Đề 3 thi học sinh giỏi môn: lịch sử - Lớp 9

doc 4 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 2920Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề 3 thi học sinh giỏi môn: lịch sử - Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề 3 thi học sinh giỏi môn: lịch sử - Lớp 9
PHÒNG GD ĐT THANH OAI
Trường THCS Mỹ Hưng
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI
MÔN: LỊCH SỬ - LỚP 9
THỜI GIAN: PHÚT
Câu 1 (3 điểm): nối cột A với cột B để có đáp án đúng về các tổ chức của Liên Hợp Quốc? Em hãy nêu lên những việc làm của Liên Hợp Quốc giúp nhân dân Việt Nam mà em biết?
 A
B
1.UNICEP
a. Tổ chức y tế thế giới
2. WHO
b. Ủy ban về văn hóa, khoa học và giáo dục
3. FAO
c. Quỹ tiền tệ quốc tế
4. UNFPA
d. Tổ chức lương thực, nông nghiệp
5. IMF
e. Quỹ dân số
6. IMO
g. Tổ chức hàng hải quốc tế.
Câu 2 (6 điểm): Trình bày hoàn cảnh ra đời, mục tiêu hoạt động và quá trình phát triển của hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN).
Câu 3 (3 điểm): Tại sao nói “Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á”?
Câu 4 (3 điểm): Phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi, Mĩ La Tinh từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến cuối thế kỉ XX chia làm mấy giai đoạn? Vị trí, ý nghĩa của phong trào trong sự phát triển quan hệ quốc tế?
Câu 5 (5 điểm): Tại sao nói “ Hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển vừa là thời cơ, vừa là thử thách đối với các dân tộc”? Liên hệ với thực tiễn ở Việt Nam?
ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM:
Câu 1 (3đ): Nối cột A với cột B đúng theo các đáp án sau (mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm)
1 – b, 2 – a, 3 – d, 4 – e, 5 – c, 6 - g (1,5 điểm)
- Duy trì hòa bình và an ninh thế giới, giúp đỡ Việt Nam phát triển kinh tế, văn hóa. Hiện nay, ở Việt Nam có các tổ chức chuyên môn của Liên Hợp Quốc đang hoạt động là: chương trình lương thức (PAM), Quỹ Nhi đồng (UNICEP), Tổ chức nông nghiệp và lương thực (FAO), tổ chức văn hóa giáo dục (UNESSCO), tổ chức y tế thế giới (WHO), chương trình phát triển (UNDP), quỹ dân số (UNFPA), quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), tổ chức lao động quốc tế (ILO), tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO), tổ chức hàng hải quốc tế (IMO) (1,5 điểm)
Câu 2 (6 điểm):
* Hoàn cảnh ra đời: 
- Sau khi giành độc lập, đứng trước nhu cầu phát kinh tế xã hội cảu đất nước các nước Đông Nam Á chủ trương thành lập một tổ chức lien minh khu vực để cùng nhau hợp tác phát triển (0,5 điểm).
- Hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực (0,5 điểm)
- Ngày 8/8/1967 hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập với sự tham gia của 5 nước: In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Thái Lan, Xin-ga-po (0.5 điểm)
* Mục tiêu hoạt động:
- Phát triển kinh tế - văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên nhằm duy trì hòa bình và ổn định khu vực (0,5 điểm).
* Quá trình phát triển:
- Từ khi thành lập đến những năm 70 của thế kỉ XX, ASEAN còn là tổ chức chưa chặt chẽ, non yếu  (0,5điểm)
- Từ những năm 80 của thế kỉ XX, do “Vấn đề Campuchia”  quan hệ giữa các nước ASEAN với ba nước Đông Dương trở nên căng thẳng, đối đầu nhau (0,5điểm).
- Đấy cũng là thời kì nền kinh tế nhiều nước ASEAN có những chuyển biến mạnh mẽ và đạt tăng trưởng cao như: Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a. (0,5điểm)
- Năm 1984 với sự tham gia của Brunay, ASEAN có 6 nước thành viên (0,5điểm)
- Năm 1992, ASEAN quyết định biến Đông Nam Á thành một khu vực tự do (AFTA) trong vòng 10 – 15 năm (0,5điểm).
- Năm 1994, ASEAN lập diễn đàn khu vực (ARF) (0,5điểm).
- Với sự tham gia của Việt Nam (tháng 7/1995); Lào, Mianma (tháng 9 năm 1997); Campuchia (tháng 4/1999) ASEAN đã có 10 nước thành viên. (0,5điểm)
- ASEAN chuyển trọng tâm hoạt động là hợp tác kinh tế, xây dựng một khu vực hòa bình, ổn định để cùng phát triển phồn vinh. (0,5điểm)
Câu 3 (3 điêm): 
- Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, sau “ chiến tranh lạnh” và “vấn đề Campuchia” đã được giải quyết, tình hình chính trị khu vực được cải thiện rõ rệt. Xu hướng nổi bật đầu tiên là mở rộng thành viên ASEAN. (0,5điểm)
- Tháng 7/1992, Việt Nam và Lào chính thức tham gia hiệp ước Ba-li (1976). Đây là bước đi đầu tiên tạo cơ sở để Việt Nam hòa nhập vào các hoạt động của khu vực Đông Nam Á. Tháng 7/1995 Việt Nam chính thức gia nhập và trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN (0,5điểm)
- Tháng 9/1997, Lào và Mianma gia nhập ASEAN (0,5điểm)
- Tháng 4/1999, CAmphuchia được kết nạp vào tổ chức này (0,5điểm)
- Như thế, ASEAN từ 6 nước đã phát triển thành 10 nước thành viên. Lần đầu tiên trong lịch sử khu vực 10 nước Đông Nam Á cùng đứng trong một tổ chức thống nhất. (0,5điểm)
- Trên cơ sở đó, ASEAN đã chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác kinh tế, đồng thời xây dựng một khu vực Đông Nam Á hòa bình, ổn định, để cùng nhau phát triển phồn vinh. Một chương mới được mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á. (0,5điểm)
Câu 4 (3điểm):
* Các giai đoạn: (1 điểm)
- Từ năm 1945 đến giữa những năm 60 của thế kỉ XX
- Từ giữa những năm 60 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX
- Từ giữa những năm 70 đến giữa những năm 90 của thế kỉ XX
* Vị trí: (0,5điểm)
- Là một bộ phận quan trọng trong cuộc đấu tranh chống lại các lực lượng phản cách mạng sau chiến tranh thế giới thứ hai.
* Ý nghĩa:
- Từng bước phá vỡ hệ thống thuộc địa – một trong những cơ sở tồn tại của chủ nghĩa đế quốc, thu hẹp phạm vi ảnh hưởng của Mĩ và các nước phương Tây, từng bước xói mòn trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai. (0,5điểm)
- Phong trào đã đưa đến sự ra đời của hơn 100 quốc gia độc lập và ngày càng có vai trò quan trọng trong đời sống chính trị thế giới với ý chí chống chủ nghĩa thực dân, vì hòa bình, độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội  (0,5điểm)
- Tất cả các quốc gia độc lập tiếp tục đấu tranh để thiết lập một thế giới công bằng, góp phần bảo vệ hòa bình và an ninh của các dân tộc (0,5điểm)
Câu 5 (5 điểm): 
Về thời cơ:
Từ sau “chiến tranh lạnh”, bối cảnh chung của thế giới là ổn định nên các nước có cơ hội thuận lợi trong việc xây dựng và phát triển đất nước. (0,5điểm)
Tăng cường hợp tác và tham gia các lien minh kinh tế khu vực (0,5điểm)
Các nước đang phát triển có thể tiếp thu những tiến bộ khoa học kĩ thuật thế giới và khai thác các nguồn đầu tư của nước ngoài để rút ngắn thời gian xây dựng và phát triển đất nước.
Về thách thức:
Các nước đang phát triển cần nhận thức đầy đủ sự cần thiết tất yếu , và tìm kiếm con đường, cách thức hợp lí nhất trong quá trình hội nhập quốc tế, biết phát huy thế mạnh của mình. (0,5điểm)
Hầu hết các nước đang phát triển có điểm xuất phát về kinh tế, trình độ dân trí và chất lượng nguồn lực còn nhiều hạn chế. (0,5điểm)
Sự cạnh tranh quyết liệt của thị trường thế giới .. . (0,5điểm)
 Vấn đề giữ gìn, bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc và sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại cần được lưu ý (0,5điểm)
Trong những năm qua, Đảng và nhà nước ta đã có những chính sách, đường lối phù hợp, nhờ đó, đất nước ta từng bước phát triển hào nhập dần vào đời sống khu vực và thế giới. (1,5 điểm)

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_hsg_9.doc