Đề 1 kiểm tra môn: địa lý lớp: 7 tuần: 1

doc 33 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1210Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề 1 kiểm tra môn: địa lý lớp: 7 tuần: 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề 1 kiểm tra môn: địa lý lớp: 7 tuần: 1
Phòng gd - đt
Việt trì
đề kiểm tra tnkq
Môn:
Địa Lý
Lớp:
7
Tuần:
1
 Người ra đề: Trương Thị Xuân Trường THCS Văn Lang
Người thẩm định: Hoàng Thị Hương - Trường THCS Herman
 Nguyễn Thị Hồng Thảo - Trường THCS Hùng Lô 
Em hãy chọn phương án đúng nhất và đánh dấu X vào phiếu trả lời.
Câu 1: Tháp tuổi cho ta biết:
 A. Độ tuổi dân số. 	C. Số người trong độ tuổi lao động.
	B. Tổng số nam, nữ.	D. Câu A + B + C đúng.
Câu 2: Bùng nổ dân số xảy ra ở nhiều nước thuộc các châu lục:
	A. Châu Âu.	C. Châu Đại Dương.
	B. Châu á, Châu Phi, Châu Mĩ La Tinh.	D. Châu Nam Cực
Câu 3: Hình dạng của tháp tuổi trẻ:
	A. Đáy tháp rộng.	C. Đáy tháp hẹp.
	B. Thân tháp thon dần.	D. Câu A + B đúng.
Câu 4: Tỷ lệ người trong độ tuổi lao động cao, tháp tuổi có hình dạng:
A. Đáy tháp thu hẹp, thân tháp phình ra. C. Thân tháp thon dần.
	B. Đáy tháp rộng.	 D. Tháp hình chóp.
 Câu 5: Bùng nổ dân số xảy ra khi:
	A. Tỷ lệ sinh thấp.	C. Tỷ lệ tử cao.
	B. Dân số tăng nhanh và đột ngột.	D. Tỷ lệ gia tăng tự nhiên thấp.
Câu 6: Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao từ năm 1950 đến năm 2000 thuộc về 
 nhóm nước có nền kinh tế:
	A. Phát triển.	C. Đang phát triển.
	B. Phát triển cao.	D. Tất cả đều sai.
Câu 7: Khu vực tập trung đông dân nhất trên thế giới là:
	A. Bắc á.	C. Bắc Mỹ.
	B. Đông á, Nam á.	D. Trung Đông.
Câu 8: Dân cư châu á chủ yếu thuộc chủng tộc:
	A. Ơ- rô-pê-ô-ít.	C. Môn-gô-lô-ít.
	B. Nê-grô-ít.	D. Người lai da trắng, da đen.
Câu 9: Chủng tộc Nê-grô-it phân bố chủ yếu ở:
	A. Châu Phi.	C. Châu Âu.
	B. Châu á.	D. Châu Mỹ. 
Câu 10: Sự phân chia 3 chủng tộc chính trên thế giới căn cứ vào:
	A. Cấu tạo bên trong cơ thể	C. Chỉ số thông minh
	B. Màu da, tóc, mắt mũi	D. Sự phát triển kinh tế
Phòng gd - đt
Việt trì
đề kiểm tra tnkq
Môn:
Địa Lý
Lớp:
7
Tuần:
2
 Người ra đề: Trương Thị Xuân Trường THCS Văn Lang
Người thẩm định: Hoàng Thị Hương - Trường THCS Herman
 Nguyễn Thị Hồng Thảo - Trường THCS Hùng Lô 
Em hãy chọn phương án đúng nhất và đánh dấu X vào phiếu trả lời..
Câu 1: Hoạt động kinh tế chủ yếu của quần cư nông thôn là:
	A. Công nghiệp. 	C. Nông, lâm, ngư nghiệp.
	B. Dịch vụ.	D. Giao thông vận tải.
Câu 2: Cảnh quan chủ yếu ở đô thị là:
	A. Khu công nghiệp, dịch vụ, nhà cửa san sát.	C. Đồng ruộng, đồng cỏ.
	B. Làng mạc, thôn xóm.	D. Rừng, ao hồ.
Câu 3: Quốc gia có nhiều siêu đô thị nhất thế giới ( năm 2000):
	A. ấn Độ, Trung Quốc	C. Pháp
	B. Anh	D. Đức
Câu 4: Tên các siêu đô thị ở châu Mĩ:
	A. Pa ri, Luân đôn.	C. Mát- xơ-cơ-va.
B. Niu I-oóc; Mê- hi- cô xi- ti	D. Tô-ki-ô; Xơ- un.
Câu5: : Châu lục có nhiều siêu đô thị nhất thế giới:
	A. Châu á.	C. Châu Mĩ.
	B. Châu Âu.	D. Châu Phi.
Câu 6: Siêu đô thị lớn nhất thế giới trong năm 2000 ( 27 triệu người ):
A. Gia- các- ta.	C. Niu-I-oóc.
	B. Tô- ki- ô.	D. Pa-ri.
Câu 7 Tỉnh B có diện tích 10.000 km2, số dân là 1.000.000 người. Mật độ dân số của tỉnh B sẽ là:
	A. 10 người/1km2	C. 50 người/1km2
	B. 20 người/ 1km2	D. 100 người/ 1km2
Câu 8: Các khu vực tập trung đông dân nhất châu á:
	A. Bắc á.	C. Trung á.
	D. Tây á	D. Đông á; Nam á; Đông Nam á.
Câu 9: Hiện nay trên toàn thế giới, tỷ lệ người sống ở nông thôn có xu hướng:
	A. Ngày càng tăng.	C. Ngày càng giảm
	B. ổn định.	D. Tất cả đều sai
Câu 10: Mật độ dân số nước ta cao nhất ở:
	A. Miền núi phía Bắc.	 	C. Đồng bằng sông Cửu long.
	B. Vùng cao nguyên Nam Trung Bộ. D. Đồng bằng sông Hồng
Phòng gd - đt
Việt trì
đề kiểm tra tnkq
Môn:
Địa Lý
Lớp:
7
Tuần:
3
 Người ra đề: Trương Thị Xuân Trường THCS Văn Lang
Người thẩm định: Hoàng Thị Hương - Trường THCS Herman
 Nguyễn Thị Hồng Thảo - Trường THCS Hùng Lô 
Em hãy chọn phương án đúng nhất và đánh dấu X vào phiếu trả lời.
Câu 1: Vị trí của đới nóng:
	A. Khoảng giữa hai đường chí tuyến.	C. Từ 23027’ N -> 66033’ N.
	B. Từ 23027’ B -> 66033’ B.	D. Từ 66033’ B, N-> 2 cực Bắc, Nam.
Câu 2: Các kiểu môi trường trong đới nóng:
	A. Xích đạo ẩm.	C. Hoang mạc.
	B. Nhiệt đới, nhiệt đới gió mùa.	D. Câu A + B + C đúng.
Câu 3: Thảm thực vật tiêu biểu của môi trường xích đạo ẩm là:
	A. Xa van	C. Rừng rậm xanh quanh năm
	B. Nửa hoang mạc	D. Rừng thưa
Câu 4: Rừng ngập mặn trong môi trường xích đạo ẩm thường phân bố ở:
	A. Chân núi	C. Núi cao
	B. Trên các cao nguyên	D. Vùng cửa sông, ven biển, lầy bùn.
Câu 5: Rừng rậm thường xanh ở đới nóng có đặc điểm:
	A. Rậm rạp, xanh tốt, nhiều tầng.	C. Cây rụng lá vào mùa khô.
	B. Cây cối mọc thưa thớt.	D. Xa van phát triển.
Câu 6: Môi trường nhiệt đới nằm trong khoảng:
	A. Từ 50 B đến 50 N	C. Từ 23027' B đến 23027'N
	B. Từ 50B; N đến 23027'B;N	D. Từ 23027'B; N đến 66033' B;N
Câu 7: Xa van (đồng cỏ cao nhiệt đới) là thảm thực vật tiêu biểu cho môi trường:
	A. Xích đạo ẩm.	C. Nhiệt đới.
	B. Hoang mạc.	D. Nhiệt đới gió mùa.
Câu 8: Chế độ nước của sông ngòi miền nhiệt đới:
	A. Lũ về mùa đông.	C. Một mùa lũ, một mùa cạn.
	B. Không có lũ .	D. Nhiều nước quanh năm.
Câu 9: Đất đai ở vùng nhiệt đới thường có màu đỏ vàng do chứa nhiều ôxit sắt, 
 ôxit nhôm, gọi là:
	A. Đất đá vôi.	 B. Đất sét.	 C. Đất phèn. 	 	D. Đất feralit	
Câu 10: Cảnh quan của môi trường nhiệt đới thay đổi dần về 2 chí tuyến theo 
 thứ tự:
A. Nửa hoang mạc, xa van	C. Rừng thưa, xa van, nửa hoang mạc
B. Xa van, nửa hoang mạc	D. Rừng thưa, xa van
Phòng gd - đt
Việt trì
đề kiểm tra tnkq
Môn:
Địa Lý
Lớp:
7
Tuần:
4
 Người ra đề: Trương Thị Xuân Trường THCS Văn Lang
Người thẩm định: Hoàng Thị Hương - Trường THCS Herman
 Nguyễn Thị Hồng Thảo - Trường THCS Hùng Lô 
Em hãy chọn phương án đúng nhất và đánh dấu X vào phiếu trả lời.
Câu 1: Khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình là:
	A. Bắc á.	C. Trung á.
	B. Nam á, Đông Nam á.	D. Tây á.
Câu 2: Hướng gió thổi chủ yếu trong mùa đông ở khu vực Đông Nam á:
	A. Tây bắc - Đông nam.	C. Đông bắc – Tây nam.
	B. Tây nam - Đông bắc.	D. Đông nam – Tây bắc.
Câu 3: Đặc điểm nổi bật của khí hậu nhiệt đới gió mùa:
Nóng, ẩm quanh năm.	
	B. Nhiệt độ, lượng mưa thay đổi theo mùa gió.
C. Thời tiết diễn biến thất thường
	D. Câu B + C đúng.
Câu 4: Trong sản xuất nông nghiệp: Sử dụng công cụ thô sơ, ít chăm bón, năng suất thấp đó là hình thức canh tác:
	A. Làm nương rẫy.	C. Thâm canh lúa nước.
	B. Làm ruộng.	D. Sản xuất nông sản theo quy mô lớn.
Câu 5: Khí hậu nhiệt đới gió mùa rất thích hợp trồng các loại cây:
	A. Cây ăn quả ôn đới.	C. Cây lúa mì, củ cải đường
	B. Cây lương thực, 	cây công nghiệp nhiệt đới	D. Cây nho, cây ô liu. 
Câu 6: Khí hậu nhiệt đới gió mùa, nơi có nguồn lao động dồi dào, chủ động được tưới tiêu, người ta thường áp dụng hình thức canh tác:
Làm đường đồng mức.	C. Làm trang trại
Làm ruộng bậc thang.	D. Làm ruộng, thâm canh lúa nước.
Câu 7: Khu vực thâm canh lúa nước ở châu á có diện tích lớn hơn cả là:
	A. Nam á, Đông Nam á.	C. Tây á, Tây Bắc á.
	B. Bắc á, Đông Bắc á.	D. Tây Nam á.
Câu 8. Điều nào không đúng với sản xuất nông nghiệp theo quy mô lớn ở đới 
 nóng:
Sử dụng nhiều máy móc
Sản phẩm phần lớn dành cho xuất khẩu
Sử dụng tối đa nguồn lao động thủ công có tiền lương thấp
Chủ nhân thường là tư bản nước ngoài.
Câu 9: Trong sản xuất nông nghiệp thâm canh lúa nước cho phép:
	A. Tăng vụ.	C. Tăng sản lượng.
	B. Tăng năng suất.	D. Câu A + B + C đúng.
Câu 10: Việt Nam nằm trong kiểu môi trường:
	A. Xích đạo ẩm	B. Nhiệt đới	 C. Nhiệt đới gió mùa D. Hoang mạc	
Phòng gd - đt
Việt trì
đề kiểm tra tnkq
Môn:
Địa Lý
Lớp:
7
Tuần:
5
 Người ra đề: Trương Thị Xuân Trường THCS Văn Lang
Người thẩm định: Hoàng Thị Hương - Trường THCS Herman
 Nguyễn Thị Hồng Thảo - Trường THCS Hùng Lô 
Em hãy chọn phương án đúng nhất và đánh dấu X vào phiếu trả lời.
Câu1: Trong môi trường nhiệt đới gió mùa, công tác thuỷ lợi chủ yếu nhằm mục 
 đích:
 A. Hạn chế nạn xói mòn đất.
 B. Thoát nước vào mùa lũ 
 C. Sắp xếp thời vụ thích hợp
 D. Sử dụng nguồn nước hợp lý giữa mùa mưa và mùa khô.
Câu 2: Biện pháp không cần thiết trong công tác phòng tránh và giảm nhẹ thiên 
 tai cho nông nghiệp ở đới nóng
	A. Bón phân 	C. Trồng rừng
	B. Làm thuỷ lợi	D. Theo dõi dự báo thời tiết
Câu 3: Quá trình thoái hoá đất ở môi trường đới nóng do:
	A. Làm ruộng bậc thang.	C. Đốt rừng, làm nương rẫy.
	B. Trồng cây che phủ đất.	D. Làm đường đồng mức.
Câu 4: Đất đai trong vùng khí hậu nóng, ẩm hoặc mưa theo mùa, thường có hiện 
 tượng.
	A. Xói mòn, rửa trôi.	C. Bồi đắp phù sa.
	B. Tích mùn.	D. Tăng độ phì trong đất.
Câu 5: Cây trồng chủ yếu ở các đồng bằng Nam á và Đông Nam á là:
	A. Cây cao lương.	 B. Cây lúa nước.	C. Cây củ cải đường. D. Cây nho, ô liu.
Câu 6: Để giảm bớt sức ép của dân số tới tài nguyên, môi trường ở đới nóng, 
 chúng ta cần:
	A. Giảm tỉ lệ gia tăng dân số.	C. Nâng cao đời sống nhân dân.
	B. Phát triển kinh tế.	D. Câu A + B + C đúng
Câu 7: Nguyên nhân chủ yếu làm cho bình quân lương thực theo đầu người ở 
 châu Phi giảm:
	A. Dân số tăng nhanh.	C. Đô thị phát triển.
	B. Tài nguyên cạn kiệt.	D. Ô nhiễm môi trường.
Câu 8: Hậu quả của việc gia tăng dân số quá nhanh ở đới nóng
	A. Kinh tế chậm phát triển.	C. Tác động tiêu cực tới tài nguyên...
	B. Đời sống chậm nâng cao.	D. Câu A + B + C đúng. 
Câu 9: Sự tương quan giữa dân số và diện tích rừng ở Đông Nam á từ 1980 đến 1990:
	A. Dân số giảm, diện tích rừng tăng.	C. Cả 2 đều tăng.
	B. Dân số tăng, diện tích rừng giảm.	D. Cả 2 đều giảm.
Câu 10: Để giảm bớt sự gia tăng dân số và bảo vệ tài nguyên môi trường, ở đới 
 nóng đã có giải pháp:
A. Sinh đẻ có kế hoạch	
B. Trồng cây xanh, khai thác tài nguyên hợp lý tiết kiệm 
C. Chống ô nhiễm đất, nước, không khí 
D. Câu A + B + C đúng
Phòng gd - đt
Việt trì
đề kiểm tra tnkq
Môn:
Địa Lý
Lớp:
7
Tuần:
6
Người ra đề: Trương Thị Xuân Trường THCS Văn Lang
Người thẩm định: Hoàng Thị Hương - Trường THCS Herman
 Nguyễn Thị Hồng Thảo - Trường THCS Hùng Lô 
 Em hãy chọn phương án đúng nhất và đánh dấu X vào phiếu trả lời.
Câu 1: Nguyên nhân dẫn đến sự di dân ở đới nóng là:
A - Dân số đông và tăng nhanh	C – Thiên tai, chiến tranh
B - Đất đai canh tác ít	D - Câu A + B + C đúng
Câu 2: Hậu quả do đô thị hoá tự phát ở đới nóng gây ra:
A - Tài nguyên cạn kiệt	C - Ô nhiễm môi trường
B - Nhiều tệ nạn xã hội 	D - Câu A + B + C đúng 
Câu 3 Khu vực có tốc độ tăng dân số nhanh nhất:
A - Đô thị các nước phát triển 	C - Vùng nông thôn các nước phát triển 
B - Đô thị các nước đang phát triển 	D - Vùng núi các nước đang phát triển
Câu 4: Tên một thành phố sạch nhất ở đới nóng:
A - Xin-ga-po	C – Ma-ni-la 
B – Gia-các-ta	D – Côn-ca-ta
Câu 5: Trong những năm gần đây, nơi có số người di dân và tốc độ đô thị hoá 
 cao là:
	A - Đới lạnh	C - Đới nóng
	B - Đới ôn hoà	D – Tất cả đều sai
Câu 6: Thảm thực vật tương ứng với môi trường xích đạo ẩm ở Bắc Công-gô đó 
 là:
A – Rừng thưa	C - Rừng hỗn giao
B - Rừng lá kim	D - Rừng rậm xanh quanh năm 
Câu 7: Xa van là thảm thực vật tiêu biểu ở môi trường:
 A - Xích đạo ẩm B - Nhiệt đới C - Nhiệt đới gió mùa D - Hoang mạc nhiệt đới
Câu 8: Vùng có lượng mưa nhiều quanh năm, thì:
A - Lưu lượng nước của sông lớn	C - Lưu lượng nước của sông thất thường
B - Lưu lượng nước của sông nhỏ	D - Lưu lượng nước của sông theo mùa
Câu 9: Hoang mạc cát Xa-ha-ra thuộc:
A – Châu á	B – Châu Âu	C – Châu Phi	D – Châu Mĩ
Câu 10: Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của nước ta có đặc điểm:
A – Nhiệt độ cao trên 200C	 
B – Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 
C – Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4
D – Câu A + B + C đúng
Phòng gd - đt
Việt trì
đề kiểm tra tnkq
Môn:
Địa Lý
Lớp:
7
Tuần:
7
Người ra đề: Trương Thị Xuân Trường THCS Văn Lang
Người thẩm định: Hoàng Thị Hương - Trường THCS Herman
 Nguyễn Thị Hồng Thảo - Trường THCS Hùng Lô 
Em hãy chọn phương án đúng nhất và đánh dấu X vào phiếu trả lời.
Câu 1: Từ sau năm 1950 ở các nước đang phát triển có sự “ Bùng nổ dân số ” là do:
 	A – Tỷ lệ sinh cao đột ngột	C – Tỷ lệ tử giảm xuống đột ngột
B – Nhu cầu lao động để phát triển kinh tế	D – Mức sống đã được cải thiện
Câu 2: Để giải quyết tình trạng bùng nổ dân số, các nước đang phát triển đã áp 
 dụng biện pháp:
A - Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, công nghiệp.
B – Nỗ lực kiểm soát sinh đẻ
C – Giáo dục ý thức về kế hoạch hoá gia đình
D – Câu A + B + C đúng
Câu 3: Mật độ dân cư thưa thớt nhất là các vùng:
 	A - Đồng bằng	C – Ven sông, ven biển
 B – Xa biển, núi cao, vùng hoang mạc.	D - Đô thị lớn 
Câu 4: Điểm giống nhau cơ bản giữa các kiểu môi trường ở đới nóng( Xích 
 đạo ẩm, nhiệt đới, nhiệt đới gió mùa) là:
 	A – Lượng mưa lớn, nhiệt độ cao trên 200C 	C - Độ ẩm trên 80%
 B – Có gió Tín phong	D – Câu A + B + C đúng
Câu 5: Không phải là đặc điểm của rừng rậm nhiệt đới gió mùa:
 	A – Rừng rậm xanh tốt, một số cây rụng lá vào mùa khô
 B – Rừng lá kim là chủ yếu
 	C – Nhiều tầng, nhiều dây leo
 	D – Nhiệt độ trong rừng cao, độ ẩm lớn
Câu 6: Cái nôi của nghề trồng lúa nước là:
A – Nam á, Đông Nam á	C – Trung Mĩ
 	B – Nam Mĩ	D – Bắc Phi
Câu 7: Khu vực có lượng mưa nhiều nhất đới nóng:
 	A – Xa-ha-ra	C – Sườn phía Nam dãy Hy-ma-lay-a
 	B - ả rập xêút	D – Sườn phía Bắc dãy Hy-ma-lay-a
Câu 8: Môi trường nhiệt đới gió mùa là nơi:
A - Mưa lũ, nắng hạn liện tục, kế tiếp
B – Nạn xói món đất màu mãnh liệt
C – Cây trồng vật nuôi phát triển quanh năm 
D – Câu A + B + C đúng
Câu 9: Nhằm phát triển kinh tế một cách bền vững, nhiều nước ở đới nóng đã: 
 	A – Tích cực bảo vệ môi trường	C – Khai thác hợp lý tài nguyên
B – Phân bố lại lực lượng lao động	D – Câu A + B + C đúng
Câu 10: Hậu quả nào không phải do quá trình đô thị hoá quá nhanh ở đới 
 nóng gây ra:
 	A – Sự xuất hiện nhiều tệ nạn xã hội 
B – Thừa lao động, thiếu việc làm	
C - Tài nguyên ngày càng cạn kiện 
D – Môi trường không khí, nước ngày càng ô nhiễm
Phòng gd - đt
Việt trì
đề kiểm tra tnkq
Môn:
Địa Lý
Lớp:
7
Tuần:
8
Người ra đề: Trương Thị Xuân Trường THCS Văn Lang
Người thẩm định: Hoàng Thị Hương - Trường THCS Herman
 Nguyễn Thị Hồng Thảo - Trường THCS Hùng Lô 
Em hãy chọn phương án đúng nhất và đánh dấu X vào phiếu trả lời.
Câu 1: Vị trí giới hạn của môi trường đới ôn hoà:
A - Giữa 2 đường chí tuyến	C - Từ 50B đến 50N
B - Giữa đới nóng và đới lạnh	D - Từ 2 vòng cực đến 2 cực
Câu 2: Sự phân hoá của thiên nhiên đới ôn hoà theo thời gian được biểu hiện:
A - Bốn mùa: Xuân, hạ, thu, đông	C- Vị trí: Vĩ độ cao hay gần chí tuyến
B - Vị trí gần hay xa biển	D- Hai mùa: Mưa và khô
Câu 3: Những yếu tố gây nên sự biến động thời tiết ở đới ôn hoà là:
A - Đợt khí lạnh	C - Gió Tây và dòng biển nóng
B - Đợt khí nóng	D – Câu A + B + C đúng
Câu 4: Thảm thực vật tương ứng với môi trường ôn đới lục địa là:
A - Rừng lá kim	C - Rừng cây bụi gai
B - Rừng lá rộng	D - Rừng rậm xanh quanh năm 
Câu 5: Tác động của các đợt khí nóng và đợt khí lạnh đã làm khí hậu, thời tiết, 
 đới ôn hoà có đặc điểm:
A - Nhiệt độ nóng lên đột ngột	C - Nhiệt độ hạ xuống đột ngột
B - Nhiệt độ tăng giảm đột ngột	D - Tất cả đều sai
Câu 6: Mưa rơi vào thu đông, mùa hạ nóng, khô là đặc điểm của môi trường:
A - Ôn đới hải dương	C - Địa Trung Hải
B - Ôn đới lục địa	D - Hoang mạc ôn đới
Câu 7: Để tưới nước trong sản xuất nông nghiệp đới ôn hoà, người ta áp dụng:
A - Trồng cây quanh bờ ruộng	 C - Hệ thống tự chảy, hoặc tưới xoay tròn
B - Sử dụng tấm nhựa trong 	 D - Xây dựng nhiều nhà kính 
Câu 8: Trong sản xuất nông nghiệp đới ôn hoà, trồng cây quanh bờ ruộng để:
A - Lai tạo nhiều giống mới	C- Chống sương giá và mưa đá
B – Tưới nước cho đồng ruộng	D- Chắn gió mạnh và giữ nước
Câu 9: Tính chất hiện đại của nền nông nghiệp đới ôn hoà thể hiện ở:
A - Cung cấp sản phẩm cho nhân dân 
B - Giải phóng lao động nặng nhọc
C - Đảm bảo nguyên liệu cho công nghiệp 
D - Sản xuất kiểu công nghiệp, chuyên môn hoá cao
Câu 10: Ngành chăn nuôi gia sức lớn ở đới ôn hoà phát triển mạnh mẽ nhờ:
A - Có nhiều đồng cỏ núi cao	 C - Nhiều cơ sở chế biến thịt, sữa
B - ứng dụng nhiều thành tựu kỹ thuật D – Câu A + B + C đúng
Phòng gd - đt
Việt trì
đề kiểm tra tnkq
Môn:
Địa Lý
Lớp:
7
Tuần:
9
Người ra đề: Trương Thị Xuân Trường THCS Văn Lang
Người thẩm định: Hoàng Thị Hương - Trường THCS Herman
 Nguyễn Thị Hồng Thảo - Trường THCS Hùng Lô 
Em hãy chọn phương án đúng nhất và đánh dấu X vào phiếu trả lời.
Câu 1: Khu công nghiệp khai thác ở đới ôn hoà tập trung chủ yếu ở những nơi:
A- Nhiều khoáng sản, rừng	C- Nhiều máy móc
B- Dân cư đông	D- Nguồn điện đầy đủ
Câu 2: ở đới ôn hoà, các khu công nghiệp chế biến thường được ưu tiên bố trí ở:
A- Gần thị trường tiêu thụ	C- Cảng sông, cảng biển, đô thị
B- Vùng nguyên liệu dồi dào	D- Nơi có nguồn lao động 
Câu 3: Vùng công nghiệp lớn kéo dài qua nhiều nước chủ yếu tập trung ở khu 
 vực:
A- Bắc Mĩ	C- Đông Bắc á
B- Tây Âu	D- Đông Nam á
Câu 4: ở đới ôn hoà, các nhà máy, công xưởng, hầm mỏ được nối với nhau bằng 
 các tuyến đường giao thông chằng chịt. Cảnh quan công nghiệp đó thuộc:
A- Khu công nghiệp 	C- Vùng công nghiệp cũ
B- Trung tâm công nghiệp 	D- Vùng công nghiệp mới
Câu 5: Cảnh quan công nghiệp ít gây ô nhiễm môi trường:
A- Khu công nghiệp nhiều nhà máy san sát
B- Khu công nghiệp với những toà nhà chọc trời
C- Khu công nghiệp với phương tiện giao thông như mắc cửi
D- Khu công nghiệp với thảm cỏ và cây xanh bao quanh
Câu 6: Tỷ lệ dân đô thị cao (hơn 75%) tập trung chủ yếu ở môi trường:
A- Đới nóng	C- Đới ôn hoà
B- Đới lạnh	D- Tất cả đều đúng
Câu 7: Sự khác nhau giữa các siêu đô thị ở đới ôn hoà và đới nóng, thể hiện ở:
A- Tình trạng ô nhiễm môi trường	 
B- Đô thị phát triển theo quy hoạch: Chiều rộng, chiều cao và chiều sâu
C- Quy mô diện tích
D- Số lượng dân số
Câu 8: Trình độ phát triển đô thị cao ở đới ôn hoà được biểu hiện ở:
A- Những toà nhà chọc trời	C- Kho tàng, nhà xe dưới mặt đất
B- Hệ thống giao thông ngầm	D- Câu A + B + C đúng
Câu 9: Trong các siêu đô thị đới ôn hoà, để tiết kiệm đất, các kho hàng và nơi 
 giữ xe thường được bố trí:
A- ở các vùng ngoại ô 	C- Dưới các công trình ngầm
B- Tại trung tâm thành phố 	D- Gần các trung tâm thương mại 
Câu 10: Để xoá bỏ ranh giới nông thôn, thành thị, giảm áp lực dân số trong các 
 đô thị, cần có giải pháp:
A - Đẩy mạnh đô thị hoá nông thôn	
B - Xây dựng nhiều thành phố vệ tinh 	
C - Chuyển dịch các hoạt động công nghiệp, dịch vụ đến vùng mới.
D - Câu A + B + C đúng
Phòng gd - đt
Việt trì
đề kiểm tra tnkq
Môn:
Địa Lý
Lớp:
7
Tuần:
10
Người ra đề: Trương Thị Xuân Trường THCS Văn Lang
Người thẩm định: Hoàng Thị Hương - Trường THCS Herman
 Nguyễn Thị Hồng Thảo - Trường THCS Hùng Lô 
Em hãy chọn phương án đúng nhất và đánh dấu X vào phiếu trả lời.
Câu 1: Nguyên nhân làm ô nhiễm không khí: 
A -Khói bụi của các nhà máy, động cơ giao thông 	
B - Nước thải sinh hoạt
C - Váng dầu ở các vùng ven biển	
D - Tập trung chuỗi đô thị ven biển
Câu 2: Hậu quả nào không phải do ô nhiễm không khí gây nên:
A - Mưa axit	C - "Thuỷ triều đen"
B - Hiệu ứng nhà kính	D - Thủng tầng ôzôn 
Câu 3: Nghị định thư Ki-ô-tô là văn bản được hầu hết các nước trên thế giới ký 
 kết nhằm thống nhất về việc:
A - Cắt giảm lượng khí thải gây ô nhiễm không khí	 
B - Bảo vệ và cung cấp nước sạch cho nhân dân 
C - Chống lây nhiễm HIV/AIDS 
D - Hạn chế di dân ra thành phố
Câu 4: Mực nước các đại dương dâng cao là hậu quả trực tiếp của hiện tượng:
A - Đất bị xói mòn	C - "Thuỷ triều đen"
B - Hiệu ứng nhà kính	D - "Thủy triều đỏ"
Câu 5: “ Thuỷ triều đen”, “thuỷ triều đỏ” là hậu quả do:
A - Ô nhiễm không khí	C - Ô nhiễm nước
B - Ô nhiễm đất	D- Tệ nạn xã hội
Câu 6: Nguyên nhân chủ yếu làm cho Trái Đất nóng lên:
A- Khí ôxy tăng	C- Khí nitơ tăng 
B- Khí cacbônít tăng	D- Lượng hơi nước tăng
Câu 7: Thảm thực vật tương ứng với môi trường ôn đới hải dương đó là:
A - Rừng hỗn giao	C - Rừng lá kim
B - Rừng cây bụi gai	D - Rừng lá rộng
Câu 8: Rừng lá kim thường phân bố ở môi trường:
A - Ôn đới lục địa 	C - Địa Trung Hải
B - Ôn đới hải dương	D - Nhiệt đới 
Câu 9: Rừng cây lá phong ở Canađa chuyển sang màu đỏ vào tiết trời:
A - Mùa xuân	C - Mùa thu 	
B - Mùa hạ 	D - Mùa đông	
Câu 10: Lá phong đỏ trên nền tuyết trắng là biểu trưng cho quốc kỳ của đất 
 nước:
A - Pháp	B - Đức	C - Anh 	D - Canađa
Phòng gd - đt
Việt trì
đ

Tài liệu đính kèm:

  • docTNKQ_DIA_LY_7_GIA_CAM.doc