SỞ GD&ĐT NGHỆ AN TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRƯỜNG TỘ - VINH. ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM MÔN HÓA 10 HÈ 2015 Thời gian làm bài: 45 phút; (25 câu trắc nghiệm) Mã đề thi 357 Họ, tên thí sinh:...........................................................Số báo danh:...................... Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố : H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; Ca = 40; Cr = 52; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Sr = 88; Ag=108; Ba = 137. Câu 1: Số oxi hóa của S trong H2SO4 bằng? A. +6 B. -2 C. +4 D. +5 Câu 2: Phản ứng nào sau đây thuộc phản ứng oxi hóa khử? A. NaOH + HCl NaCl + H2O B. CaCO3 CaO + CO2 C. Cu + 4HNO3 Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O D. SO3 + H2O H2SO4 Câu 3: Cấu hình lớp electron ngoài cùng của các nguyên tố nhóm oxi là: A. ns2np5 B. ns2np6 C. ns2np4 D. (n-1)d10ns2np6 Câu 4: Hòa tan hoàn toàn 2,81 gam hỗn hợp gồm Fe2O3, MgO, ZnO trong 500 ml axit H2SO4 0,1M (vừa đủ). Sau phản ứng, hỗn hợp muối sunfat khan thu được khi cô cạn dung dịch có khối lượng là A. 5,81 gam. B. 4,81 gam. C. 6,81 gam. D. 3,81 gam. Câu 5: Khi làm thí nghiệm với H2SO4 đặc, nóng thường sinh ra khí SO2. Để hạn chế tốt nhất khí SO2 thoát ra gây ô nhiễm môi trường, người ta nút ống nghiệm bằng bông tẩm dung dịch nào sau đây? A. Xút(NaOH). B. Giấm ăn(CH3COOH). C. Cồn(C2H5OH). D. Muối ăn(NaCl). Câu 6: Nguyên tắc pha loãng axit Sunfuric đặc là: A. Rót từ từ nước vào axit và đun nhẹ B. Rót từ từ axit vào nước và đun nhẹ C. Rót từ từ axit vào nước và khuấy nhẹ D. Rót từ từ nước vào axit và khuấy nhẹ Câu 7: Ozon có ký hiệu hóa học là? A. O B. O3 C. S D. O2 Câu 8: Thuỷ ngân rất độc, bởi vậy khi làm vỡ nhiệt kế thuỷ ngân thì chất bột được dùng để rắc lên thuỷ ngân rồi gom lại là A. vôi sống. B. muối ăn. C. lưu huỳnh. D. cát. Câu 9: Cho phản ứng: 2Fe + 6H2SO4đ Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O. Phát biểu sai là: A. H2SO4 là chất bị oxi hóa. B. Fe là chất khử C. Fe là chất bị oxi hóa D. H2SO4đ là chất oxi hóa Câu 10: Hoà tan hoàn toàn 2,44 gam hỗn hợp bột X gồm FexOy và Cu bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng (dư). Sau phản ứng thu được 0,504 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung dịch chứa 6,6 gam hỗn hợp muối sunfat. Phần trăm khối lượng của Cu trong X là A. 13,11%. B. 65,57%. C. 39,34%. D. 26,23%. Câu 11: Để phân biệt 3 dung dịch không màu: H2SO4loãng, NaOH, Na2SO4 chỉ cần dùng một thuốc thử nào sau đây? A. BaCl2 B. HCl C. Cu D. Quỳ tím Câu 12: Muối axit NaHSO4 có tên gọi là? A. Natri sunfat B. Natri hidro sunfat C. Axit sunfuric D. Natri hidro sunfuric Câu 13: Cho 4,8 gam một kim loại hóa trị II phản ứng hết với dung dịch H2SO4loãng dư, thu được 4,48 lít H2 (đktc). Kim loại đó là A. Mg. B. Ca. C. Ba. D. Sr. Câu 14: Cho sơ đồ phản ứng: a Al + b H2SO4đặc c Al2(SO4)3 + d SO2 + e H2O. Tổng hệ số a + b bằng? A. 6 B. 8 C. 4 D. 10 Câu 15: Cho các chất sau: Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4, FeSO4, Fe2(SO4)3, Fe(OH)2, Fe(NO3)3. Bao nhiêu chất thể hiện tính khử khi tác dụng với dung dịch H2SO4đặc, nóng? A. 4 B. 6 C. 7 D. 5 Câu 16: Trong điều kiện thích hợp, xảy ra các phản ứng sau (1) 2H2SO4 + C à 2SO2 + CO2 + 2H2O (2) H2SO4 + Fe(OH)2 à FeSO4 + 2H2O (3) 4H2SO4 + 2FeO à Fe2(SO4)3 + SO2 + 4H2O (4) 6H2SO4 + 2Fe à Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O Trong các phản ứng trên, phản ứng xảy ra với dung dịch H2SO4 loãng là A. (1) B. (3) C. (2) D. (4) Câu 17: Hai nguyên tố nào sau đây thuộc nhóm VIA? A. C, Si B. N, P C. O, S D. Cl, Br Câu 18: Hòa tan hoàn toàn 4,86 gam hỗn hợp gồm Mg và Zn vào một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 loãng, sau phản ứng thu được 2,24 lít H2 (đktc) và dung dịch X. Khối lượng muối trong dung dịch X là A. 7,23 gam. B. 14,46 gam. C. 7,33 gam. D. 21,69 gam. Câu 19: Trong phản ứng đốt cháy CuFeS2 tạo ra sản phẩm CuO, Fe2O3 và SO2 thì một phân tử CuFeS2 sẽ A. nhường 13 electron. B. nhận 12 electron. C. nhường 12 electron. D. nhận 13 electron. Câu 20: Hòa tan hoàn toàn 5,6g Fe vào dung dịch H2SO4đặc, nóng, dư thu được V lít khí SO2 ( sản phẩm khử duy nhất đo ở đktc). Giá trị V bằng? A. 4,48 lít B. 3,36 lít C. 2,24 lít D. 5,6 lít Câu 21: Hòa tan hoàn toàn 13 gam Zn bằng dung dịch H2SO4 loãng, thu được V lít H2 (đktc). Giá trị của V là A. 1,12. B. 4,48. C. 2,24. D. 3,36. Câu 22: Các chất khí điều chế trong phòng thí nghiệm thường được thu theo phương pháp đẩy không khí (cách 1, cách 2) hoặc đầy nước (cách 3) như các hình vẽ dưới đây: Có thể dùng cách nào trong 3 cách trên để thu khí Oxi ? A. Cách 3. B. Cách 1. C. Cách 2. D. Cách 2 hoặc Cách 3. Câu 23: Phản ứng nào sau đây không phải là phản ứng oxi hóa – khử? A. 2NaOH + Cl2 NaCl + NaClO + H2O. B. 2KClO3 2KCl + 3O2. C. 4Fe(OH)2 + O2 2Fe2O3 + 4H2O. D. BaCO3 BaO + CO2. Câu 24: Oleum H2SO4.nSO3 có công thức phân tử là H2S3O10. Giá trị n bằng? A. 3 B. 4 C. 1 D. 2 Câu 25: Lưu huỳnh đioxit có công thức phân tử là? A. SO2 B. S C. H2S D. SO3 ----------- HẾT ----------
Tài liệu đính kèm: