Đề cương hóa lớp 11 - Chương I: Sự điện li

docx 12 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 5486Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương hóa lớp 11 - Chương I: Sự điện li", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương hóa lớp 11 - Chương I: Sự điện li
CHƯƠNG I: SỰ ĐIỆN LI
Bài 1: SỰ ĐIỆN LI
PHẦN 1: LÍ THUYẾT
Viết phương trình điện li của những chất sau đây (nếu có):
K2CO3, BaSO4, Al(NO3)3, CaCO3, Na3PO4, (NH4)2SO4.
NaHSO3, AgCl, Ca(HCO3)2, Fe2(SO4)3, AlCl3, CH3COONa.
Mg(OH)2, Ba(OH)2, KOH, Fe(OH)3, Al(OH)3. 
HNO3, FeCl3, CuSO4, MgCl2, Al2(SO4)3, Mg(NO3)2.
Viết phương trình điện li (nếu có) của các chất sau:
Kali cacbonat.
Kali penmanganat.
Nhôm nitrat.
Canxi axetat
Sắt (II) nitrat.
Kali hidrosunfat.
Natri sunfua.
Amoni cacbonat.
Bạc clorua.
Hòa tan các chất sau: FeCl3, Fe2(SO4)3, NaCl, KNO3 vào trong cùng một dung dịch tathu được ion nào?
Viết công thức hóa học của những chất mà sự điện li cho các ion sau:
Fe3+ và SO42−.
Ca2+ và Cl−.
Al3+ và NO3−.
K+ VÀ PO43−.
Zn2+ và NO3−.
PHẦN 2: BÀI TẬP
Vấn đề 1: Bài tập tính nồng độ ion
Tính nồng độ mol/l của các ion có trong các dd sau:
2 lít dd có hòa tan 0,3 mol NaCl.
150 ml dd có hòa tan 6,39 g Al(NO3)3.
Dd K2SO4 0,5 M.
Dd HNO3 20% (khối lượng riêng D = 1,054 g/ml).
Hòa tan 12,5 g CuSO4.5H2O vào một lượng nước vừa đủ thành 200 ml dd.
1,5 lít dd có 58,5 g NaCl và 11,1 g CaCl2.
Trộn 200 ml dd chứa 7,3 g HCl và 9,8 g H2SO4.
Trộn lẫn 400 ml dd NaOH 0,5 M và 200 ml dd NaOH 20% (d = 1,33 g/ml).
Tính số mol các ion có trong:
50 ml dd BaCl2 0,8 M.
150 ml dd Ca(NO3)2 0,5 M.
120 ml dd Fe2(SO4)3 0,2 M.
Cho 50 ml dd Ba(OH)2 2 M. Tính nồng độ mol/l của ion Ba2+, ion OH− trong dung dịch thu được khi:
Thêm vào dd trên 50 ml H2O.
Đun nóng dd trên để thể tích dd còn 25 ml.
a) Cần lấy 2 muối KCl và K2SO4 với tỉ lệ số mol như thế nào để phan chế được hai dd có chứa cùng số mol K+?
Cần lấy 2 muối MgSO4 và Al2(SO4)3 với tỉ lệ số mol như thế nào để pha chế được hai dd chứa cùng số mol SO42−? 
Vấn đề 2: Bài tập về độ điện ly (α)
Nồng độ ion H+ trong dd CH3COOH 0,1 M là 0,0013 mol/l. Tính độ điện li α (là tỉ số giữa số phân tử phân ly thành ion và tổng số phân tử trong dd)?
Dd CH3COOH 1,2 M, biết rằng chỉ có 1,4% số phân tử phân li thành ion. Tính nồng độ mol/l của các ion trong dd.
Hòa tan 14,9 g KCl vào một lượng nước vừa đủ 0,5 lít dd biết độ điện li của KCl là 0,85. Tính nồng độ mol/l của các ion trong dd.
Vấn đề 3: Định luật bảo toàn điện tích
Kết quả xác định nồng độ mol của các ion trong một dd như sau: Na+: 0,05 M, Ca2+: 0,01 M, NO3−: 0,01 M, Cl−: 0,04 M, HCO3−: 0,025 M. Hỏi kết quả này đúng hay sai? Tại sao?
Trong 1 dd có chứa a mol Ca2+, b mol Mg2+, c mol Cl− và d mol NO3−.
Lập biểu thức liên hệ giữa a, b, c, d.
a = 0,01; c = 0,01; d = 0,03 thì bằng bao nhiêu? Tính khối lượng muối khan thu được khi cô cạn dd.
Dd A: 0,1 mol M2+; 0,2 mol Al3+; 0,3 mol SO42− và Cl−. Khi cô cạn ddA thu được 47,7 gam rắn. Xác định M.
Một dung dịch chứa 0,2 mol Al3+, a mol SO42−, 0,25 mol Mg2+, 0,5 mol Cl−. Cô cạn dd này thu được bao nhiêu gam muối khan?
Một dd có chứa các ion sau: Fe2+: 0,1 mol; Al3+: 0,2 mol; Cl−: SO42−. Cô cạn dung dịch thu được 46,9 g muối. Tính số mol của 2 ion trong dd trên?
Một dd A chứa 0,04 mol Al3+, 0,01 mol Mg2+, 0,07 mol SO42−. Muốn có dung dịch này thì phải hòa tan vào nước muối nào, khối lượng bao nhiêu gam?
Một dd X có chứa 0,01 mol Ba2+; 0,01 mol NO3−; a mol OH− và b mol Na+. Để trung hòa 1/2 dd X người ta cần dùng 200 mol dd HCl 0,1 M. Tính khối lượng chất rắn thu được khi cô cạn dd X.
BÀI 2: AXIT – BAZƠ – MUỐI
PHẦN 1: LÍ THUYẾT
Viết phương trình điện li của các đa axit sau:
H2CO3.
H2S.
H2SO3.
H3PO4.
Nêu hiện tượng và giải thích hiện tượng bằng phương trình phản ứng các thí nghiệm sau:
Nhỏ từ từ đến dư dd NaOH vào ống nghiệm có chứa Al(NO3)3.
Nhỏ phenolphtalein vào dd NaOH; sau đó nhỏ thêm từ từ dd HCl vào cho đến dư.
Chỉ dùng quỳ tím, hãy nhận biết các dd mất nhãn sau:
HCl, Na2SO4, NaCl, Ba(OH)2, NaOH.
NH4Cl, Na2SO4, K2S, Pb(NO3)2.
PHẦN 2: BÀI TẬP
Vấn đề 1: Bài tập axit tác dụng với bazơ
Để trung hòa 25 ml dd H2SO4 thì phải dùng hết 50 ml dd NaOH 0,5 M. Tính CM của dd axit?
Trộn lẫn 15 ml dd NaOH 2 M vào 10 ml dd H2SO4 1,5 M. Cho biết dd thu được còn dư axit, dư bazơ hay trung hòa?
Trộn lẫn 100 ml dd KOH 1 M với 100 ml dd HCl 0,5 M được dd D.
Tính CM của ion OH− trong dd D.
Tính thể tích dd H2SO4 1 M đủ để trung hòa dd D?
Đổ 10 ml dd KOH vào 15 ml dd H2SO4 0,5 M, dd vẫn còn dư axit. Thêm 3 ml dd NaOH 1 M vào thì dd được trung hòa. Hãy xác định nồng độ mol/l của dd KOH.
Trộn 200 ml dd HCl 0,1 M với 100 ml dd HNO3 0,1 M thu được dd A. Tính thể tích dd Ba(OH)2 0,02 M cần dùng để trung hòa hết dd A.
Trộn lẫn dd HCl 0,2 M và dd H2SO4 0,1 M theo tỉ lệ 1 : 1 về thể tích. Để trung hòa 100 ml dd thu được cần bao nhiêu ml dd Ba(OH)2 0,02 M?
Tính nồng độ mol/l của dd H2SO4 và dd NaOH biết rằng:
Thí nghiệm 1: 30 ml dd H2SO4 được trung hòa hết bởi 20 ml dd NaOH và 10 ml dd KOH 2 M.
Thí nghiệm 2: 30 ml dd NaOH được trung hòa hết bởi 20 ml dd H2SO4 và 5 ml dd HCl 1 M.
Tính nồng độ mol/l của dd HNO3 và dd KOH biết rằng:
Thí nghiệm 1: 20 ml dd HNO3 được trung hòa bởi 60 ml dd KOH.
Thí nghiệm 2: 20 ml dd HNO3 khi tác dụng với 2 g CuO thì được trung hòa hết bởi 10 ml dd KOH.
Để trung hòa 250 ml dd X gồm HCl 1 M và H2SO4 0,5 M cần dùng V (l) dd Y gồm NaOH 0,2 M và Ca(OH)2 0,3 M. Tính V (l) dd Y đã dùng.
Dd X gồm 3 axit: 100 ml dd HCl 1 M; 200 ml dd H2SO4 0,5 M; 100 ml dd HNO3 1,5 M. Để trung hòa dd X cần đúng 1 lít dd Y gồm NaOH CM và KOH 0,05 M. Tính nồng độ NaOH CM cần dùng?
Trộn lẫn 250 ml dd X gồm HNO3 2M và H2SO4 0,5 M vào 250 ml dd Y gồm KOH 0,5 M và Ba(OH)2 Xm. Sau phản ứng thu được dd có nồng độ ion H+ là 0,5 M. Tìm nồng độ dd Ba(OH)2 x M đã dùng?
Vấn đề 2: Bài tại hidroxit lưỡng tính
Chia 19,8 g Zn(OH)2 làm hai phần bằng nhau.
Đổ 150 ml dd H2SO4 1 M vào phần 1. Tính khối lượng muối tạo thành.
Đổ 150 ml dd NaOH 1 M vào phần 2. Tính khối lượng muối tạo thành.
Cho một lượng Al(OH)3 tác dụng vừa đủ với 0,3 lít dd HCl 1 M. Để hòa tan hết lượng Al(OH)3 này cần dùng bao nhiêu gam dd KOH 14%?
Chia m (g) Zn(OH)2 thành hai phần bằng nhau:
Phần 1: tan hết trong 100 ml dd KOH 1,25 M.
Phần 2: Cho vào cốc chứa V ml dd HCl 1,6 M. Axit còn dư sau đủ hòa tan hết 1,05 g sắt bột. Tính giá trị của m và V.
Để hòa tan hết m (g) Zn(OH)2 cần dùng hết 36,75 g dd H2SO4 16%. Nếu lấy 1/3 lượng Zn(OH)2 ban đầu cho vào cốc chứa V ml dd KOH 0,5 M thì phản ứng hết và sinh ra x (g) muối. Tinshh m, V và x.
Cho hh X gồm 10,92 g Al(OH)3 và 7,92 g Zn(OH)2 vào 200 ml dd KOH CM phản ứng vừa đủ để hòa tan hết hh trên. Nếu cho cùng lượng hh X trên tác dụng với dd HNO3 loãng dư thì sau phản ứng đem cô cạn dd sẽ thu được a (g) muối khan. Tính a và CM.
Thêm 700 ml dd NaOH 1 M vào 100 ml dd Al2(SO4)3 1M. Tính nồng độ các ion trong dd sau phản ứng.
Thêm 500 ml dd NaOH 1 M vào 100 ml dd ZnSO4 1 M. Tính nồng độ các ion trong dd sau phản ứng.
Cho 120 ml dd AlCl3 1 M vào 200 ml dd NaOH 2 M. Tính khối lượng kết tủa sinh ra sau phản ứng.
Cho 120 ml dd ZnCl2 1 M vào 200 ml dd NaOH 2 M. Tính khối lượng kết tủa sinh ra sau phản ứng.
Cho 250 ml dd Al2(SO4)3 0,6 M và 950 ml dd KOH 1 M. Sau phản ứng có kết tủa sinh ra hay không? Nếu có thì khối lượng kết tủa là bao nhiêu gam?
Cho 200 ml AlCl3 1 M tác dụng với V (l) dd KOH 0,2 M thu được 7,8 gam kết tủa. Tính V (l) dd KOH đã dùng?
Khi cho 130 ml AlCl3 0,1 M tác dụng với 20 ml dd NaOH, thu được 0,936 g kết tủa. Tính nồng độ mol/l của dd NaOH.
Cho 100 ml Al2(SO4)3 1,5 M tác dụng với 250 ml dd NaOH, thu được 3,9 g kết tủa. Tính nồng độ mol/l của dd NaOH.
Cho 0,5 lít dd Al(NO3)3 1M tác dụng với 250 ml dd gồm NaOH 0,2 M và KOH x M. Sau phản ứng thu được 15,6 g kết tủa. Tính x?
Cho 150 ml dd Al(NO3)3 1 M vào V ml dd KOH 1 M thì sau phản ứng có 4,68 g kết tủa xuất hiện. Tính giá trị lớn nhất của V. Biết rằng các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Cho 100 ml dd AlCl3 1,6 M vào V lít dd NaOH 0,8 M thì sau phản ứng xuất hiện 3,12 g kết tủa. Tính giá trị của V, giả sử phản ứng đạt hiệu suất 100%.
BÀI 3: SỰ ĐIỆN LI CỦA H2O – pH. CHẤT CHỈ THỊ AXIT – BAZƠ
Vấn đề 1: Tính pH của dung dịch 
Tính pH của các dd sau:
Dd HCl 1 M.
Dd NaOH 0,1M.
Dd KOH 0,003 M.
Dd H2SO4 0,0005 M.
Dd Ba(OH)2 0,04 M.
Tính nồng độ mol/l của các dd sau:
Dd HCl có pH = 2. 
Dd H2SO4 có pH = 4.
Dd NaOH có pH = 11.
Dd Ba(OH)2 có pH = 8.
Tính pH của các dd thu được khi:
Hòa tan 50 ml dd HCl 2 M vào 450 ml nước.
Trộn 100 ml dd NaOH 0,01 M với 150 ml dd KOH 0,02 M.
Trộn 200 ml dd H2SO4 0,01 M với 100 ml dd HCl 0,02 M.
Vấn đề 2: Cho pH, tính lượng chất
Tính khối lượng HNO3 cần để điều chế 250 ml dd có pH = 2.
Tính khối lượng KOH cần để điều chế 300 ml dd có pH = 11.
Tính khối lượng Ba(OH)2 cần để điều chế 400 ml dd có pH = 11.
Tính khối lượng m trong các trường hợp sau:
Cho m (g) HCl vào nước thu được 2,5 (lít) dd có pH = 3.
Cho m (g) H2SO4 vào nước thu được 2,5 lít dd có pH = 2.
Cho m (g) Na vào nước, thu được 1,5 lít dd có pH = 13. 
Cho m (g) Na2O vào nước, thu được 1,5 lít dd có pH = 13.
Cho m (g) BaO vào nước thu được 2 lít dd có pH = 13. 
Vấn đề 3: Bài tập về pha loãng
Pha thêm 30 ml nước vào 20 ml dd có pH = 3. Tính pH của dd muối?
Cần cho thêm bao nhiêu ml nước vào 100 ml dd HCl 0,01 M để thu được dd có pH = 4?
Cần cho thêm bao nhiêu gam HCl vào 100 ml dd HCl 0,001 M để thu được dd có pH = 2?
Cần cho thêm bao nhiêu ml nước vào 100 ml dd NaOH 0,01 M để thu được dd có pH = 10?
Cần pha loãng dd KOH 0,001 M bao nhiêu lần để thu được dd có pH = 9?
Pha loãng dd H2SO4 có pH = 1 bao nhiêu lần để thu được dd mới có pH = 3?
Một dd HCl có pH = 4. Cần pha loãng dd này bằng nước bao nhiêu lần để có dd HCl mới có pH = 5?
Một dd NaOH có pH = 12. Cần thêm một thể tích nước bằng bao nhiêu lần thể tích dd NaOH để thu được dd NaOH mới có pH = 10?
Cho V1 (l) dd A có pH = 3. Khi thêm vào dd A trên một thể tích nước thì thu được V2 (l) dd B có pH = 4.
Thiết lập biểu thức liên hệ giữa V1 và V2.
Tính thể tích nước đã thêm vào theo V1.
Cho V1 (l) dd A có pH = 13. Khi thêm vào dd A một thể tích nước thì thu được V2 (l) dd B có pH = 11. Tính thể tích nước thêm vào?
Vấn đề 4: Tính pH khi trộn axit với bazơ
Cho 500 ml dd H2SO4 0,4 M vào 500 ml dd NaOH 1,2 M. Tính pH của dd sau phản ứng.
Trộn lẫn 150 ml dd HCl 0,15 M với 50 ml dd NaOH 0,4 M.
Tính khối lượng muối sinh ra.
Tính độ pH của dd tạo thành.
Cho 300 ml dd NaOH 4 M tác dụng hoàn toàn với 200 ml dd X gồm (dd HCl 1 M và dd H2SO4 2 M). Tính pH của dd sau khi phản ứng.
Cho 300 ml dd HCl 4 M tác dụng hoàn toàn với dd A gồm (dd NaOH 1 M và dd Ba(OH)2 2 M). Tính pH của dd sau khi phản ứng.
Tính V ml dd HCl 0,094 M cần cho vào 200 ml dd NaOH 0,2 M để dd thu được có pH = 2.
Cho 100 ml dd H2SO4 có pH = 2 vào 100 ml dd NaOH 0,01 M.
Tính nồng độ mol/lít của dd thu được.
Suy ra pH của dd.
Trộn 300 ml dd HCl có pH = 0 với 200 ml dd NaOH thì được dd A có pH = 1.
Tính nồng độ mol/lít của dd HCl và NaOH ban đầu.
Tính nồng độ mol/lít của các ion trong dd thu được.
Các chất trong dd tạo ra và pH của dd này.
BÀI 4: PHẢN ỨNG TRAO ĐỔI ION
Phần 1: LÍ THUYẾT
Viết phương trình phân tử, phương trình ion và ion rút gọn (nếu có) khi trộn lẫn:
KCl và AgNO3.
Al2(SO4)3 và Ba(NO3)2.
FeSO4 và NaOH.
Na2S và HCl.
K2CO3 và H2SO4.
BaCl2 và KOH.
NaNO3 và CuSO4.
Ba(NO3)2 và K2SO4.
Viết phương trình phản ứng phân tử, phương trình ion đầy đủ và thu gọn các phản ứng sau (nếu có):
Bari nitrat + axit sunfuric → 
Kali cacbonat + axit clohidric →
Axit photphoric + bari hidroxit →
Axit sunfuahidric + chì nitrat → 
Canxi hidroxit (dư) + khí cacbonic →
Canxi clorua + natri photphat →
Sắt (III) clorua + kali hidroxit →
Natri sunfit + axit sunfuric →
AlCl3 + NH3 + H2O →
Hoàn thành phương trình phân tử, viết phương trình ion đầy đủ và ion rút gọn của các phản ứng sau:
CaCl2 + ? → CaCO3 + ?
FeS + ? → FeCl2 + ?
Fe2(SO4)3 + ? → K2SO4 + ?
BaCO3 + ? → Ba(NO3)2 + ?
Na2SiO3 + ? → H2SiO3 + ?
AlBr3 + ? → Al(OH)3 + ?
Viết phương trình phân tử và phản ứng có phương trình ion rút gọn như sau:
Pb2+ + SO42− → PbSO4↓
Mg2+ + 2OH− → Mg(OH)2↓
S2− + 2H+ → H2S↑
Fe3+ + 3OH− → Fe(OH)3
2H+ + CO32− → H2O + CO2↑
3Ca2+ + 2PO43− → Ca3(PO4)2
NH4+ + OH− → NH3↑ + H2O
HSO3−+ OH− → SO32− + H2O
Viết phương trình phân tử từ phương trình ion rút gọn sau:
2H+ + MgO → Mg2+ + H2O
2H+ + Cu(OH)2 → Cu2+ + 2H2O 
H3O+ + OH−→ 2H2O
NH4+ + OH− → NH3↑ + H2O
Al(OH)3 + OH− → AlO2− + 2H2O
CaCO3 + 2H+ → Ca2+ + CO2↑ + H2O
Trong dung dịch có thể tồn tại đồng thời các io sau được không? Tại sao?
Na+, Cu2+, Cl−, OH−.
K+, Fe2+, Cl−, SO42−.
K+, Ba2+, Cl−,SO42−.
Ag+, NO3−, Na+, Cl−.
PHẦN 2: BÀI TẬP
Trộn 100 ml dd FeCl3 0,1 M với 500 ml dd NaOH 0,1 M thu được dd D và m gam kết tủa.
Tính nồng độ các ion trong D.
Tính m.
Người ta hòa tan 24 gam MgSO4 vào nước để được 800 ml dd.
Tính nồng độ mol của MgSO4 và của các ion có trong dd.
Tính thể tích dd KOH 0,5 M cần làm kết tủa ion Mg2+.
Tính thể tích dd BaCl2 0,5 M cần để làm kết tủa hết ion SO42−.
Cho 300 ml dd A có chứa các ion Na+, NH4+, SO42−, Cl−. Chia dd A làm 3 phần bằng nhau.
Phần 1: Cho tác dụng với dd NaOH dư thì thu được 448 ml khí ở đktc.
Phần 2: Cho tác dụng với dd axit H2SO4 dư thì thu được 23,3 gam kết tủa.
Phần 3: Cho tác dụng với AgNO3 dư thì thu được 14,35 gam kết tủa.
Tính nồng độ từng ion trong dd.
Hòa tan 0,24 mol FeCl3 và 0,16 mol Al2(SO4)3 vào dd chứa 0,4 mol H2SO4 được dd X. Thêm 1,3 mol Ba(OH)2 nguyên chất vào dd X thấy xuất hiện kết tủa Y. Tính khối lượng của Y.
Trộn V lít dd CuCl2 0,2 M với V/2 lít dd MgCl2 0,1 M thu được dd A. Thêm từ từ vào dd A một lượng 500 ml dd NaOH 0,4 M thì thấy phản ứng vừa đủ sinh ra m (g) kết tủa. Tính m và V.
Một dd chứa các ion Ca2+, Al3+, Cl−. Để làm kết tủa hết Cl− trong 200 ml cần dùng 140 ml dd AgNO3 1 M. Khi cô cạn 200 ml dd X thì thu được 6,78 g hỗn hợp 2 muối khan. Tính nồng độ các ion trong X.
Cho m gam Na vào 250 ml dd hỗn hợp gồm HCl 0,5 M và AlCl3 0,4 M thu được (m – 3,995) gam kết tủa.
Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
Tính giá trị m.
CHƯƠNG II. NITƠ – PHOTPHO
BÀI 7: NITƠ
PHẦN 1: LÍ THUYẾT
Vấn đề 1: Tính chất hóa học – Chuỗi phản ứng – Chứng minh
Hoàn thành sơ đồ chuyển hóa sau:
NH3 → N2 → NO → NO2
	Na3N 
Trình bày cấu tạo của phân tử N2. Vì sao ở điều kiện thường, nitơ là chất trơ? Ở điều kiện nào nitơ trở nên hoạt động hơn?
Xác định số oxi hóa của nitơ trong các hợp chất sau: NO, NO2, NH3, NH4Cl, N2O, N2O3, N2O5, Mg3N2.
Nêu một số hợp chất trong đó nitơ có số oxi hóa: -3; +3; +5.
Viết 2 ptpư chứng minh nitơ có tính khử và tính oxi hóa?
Viết pt hóa học của phản ứng tạo thành khi cho liti và nhôm tác dụng trực tiếp với nitơ.
Dựa vào độ âm điện của các nguyên tố, hãy giải thích tại sao tính phi kim của nitơ yếu hơn oxi và càng yếu hơn flo?
Vấn đề 2: Nhận biết – Tinh thể
Bằng phương pháp hóa học, phân biệt các chất khí sau:
O2, H2S, N2, Cl2.
O2, Cl2, HCl, N2.
N2, CO2, SO2, O2.
Làm thế nào để thu được khí nitơ tinh khiết từ hỗn hợp các chất khí sau:
N2, CO2, N2, SO2, Cl2, HCl.
PHẦN 2: BÀI TẬP
Trộn 3,36 lít khí H2 đktc với N2 có xúc tác, sau một thời gian thu được 0,56 lít NH3 đkct. Tính hiệu suất phản ứng?
Từ 2 lít N2 có thể điều chế được bao nhiêu lít NH3? Biết hiệu suất phản ứng đạt 70%.
Người ta thực hiện phản ứng tổng hợp NH3 từ 84 g N2 và 12 g H2. Sau phản ứng thu được 25,5 g NH3.
Tính % thể tích hỗn hợp sau phản ứng.
Tính hiệu suất của phản ứng.
Cần lấy bao nhiêu lít khí N2 và H2 để điều chế được 6,72 lít khí ammoniac? Biết thể tích các khí đo cùng đk nhiệt độ, áp suất và hiệu suất phản ứng là 25%.
Cần lấy bao nhiêu lít khí N2 và H2 để điều chế được 51 g khí ammoniac? Biết thể tích các khí đo cùng đktc và hiệu suất phản ứng là 25%.
Cho 2 lít N2 và 8 lít H2 vào bình kính (xúc tác, điều kiện có đủ). Tính thể tích mỗi khí sau phản ứng biết H = 80%.
Cho 4 lít N2 và 8 lít H2 vào bình kín (xúc tác, điều kiện có đủ). Tính thể tích mỗi khí sau phản ứng biết H = 30%.
Bơm 2 lít khí N2 vào lọ đựng 10 lít không khí. Tính thể tích NO2 tạo thành và thành phần % thể tích hỗn hợp khí thu được. Biết phản ứng xảy ra hoàn toàn và thể tích các khí đo ở cùng đk.
Cho 4 lít N2 và 14 lít H2 vào bình phản ứng. Hỗn hợp thu được sau phản ứng có thể tích bằng 16,4 lít. Biết các khí đo được cùng đk nhiệt độ, áp suất. Tính thể tích khí NH3 tạo thành và hiệu suất phản ứng?
Cho 5 lít N2 và 10 lít H2 vào bình phản ứng. Hỗn hợp thu được sau phản ứng có thể tích bằng 9 lít. Biết các khí được đo cùng đk nhiệt độ, áp suất. Tính thể tích khí NH3 tạo thành và hiệu suất phản ứng?
Cho x mol N2 và 12 mol H2 vào bình kính dung tích 10 lít. Tại thời điểm cân bằng có 4,8 mol NH3 tạo thành. Biết hiệu suất phản ứng là 60%. Tìm x.
Nén hỗn hợp khí gồm 2 mol N2 và 7 mol H2 trong bình phản ứng có xúc tác thích hợp, nhiệt độ bình giữ không đổi ở 4500C. Sau phản ứng thu được 8,2 mol hỗn hợp khí.
Tính % số mol N2 đã phản ứng?
Tính thể tích ở đktc khí ammoniac tạo thành?
Nén 2 mol N2 và 8 mol H2 vào bình kín có thể tích 2 lít (có xúc tác). Tại thời điểm cân bằng đưa bình về nhiệt độ ban đầu thấy áp suất giảm đi 20% so với ban đầu. Tính hiệu suất phản ứng.
Cho 3 mol N2 và 8 mol H2 vào bình kín có thể tích không đổi chứa sẵn chất xúc tác (thể tích không đáng kể). Bật tia lửa điện có phản ứng xảy ra, sau đó đưa về nhiệt độ ban đầu thì thấy áp suất giảm 10% so với áp suất ban đầu. Tính % thể tích N2 sau phản ứng?
Cho 8 mol hh N2 và H2 trộn theo tỉ lệ 1:3 về thể tích nung trong bình kín. Sau phản ứng thu được 34 g NH3.
Tính % hh khí sau pư.
Tính H pư.
Cho 60 lít hh N2 và H2 trộn theo tỉ lệ 1:3 về số mol cho vào bình kín nung nóng.
Tính % thể tích hh khí sau pư, biết H = 20%.
Tính áp suất hh khí sau pư biết áp suất ban đầu là 10 atm.
Trong một bình kín chứa 5 lít N2 và 10 lít H2 ở 00C và 5 atm. Sau phản ứng tổng hợp NH3, đưa bình về 00C. Áp suất trong bình sau phản ứng là bao nhiêu biết có 40% N2 tham gia phản ứng?
Cho 1 mol hỗn hợp N2 và H2 vào bình kín có t1 = 150C và áp suất P1 (cho VN2:VH2 = 1:3). Tại thời điểm cân bằng t2 = 6630C và áp suất P2 = 2,5P1. Tính hiệu suất phản ứng.
Điều chế NH3 từ hỗn hợp gồm N2 và H2 (tỉ lệ mol 1:3). Tỉ khối của hỗn hợp trước so với hỗn hợp sau phản ứng là 0,6. Tính hiệu suất phản ứng.
BÀI 8: AMONIAC VÀ MUỐI AMONI
PHẦN 1: LÍ THUYẾT
Vấn đề 1: Tính chất hóa học – Chuỗi phản ứng – Chứng minh – Giải thích hiện tượng – Điều chế:
Hoàn thành sơ đồ phản ứng:
Khí A Dung dịch A B Khí A C D + H2O.
Biết A là hợp chất của nitơ.
Hoàn thành sơ đồ chuyển hóa sau:
NH3 N2 NH3 NH4HSO4 (NH4)2SO4 NH3 NH4Cl NO NO2.
Bổ túc các phương trình hóa học sau: 
NH4NO2 ? + ?
? N2O + H2O
(NH4)2SO4 + ? ? + Na2SO4 + H2O
? NH3 + CO2 + H2O
? + OH− NH3 + ?
(NH4)2Cr2O7 N2 + Cr2O3 + ?
Cho sơ đồ các phản ứng hóa học sau:
Khí X + H2O dung dịch X
X dư + H2SO4 Y
Y + NaOH đặc X
X + HNO3 Z
Z T + H2O
Xác định X, Y, Z, T biết chúng đều chứa nguyên tố nitơ.
Nêu tính chất hóa học đặc trưng của ammoniac? Viết các phản ứng hóa học minh họa? tại sao nói ammoniac là 1 bazơ yếu?
Trong phản ứng nhiệt phân các muối NH4NO2 và NH4NO3, số oxi hóa của nguyên tử nitơ biến đổi như thế nào? Nguyên tử nitơ trong ion nào của muối đóng vai trò chất khử và nguyên tử nitơ trong ion nào của muối đóng vai trò chất oxi hóa?
Có phản ứng nào xảy ra với NH3 trong đó số oxi hóa của nitơ:
Tăng.
 Giảm.
Không đổi.
Giải thích và viết phương trình phản ứng minh họa.
Viết phương trình phân tử, phương trình ion rút gọn của phản ứng giữa dung dịch (NH4)3PO4 với:
Dung dịch NaOH.
Dung dịch Ba(OH)2.
Dung dịch CaCl2.
Viết phương trình hóa học khi nhỏ từ từ dung dịch NH3 đến dư vào từng dung dịch sau:
Fe(NO3)3.
AlCl3.
Từ nước, không khí, lưu huỳnh và các chất vô cơ cần thiết, viết phương trình điều chế amoni nitrat, amoni sunfat.
Cho một vài giọt phenolphtalein vào ống nghiệm chứa dd NH3 rồi sau đó thêm từ từ dd HCl đến dư. Dự đoán và giải thích hiện tượng.
Nêu hiện tượng xảy ra, viết các phương trình hóa học minh họa khi cho khí amoniac tác dụng với oxi không khí khi có platin làm xúc tác ở nhiệt 850 – 9000C.
Vấn đề 2: Nhận biết – Tinh chế - Tách chất
Phân biệt các chất khí sau bằng phương pháp hóa học:
N2, O2, NH3.
NH3, O2, SO2.
NH3, Cl2, SO2.
Trình bày phương pháp hóa học để nhận biết các dung dịch:
Na2SO4, NH4Cl, (NH4)2SO4.
NH4NO3, NH4Cl, 

Tài liệu đính kèm:

  • docxDE_CUONG_HOA_LOP_11_HK1.docx