Đáp án đề thi sinh giỏi Sinh học lớp 10 - Năm học 2008-2009 - Trường THPT chuyên Lý Tự Trọng

doc 6 trang Người đăng dothuong Lượt xem 924Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đáp án đề thi sinh giỏi Sinh học lớp 10 - Năm học 2008-2009 - Trường THPT chuyên Lý Tự Trọng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đáp án đề thi sinh giỏi Sinh học lớp 10 - Năm học 2008-2009 - Trường THPT chuyên Lý Tự Trọng
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP.CẦN THƠ
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÝ TỰ TRỌNG
KỲ THI HSG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
LẦN THỨ 16 – NĂM HỌC 2008 - 2009
ĐÁP ÁN MÔN SINH HỌC
 I- SINH HỌC TẾ BÀO.(4 điểm)
 Câu 1: (1điểm ). 
a/.Các tế bào 1,2,3 trong hình đang ở kì nào, thuộc kiểu phân bào gì ? ( Cho biết bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài này 2n = 4).
b/. Một cặp nhiễm sắc thể tương đồng, mà mỗi nhiễm sắc thể có 400 nuclêôxôm. Mỗi đoạn nối ADN trung bình có 80 cặp nu. Số đoạn nối ít hơn số nuclêôxôm.
Khi các cặp NST đó tái bản 2 lần liên tiếp, môi trường nội bào đã cung cấp nguyên liệu tạo nên các nuclêôxôm tương đương với bao nhiêu nuclêôxôm? Số lượng prôtêin histon các loại cần phải cung cấp là bao nhiêu?
 	Đáp án
a/.(0,25 điểm).
 Tế bào 1 đang ở kì sau của giảm phân 2.
 Tế bào 2 đang ở kì sau của nguyên phân.
 Tế bào 3 đang ở kì sau giảm phân 1.
b/.(0,75 điểm).
 Tổng số nu có trên cả sợi ADN của 1 NST
[400 x 146 x 2] + [ 80 x 2 x (400 – 1)] = 180640 nu. (0,25 điểm).
 Khi các cặp NST đó tái bản 2 lần liên tiếp, môi trường nội bào đã cung cấp nguyên liệu tạo nên các nulêôxôm tương đương với số lượng như sau: 
 (22-1) 400 x 2 = 2400 nuclêôxôm. (0,25 điểm).
 Số lượng prôtêin histon các loại cần cung cấp: 
 (22 – 1) 400 x 2 x 8 = 19200 prôtêin. (0,25 điểm).
 Câu 2. (1,0 đ)
a/. Vận chuyển phân tử protein ra khỏi tế bào cần các bào quan nào?
b/. Mô tả quy trình vận chuyển này.
	Đáp án
 	a/. Vận chuyển protein ra khỏi tế bào cần các bào quan: (0,25 đ)
 - Hệ thống mạng lưới nội chất hạt;
 - Bộ Golgi;
 - Màng sinh chất. 
b/. 
 - Protein tổng hợp bởi riboxom được vận chuyển trong mạng lưới nội chất hạt đến bộ Golgi (0,25 đ)
 - Ở bộ Golgi, phân tử protein được gắn thêm cacbohydrat tạo ra glycoprotein được bao gói trong túi tiết 
 và tách ra khỏi bộ Golgi và chuyển đến màng sinh chất. (0,25đ)
 - Chúng gắn vào màng sinh chất phóng thích protein ra bên ngòai tế bào bằng hiện tượng xuất bào(0,25 đ)
 Câu 3.(2,0 đ)
 So sánh hiệu suất tích ATP của quy trình đường phân, chu trình Crep và chuỗi truyền electron trong hô 
 hấp tế bào. Nêu ý nghĩa của chu trình Crep. 
	 	Đáp án
a/. So sánh (1,0 đ)
 - Đường phân tạo 2ATP7,3 x 2 / 6742,16% (0,25 điểm)
 - Chu trình Crep 2ATP7,3 x 2 / 6742,16% (0,25 điểm)
 - Chuỗi truyền electron 7,3 x 34 / 67436,82% (0,25 điểm)
 - Hô hấp hiếu khí 38ATP7,3 x 38 / 67441,15% (0,25 điểm)
b/. Ý nghĩa chu trình Crep (1,0 đ)
 - Phân giải chất hữu cơ, giải phóng năng lượng, một phần tích lũy trong ATP, một phần tạo nhiệt cho
 tế bào, tạo nhiều NADH, FADH2 dự trữ năng lượng cho tế bào.(0,5 điểm)
 - Tạo nguồn C cho các quá trình tổng hợp sản phẩm hữu cơ trung gian.(0,5 điểm)
 II- SINH HỌC VI SINH (2 điểm)
 Câu 1.(1,5 đ)
 Hãy kể một số enzym vi sinh vật được dùng phổ biến trong đời sống và trong công nghiệp. 	Đáp án
+ Trong đời sống: amilaza được dùng trong rượu nếp, làm tương; amilaza và proteaza được dùng làm 
 chất trợ tiêu hoá. (0,5 đ)
	+ Trong công nghiệp
 - amilaza được dùng trong công nghiệp bánh kẹo, công nghiệp dệt; (0,25 đ)
 - amilaza và proteaza được dùng trong công nghiệp sản xuất tương; (0,25 đ)
 - proteaza và lipaza được dùng trong công nghệ thuộc da; (0,25 đ)
 -amilaza, proteaza,lipaza được dùng trong công nghiệp chất tẩy rửa; xenlulaza được dùng trong công nghiệp chế biến rác thải(0,25 đ)
 Câu 2.(0,5 đ)
 Các vi sinh vật thường gặp trong đời sống hằng ngày thuộc nhóm dinh dưỡng nào? Tại sao? 
	 	Đáp án
 	+ Hóa dị dưỡng (0,25 đ)
	+ Vì chúng thường sinh trưởng trên các loại thực phẩm chứa các chất hữu cơ. (0,25 đ)
 III- SINH HỌC ĐỘNG VẬT (2 điểm)
Câu 1:(0,5 điểm) 
 Ở người nữ, hormone của buồng trứng có tác động ngược như thế nào đến tuyến yên và vùng dưới đồi?
	Đáp án
+Dưới tác dụng của hormone GnRH của vùng dưới đồi ,tuyến yên tiết ra FSH và LH kích thích buồng trứng tiết oestrogen (do nang noãn) và progesteron (do thể vàng). 
+Ở giai đoạn đầu chu kỳ kinh nguyệt: lượng oestrogen do nang noãn tiết ra sẽ tác động ngược lên tuyến yên, kích thích tăng tiết LH,có tác dụng kích thích trứng chín,rụng.(0,25đ)
+Ở giai đoạn sau của chu kì: hàm lượng estrogen và progesteron tăng cao,gây tác động ngược lên vùng dưới đồi và thùy trước tuyến yên, ức chế tiết FSH,LH à ức chế rụng trứng.(0,25đ)
Câu 2:(1 điểm) 
 Hãy cho biết đặc điểm cấu tạo,hoạt động của hệ hô hấp ở lớp chim và thú. Ưu điểm quan trọng giúp đảm bảo hiệu quả trao đổi khí ở mỗi lớp là gì?
	Đáp án
 * Chim:
 - Phổi: + Là hệ thống ống khí bao bọc bởi hệ mao mạch,liên hệ với các túi khí. 
	 + dán sát vào hốc xương sườn à khó thay đổi thể tích.	 (0,25đ)
- Hoạt động phối hợp của các túi khí giúp không khí qua phổi khi hít vào thở ra đều theo một chiều, 
 giàu O2 à hiệu quả trao đổi khí cao (0,25đ)
 * Thú:
 - Phổi: + Cấu tạo bởi các phế nang à tổng diện tích bề mặt lớn.
	 + Biến thiên thể tích dễ dàng theo thể tích lồng ngựcà Khí lưu thông tạo sự chênh lệch khí ở 
	bề mặt trao đổi tốt.(0,25đ)
 - Tổng diện tích bề mặt trao đổi khí lớn + đảm bảo sự chênh lệch khí à hiệu quả trao đổi khí (0,25đ)
Câu 3:(0,5 điểm) 
 Là một hình thức sinh sản vô tính đặc biệt, trinh sinh có đặc điểm gì khác biệt so với các hình thức sinh sản vô tính khác ở động vật?
	Đáp án
 - Từ tế bào của cơ thể mẹ trải qua giảm phânà nguyên phân,chuyên hóa à cơ thể mới..(0,25đ)
 - Các cá thể sinh ra trong cùng một lứa không hoàn toàn giống nhau,do cơ thể mẹ có khả năng tạo ra 2n loại trứng khác nhau. (0,25đ)
 IV- SINH HỌC THỰC VẬT (2 điểm)
Câu 1:(0,5 điểm)
Khi đưa cây từ ngoài sáng vào trong tối thì sức căng trương nước của tế bào lỗ khí tăng hay giảm?Giải thích?
	Đáp án
Tăng,do lỗ khí đóng lại à thoát hơi nước giảm), trong khi đó quá trình hút nước của rễ vẫn tiếp tục (0,25đ), , nước từ rễ theo mạch dẫn dồn lên trên làm sức căng của tế bào lỗ khí tăng..(0,25đ)
Câu 2:(1,0 điểm)
 a/ Nguyên nhân chính giúp thực vật C4 và CAM không có hiện tượng hô hấp sáng là gì? 
 b/Tại sao đều không có hiện tượng hô hấp sáng,nhưng thực vật C4 có năng suất cao còn thực vật CAM lại có năng suất thấp? 
	Đáp án
a/ Do ở 2 nhóm thực vật này có hệ enzim phosphoenolpyruvat cacboxylaz với khả năng cố định CO2 trong điều kiện hàm lượng CO2 thấp (0,25đ),tạo acid malic là nguồn dự trữ CO2 cung cấp cho các tế bào bao quanh bó mạch,giúp hoạt tính carboxyl của enzim RibDPcarboxilaz luôn thắng thế hoạt tính ôxy hóa nên ngăn chận được hiện tượng quang hô hấp.(0,25đ)
b/Thực vật CAM sử dụng sản phẩm cuối cùng của quá trình quang hợp tích lũy dưới dạng tinh bột làm nguyên liệu tái tạo chất nhận CO2 của chu trình CAM,điều này làm giảm chất hữu cơ tích lũy trong cây à năng suất thấp.(0,25đ)
Câu 3:(0,5 điểm)
	Người ta đã tiến hành thí nghiệm trên 2 nhóm thực vật như sau:
	 * Nhóm ngày ngắn :- thời gian chiếu sáng < 12 giờ: ra hoa.
	 - thời gian chiếu sáng > 12 giờ: không ra hoa.
	 - thời gian chiếu sáng < 12 giờ nhưng thời gian tối bị gián đoạn: không ra hoa.
 * Nhóm ngày dài: - thời gian chiếu sáng >12 giờ: ra hoa.
	 - thời gian chiếu sáng < 12 giờ: không ra hoa.
	 - thời gian chiếu sáng < 12 giờ nhưng thời gian tối bị gián đoạn: ra hoa.
	 a/ Thí nghiệm trên chứng minh điều gì? 
 b/ Thời gian chiếu sáng và thời gian tối có vai trò gì đối với sự ra hoa của cây?
	Đáp án
 a/ Thí nghiệm chứng minh chính thời gian tối mới quyết định sự ra hoa của cây. .(0,25đ)
 b/ - Thời gian tối là yếu tố cảm ứng ảnh hưởng đến sự xuất hiện mầm hoa.
	 - Thời gian chiếu sáng làm tăng số lượng hoa. .(0,25đ)
 V-DI TRUYỀN HỌC.(6 điểm)
 Câu 1: (1 điểm).
 Một tế bào sinh dưỡng của lúa 2n = 24 NST. Nguyên phân liên tiếp 6 lần. Nhưng khi kết thúc lần phân bào 3; trong số tế bào con, do tác nhân đột biến có 1 tế bào bị rối loạn phân bào xảy ra trên tất cả các cặp nhiễm sắc thể.
 a/. Tìm số lượng tế bào con hình thành?
 b/. Tính tỉ lệ tế bào đột biến với tế bào bình thường.
 c/. Trong các lần phân bào môi trường tế bào đã cung cấp nguyên liệu tương đương để tạo ra bao nhiêu nhiễm sắc thể đơn mới?
	Đáp án
 a/. (0,5 điểm).
Kết thúc nguyên phân lần 3 tạo 8 tế bào: 7 tế bào vẫn nguyên phân bình thường, còn 1 tế bào bị rối loạn.7 tế bào bình thường nguyên phân tiếp 3 lần tạo ra: 7 x 23 = 56 tế bào.
Một tế bào bị rối loạn phân bào lần thứ 4 tạo ra bộ nhiễm sắc thể 4n = 48 nhiễm sắc thể tồn tại trong 1 tế bào. Tế bào này tiếp tục trải qua lần phân bào 5 và 6 tạo nên 4 tế bào tứ bội. Vậy tổng số tế bào con hình thành: 56 + 4 = 60 tế bào.
 b/. (0,25 điểm).
Tỉ lệ tế bào đột biến với tế bào bình thường bằng 4/56 = 1/14.
 c/. (0,25 điểm).
Số lượng NST đơn cần cung cấp: 
[(23 – 1) x 24] + [(23 – 1) x 24 x 7] + [ (22 – 1) 24 x 2] = 1488 NST.
 Câu 2: (1 điểm).
 Một phân tử prôtêin ở sinh vật nhân chuẩn khi tổng hợp đã phải huy động 499 tARN. Các anticôđon trong các lượt của tARN có 498 U, 3 loại ribônu còn lại có số lượng bằng nhau. Mã kết thúc trên mARN là UAG.
a/. Xác định chiều dài của gen cấu trúc? Biết rằng kích thước của các đoạn intron = 25% kích thước của 
 các đoạn êxon.
 b/. Tính số lượng nuclêôtit mỗi loại trên gen cấu trúc? Biết rằng trong các đoạn intron có tỉ lệ A:U:G:X = 
 2:1:1:1.
 c/. Khi gen nói trên tái bản 3 lần, mỗi gen con phiên mã 2 lần. Xác định số lượng nuclêôtit mỗi loại cần
 cung cấp để tái bản và số lượng ribônu mỗi loại cần cung cấp để phiên mã bằng bao nhiêu? Không tính 
 tới các đoạn ARN mồi.
 	Đáp án
a/. (0,25 điểm).
 Chiều dài gen : 6375 A0 .
b/. (0,25 điểm).
 	Số lượng nu mỗi loại .
A = T = 1058 nu .
G = X = 817 nu.
 c/. (0,5 điểm).	
- Số lượng nu cung cấp cho gen tái bản.
 A = T = 7406 nu.
 G = X = 5719 nu.
- Số lượng ribônu mỗi loại cung cấp cho phiên mã.
 rA = 10384 ribônu. rU = 6544 ribônu. rG = 6544 ribônu. rX = 6528 ribônu. 
 Câu 3: (2 điểm).
 Một loài thú, locut qui định màu lông gồm 3 alen và theo thứ tự át hoàn toàn như sau: A > a’ > a ,trong đó alen A qui định lông đen; alen a’ qui định lông xám; alen a qui định lông trắng. Quá trình ngẫu phối ở 1 quần thể có tỉ lệ kiểu hình là:0,51 lông đen: 0,24 lông xám : 0,25 lông trắng.
 a/. Xác định tần số tương đối của 3 alen trên.
 b/. Thành phần kiểu gen của quần thể trên như thế nào?
Đáp án
 a/. (1 điểm).
Tần số tương đối của alen A là 0,3.
Tần số tương đối của alen a’ là 0,2.
Tần số tương đối của alen a là 0,5.
 b/. (1 điểm)
.Thành phần kiểu gen của quần thể: 0,09 AA + 0,12 Aa’ + 0,3 Aa + 0,04 a’a’ + 0,2 a’a + 0,25 aa =1.
Câu 4:(2 điểm). 
 a/.Các phép lai ứng với những quy luật di truyền nào sẽ cho tỷ lệ phân tính kiểu hình ở đời con là 9:3:3:1?
	 Nêu ví dụ minh họa và viết sơ đồ lai tóm tắt cho từng trường hợp.(1,5 điểm)
 b/ Điều kiện cơ bản để có được tỷ lệ phân tính 9:3:3:1 là gì?(0,5 điểm)
Đáp án
 a/ + Quy luật Di truyền độc lập.Ví dụ và sơ đồ lai tóm tắt.
	 + Quy luật Di truyền liên cả 2 bên đều hoán vị với tần số hoán vị = 50%.Ví dụ và sơ đồ lai tóm tắt. 
	 + Quy luật Di truyền tương tác bổ trợ.Ví dụ và sơ đồ lai tóm tắt.
	 + Quy luật Di truyền liên kết,một bên có tần số HV gen= 12,5%,bên còn lại không hoán vị.Ví dụ và sơ đồ lai tóm tắt.
	 ( Mỗi quy luật 0,75 điểm)
 b/ Điều kiện để có tỷ lệ 9:3:3:1.
	 + Bố mẹ đều dị hợp 2 cặp gen,gen trội hoàn toàn lấn át gen lặn.(0,25 điểm)
	 + Gen nằm trên NST trong nhân.
 VI-TIẾN HÓA.( 2 điểm)
 Câu 1: (1 điểm). 
Sự tiến hóa của sinh giới được xác định dựa trên những bằng chứng nào? 
Đáp án
 1. Bằng chứng khoa học về giải phẫu so sánh.
 	 2. Bằng chứng khoa học về phôi sinh học so sánh.
 	 3. Bằng chứng khoa học về địa lý sinh học.
 	 4. Bằng chứng khoa học về tế bào.
 	 5. Bằng chứng khoa học về sinh học phân tử.
 (Mỗi bằng chứng 0,2 điểm)
 Câu 2: (1 điểm). 
 Hãy nêu nhận định bằng chứng sinh học phân tử chứng tỏ nguồn gốc thống nhất của các loài?
Đáp án
 Sự thống nhất về cấu tạo chức năng ADN của các loài. (0,25 điểm). 
 Sự thống nhất về cấu tạo chức năng của prôtêin của các loài. (0,25 điểm). 
 Sự thống nhất về mã di truyền của các loài. (0,25 điểm). 
 Các loài có quan hệ họ hàng càng gần thì trình tự, tỉ lệ các axit amin và các nucleotit càng giống nhau và 
 ngược lại. (0,25 điểm).
 VII-SINH THÁI HỌC.( 2 điểm)
Câu 1.(1.0 điểm)
 Kể các đặc điểm hình thái, sinh lí và tập tính của động vật thích nghi với môi trường nóng khô. 
Đáp án
 	Ở động vật:
	- Cơ thể bọc vỏ sừng (bò sát) (0,25 đ)
0,25 đ
	- Giảm tuyến mồ hôi
	- Nhu cầu nước thấp, tiểu ít, phân khô
	- Tạo nước nội bào nhờ phản ứng phân hủy mỡ (lạc đà) 0,25 đ)
	- Chuyển hoạt động vào ban đêm, trốn nóng trong hang (0,25 đ)
Câu 2.(1.0 điểm)
 Trong phòng ấp trứng tằm, người ta giữ ở nhiệt độ cực thuận 250C và cho thay đổi độ ẩm tương đối của 
 không khí, thấy kết quả như sau:
Độ ẩm tương đối của không khí
Tỉ lệ trứng nở
74%
76%
86%
90%
94%
96%
Khơng nở
5% nở
 90% nở
90% nở
5% nở
Khơng nở
 a/. Tìm giá trị độ ẩm không khí gây hại thấp, gây hại cao và cực thuận đối với việc nở của trứng tằm.
 b/.Giả thiết máy điều hoà nhiệt độ của phòng không giữ được ở nhiệt độ cực thuận 250C nữa,kết quả nở
 của trứng tằm còn như ở bảng trên nữa không? Nó sẽ như thế nào nếu nhiệt độ thấp hơn hay cao hơn? 
Đáp án
 	a/. (1,0 đ)
 - Gía trị độ ẩm không khí gây hại thấp ở trong khoảng từ 74% đến 76% :
	 - Giá trị độ ẩm không khí gây hại cao ở trong khoảng từ 94% đến 96%:
	 - Giá trị độ ẩm không khí cực thuận từ 86% đến 90%:
 b/. (1,0 đ)
 -Nếu nhiệt độ không còn giữ được ở điểm cực thuận nữa thì tỉ lệ nở của trứng tằm sẽ không như bảng 
trên.
	 -Nếu ở nhiệt độ thấp hơn hoặc cao hơn, nhưng vẫn nằm trong giới hạn chịu đựng về nhiệt độ của sự
phát triển trứng tằm thì giới hạn chịu đựng đối với độ ẩm không khí của sự phát triển trứng tằm sẽ thu 
hẹp lại (từ 95% - 75%).
	- Nếu ngoài giới hạn chịu đựng về nhiệt độ thì trứng tằm sẽ không nở và chết.
	------Hết-----

Tài liệu đính kèm:

  • docCAN THO.doc