Đề 1 kiểm tra 45 phút – Lần 1 – Kì 1 môn: Hóa học khối 10 thời gian làm bài: 45 phút trường THPT An Biên

doc 2 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1184Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề 1 kiểm tra 45 phút – Lần 1 – Kì 1 môn: Hóa học khối 10 thời gian làm bài: 45 phút trường THPT An Biên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề 1 kiểm tra 45 phút – Lần 1 – Kì 1 môn: Hóa học khối 10 thời gian làm bài: 45 phút trường THPT An Biên
SỞ GD&ĐT KIÊN GIANG
TRƯỜNG THPT AN BIÊN
ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT – LẦN 1 – KÌ 1
MÔN: HÓA HỌC KHỐI 10
Thời gian làm bài: 45 phút; 
(21 câu trắc nghiệm)
Mã đề thi 209
(Thí sinh không được sử dụng tài liệu và không được sử dụng bảng tuần hoàn )
Họ, tên thí sinh:..................................................................... Lớp: .............................
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 7 điểm ):
Câu 1: Trong mọi hạt nhân của nguyên tử các nguyên tố đều có
A. electron.	B. proton.	C. nơtron.	D. proton và nơtron.
Câu 2: Cấu hình electron nào sau đây của nguyên tố kim loại ?
A. 1s22s22p63s23p1	B. 1s2s2s2p63s23p5	C. 1s22s22p63s23p3	D. 1s22s22p63s23p6
Câu 3: Trong tự nhiên hidro có 3 đồng vị ( ) và oxi có 3 đồng vị ( ), từ các đồng vị của hidro và oxi có thể hình thành bao nhiêu phân tử H2O.
A. 9	B. 12	C. 6	D. 18
Câu 4: Nguyên tử F có tổng số hạt proton, electron, nơtron là
A. 19	B. 28	C. 9	D. 20
Câu 5: Những nguyên tử có cùng số proton nhưng khác nhau về số nơtron, gọi là
A. đồng vị.	B. đồng đẳng.	C. đồng lượng.	D. đồng phân.
Câu 6: Nguyên tử có Z = 17, đó là nguyên tử của nguyên tố :
A. kim loại.	B. Có thể kim loại hoặc phi kim.
C. phi kim.	D. khí hiếm.
Câu 7: Một nguyên tử của nguyên tố X có 35 electron và 45 nơtron. Hỏi kí hiệu nguyên tử nào sau đây là của nguyên tố X?
A. .	B. .	C. .	D. .
Câu 8: Một nguyên tử X có tổng số electron ở các phân lớp s là 6 và tổng số electron lớp ngoài cùng là 6. Cho biết X thuộc về nguyên tố hoá học nào sau đây?
A. Clo (Z = 17)	B. Flo (Z = 9)	C. Oxi (Z = 8)	D. Lưu huỳnh (Z = 16)
Câu 9: Cho các nguyên tử nguyên tố sau: X ( Z=11); Y( Z=14 ); T ( Z=10 ); G ( Z=19 ). Kết luận nào sau đây đúng.
A. Nguyên tử X và Y là kim loại, G là phi kim còn T là khí hiếm.
B. Nguyên tử X và G là kim loại, Y là phi kim còn T là khí hiếm.
C. Nguyên tử X và G là kim loại, T là phi kim còn Y là khí hiếm.
D. Nguyên tử X là kim loại, Y và G là phi kim còn T là khí hiếm.
Câu 10: Trong tự nhiên bạc có 2 đồng vị, trong đó đồng vị chiếm 44%, biết nguyên tử khối trung bình của bạc là 107,88. Đồng vị thứ hai của bạc có số khối là
A. 109	B. 107	C. 108	D. 106
Câu 11: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của một nguyên tố là 2s²2p5, số hiệu nguyên tử của nguyên tố đó là
A. 3	B. 5	C. 9	D. 7
Câu 12: Nguyên tử của các nguyên tố khác nhau, có thể giống nhau về
A. số nơtron.	B. số proton.	C. số hiệu nguyên tử.	D. số electron.
Câu 13: Trong mọi nguyên tử, đều có :
A. số proton bằng số electron.
B. số electron bằng số nơtron.
C. tổng số proton và nơtron bằng tổng số electron.
D. số proton bằng số nơtron.
Câu 14: Luận điểm nào sau đây đúng.
A. Trong nguyên tử, các electron không chuyển động mà phân bố luôn vào các khu vực không gian xác định.
B. Trong nguyên tử, các electron chuyển động rất nhanh trong không gian xung quanh hạt nhân và không theo một quỹ đạo xác định.
C. Trong nguyên tử, các electron chỉ chuyển động khi có sự kích thích từ bên ngoài.
D. Trong nguyên tử, các electron chuyển động rất nhanh trong không gian xung quanh hạt nhân và theo các quỹ đạo xác định.
Câu 15: Số khối là :
A. Tổng khối lượng các proton và các nơtron trong hạt nhân nguyên tử.
B. Khối lượng của hạt nhân nguyên tử.
C. Khối lượng của nguyên tử.
D. Tổng số hạt proton và số hạt nơtron của hạt nhân nguyên tử.
Câu 16: Sắp xếp các nguyên tử sau theo thứ tự tăng dần số nơtron: (1) ; (2) ; (3) ; (4) ;
A. 2; 3; 1; 4	B. 1; 2; 3; 4	C. 4; 3; 2; 1	D. 3; 2; 1; 4
Câu 17: Các electron ở lớp nào liên kết với hạt nhân chặt chẽ nhất ?
A. Lớp M.	B. Lớp L.	C. Lớp K.	D. Lớp N.
Câu 18: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Hạt nhân nguyên tử cấu tạo bởi các hạt proton và hạt nơtron.
B. Nguyên tử được cấu tạo từ các hạt cơ bản là p, n, e.
C. Vỏ nguyên tử được cấu tạo từ các hạt electron.
D. Nguyên tử có cấu trúc đặc khít, gồm vỏ nguyên tử và hạt nhân nguyên tử.
Câu 19: Đồng trong tự nhiên có 2 đồng vị 63Cu và 65Cu, có khối lượng nguyên tử trung bình là 63,54. Vậy hàm lượng phần trăm 65Cu trong đồng tự nhiên là
A. 73%	B. 46%	C. 27%	D. 54%
Câu 20: Trong vỏ nguyên tử số electron tối đa trong phân lớp d là
A. 2 electron.	B. 10 electron.	C. 6 electron.	D. 14 electron.
Câu 21: Cấu hình electron của nguyên tử Fe (Z = 26) là :
A. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2.	B. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d7 4s2.
C. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d6 4s2.	D. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d8.
II. PHẦN TỰ LUẬN ( 3 điểm ):
Câu 1: Cho biết số hiệu nguyên tử của các nguyên tố sau: X ( Z = 19 ); Y ( Z = 17 ); T ( Z = 35 ). Viết cấu hình electron của các nguyên tử nguyên tố đó và cho biết nguyên tố nào là nguyên tố s, nguyên tố nào là nguyên tố p.
Câu 2: Tổng số hạt của nguyên tử nguyên tố Y là 60 hạt. Trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn hạt không mang điện là 20 hạt.
a. Tìm số khối của Y và viết ký hiệu nguyên tử Y
b. Viết cấu hinh electron của Y và cho biết Y là kim loại, phi kim hay khí hiếm.
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------

Tài liệu đính kèm:

  • dockiem_tra_45_hoa_10.doc