Đáp án đề kiểm tra học kì I Ngữ văn lớp 11 - Năm học 2016-2017 - Sở GD & ĐT Vĩnh Phúc

docx 2 trang Người đăng dothuong Lượt xem 679Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đáp án đề kiểm tra học kì I Ngữ văn lớp 11 - Năm học 2016-2017 - Sở GD & ĐT Vĩnh Phúc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đáp án đề kiểm tra học kì I Ngữ văn lớp 11 - Năm học 2016-2017 - Sở GD & ĐT Vĩnh Phúc
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ I 
NĂM HỌC 2016-2017
MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 11
Phần
Câu
Nội dung
Điểm
I
(3,0đ)
1
Những phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản: Tự sự, nghị luận, miêu tả.
0,5
2
- Nội dung chính được đề cập đến trong văn bản: Cách nhìn nhận, đánh giá một sự việc, một con người.
- Đặt nhan đề khác cho văn bản: Bài học từ người thầy/ Bài học về cách đánh giá con người/ Những vệt đen trên tờ giấy trắng
Lưu ý: HS có thể có những cách trả lời khác nhưng nếu đúng ý, phù hợp vẫn cho điểm tối đa.
0,5
0,5
3
Ý nghĩa ẩn dụ của hình ảnh “vết đen”: chỉ những sai lầm, thiếu sót, hạn chế mà mỗi chúng ta đều có thể mắc phải.
0,5
4
Việc chỉ “chú tâm đến những lỗi lầm nhỏ nhặt của người khác mà quên đi những phẩm chất tốt đẹp của họ” thể hiện một cách đánh giá con người chủ quan, phiến diện, thiếu đi sự độ lượng, bao dung cần thiết để nhìn nhận, đánh giá người khác một cách toàn diện. 
Lưu ý: HS có thể có những cách diễn đạt khác nhau nhưng nếu đúng ý vẫn cho điểm tối đa.
1,0
II
(7,0đ)
1
Viết đoạn văn nghị luận bàn về lời khuyên của người thầy trong văn bản ở phần Đọc hiểu: Khi phải đánh giá một sự việc hay một con người, thầy mong các em đừng quá chú trọng vào vết đen mà hãy nhìn ra tờ giấy trắng với nhiều mảng sạch mà ta có thể viết lên đó những điều có ích cho đời
2,0
a. Yêu cầu về hình thức: Học sinh viết đúng hình thức đoạn văn và đảm bảo dung lượng khoảng 100 chữ, tránh viết quá ngắn hoặc quá dài so với quy định.
0,5
b. Yêu cầu về nội dung: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần bày tỏ được những suy nghĩ đúng đắn, tích cực trên cơ sở hiểu đúng thông điệp từ lời khuyên của thầy giáo. Dưới đây là những gợi ý cơ bản:
- Giải thích: 
Thông điệp từ lời khuyên của thầy giáo: Khi đánh giá một con người không nên quá chú ý vào những sai lầm, thiếu sót mà cần biết trân trọng những điều tốt đẹp, biết nhìn thấy trong tâm hồn mỗi người đều còn những khoảng trống để từ đó có thể tạo dựng, vun đắp, hoàn thiện nhân cách.
- Bình luận:
Lời khuyên của thầy giáo đưa ra một bài học đúng đắn và giàu tính nhân văn, bởi:
+ Cách đánh giá chỉ “chú trọng vào những vệt đen” mà không biết trân trọng “nhiều mảng sạch” là cách đánh giá quá khắt khe, không toàn diện, thiếu công bằng, không thể có được cái nhìn đầy đủ, đúng đắn về một con người.
+ Con người không ai không có những thiếu sót, sai lầm, bởi vậy biết nhìn ra “tờ giấy trắng với nhiều mảng sạch” để có thể “viết lên đó những điều có ích cho đời” sẽ tạo cơ hội cho mỗi người sửa chữa sai lầm, có động lực, cơ hội hoàn thiện bản thân đồng thời giúp chúng ta biết sống nhân ái, yêu thương, làm cho mối quan hệ giữa người với người trở nên tốt đẹp hơn.
- Liên hệ bản thân:
0,25
1,0
0,25
2
Phân tích tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ Tự tình II của Hồ Xuân Hương.
5,0
a. Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm một bài văn nghị luận văn học có bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
b. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh cần tập trung phân tích để làm rõ những diễn biến tâm trạng của nhân vật trữ tình (cũng chính là tác giả) trong bài thơ Tự tình II của Hồ Xuân Hương. Bài viết có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau. Dưới đây là những gợi ý cơ bản:
* Giới thiệu khái quát:
 Giới thiệu tác giả Hồ Xuân Hương và bài thơ Tự tình II.
* Phân tích tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ:
- Tâm trạng cô đơn, buồn tủi, xót xa vì cuộc đời bất hạnh, duyên phận hẩm hiu. (Bốn câu đầu)
+ Khi vạn vật đã chìm vào giấc ngủ, cũng là khi tâm tư sâu lắng nhất, nỗi cô đơn hiển hiện rõ ràng nhất. Âm thanh gấp gáp, dồn dập của tiếng trống canh, trạng thái trơ trọi, nhỏ bé của “cái hồng nhan” giữa “nước non” rộng lớn đã thể hiện sâu sắc tâm trạng của nhân vật trữ tình với bao nỗi xót xa, tủi hổ, bẽ bàng.
+ Nhà thơ muốn mượn rượu giải sầu nhưng càng say lại càng tỉnh, nỗi đau không những không thể quên được mà còn thêm đắng chát. Hình tượng vầng trăng chính là sự tương ứng với cảnh tình éo le của tác giả: Trăng sắp tàn mà vẫn “khuyết chưa tròn” cũng như người phụ nữ tuổi xuân sắp trôi qua mà nhân duyên còn dang dở.
- Tâm trạng phẫn uất và thái độ phản kháng, muốn thách thức, vượt lên trên số phận. (Hai câu luận) 
Hình ảnh những sự vật nhỏ bé, vô tri (rêu, đá) kết hợp với vệc sử dụng các động từ mạnh (xiên, đâm) và biện pháp đảo ngữ đã diễn tả được tâm trạng phẫn uất đồng thời gợi lên hình ảnh người phụ nữ trong nỗi đau của thân phận hèn mọn vẫn luôn tiềm ẩn một sức sống, một khao khát vươn lên.
- Tâm trạng ngao ngán, chán chường, đầy bi kịch vì tình duyên không như ý nguyện. (Hai câu kết)
Hai câu kết với cách sử dụng từ ngữ đặc sắc (phân tích ý nghĩa biểu cảm của từ “ngán” và các từ đồng âm khác nghĩa “xuân”, “lại”) kết hợp với thủ pháp nghệ thuật tăng tiến (Mảnh tình - san sẻ - tí - con con) thể hiện sâu sắc tâm trạng buồn nản chán chường vì nỗi tuổi xuân ngày một phôi pha theo năm tháng mà tình duyên cứ mãi chẳng vẹn tròn, thậm chí còn ngày càng ít ỏi hơn.
* Nghệ thuật thể hiện:
Tâm trạng nhân vật trữ tình được khắc họa thành công qua nghệ thuật sử dụng từ ngữ giản dị mà đặc sắc; hình ảnh thơ giàu sức biểu cảm, táo bạo mà tinh tế; vận dụng thành công các hình thức đối, đảo ngữ, thủ pháp tăng tiến
* Nhận xét, đánh giá.
- Bài thơ vừa khắc họa tâm trạng nhân vật trữ tình với những nỗi đau buồn, tủi hổ, xót xa vừa gợi lên hình ảnh người phụ nữ dám thách thức duyên phận, gắng gượng vươn lên nhưng vẫn rơi vào bi kịch. Đó là lời “tự tình” của riêng tác giả và cũng là tình cảnh, nỗi lòng chung của biết bao người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
- Với những nét đặc sắc cả về nội dung và nghệ thuật, Tự tình II vừa là bài thơ có giá trị nhân văn sâu sắc vừa là bài thơ Nôm có giá trị thẩm mĩ cao.
0,5
1,5
1,0
1,0
0,5
0,5

Tài liệu đính kèm:

  • docxDE_HKI_VP_HDC.docx