Đề 2 kiểm tra học kỳ I – Năm học 2015 – 2016 môn hóa học khối 11 cơ bản thời gian 60 phút

doc 2 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1380Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề 2 kiểm tra học kỳ I – Năm học 2015 – 2016 môn hóa học khối 11 cơ bản thời gian 60 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề 2 kiểm tra học kỳ I – Năm học 2015 – 2016 môn hóa học khối 11 cơ bản thời gian 60 phút
TRƯỜNG THPT NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I – Năm học 2015 – 2016
 Tổ Hóa Môn HÓA HỌC 	Khối 11 CƠ BẢN 
 Thời gian 60 phút ( không kể thời gian phát đề )
Họ - tên học sinh ................................................................ Số báo danh ........... 
209
 Lớp 11/..... 
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN ( 7,5 điểm ) 
Câu 1: Cho: (1) CH4, (2) C2H2, (3) C5H12, (4) C4H10, (5) C3H6, (6) C7H12, (7) C6H14. Các chất đồng đẳng của nhau là	A. 1, 3, 4, 7	B. 1, 3, 5, 7	C. 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7	D. 2, 5, 7, 6, 7
Câu 2: Cacbon phản ứng với dãy nào sau đây:
	A. NH4Cl, KOH và AgNO3 	B. Na2O, NaOH và HCl 
C. Ba(OH)2, Na2CO3 và CaCO3	D. Al, HNO3 và KClO3
Câu 3: Phân tích chất hữu cơ A cho thấy mC : mH : mO = 21 : 2 : 4 . Công thức phân tử của A trùng với công thức đơn giản nhất . Công thức phân tử của hợp chất A là A. C4H8O2	 B. C3H8O	C. C7H8O	D. C5H8O
Câu 4: Để loại khí CO2 có lẫn trong hỗn hợp CO ta dùng phương pháp nào sau đây:
A. Cho qua dung dịch Ca(OH)2	B. Cho qua dung dịch H2O
C. Cho hỗn hợp qua Na2CO3	D. Cho qua dung dịch HCl
Câu 5: Trong các câu sau, câu nào không đúng?
A. Các chất khác nhau có cùng CTPT là những chất đồng phân.
B. Tính chất của các chất phụ thuộc vào thành phần và cấu tạo hóa học.
C. CTCT cho biết thứ tự và cách thức liên kết của các nguyên tử trong phân tử.
D. Trong phân tử HCHC , nguyên tử C chỉ có thể liên kết với các nguyên tử của nguyên tố khác.
Câu 6: Thêm 0,15 mol KOH vào dung dịch chứa 0,1 mol H3PO4. Sau phản ứng, trong dung dịch có các muối:
A. KH2PO4, K2HPO4 B. KH2PO4, K3PO4 C. KH2PO4 K2HPO4,K3PO4	D. K2HPO4, K3PO4
Câu 7: HNO3 chỉ thể hiện tính axit khi tác dụng với các chất thuộc dãy nào dưới đây?
A. CaCO3, Cu(OH)2, Fe(OH)2, FeO.	B. Fe(OH)3, Na2CO3, Fe2O3, NH3.
C. CuO, NaOH, FeCO3, Fe2O3.	D. KOH, FeS, K2CO3, Cu(OH)2.
Câu 8: Khi cho khí CO đi qua hỗn hợp CuO, FeO, Fe3O4, Al2O3 và MgO, sau phản ứng chất rắn thu được là:
A. Cu, Al và Mg B. Al và Cu C. Cu, Fe, Al2O3 và MgO	D. Cu, Fe, Al và MgO
Câu 9: Cho các muối: CH3COONa, NaCl, ZnCl2, Na2CO3, (NH4)2SO4, KNO3 . Dung dịch có môi trường axit là:
A. (NH4)2SO4, KNO3, CH3COONa B. CH3COONa, NaCl C. NaCl, Na2CO3, ZnCl2	D. ZnCl2, (NH4)2SO4
Câu 10: Các tập hợp ion sau đây có thể tồn tại đồng thời trong cùng một dung dịch
A. ; ; ; HCO3-; OH-	B. , ; ; ; 
C. ; ; ; ;	D. ; ; ; ; 
Câu 11 : Tiến hành các thí nghiệm sau ở điều kiện thường:
	(a) Sục khí vào dung dịch H2S	(b) Sục khí F2 vào nước
	(c) Cho KMnO4 vào dung dịch HCl đặc	(d) Sục khí CO2 vào dung dịch NaOH
	(e) Cho Si vào dung dịch NaOH	(g) Cho Na3SO3 vào dung dịch H2SO4
	Số thí nghiệm có sinh ra đơn chất là A. 6	B. 3	C. 5	D. 4
Câu 12: Phản ứng nhiệt phân không đúng là :
A. NH4NO2N2 + 2H2O.	B. NaHCO3NaOH + CO2
C. 2KNO32KNO2 + O2.	D. NH4Cl NH3 + HCl.
Câu 13: Chất nào là đồng phân của CH3COOCH3?
A. CH3CH2COOH	B. CH3CH2CH2OH	C. CH3COCH3	D. CH3CH2OCH3
Câu 14: Cho khí CO khử hoàn toàn hỗn hợp gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 thấy có 4,48 lít khí CO2(đktc) thoát ra. Thể tích khí CO (đktc) tham gia phản ứng là: A. 2,24 lít	B. 1,12lít	C. 4,48 lít	D. 3,36 lít
Câu 15: Hai chất CH3CH2OH và CH3OCH3 khác nhau về điểm gì?
A. Công thức cấu tạo. B. Công thức phân tử. C. Số nguyên tử cacbon	D. Tổng số liên kết cộng hóa trị.
Câu 16: Phân tích 0,9g hợp chất hữu cơ Y thu được 1,76g CO2, 1,26g H2O và 224 cm3 khí N2 ở đktc. Tỉ khối của Y so với H2 là 22,5. Công thức phân tử của Y là A. C2H7N	B. C3H9N	C. C2H5N2	D. C2H7N2
Câu 17: Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lit CO2 (đktc) vào dung dịch nước vôi trong có chứa 0,075 mol Ca(OH)2. Sản phẩm thu được sau phản ứng gồm
A. CaCO3. B. CaCO3 và Ca(HCO3)2 C. Ca(HCO3)2	D. CaCO3 và Ca(OH)2.
Câu 18: Cho phương trình hóa học của phản ứng ở dạng ion thu gọn: CO32- + 2H+ → H2O + CO2. Phương trình ion thu gọn trên là của phương trình dạng phân tử nào sau đây
A. BaCO3 + 2HCl → BaCl2 + H2O + CO2	B. Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + H2O + CO2
C. CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + H2O + CO2	D. MgCO3 + 2HCl → MgCl2 + H2O + CO2
Câu 19: Cho một hợp chất hữu cơ Y. Thể tích hơi của 3,3g chất Y bằng thể tích của 1,76g khí O2 (đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Khối lượng phân tử của Y bằng A. 72	B. 50	C. 48	D. 60
Câu 20: Để nhận biết 4 dung dịch đựng trong 4 lọ mất nhãn là KOH, NH4Cl K2SO4, (NH4)2SO4, ta có thể chỉ dùng một thuốc thử nào trong số các thuốc thử sau:
A. Dung dịch BaCl2. B. Dung dịch NaOH. C. Dung dịch Ba(OH)2.	D. Dung dịch AgNO3 .
Câu 21: Khi hoà tan 30 gam hỗn hợp Cu và CuO trong dung dịch HNO3 1M lấy dư, thấy thoát ra 6,72 lít khí NO (đktc). Hàm lượng % của CuO trong hỗn hợp ban đầu là A. 3,2%	B. 2,4%	 C. 4,0%	D. 4,8%
Câu 22: Đặc điểm chung của các phân tử hợp chất hữu cơ là
1. thành phần nguyên tố chủ yếu là C và H. 2. có thể chứa nguyên tố khác như Cl, N, P, O.
3. liên kết hóa học chủ yếu là liên kết cộng hoá trị.	4. liên kết hoá học chủ yếu là liên kết ion.
5. dễ bay hơi, khó cháy.	6. phản ứng hoá học xảy ra nhanh.
Nhóm các ý đúng là: A. 1, 2, 3.	B. 2, 4, 6.	C. 1, 3, 5.	D. 4, 5, 6.
Câu 23: Hợp chất X có %C = 54,54% ; %H = 9,1%, còn lại là oxi. Khối lượng phân tử của X bằng 88. CTPT của X là A. C4H10O2.	B. C4H8O2.	C. C4H10O.	D. C5H12O.
Câu 24: Để khắc chữ lên thủy tinh người ta dựa vào phản ứng nào sau đây:
A. SiO2 + HF → SiF4 + 2H2O	B. SiO2 + Mg → 2MgO + Si
C. SiO2 + Na2CO3 → Na2SiO3 + CO2	D. SiO2 + 2MaOH → Na2SiO3 + CO2
Câu 25: Mục đích của phép phân tích định tính là:
A. Xác định công thức phân tử hợp chất hữu cơ. B. Xác định tỉ lệ khối lượng các ngtố trong hợp chất hữu cơ.
C. Xác định cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ. D. Xác định các nguyên tố có mặt trong hợp chất hữu cơ.
Câu 26: Khí CO2 có lẫn khí SO2. Có thể thu được CO2 tinh khiết khi dẫn hỗn hợp lần lượt qua các bình đựng các dung dịch A. Na2CO3 và H2SO4 đặc.	B. KMnO4 và H2SO4 đặc. C. NaOH và H2SO4 đặc. D. Br2 và H2SO4 đặc.
Câu 27: Đem nung một lượng Cu(NO3)2 sau một thời gian thì dừng lại, để nguội, đem cân thấy khối lượng giảm 54 gam. Vậy khối lượng Cu(NO3)2 đã bị nhiệt phân là A. 50 gam	 B. 49 gam	C. 94 gam	D. 98 gam
Câu 28: Để phân tích định tính các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ, người ta thực hiện một thí nghiệm được mô tả như hình vẽ:
Phát biểu nào sau đây đúng?
	A. Thí nghiệm trên dùng để xác định nitơ có trong hợp chất hữu cơ.
	B. Bông trộn CuSO4 khan có tác dụng chính là ngăn hơi hợp chất hữu cơ thoát ra khỏi ống nghiệm.
	C. Trong thí nghiệm trên có thể thay dung dịch Ca(OH)2 bằng dung dịch Ba(OH)2
	D. Thí nghiệm trên dùng để xác định clo có trong hợp chất hữu cơ.
Câu 29: Chọn câu trả lời đúng, khi nói về muối axit.
A. Muối axit là muối phản ứng được với bazơ B. Muối axit là muối vẫn còn hyđro trong phân tử
C. Muối axit là muối mà anion gốc axit còn H phân li ra H+ D. Muối axit là muối mà dung dịch luôn có pH < 7
Câu 30: Than hoạt tính được sử dụng nhiều trong mặt nạ phòng độc, khẩu trang y tếlà do nó có khả năng
A. hấp thụ các khí độc. B. hấp phụ các khí độc. C. phản ứng với khí độc.	D. khử các khí độc.
-II PHẦN TỰ LUẬN : ( 2.5 điểm )
Câu 31 : ( 1.5 đ )
	Đốt cháy hoàn toàn 3,06g một hợp chất hữu cơ A có tỉ khối hơi so với O2 =3,1875, ta thu được 6,6g khí CO2 và 2,7g H2O. Xác định CTPT của chất A. 
Câu 32 : ( 1 đ )
Cho m(g) Al tan hoàn toàn trong dd HNO3 thấy tạo ra dung dịch muối nhôm nitrat và 6,72 lit (đktc) hỗn hợp 2 khí NO, N2O với tỷ lệ mol tương ứng là 1:2. Tìm m (g ).
----------------------------------------------
----------- HẾT ----------

Tài liệu đính kèm:

  • doc209.doc