉ học tập rèn luyện, góp phần bảo vệ đất nước. Có hành động phù hợp phản đối chiến tranh.

Tài liệu đính kèm:

  • docxDe_cuong_lich_su_lop_11_HKI.docx