Đề 2 kiểm tra 1 tiết lần 2 môn: Hóa 10 thời gian làm bài: 90 phút; (40 câu trắc nghiệm)

doc 6 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1229Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề 2 kiểm tra 1 tiết lần 2 môn: Hóa 10 thời gian làm bài: 90 phút; (40 câu trắc nghiệm)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề 2 kiểm tra 1 tiết lần 2 môn: Hóa 10 thời gian làm bài: 90 phút; (40 câu trắc nghiệm)
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG THPT ĐỒNG QUAN
 GV: Bạch Phương Thanh
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT lần 2
Môn: Hóa 10
Thời gian làm bài:90 phút; 
(40 câu trắc nghiệm)
Mã đề thi 209
(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)
Họ, tên thí sinh:..................................................................... Lớp: .............................
Câu 1: cho 4,45 gam hỗn hợp gồm Mg và Zn tác dụng hết với dung dịch HCl, thấy thoát ra 2,24 lít khí H2 (đkc). Khối lượng muối khan thu được là:
A. 11,3 gam	B. 7,1 gam	C. 8 gam	D. 11,55 gam
Câu 2: Các nguyên tố thuộc chu kì 3 có thể tạo thành anion đơn nguyên tử là
A. Mg, P, Cl, S.	B. Al, Si, P, S, Cl.	C. P, Cl, S.	D. Al, P, S, Cl.
Câu 3: Nguyên tố M ở chu kì 6 nhóm IIA trong bảng tuần hoàn. Nguyên tố nào sau đây có tính chất hoá học tương tự nguyên tố M?
A. Nguyên tố Te (ở chu kì 6 nhóm VIA) .	B. Nguyên tố Ca (ở chu kì 4 nhóm IIA ).
C. Nguyên tố Oxi (ở chu kì 2 nhóm VIA) .	D. Nguyên tố Al (ở chu kì 3 nhóm IIIA) .
Câu 4: Dãy nào gồm các nguyên tố hoá học có tính chất giống nhau?
A. Na, P, Ca, Ba.	B. Na, Mg, P, F.	C. C, K, Si, S.	D. Ca, Mg, Ba, Sr.
Câu 5: Các nguyên tố sau đây : Na( Z= 11) , Ca (Z = 20) , Cl ( Z = 17) , Fe (Z = 26) , Al (Z = 13), những nguyên tố s là
A. Na, Ca.	B. Cl, Al	C. Fe, Na, Al.	D. Na, Ca, Fe.
Câu 6: Cho 4,4 gam hỗn hợp hai kim loại ở 2 chu kì liên tiếp và thuộc nhóm IIA của bảng tuần hoàn, tác dụng với dung dịch axit clohiđric dư thấy có 3,36lít khí H2 bay ra(đktc). (cho Mg = 24, Ca = 40, Sr = 87, Ba = 137). Hai kim loại đó là
A. Ca, Ba.	B. Ba, Sr.	C. Be, Mg.	D. Mg, Ca.
Câu 7: Nguyên tố R ở nhóm VA trong bảng tuần hoàn. Trong oxit cao nhất của R, thì R chiếm 43,662 % khối lượng. Cho N = 14; P = 31; As = 75; S = 32; O = 16. R là
A. P.	B. N.	C. As.	D. S
Câu 8: Trong bảng tuần hoàn, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân
Độ âm điện của các nguyên tố nhóm A biến đổi tuần hoàn.
Bán kính nguyên tử các nguyên tố biến đổi tuần hoàn.
Số electron trong nguyên tử các nguyên tố nhóm A biến đổi tuần hoàn.
Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố biến đổi tuần hoàn.
Tính kim loại, phi kim của các nguyên tố nhóm A biến đổi tuần hoàn.
Khối lượng nguyên tử các nguyên tố biến đổi tuần hoàn.
Những phát biểu sai là:
A. 3, 6.	B. 2,5	C. 1,4.	D. 2, 3.
Câu 9: Ion X- có chứa tổng số hạt mang điện là 35. Công thức oxit cao nhất và hiđroxit cao nhất của X là
A. Br2O7 và HBrO4.	B. Cl2O7 và HClO4.	C. SO3 và H2SO4.	D. SeO3 và H2SeO4.
Câu 10: Nguyên tố A (Z = 8), B (Z = 13), C (Z = 16). Nhận định nào đúng?
A. Tính kim loại của B < C < A.	B. Độ âm điện của B < C < A.
C. Tính kim loại của A < B <C.	D. Bán kính nguyên tử A < B <
Câu 11: Nguyên tố M ở chu kì 3, nhóm IA. Nguyên tố G ở chu kì 2, nhóm VIA. Vậy tổng số proton trong hạt nhân nguyên tử M và G là
A. 19.	B. 11.	C. 18.	D. 8.
Câu 12: 3 nguyên tố : X( Z = 11), Y( Z = 12), T( Z = 19) có hiđroxit tương ứng là X1, Y1, T1 . Chiều giảm tính bazơ các hiđroxit này lần lượtlà
A. T1, Y1, X1 .	B. X1, Y1, T1 .	C. T1, X1, Y1.	D. Y1, X1, T1 .
Câu 13: Cho 4,8 gam kim loại X thuộc nhóm IIA tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl thu được 4,48 lít khí H2 (đktc). X là
A. Mg.	B. Ba.	C. Be.	D. Ca.
Câu 14: Ion Y2- có chứa tổng số hạt mang điện là 34. Công thức oxit cao nhất và hợp chất khí với hiđro của Y là
A. SO3 và H2S.	B. Cl2O7 và HCl.	C. SeO3 và H2Se.	D. Br2O7 và HBr.
Câu 15: Nguyên tố X có công thức oxit cao nhất là XO2, trong đó tỉ lệ khối lượng của X và O là 3/8. Công thức của XO2 là
A. CO2	.	B. SO2.	C. NO2.	D. SiO2.
Câu 16: X là kim loại có hoá trị không đổi. Trong hiđroxit cao nhất, X chiếm 54,05% về khối lượng . (cho Mg = 24, Ca = 40, Fe = 56, Zn = 65)	Vậy kim loại X thuộc
A. chu kì 4, nhóm VIIIB.	B. chu kì 3, nhóm IIIA.
C. chu kì 4, nhóm IIA.	D. chu kì 4, nhóm IB.
Câu 17: Cho dung dịch chứa 19,38 gam hỗn hợp gồm hai muối NaX và NaY (X, Y là hai nguyên tố có trong tự nhiên, ở hai chu kì liên tiếp thuộc nhóm VIIA, số hiệu nguyên tử ZX < ZY) vào dung dịch AgNO3 (dư), thu được 39,78 gam hỗn hợp kết tủa. Phần trăm khối lượng của NaX trong hỗn hợp ban đầu là
A. 42,23%.	B. 36,22%.	C. 16,32%.	D. 16,23%.
Câu 18: Tổng số hạt proton, nơtron, electron của nguyên tử một nguyên tố là 24 . Số khối của nguyên tử đó là
A. 20.	B. 14.	C. 18.	D. 16.
Câu 19: Cation X2+ có số proton là 26. Vậy vị trí X trong bảng tuần hoàn là ở
A. chu kì 4, nhóm IVB.	B. chu kì 4, nhóm VIIIB.
C. chu kì 4, nhóm VB	D. chu kì 4, nhóm VIIB.
Câu 20: Cho các nguyên tố: X (Z = 11), Y (Z = 19), T (Z = 13). Hiđroxit của X, Y, T xếp theo thứ tự giảm dần tính bazơ là
A. XOH, YOH, T(OH).	B. T(OH), YOH, XOH.
C. YOH, XOH, T(OH)	D. XOH, T(OH), YOH.
Câu 21: Cho cấu hình electron của các nguyên tố X1, X2, X3, X4 như sau
 X1 : 1s22s22p63s1 X2 :1s22s22p63s23p1 
 X3 :1s22s22p63s23p64s2 X4 :1s22s22p63s2
Các nguyên tố kim loại cùng nhóm gồm có
A. X1, X4.	B. X4, X2.	C. X1, X2.	D. X4, X3.
Câu 22: Các nguyên tố 12X, 19Y, 20Z, 13T xếp theo thứ tự tính kim loại tăng dần là
A. T, X, Y, Z	B. T, X, Z, Y .	C. X, Z, Y, T .	D. X, Y, Z, T.
Câu 23: Cho các nguyên tố X, Y, Z có cấu hình electron ngoài cùng như sau: của X là 2p4, của Y là 3p4, của Z là 4s2. Vị trí của X, Y, Z trong bảng tuần hoàn là
A. X ở chu kỳ 2, nhóm VIA; Y ở chu kỳ 3, nhóm IVA; Z ở chu kỳ 4, nhóm IVA.
B. X ở chu kỳ 2, nhóm VIA; Y ở chu kỳ 3, nhóm VIA; Z ở chu kỳ 4, nhóm IIA.
C. X ở chu kỳ 2, nhóm IVA; Y ở chu kỳ 3, nhóm IVA; Z ở chu kỳ 4, nhóm IIA.
D. X ở chu kỳ 2, nhóm IVA; Y ở chu kỳ 3, nhóm IVA; Z ở chu kỳ 4, nhóm IVA.
Câu 24: Nguyên tố M ở chu kì 4 nhóm IA trong bảng tuần hoàn. Nguyên tố X có tính chất hoá học tương tự nguyên tố M, nhưng tính kim loại của X mạnh hơn M. X là
A. Nguyên tố Cs (ở chu kì 6 nhóm IA) .	B. Nguyên tố Se (ở chu kì 4 nhóm VIA) .
C. Nguyên tố Na (ở chu kì 3 nhóm IA) .	D. Nguyên tố He (ở chu kì 1 nhóm VIIA) .
Câu 25: Dãy axit nào sau đây được sắp xếp đúng theo thứ tự tính axit tăng dần ?
A. HCl, HBr, HI, HF.	B. HF, HCl, HBr, HI.	C. HBr, HI, HF, HCl.	D. HI, HBr, HCl, HF.
Câu 26: Trong bảng tuần hoàn, M ở nhóm IIIA, X ở nhóm VA còn Y ở nhóm VIA. Oxit cao nhất của M, X, Y có công thức
A. MO, XO3, YO3.	B. MO3, X5O2, YO2.	C. M2O3, X2O5, YO3.	D. M2O3, XO5, YO6.
Câu 27: X, Y là hai nguyên tố kế tiếp nhau trong bảng tuần hoàn. Như vậy
A. Tính kim loại của X lớn hơn Y.	B. X, Y luôn luôn ở trong cùng một chu kì.
C. Số hiệu nguyên tử của X, Y hơn kém nhau 1.	D. X, Y luôn luôn ở trong cùng một nhóm.
Câu 28: Một loại nguyên tử của nguyên tố X có tổng số các hạt cơ bản là 40. Trong hạt nhân của nguyên tử này số hạt mang điện ít hơn số hạt không mang điện là 1. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là:
A. Ô số 13, CK 3, nhóm III B.	B. Ô số 13, CK 3, nhóm IIIA.
C. Ô số 12, CK 3, nhóm IIB.	D. Ô số 11, CK 3, nhóm IA.
Câu 29: Nguyên tố X có hóa trị cao nhất với oxi bằng hóa trị trong hợp chất khí với hiđro. Phân tử khối của oxit này bằng 2,75 lần phân tử khối của hợp chất khí với hiđro. X là nguyên tố
A. Si.	B. S.	C. Ge.	D. C.
Câu 30: Cho 6 gam một oxit kim loại hóa trị II tác dụng vừa đủ với HCl cho 14,25 gam muối clorua của kim loại đó. Cho biết công thức oxit kim loại?
A. CuO.	B. CaO.	C. MgO.	D. Al2O3.
Câu 31: Oxit cao nhất của nguyên tố R có dạng R2O5. Trong hợp chất của R với hiđro ở thể khí có chứa 8,82 % hiđro về khối lượng. Công thức phân tử của hợp chất khí với hiđro là ( C = 12, N= 14, P= 31, S= 32)
A. NH3.	B. PH3.	C. CH4.	D. H2S.
Câu 32: Các chất trong dãy nào sau đây được xếp theo thứ tự tính axit giảm dần ?
A. H2SO4; Al(OH)3 ; H2SO4 ; H2SiO3.	B. H2SiO3 ; Al(OH)3 ; H3PO4 ; H2SO4.
C. H2SiO3 ; Al(OH)3 ; H2SO4 ; H2SO4	D. H2SO4; H3PO4; H2SiO3; Al(OH)3.
Câu 33: Nhận định nào sau đây không đúng?
A. Nguyên tử nguyên tố X có 7 electron lớp ngoài cùng, vậy nguyên tố X ở nhóm VIIA.
B. Ở trạng thái cơ bản, đồng vị có 1 electron độc thân.
C. Nguyên tử nguyên tố Y cấu hình electron lớp ngoài cùng là 4s2, vậy nguyên tố X ở nhóm IIA.
D. Các nguyên tố có số hiệu nguyên tử là 7, 15, 23, nguyên tử ở trạng thái cơ bản đều có 3 electron độc thân.
Câu 34: Cho 5,4g một kim loại M tác dụng với oxi không khí được 10,2g oxit cao nhất dạng MO. Kim loại M và thể tích O(đktc) là
A. Fe ; 2,24 lít.	B. Fe ; 3,36 lít.	C. Al; 1,68 lít.	D. Al; 3,36 lít.
Câu 35: Dãy các nguyên tố sắp xếp theo chiều tăng dần tính phi kim từ trái sang phải là:
A. P, N, F, O.	B. N, P, F, O.	C. N, P, O, F.	D. P, N, O, F.
Câu 36: Hợp chất khí với hiđro của nguyên tố R có công thức RH3. Trong phân tử oxit (cao nhất) của R thì R chiếm 25,9259% về khối lượng. Cho: B = 11; Al = 27; N = 14; P = 31. RH3 là:
A. BH3.	B. NH3.	C. AlH3.	D. PH3.
Câu 37: Trộn lẫn 15ml dd NaOH 2M và 10ml dd H2SO4 1,5M thì dung dịch thu được có chứa:
A. NaOH 1M và Na2SO4 2M	B. H2SO4 và Na2SO4 2M
C. Na2SO4 0,6M	D. NaOH 1,2M và Na2SO4 0,6M
Câu 38: Thứ tự tăng dần bán kính nguyên tử nào sau đây đúng?
A. Na, Al, P, Cl, F	B. Cl, P, Al, Na, F.	C. F, Cl, P, Al, Na.	D. Cl, F, P, Al, Na
Câu 39: Hợp chất của R với hiđro ở thể khí có dạng RH4. Oxit cao nhất của nguyên tố R có 53,3% oxi về khối lượng. Nguyên tố R có số khối là
A. 31.	B. 28.	C. 32.	D. 12.
Câu 40: X, Y, Z là 3 nguyên tố thuộc cùng chu kỳ của bảng tuần hoàn. Biết oxit của X khi tan trong nước tạo thành một dung dịch làm hồng quỳ tím, Y phản ứng với nước được dung dịch làm xanh giấy quỳ tím, còn Z phản ứng được với cả axit và kiềm. Số thứ tự các nguyên tố trong bảng tuần hoàn tăng dần theo chiều
A. Y < Z < X.	B. X < Z < Y.	C. Z < Y < Z.	D. X < Y < Z.
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------
Câu 1
11
21
31
2
12
22
32
3
13
23
33
4
14
24
34
5
15
25
35
6
16
26
36
7
17
27
37
8
18
28
38
9
19
29
39
10
20
30
40
Tự luận: 
Câu 1: A và B là 2 kim loại nhóm IIA, hòa tan 15,05g hh X gồm 2 muối clorua của A và B vào nước thu đc 100g dd Y. Để kết tủa hết Cl- có trong 40g dd Y cần 77,22 g dd AgNO3 thu đc 17,22g kết tủa và dd Z.
Cô cạn dd Z thu đc bao nhiêu g muối?
Tìm tên 2 kim loại biết tỉ số MA/MB = 5/3 và hỗn hợp X (biết trong X: số mol Clo trong B = 2 lần số mol clo trong A).
Tính C% các chất trong Z?
Câu 2: X là hỗn hợp 3 chất gồm kim loại M, oxit và muối sunfat của M, biết M hóa trị II ko đổi. Chia 29,6g X thành 2 phần bằng nhau.
+ Phần 1: hòa tan trong H2SO4 loãng dư thu đc dd A và khí B.Lượng khí B vừa đủ để khử hết 16g CuO. Cho A td với KOH đến dư. Kết thúc thu đc kết tủa C. Nung C đến khối lượng ko đổi thu đc 14g chất rắn.
+Phần 2: Cho td với 200ml dd CuSO4 1,5M. kết thúc pư tách bỏ chất rắn, cô cạn phần dd thu đc46g muối khan.
Viết ptpư?
Tìm kim loại M?
Tính % khối lượng các chất trong X?
BÀI LÀM

Tài liệu đính kèm:

  • docktra_10_lan_2.doc