Đề thi chọn học sinh giỏi Ngữ văn lớp 6 - Năm học 2013-2014 - Trường THCS Lý Tự Trọng

doc 6 trang Người đăng dothuong Lượt xem 503Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi Ngữ văn lớp 6 - Năm học 2013-2014 - Trường THCS Lý Tự Trọng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi Ngữ văn lớp 6 - Năm học 2013-2014 - Trường THCS Lý Tự Trọng
PHÒNG GD&ĐT- TP NINH BÌNH
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 6
Trường THCS Lý Tự Trọng
Năm học 2013-2014
Môn: Ngữ văn
Thời gian làm bài 150 phút
Câu 1. ( 3 điểm) Cho đoạn văn sau:  	 “Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người.” 
      Hãy chỉ ra và nêu rõ tác dụng của phép tu từ được dùng trong đoạn văn trên.  
Câu 2.   (5,0 điểm):   
Trong bài thơ “Lượm” (Ngữ văn 6, tập II) Tố Hữu đã viết:
Cháu nằm trên lúa
Tay nắm chặt bông
Lúa thơm mùi sữa
Hồn bay giữa đồng 
Lượm ơi, còn không?
Nêu cảm nhận của em về đoạn thơ trên.
Câu 3: (12 điểm)Hãy kể lại giấc mơ gặp và trò chuyện cùng Thánh Gióng. Trong cuộc đối thoại, Thánh Gióng đã khuyên em cần phải làm thế nào để trở thành tráng sĩ? 
Người ra đề
Tổ trưởng chuyên môn
P. Hiệu trưởng
Lý Thị Phong Lan
Nguyễn Thanh Xuân
Đoàn Quốc Thợi
PHÒNG GD&ĐT- TP NINH BÌNH
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN 
Trường THCS Lý Tự Trọng
THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 6
	Năm học 2013-2014
Câu 1 (3điểm)	
a.- HS chỉ ra được phép tu từ sử dụng trong khổ thơ trên:
+ Sử dụng biện pháp tu từ nhân hoá.( Dùng những từ ngữ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của tre) (0,5điểm)
+ Nh÷ng tõ ng÷ cho ta biÕt ®iÒu ®ã lµ: chống lại, xung phong, giữ, hi sinh, bảo vệ (0,5điểm)
 - Nêu được tác dụng của hình ảnh nhân hoá: 
 + BiÖn ph¸p nh©n hãa ®· ca ngợi vẻ đẹp bình dị và những phẩm chất quý báu của cây tre: tre là vũ khí, thứ vũ khí thô sơ nhưng lợi hại có thế chống lại sắt thép của quân thù. Và tre còn là chiến sĩ, là đồng chí đồng đội cùng nhân dân chiến đấu, chiến thắng. Tre được nhân hoá với bao hành động cao cả của con người, cống hiến cho cuộc kháng chiến: xung phong, hi sinh, giữ làng, giữ nước.( 1,5 điểm)
 	+ Qua đó tác giả muốn khẳng định: cây tre là biểu tượng của đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam.(0,5 điểm)
Câu 2 (5 điểm)
* Yêu cầu về kỹ năng : Học sinh viết thành đoạn văn hoặc bài văn cảm thụ hoàn chỉnh. Diễn đạt tốt, hành văn mạch lạc, trong sáng, không mắc các lỗi chính tả. Văn viết có cảm xúc.
* Nội dung: Cần đạt được những ý cơ bản sau: 
- Đoạn thơ thể hiện tâm trạng xúc động, nỗi đau xót nghẹn ngào của tác giả khi nghe tin Lượm hi sinh
-Bốn câu đầu:
+ Hình ảnh Lượmn nằm yên nghỉ giữa cánh đồng quê hương với hương thơm lúa non thanh khiết bao phủ. Hình ảnh Lượm hi sinh mà tay nắm chặt bông gợi cho ta biết bao cảm xúc. Lượm vẫn chỉ là một cậu bé, cánh tay ấy như đang muốn níu kéo sự sống.
+ Cảnh tượng cánh đồng lúa thơm mùi sữa là một cảnh tượng có thật nhưng đem đến cho ta liên tưởng : Lượm như đang nằm trong vành nôi của người mẹ, của vùng đất mẹ thân yêu. Dòng sữa mẹ đã nuôi dưỡng em thành người chiến sĩ nhỏ và đến khi phải lìa xa cuộc sống thì em vẫn muốn là một em bé, muốn trở về cõi vĩnh hằng trong sự ngọt ngào của mùi hương sữa mẹ.
+ Nếu như ở trên tác giả gọi Lượm là “ đồng chí”thì ở đây tác giả lại gọi là : “ cháu”.Sự thay đổi cách xưng hô cho thấy sự thay đổi về mặt tình cảm. Tác giả lại trở về với tình cảm chú cháu thân thiết và đó cũng là cách để trả Lượm về với tuổi thơ của mình.
+ Nếu cánh đồng là sự hưũ hình thì “ hồn bay” lại là sự vô hình bất tử. Điều này làm cho cái chết của Lượm trở thành bất tử. Linh hồn trong sáng bé bỏng của em đã hoá thân với thiên nhiên, với đất trời.
+ Câu thơ kết thúc bằng dấu ba chấm biểu hiện những điều, những cảm xúc thiêng liêng không thể nói hết được.
- Câu thơ cuối: Lượm ơi, còn không?
+ Câu thơ tách riêng, là một câu hỏi tu từ gieo vào lòng người cảm giác bâng khuâng bùi ngùi, chua xót, ngỡ ngàng như không muốn tin vào sự thật trước sự ra đi của chú bé Lượm. Nó như một câu hỏi xoáy sâu vào lòng người đọc. Câu thơ thể hiện nỗi day dứt, sự yêu mến cảm phục của tác giả.
* Cho điểm: 
- Điểm 6: Đạt tốt các yêu cầu trên
- Điểm 4-5: Đạt 2/3 các yêu cầu hay có chạm ý nhưng cảm xúc chưa sâu sắc, diễn đạt chưa trôi chảy.
-Điểm 3: Đạt 1/2yêu cầu trên.
- Điểm 1-2: Bài viết sơ sài, không có khả năng cảm thụ văn học.
Câu 3(12 điểm)
(12 điểm)
1, Yêu cầu:
a,Về hình thức: Biết làm bài văn kể chuyện sáng tạo( gặp gỡ với nhân vật trong truyền thuyết đã học ), bố cục mạnh lạc, rõ ràng, diễn đạt trong sáng, ít mắc lỗi dùng từ, đặt câu, chính tả. HS biết vận dụng những kiến thức đã học vè ngôi kể, lời kể, thứ tự kể và cách làm bài văn kể truyện tưởn tượng.
b, Về nội dung: 
* Mở bài: Giới thiệu giấc mơ gặp Thánh Gióng(Trong trường hợp nào):
VD: + Sau cuộc thi “ Hội khoẻ Phù Đổng” tôi trở về nhà, tôi thiếp đi và chợt nghe thấy tiếng loa của sứ giả kêu gọi người tài đi đánh giặc ...
* Thân bài:
- Kể lại hoàn cảnh gặp gỡ Thánh Gióng: Tôi đang bước gần một ngôi nhà tranh nhỏ bé, ở sau sân có một tráng sĩ đang luyện võ, anh quay lại nở nụ cười và vẫy tay , tráng sỹ giới thiệu mình là Thánh Gióng.
- Kể lại những nét tiêu biểu, gây ấn tượng về ngoại hình, tác phong của Thánh Gióng như nhân vật tròn truyện kể dân gian : một thanh niên khôi ngô, tuấn tú, thân hình vạm vỡ, vẻ thông minh khác lạ, các động tác tập luyện mạnh mẽ, dứt khoát.
- Kể lại diễn biến tâm trạng của “tôi”trong cuộc gặp gỡ: bất ngờ, vui sướng khác lạ.
- Kể lại cuộc trò truyện thân mật giữa “ tôi” và Thánh Gióng
+ Thánh Gióng nói vè việc tập luyện võ nghệ để bảo vệ xóm làng, còn tôi kể cho Thánh Gióng về cuộc thi “ Hội khoẻ Phù Đổng” được tổ chức hằng năm ở trường học chúng tôi.
+ “ Tôi” thổ lộ mong muốn trở thành tráng sĩ, Thánh Gióng kể lại bí quyết của mình: ăn uống điều độ đúng giờ giấc, hằng ngày chăm chỉ tập luyện thể dục và võ nghệ, đôngd tình với việc tổ chức “ Hội khoẻ Phù Đổng” , khuyên “tôi” nên điều chỉnh giờ học, chăm đọc sách để mở mang tầm hiểu biết.
+ Thánh Gióng nêu lên quan niệm về một tráng sĩ: phải có đaịo đức, kỷ luật tốt, biết giúp đỡ mọi người yêu thương và bảo vệ đồng bào mình.
* Kết bài:
- Kể lại hoàn cảnh tỉnh giấc, cảm nghĩ của “tôi” sau khi tỉnh dậy với giấc mơ lý thú:
+ Đang tập võ thì có tiếng mẹ gọi, chợt nhận ra đây chỉ là một giấc mơ
+ Những cảm xúc, suy nghĩ về lời khuyên của Thánh Gióng và ước mơ vươn vai trở thành dũng sĩ, tự nhủ cùng các bạn noi gương Thánh Gióng để xây dựng, giữ gìn và bảo vệ đất nước ngày càng tươi đẹp.
2, Cho điểm:
 Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên.
 Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, còn một vài lỗi.
 Đáp ứng khoảng 2/3 số yêu cầu trên, còn một số lỗi.
 Đáp ứng khoảng 1/2 số yêu cầu trên, còn một số lỗi. 
 Bài viết sơ sài, mắc nhiều lỗi.
 Bài viết lạc đề. 
12
11- 10
9- 6
5- 3
2- 1
0
Giáo viên nên linh hoạt trong cách đánh giá, cho điểm. Đặc biệt chú ý khuyến khích cho những bài có khả năng diễn đạt tốt, cách viết sáng tạo dù bài viết đó không đảm bảo đầy đủ những yêu cầu trên,.
Người ra hướng dẫn chấm
Tổ trưởng chuyên môn
P. Hiệu trưởng
Lý Thị Phong Lan
Nguyễn Thanh Xuân
Đoàn Quốc Thợi

Tài liệu đính kèm:

  • docDe HSG-TT,TGIONG.doc