Đề 1 thi Kiểm tra giữa kỳ I năm học 2015 - 2016 môn hóa học 12 thời gian làm bài: 45 phút

doc 3 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1061Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề 1 thi Kiểm tra giữa kỳ I năm học 2015 - 2016 môn hóa học 12 thời gian làm bài: 45 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề 1 thi Kiểm tra giữa kỳ I năm học 2015 - 2016 môn hóa học 12 thời gian làm bài: 45 phút
KIỂM TRA GIỮA KỲ I NĂM HỌC 2015 - 2016
MÔN HÓA HỌC 12
Thời gian làm bài: 45 phút;
Mã đề thi 324
 Nguyên tử khối các nguyên tố: H=1; C=12; N=14; K=39; O=16; Na=23; Ca=40; Ag=108
Câu 1: Xà phòng hoá hoàn toàn 17,24 gam chất béo cần vừa đủ 0,06 mol NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được khối lượng xà phòng là
	A 17,80 gam. 	B 14,12 gam. 	C 16,88 gam. 	D 18,24 gam
Câu 2: Hỗn hợp X gồm alanin và axit glutamic. Cho m gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH (dư), thu được dung dịch Y chứa (m+30,8) gam muối. Mặt khác, nếu cho m gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl, thu được dung dịch Z chứa (m+36,5) gam muối. Giá trị của m là 
	A 112,2.	B 165,6. 	C 171,0. 	D 123,8. 	
Câu 3: Cho 4,5 gam etylamin (C2H5NH2) tác dụng vừa đủ với axit HCl. Khối lượng muối thu được là 
	A 8,15 gam 	B 8,10 gam 	C 7,65 gam 	D 0,85 gam 	
Câu 4: Để chứng minh tính lưỡng tính của NH2-CH2-COOH (X), ta cho X tác dụng với
	A HCl, NaOH. 	B Na2CO3, HCl. 	C HNO3, CH3COOH. 	D NaOH, NH3.
Câu 5: Trong các dung dịch CH3-CH2-NH2, H2N-CH2-COOH, H2N-CH2-CH(NH2)-COOH, HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH, số dung dịch làm xanh quỳ tím là
	A 1	B 2	C 4	D 3
Câu 6: Phát biểu nào sau đây không đúng?
	A Chất béo là trieste của etylen glicol với các axit béo.	
	B Các chất béo thường không tan trong nước và nhẹ hơn nước.	
	C Chất béo bị thủy phân khi đun nóng trong dung dịch kiềm.	
	D Triolein có khả năng tham gia phản ứng cộng hiđro khi đun nóng có xúc tác Ni.
Câu 7: Để phân biệt glucozơ và fructozơ người ta thường dùng phản ứng với 
	A dd AgNO3/ NH3	B H2 (Ni, to)	C Cu(OH)2	D nước Br2.	
Câu 8: Chất tác dụng với H2 tạo thành sobitol là
	A saccarozơ	B glucozơ 	C xenlulozơ	D tinh bột
Câu 9: Thủy phân este X trong môi trường kiềm, thu được natri axetat và ancol etylic. Công thức của X là 
	A C2H5COOCH3.	B CH3COOC2H5.	C C2H3COOC2H5	D CH3COOCH3.	
Câu 10: Công thức của glyxin là
	A C2H5NH2 	B H2NCH(CH3)COOH	C CH3NH2	D H2NCH2COOH 
Câu 11: Cho các chất: glixerol, glucozơ, xenlulozơ, saccarozơ, tinh bột, fructozơ. Số chất tác dụng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo ra dung dịch có màu xanh lam là
	A 3. 	B 2.	C 5. 	D 4. 
Câu 12: Este X được điều chế từ -amino axit và ancol metylic. Tỉ khối hơi của X so với hidro bằng 44,5. Công thức cấu tạo của X là:
	A H2N–CH2–CH(NH2)–COOCH3.	B H2N–CH2–COOCH3.	
	C H2N-CH2CH2-COOH	D CH3–CH(NH2)–COOCH3.	
Câu 13: Bột ngọt (mì chính) là muối mono natri của axit glutamic hay natri glutamat, được dùng làm chất điều vị. Nếu dùng chất này với hàm lượng cao sẽ gây hại cho noron thần kinh nên đã được khuyến cáo là không nên lạm dụng gia vị này. Theo Ủy Ban Chuyên gia về Phụ gia Thực phẩm (JECFA) của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Tổ chức Nông lương Quốc tế (FAO) thì bột ngọt cho phép dùng an toàn với liều dùng hàng ngày chấp nhận được là 0-120mg/kg. Vậy một người có thể trọng là 50 kg thì lượng bột ngọt tối đa sử dụng trong 1 ngày là:
	A 1,2 gam 	B 12 gam 	C 0,6 gam 	D 6 gam 
Câu 14: Ở nhiệt độ thường, nhỏ vài giọt dung dịch iot vào hồ tinh bột thấy xuất hiện màu
	A vàng	B hồng.	C xanh tím	D nâu đỏ	
Câu 15: X là - amino axit phân tử có 1 nhóm và 1 nhóm –COOH. Cho X tác dụng vừa đủ với 100ml dung dịch HCl 1M , cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 12,55 gam muối khan. Công thức cấu tạo của X là
	A .	B 	 	
	C 	D .
Câu 16: Các loài thủy hải sản như lươn, cá  thường có nhiều nhớt, nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng hầu hết các chất này là các loại protein (chủ yếu là muxin). Để làm sạch nhớt thì không thể dùng biện pháp nào sau đây:
	A Rửa bằng nước lạnh.	B Dùng tro thực vật.	
	C Dùng giấm ăn. 	D Dùng nước vôi.
Câu 17: Ở điều kiện thích hợp, hai chất nào sau đây phản ứng với nhau tạo thành metyl axetat?
	A CH3COOH và C2H5OH. 	B HCOOH và CH3OH. 	
	C HCOOH và C2H5OH.	D CH3COOH và CH3OH.	 
Câu 18: Anilin (C6H5NH2) có phản ứng với dung dịch
	A NaCl. 	B NaOH.	C HCl. 	D Na2CO3. 	
Câu 19: Chất nào là amin bậc 2 ?
	A H2N – CH2 – NH2.	B (CH3)2CH – NH2.	
	C (CH3)3N.	D CH3 – NH – CH3.	
Câu 20: Đun nóng dung dịch chứa m gam glucozơ với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 10,8 gam Ag. Giá trị của m là
	A 4,5.	B 9,0.	C 18,0.	D 8,1.
Câu 21: Lên men m gam glucozơ để tạo thành ancol etylic (hiệu suất phản ứng bằng 90%). Hấp thụ hoàn toàn lượng khí CO2 sinh ra vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 15 gam kết tủa. Giá trị của m là
	A 15,0	B 18,5	C 7,5	D 45,0
Câu 22: Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch NaOH sinh ra glixerol? 
	A Saccarozơ. 	B Glucozơ 	C Metyl axetat.	D Triolein.
Câu 23: Chất X có công thức phân tử C3H6O2, là este của axit axetic. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
	A HO-C2H4-CHO. 	B CH3COOCH3. 	C C2H5COOH.	D HCOOC2H5
Câu 24: Cho các chất sau: H2NCH2COOH, CH3COOH, C6H5OH, H2NCH2COOC2H5, H2NCH2COONa, CH3NH3Cl, HOOC-CH2-NH3Cl. Số chất có thể tác dụng được với dung dịch HCl là
	A 6. 	B 4	C 3. 	D 5. 	
Câu 25: Đun nóng este CH3COOC6H5 (phenyl axetat) với lượng dư dung dịch NaOH, thu được các sản phẩm hữu cơ là 
	A CH3COOH và C6H5OH. 	B CH3COONa và C6H5ONa. 	
	C CH3COOH và C6H5ONa. 	D CH3OH và C6H5ONa. 
Câu 26: Đun 2,2g este có công thức phân tử C4H8O2 với dung dịch NaOH dư, sau phản ứng thu được 2,05g muối. Công thức cấu tạo của este là 
	A C2H5COOCH3	B HCOOCH2CH2CH3	C CH3COOC2H5	D HCOOCH(CH3)2	
Câu 27: Khi thủy phân tripeptit H2N–CH(CH3)CO-NH-CH2-CO-NH-CH2-COOH sẽ tạo ra các α -amino axit là
	A CH3CH(NH2)CH2COOH và H2NCH2COOH 	
	B H2NCH2COOH và CH3CH(NH2)COOH.	
	C H2NCH2CH(CH3)COOH và H2NCH2COOH.	
	D H2NCH(CH3)COOH và H2NCH(NH2)COOH. 
Câu 28: Dãy các chất đều có khả năng tham gia phản ứng thủy phân trong dung dịch H2SO4 đun nóng là:
	A glucozơ, saccarozơ và fructozơ	B fructozơ, saccarozơ và tinh bột	
	C saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ	D glucozơ, tinh bột và xenlulozơ
Câu 29: Sắp xếp nào sau đây là đúng?
	A CH3NH2> NH3> C2H5NH2	B C6H5NH2>CH3NH2> NH3	
	C C2H5NH2> CH3NH2> C6H5NH2	D C6H5NH2> C2H5NH2> CH3NH2	
Câu 30: Số liên kết peptit có trong một phân tử Ala-Gly-Val-Gly-Ala là 	
	A . 5 	B 2 	C 3 	D 4 	 

Tài liệu đính kèm:

  • doc324.doc