Đề 7 ôn tập hóa học lớp 9 học kì 1

doc 12 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1478Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề 7 ôn tập hóa học lớp 9 học kì 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề 7 ôn tập hóa học lớp 9 học kì 1
Điện phân dung dịch natri clorua (NaCl) bão hoà trong bình điện phân có màng ngăn ta thu được hỗn hợp khí là:
A. H2 và O2.	B. H2 và Cl2.	C. O2 và Cl2.	D. Cl2 và HCl
Đáp án: B
Câu 302 (Mức 2)
Để làm sạch dung dịch NaCl có lẫn Na2SO4 ta dùng:
A. Dung dịch AgNO3.	B. Dung dịch HCl.
C. Dung dịch BaCl2.	D. Dung dịch Pb(NO3)2.
Đáp án : C
Câu 303: (Mức 2) 
Hoà tan 50 gam muối ăn vào 200gam nước thu được dung dịch có nồng độ là:
A. 15%.	B. 20%.	C. 18%.	D. 25%
Đáp án: B
Câu 304: (Mức 2)
Để có được dung dịch NaCl 32%, thì khối lượng NaCl cần lấy hoà tan vào 200 gam nước là:
A. 90g.	B. 94,12 g.	C. 100g.	D. 141,18 g.
Đáp án: B
Câu 305: (Mức 2)
Hoà tan 7,18 gam muối NaCl vào 20 gam nước ở 200C thì được dung dịch bão hoà. Độ tan của NaCl ở nhiệt độ đó là:
A. 35g.	B. 35,9g.	C. 53,85g.	D. 71,8g.
Đáp án: B.
Câu 306: (Mức 3)
Hoà tan 10,95 g KNO3 vào 150g nước thì được dung dịch bão hoà ở 200C, độ tan của KNO3 ở nhiệt độ này là:
A. 6,3g.	B. 7 g	C. 7,3 g	D. 7,5 g.
Đáp án: C
Câu 307: (Mức 3)
Hoà tan 5,85 g natri clorua vào nước thu được 50 ml dung dịch. Dung dịch tạo thành có nồng độ mol là:
A. 1M.	B. 1,25M.	C. 2M.	D. 2.75M.
Đáp án: C
BÀI HỌC 11 : PHÂN BÓN HOÁ HỌC
 Câu 308 : (Mức 1) 
Trong các hợp chất sau hợp chất có trong tự nhiên dùng làm phân bón hoá học:
A /CaCO3 	B/Ca3(PO4)2 	C/Ca(OH)2 	D/CaCl2 
Đáp án : B
Câu 309: (Mức 1)
Trong các loại phân bón sau, phân bón hoá học kép là:
A/(NH4)2SO4 	B/Ca (H2PO4)2	 C/KCl 	D/KNO3 
Đáp án : D 
 Câu 310 : (Mức 1)
 Trong các loại phân bón hoá học sau loại nào là phân đạm ?
A/ KCl	 B/Ca3(PO4)2	 C/K2SO4 	D/(NH2)2CO 
Đáp án : D
Câu 311: (Mức 2) 
 Dãy phân bón hoá học chỉ chứa toàn phân bón hoá học đơn là:
A/KNO3 , NH4NO3 , (NH2)2CO
B/ KCl , NH4H2PO4 , Ca(H2PO4)2
C/ (NH4)2SO4 , KCl , Ca(H2PO4)2
D/ (NH4)2SO4 ,KNO3 , NH4Cl 
Đáp án: C 
Câu 312 :(Mức 2)Trong các loại phân bón sau, loại phân bón nào có lượng đạm cao nhất ?
A/ NH4NO3 	B/NH4Cl 	C/(NH4)2SO4 	D/ (NH2)2CO 
Đáp án : D 
Câu 313 : (Mức 1) 
Để nhận biết 2 loại phân bón hoá học là: NH4NO3 và NH4Cl. Ta dùng dung dịch:
A/ NaOH
B/ Ba(OH)2
C/ AgNO3
D/ BaCl2 
 Đáp án : C
Câu 314 : (Mức 2) 
Để nhận biết dung dịch NH4NO3 , Ca3 (PO4)2 , KCl người ta dùng dung dịch :
A/ NaOH	 B/ Ba(OH)2 	C/ KOH	 D/ Na2CO3 
Đáp án: B 
Câu 315 : (Mức 2)
Cho 0,1 mol Ba(OH)2 vào dung dịch NH4NO3 dư thì thể tích thoát ra ở đktc là :
A/ 2,24 lít 	B/ 4,48 lít 	C/ 22,4 lít 	D/ 44,8 lít 
Đáp án: B
Câu 316: (Mức 2) 
Khối lượng của nguyên tố N có trong 200 g (NH4)2SO4 là 
A/ 42,42 g 	B/ 21,21 g 	C/ 24,56 g 	D/ 49,12 g 
Đáp án: A
Câu 317:(Mức 2) 
Phần trăm về khối lượng của nguyên tố N trong (NH2)2CO là :
A/ 32,33% 	B/ 31,81% 	C/ 46,67% 	D/ 63,64% 
Đáp án: C 
BÀI 15: TÍNH CHẤT VẬT LÝ CỦA KIM LOẠI
Câu 318: (Mức 1)
Trong các kim loại sau đây, kim loại dẫn điện tốt nhất là:
A. Nhôm ( Al ) B. Bạc( Ag ) C. Đồng ( C u ) D. Sắt ( Fe )
Đáp án: B
Câu 319: (Mức 1)
Trong các kim loại sau đây, kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất là:
A. Vonfam( W ) B. Đồng ( Cu ) C. Sắt ( Fe ) D. Kẽm ( Zn )
Đáp án: A
Câu 320: (Mức 1)
Trong các kim loại sau đây, kim loại dẻo nhất là:
A. Đồng ( Cu ) B. Nhôm ( A l) C. Bạc ( Ag ) D. Vàng( Au )
Đáp án: D
Câu 321: (Mức 1)
Kim loại nào sau đây nhẹ nhất ( có khối lượng riêng nhỏ nhất) ?
A. Liti ( Li ) B. Na( Natri ) C. Kali ( K ) D. Rubiđi ( Rb )
Đáp án: A
Câu 322: (Mức 1)
Kim loại được dùng làm vật liệu chế tạo vỏ máy bay do có tính bền và nhẹ, đó là kim loại:
A. Na B. Zn C. Al D. K
Đáp án: C
Câu 323: (Mức 2)
Kim loại được dùng làm đồ trang sức vì có ánh kim rất đẹp, đó là các kim loại:
A. Ag, Cu. B. Au, Pt. C . Au, Al. D. Ag, Al.
Đáp án: B
Câu 324: (Mức 2)
 1 mol nhôm ( nhiệt độ, áp suất trong phòng thí nghiệm ), khối lượng riêng 2,7 g/ cm3 , có thể tích tương ứng là:
A. 10 cm3 B. 11 cm3 C. 12cm3 D. 13cm3
Đáp án: A
Câu 325: (Mức 2)
1 mol kali ( nhiệt độ áp suất trong phòng thí nghiệm ), khối lượng riêng 0,86 g/ cm3 , có thể tích tương ứng là: 
A. 50 cm3 B. 45,35 cm3 C. 55, 41cm3 D. 45cm3
Đáp án : B
Câu 326: (Mức 2)
1 mol đồng ( nhiệt độ áp suất trong phòng thí nghiệm ), thể tích 7,16 cm3, có khối lượng riêng tương ứng là:
A. 7,86 g/cm3 B. 8,3g/cm3 C. 8,94g/cm3 D. 9,3g/cm3
Đáp án: C
Bài 16 : TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CỦA KIM LOẠI
Câu 327: (Mức 1)
Đơn chất tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng giải phóng khí hiđrô là:
A. Đồng 	B. Lưu huỳnh	C. Kẽm 	D. Thuỷ ngân 
Đáp án : C 
Câu 328 : (Mức 1)
Các kim loại tác dụng được với dung dịch Cu(NO3)2 tạo thành kim loại đồng:
A. Al, Zn, Fe	B. Mg, Fe, Ag	C. Zn, Pb, Au	D. Na, Mg, Al
 Đáp án : A 
Câu 329 : (Mức 1)
 Để làm sạch mẫu chì bị lẫn kẽm, ngươì ta ngâm mẫu chì nầy vào một lượng dư dung dịch:
	A. ZnSO4	B. Pb(NO3)2	C. CuCl2	D. Na2CO3	
 Đáp án : B 
 Câu 330 : (Mức 1)
 Dung dịch FeCl2 có lẫn tạp chất là CuCl2 có thể dùng kim loại nào sau đây để làm sạch dung dịch FeCl2 trên:
A. Zn	B. Fe	C. Mg	D. Ag
 Đáp án : B 
Câu 331: (Mức 1)
Kim loại vừa tác dụng với dd HCl vừa tác dụng được với dung dịch KOH:
A. Fe, Al	B. Ag, Zn	C. Al, Cu	D. Al, Zn
 Đáp án : D 
 Câu 332 : (Mức 1)
 Đồng kim loại có thể phản ứng được với:
A. Dung dịch HCl	B. Dung dịch H2SO4 loãng
C. H2SO4 đặc, nóng	D. Dung dịch NaOH
Đáp án : C 
Câu 333: (Mức 1)
 Các kim loại tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch kiềm và giải phóng khí hidrô:
A. K, Ca	B. Zn, Ag	C. Mg, Ag	D. Cu, Ba
Đáp án : A 
Câu 334: (Mức 1)
 Khi thả một cây đinh sắt sạch vào dung dịch CuSO4 loãng, có hiện tượng sau:
 A. Sủi bọt khí, màu xanh của dung dịch nhạt dần.
 B. Có một lớp đồng màu đỏ phủ lên đinh sắt, màu xanh của dung dịch đậm dần.
 C. Có một lớp đồng màu đỏ phủ lên đinh sắt, dung dịch không đổi màu.
 D. Có một lớp đồng màu đỏ phủ lên đinh sắt, màu xanh của dung dịch nhạt dần 
 Đáp án : D 
 Câu 335 : (Mức 1)
 Có hỗn hợp kim loại gồm Fe, Cu, Ag có thể thu được Ag tinh khiết bằng cách sau:
 A. Hoà tan hỗn hợp vào dung dịch HCl.
 B. Hoà tan hỗn hợp vào HNO3 đặc nguội.
 C. Hoà tan hỗn hợp kim loại vào dung dịch AgNO3.
 D. Dùng nam châm tách Fe và Cu ra khỏi Ag .
 Đáp án : C 
 Câu 336 : (Mức 1)
 Cho các kim loại Fe, Cu, Ag, Al, Mg. Kết luận nào sau đây là SAI :
 A. Kim loại không tác dụng với H2SO4 đặc, nguội Al, Fe.
 B. Kim loại tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng,HCl: Cu, Ag
 C. Kim loại tác dụng với dung dịch NaOH là Al
 D. Kim loại không tan trong nước ở nhiệt độ thường: Tất cả các kim loại trên.
 Đáp án : B 
 Câu 337 : (Mức 1) 
Lấy một ít bột Fe cho vào dung dịch HCl vừa đủ rồi nhỏ từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch . Hiện tượng xảy ra là:
A. Có khí bay ra và dung dịch có màu xanh lam.
B. Không thấy hiện tượng gì.
C. Ban đầu có khí thoát ra và dd có kết tủa trắng xanh rồi chuyển dần thành màu nâu đỏ.
D. Có khí thoát ra và tạo kết tủa màu xanh đến khi kết thúc .
 Đáp án : C 
 Câu 338 : (Mức 1)
 Hiện tượng xảy ra khi đốt sắt trong bình khí clo là:
A. Khói màu trắng sinh ra.
B. Xuất hiện những tia sáng chói.
C. Tạo chất bột trắng bám xung quanh thành bình.
D. Có khói màu nâu đỏ tạo thành.
Đáp án: D 
 Câu 339: (Mức 2) 
 Nung 6,4g Cu ngoài không khí thu được 6,4g CuO. Hiệu suất phản ứng là:
A. 100%.	B. 80%.	C. 70%.	 D. 60%.
 Đáp án : B 
Câu 340: (Mức 2) 
 Hoà tan hoàn toàn 3,25g một kim loại X (hoá trị II) bằng dung dịch H2SO4 loãng thu được 1,12 lít khí H2 ở đktc. Vậy X là kim loại nào sau đây:
A. Fe	B. Mg	C. Ca	D. Zn
 Đáp án : D 
 Câu 341: (Mức 2) 
 Hoà tan hết 2,3g Na kim loại vào 97,8g nước thu được dung dịch có nồng độ:
A. 2,4%.	B. 4,0%.	C.23,0%.	D. 5,8%.
 Đáp án : B 
 Câu 342 : (Mức 2) 
Hoà tan hết 12g một kim loại ( hoá trị II) bằng dung dịch H2SO4 loãng thu được 6,72 lít khí H2 (đktc). Kim loại nầy là:
A. Zn	B. Fe	C. Ca	D. Mg
 Đáp án : C 
Câu 343: Hàm lượng sắt trong Fe3O4:
A. 70%	B. 72,41%	C. 46,66%	D. 48,27%
 Đáp án : B 
 Câu 344 : (Mức 2) 
Cho 4,6g một kim loại M (hoá trị I) phản ứng với khí clo tạo thành 11,7g muối. M là kim loại nào sau đây:
A. Li	B. K	C. Na	D. Ag
 Đáp án : C 
 Câu 345 : (Mức 2) 
 Cho lá sắt có khối lượng 5,6g vào dung dịch đồng (II) sunfat, sau một thời gian phản ứng nhấc lá sắt ra khỏi dung dịch, rửa nhẹ, làm khô và cân lại thấy khối lượng lá sắt là 6,4g. Khối lượng muối tạo thành là:
A. 15,5 gam	B. 16 gam	C. 17,2 gam	D. 15,2 gam
 Đáp án : D 
 Câu 346: (Mức 3) 
 Cho một bản nhôm có khối lượng 70g vào dung dịch CuSO4. Sau một thời gian lấy bản nhôm ra cân có khối lượng 76,9g. Khối lượng đồng bám vào bản nhôm là:
A. 19,2g 	B. 10,6g	C. 16,2g	D. 9,6g
 Đáp án : D 
 Câu 347 : (Mức 2) 
Cho 8,1g một kim loại (hoá trị III) tác dụng với khí clo có dư thu được 40,05g muối. Xác định kim loại đem phản ứng:
A. Cr	B. Al	C. Fe	D. Au
 Đáp án : B 
 Câu 348: (Mức 2) 
 Khối lượng Cu có trong 120g dung dịch CuSO4 20% là:
A. 20g	B. 19,6g	C. 6,9g	D. 9,6g
 Đáp án : D 
 Câu 349 : (Mức 2) 
Nhúng một lá sắt vào dung dịch đồng sunfat sau một thời gian lấy lá sắt ra khỏi dung dịch cân lại thấy nặng hơn ban đầu 0,2g. Khối lượng đồng bám vào lá sắt là:
A. 0,2g	B. 1,6g	C. 3,2g	D. 6,4g
Đáp án : B 
Câu 350: (Mức 2) 
 Khi phân tích định lượng ta thấy trong muối Sunfat của kim loại M có hoá trị II hàm lượng M là 29,41% về khối lượng . Vậy M là : 
	A. Cu 	B. Fe 	C. Ca	D. Mg
Đáp án : C 

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_cuong_on_tap_hoa_9_HK1_8.doc