KIỂM TRA ĐINH KỲ GIỮA HỌC KỲ II PHÒNG GD & ĐT HUYỆN ĐIỆN BIÊN Trường Tiểu học số 2 Thanh Yên HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ CHO ĐIỂM Môn: Tiếng Việt - Lớp 5 - Bài kiểm tra định kì được giáo viên sửa lỗi, nhận xét những ưu điểm và góp ý những hạn chế. - Điểm của bài kiểm tra của từng phần nếu là điểm thập phân thì giữ nguyên không làm tròn. I. Chính tả (2 điểm) - Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, đều, đẹp, đúng mẫu chữ quy định, trình bày đúng đoạn văn: 2 điểm - Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai - lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng quy định) trừ 0,25 điểm. Nếu lỗi chính tả lặp lại nhiều lần trong bài viết, chỉ tính một lỗi; Thiếu, thừa chữ: (1 chữ trừ 0,25 điểm). - Chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, mẫu chữ hoặc trình bày bẩn, trừ 0,5 điểm toàn bài. II. Tập làm văn (3 điểm) 1. Yêu cầu cần đạt: - Viết được bài văn tả một đồ vật. - Độ dài bài viết khoảng 15 - 20 câu. - Bố cục rõ ràng, cân đối, chặt chẽ. - Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả. - Chữ viết rõ ràng; trình bày bài viết sạch, đẹp. - Bài viết thể hiện cảm xúc. - Nội dung bài văn thể hiện được các ý cơ bản sau: * Mở bài: Giới thiệu đồ vật được tả. Do đâu em có hay của ai? ... (0,5 điểm) * Thân bài: - Tả khái quát về hình dáng, kích thước, màu sắc, chất liệu và cấu tạo của đồ vật đó. (0,75 điểm) - Tả cụ thể từng bộ phận của đồ vật (theo trình tự từ trên xuống dưới hay từ ngoài vào trong). (0,75 điểm) - Tác dụng của đồ vật. (0,5 điểm) * Kết bài: Nêu cảm nghĩ của bản thân đối với đồ vật được miêu tả. (0,5 điểm) 2. Đánh giá cho điểm: - Điểm 3: Bài làm đạt được các yêu cầu trên (Lưu ý: Học sinh biết sử dụng các từ gợi tả, gợi cảm, từ ghép, từ láy...; biết sử dụng phép so sánh, ẩn dụ ... trong khi miêu tả). - Tuỳ theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt, về chữ viết, dấu câu ... có thể cho các mức điểm giảm dần từ 2,5 điểm đến 0,5 điểm.
Tài liệu đính kèm: