Đề 2 thi học sinh giỏi lớp 9 năm học 2014 – 2015 môn: sinh học

docx 5 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1213Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề 2 thi học sinh giỏi lớp 9 năm học 2014 – 2015 môn: sinh học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề 2 thi học sinh giỏi lớp 9 năm học 2014 – 2015 môn: sinh học
PHÒNG GD VÀ ĐT THANH OAI
TRƯỜNG THCS CAO VIÊN
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9
NĂM HỌC 2014 – 2015
MÔN: SINH HỌC
(Thời gian làm nài 150 phút, không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (4 điểm)
Khi cho lai 2 giống đậu Hà Lan có hạt vàng, nhăn và hạt xanh, trơn với nhau thu được F1 toàn hạt vàng, trơn. Cho F1 giao phấn với nhau được F2 có 315 hạt vàng, trơn: 101 hạt vàng, nhăn: 108 hạt xanh, trơn: 32 hạt xanh, nhăn.
a) Giải thích kết quả phép lai trên tuân theo quy luật di truyền nào?
b) Đem các hạt vàng, trơn ở F2 lai với hạt xanh, nhăn thì thu được F3 có 50% hạt vàng. Trơn: 50% hạt vàng, nhăn.
Tìm kiểu gen của các cây F2 đó và viết sơ đồ lai.
Câu 2: (4 điểm)
	Tại sao những diễn biến của NST ở kì sau của giảm phân I (kì sau I) là cơ chế tạo nên sự khác nhau về nguồn gốc NST trong bộ đơn bội (n) ở các tế bào con được tạo thành qua giảm phân.
Câu 3: (2 điểm)
Ở lúa nước có bộ NST 2n = 24
Quá trình nguyên phân từ 1 tế bào lá lưỡng bội của lúa nước diễn ra liên tiếp 4 đợt. Nếu các tế bào được tạo ra đang ở:
Kì giữa thì có bao nhiêu crômatit và tâm động?
Kì sau thì có bao nhiêu NST đơn?
Câu 4: (3 điểm)
So sánh quá trình tự sao ADN với quá trình tổng hợp ARN.
Câu 5: (3 điểm)
Hai gen dài bằng nhau và bằng 0,51 µm. Gen 1 có hiệu số nuclêotit loại A và 1 loại nuclêotit khác bằng 10% số luclêotit của gen. Gen thứ 2 có số luclêotit loại A ít hơn loại A của gen 1 là 240 luclêotit. Hãy xác định từng loại luclêotit của mỗi gen?
Câu 6: (4 điểm)
a) Cơ chế nào dẫn đến hình thành thể dị bội có số NST của bộ NST là (2n +1) và (2n – 1)?
b) Phân biệt thường biến với đột biến?
_Hết_
ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN LỚP 9 NĂM HỌC 2014 – 2015
MÔN: SINH HỌC
CÂU
ĐÁP ÁN
B.ĐIỂM
Câu 1
a) * Xét từng cặp tình trạng ở F2:
 - Về màu hạt: vàngxanh = 315+101108+32 = 416140 ≈ 31
 => + Tuân theo quy luật phân li của Men đen.
 + Tính trạng hạt vàng là trội, hạt xanh là lặn.
 + KG của F1 dị hợp.
 - Về hình dạng vỏ: trơnnhăn=315+108101+32=423133≈31
 => + Tuân theo quy luật phân li của Men đen.
 + Tính trạng vỏ trơn là trội, vỏ nhăn là lặn.
 + KG của F1 dị hợp.
 * Kết hợp 2 cặp tính trạng ở F2.
 - Tỉ lệ phân li của F2 là: 315 vàng, trơn: 101 vàng, nhăn: 108 xanh, trơn: 32 xanh, nhăn.
 Tương đương với tỉ lệ 9VT: 3VN: 3XT: 1XN = (3:1) (3:1) 
 Như vậy các gen chi phối các tính trạng này di truyền độc lập với nhau hay kết quả lai trên tuân theo quy luật phân li độc lập của Men đen.
b) Quy ước gen: A – hạt vàng B – hạt trơn
 a – hạt xanh b – hạt nhăn
 - Phép lai giữa cây F2 vàng, trơn với cây có hạt xanh, nhăn là phép lai phân tích.
 - Kết quả F3: 
+ 100% hạt màu vàng => KG của hạt vàng F2 đồng hợp (AA)
+ 50% hạt trơn: 50% hạt nhăn => KG của hạt trơn F2 dị hợp (Bb)
=> KG của các cây vàng, trơn F2 là AABb.
 KG của cây có hạt xanh, nhăn là aabb.
 - Sơ đồ lai: F2 vàng, Trơn x xanh, nhăn.
 AABb aabb
 G. AB,Ab ab
 F3. AaBb Aabb
 (vàng, trơn) (vàng, nhăn)
 Kết quả: - Số tổ hợp 2
 - Tỉ lệ KG: 1 AaBb: 1 Aabb
 - Tỉ lệ KH: 1 vàng, trơn: 1 vàng, nhăn.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
0,5
0,25
ơ
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 2
- Ở kì sau I các cặp NST kép (1 có nguồn gốc từ bố, 1 có nguồn gốc từ mẹ) phân li độc lập với nhau về 2 cực của tế bào.
- Các NST kép trong 2 nhân mới được tạo thành có bộ NST là đơn bội kép (hoặc có nguồn gốc từ bố, hoặc có nguồn gốc từ mẹ). Các NST kép của 2 tế bào mới tập trung ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào (kì giữa II).
- Từng NST kép trong 2 tế bào mới tách nhau ra ở tâm động thành 2 NST đơn (kì sau II) và phân li về 2 cực của tế bào, 4 tế bào con được hình thành với bộ NST đơn bội (n) khác nhau về nguồn gốc.
- Như vậy chính sự phân li không tách tâm động của các NST kép ở kì sau I là cơ chế tạo nên sự khác nhau về nguồn gốc NST trong bộ đơn bội (n) ở các tế bào con được tạo thành qua giảm phân.
1
1
1
1
Câu 3
a) Kì giữa: Có số crômatit trong các tế bào con được tạo ra là:
 24 . 48 = 768 (crômatit)
 Có số tâm động trong các tế bào con được tạo ra là:
 24 . 24 = 384 (tâm động)
b) Kì sau: Có số NST đơn trong các tế bào con được tạo ra là:
 24 . 48 = 768 (NST đơn)
0,5
0,5
1
Câu 4
*) Giống nhau:
- Đều sảy ra trong nhân tế bào tại NST ở kì trung gian.
- Do phân tử ADN làm khuôn mẫu.
- Lắp ghép các nuclêotit tự do từ môi trường nội bào theo NTBS.
- Có sự tham gia của các loại engim và tiêu thụ năng lượng.
*) Khác nhau:
Tự sao ADN
- Hai mạch đơn của ADN tách nhau từ đầu này tới đầu kia.
- Cả 2 mạch của ADN đều sử dụng làm khuôn mẫu.
- A trên mạch khuôn liên kết với T trong môi trường nội bào.
- Có sự tham gia của engim 
ADN – pôlimeraza.
- Một phân tử ADN chỉ có thể tạo thành 2 phân tử ADN con.
- Ý nghĩa: Truyền TTDT qua các thế hệ tế bào và cơ thể nhờ cơ chế nguyên phân, GP và TT.
Tổng hợp ARN
- Hai mạch đơn của ADN chỉ tách nhau ở từng đoạn.
- Chỉ mạch gốc của ADN làm khuôn mẫu, mạch còn lại không hoạt động.
ơ
- A trên mạch khuôn liên kết với U trong môi trường nội bào.
- Engim ARN – pôlimeraza.
- Một gen có thể tổng hợp được nhiều phân tử ARN.
- Ý nghĩa: Truyền TTDT từ nhân ra tế bào chất nhờ cơ chế sao mã và giải mã.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
0,5
Câu 5
Chiều dài của mỗi gen là: 0,51 µm = 5100Ao
Tổng số nuclêotit của mỗi gen là: 5100 : 34 . 20 = 3000 (nuclêotit)
Theo đầu bài ta có:
Gen 1: Agen1 – Ggen1 = 10% N (1)
 Agen1 + Ggen1 = 50% N (2)
 Giải hệ phương trình trên ta được: Agen1 = Tgen1 = 30%
 Ggen1 = Xgen1 = 20%
 Từng loại nuclêotit của gen1 là:
 Agen1 = Tgen1 = 30% x 3000 = 900 (nuclêotit).
 Ggen1 = Xgen1 = 20% x 3000 = 600 (nuclêotit).
Gen2: Agen2 = Tgen2 = 900 – 240 = 660 (nuclêotit).
 Ggen2 = Xgen2 = 1500 – 660 = 840 (nuclêotit).
Kết luận: 
 Agen1 = Tgen1 = 900 (nuclêotit).
 Ggen1 = Xgen1 = 600 (nuclêotit).
 Agen2 = Tgen2 = 660 (nuclêotit).
 Ggen2 = Xgen2 = 840 (nuclêotit).
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
Câu 6
IIII
II
 I
 I
III
 I
II
a) * Sơ đồ minh họa:
 Tế bào sinh giao tử (mẹ hoặc bố) (bố hoặc mẹ) 
 Giao tử n n n + 1 n – 1
 Con
 Thể 3 nhiễm Thể 1 nhiễm
 (2n +1) (2n – 1)
*) Giải thích cơ chế:
Trong quá trình phát sinh giao tử, có 1 cặp NST của tế bào sinh giao tử không phân li (các cặp NST còn lại phân li bình thường) tạo ra 2 loại giao tử: loại chứa cả 2 NST của cặp đó (gt n+1) và loại giao tử không chứa NST của cặp đó (gt n-1). Hai loại giao tử này kết hợp với giao tử bình thường n trong thụ tinh tạo ra hợp tử 3 nhiễm (2n + 1) và hợp tử 1 nhiễm (2n – 1).
b) 
Thường biến
- Chỉ làm biến đổi kiểu hình, không làm biến đổi vật chất di truyền (NST và ADN).
- Do tác động trực tiếp của môi trường sống.
- Không di truyền cho thế hệ sau.
- Ý nghĩa: Giúp cá thể thích nghi với sự thay đổi của môi trường sống.
Đột biến
- Làm biến đổi VCDT (NST và ADN) từ đó dẫn đến biến đổi kiểu hình của cơ thể.
- Do tác động của môi trường ngoài hay rối loạn TĐC nội bào.
- Di truyền cho thế hệ sau.
- Phần lớn gây hại cho bản thân sinh vật.
Là nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn giống.
1
1
0,5
0,5
0,5
0,5

Tài liệu đính kèm:

  • docxDE_THI_HSG_SINH.docx