Đáp án đề khảo sát chất lượng học kỳ I năm học 2015- 2016 môn: Ngữ văn lớp 9

pdf 2 trang Người đăng haibmt Lượt xem 1904Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đáp án đề khảo sát chất lượng học kỳ I năm học 2015- 2016 môn: Ngữ văn lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đáp án đề khảo sát chất lượng học kỳ I năm học 2015- 2016 môn: Ngữ văn lớp 9
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐÁP ÁN 
 NAM ĐỊNH ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I 
 NĂM HỌC 2015- 2016 
 Môn: Ngữ văn – Lớp 9 
Phần I : Tiếng Việt( 2 điểm ) 
Câu 1 : 
 Trong tình huống giao tiếp, phương châm quan hệ không được tuân thủ. (0.5 đ) 
Câu 2 : 
 Học sinh lấy được đủ, đúng ba thuật ngữ của môn Ngữ Văn ( ví dụ: So sánh, trường từ 
vựng, cốt truyện) ( 0.5 đ) 
- Học sinh lấy đúng 2 thuật ngữ của môn Ngữ văn ( 0.25 đ) 
- Học sinh chỉ lấy đúng 1 thuật ngữ hoặc sai ( không cho điểm) 
Câu 3 : 
 - Trường hợp a : Từ tay được dùng với nghĩa chuyển, theo phương thức hoán dụ (0.25đ) 
 - Trường hợp b : Từ tay được dùng với nghĩa chuyển, theo phương thức ẩn dụ (0.5đ) 
 - Trường hợp c : Từ tay được dùng với nghĩa gốc (0.25đ) 
Phần II : Đọc - hiểu Văn bản (4.0 điểm) 
a. 
 - Đoạn trích trên trích trong tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long (0.5đ) 
 - Hoàn cảnh ra đời: Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa là kết quả của chuyến đi lên Lào Cai 
trong mùa hè năm 1970 của tác giả. Truyện rút từ tập Giữa trong xanh in năm 1972 (0.5đ) 
b. 
 - Đoạn trích là lời nói của anh thanh niên với ông họa sĩ (0.25đ) 
 - Trong hoàn cảnh: Khi ông họa sĩ cùng cô kĩ sư lên thăm nhà anh thanh niên (0.25đ) 
 - Qua lời nói đó cho thấy suy nghĩ của nhân vật anh thanh niên về công việc: 
+Công việc là người bạn đồng hành khiến ta không thấy nhàn rỗi và cô đơn: Khi ta 
làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? (0.25đ) 
+ Công việc là sợi dây liên kết mọi người với nhau để cùng nhau hoàn thành công 
việc chung: Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em đồng chí dưới 
kia(0.25đ) 
+ Công việc là niềm vui, niềm đam mê: Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất 
nó đi, cháu buồn đến chết mất (0.25đ) 
c. 
 * Yêu cầu về hình thức: Viết đúng hình thức một đoạn văn, đủ số câu (0.25đ) 
 * Yêu cầu về nội dung : Học sinh có thể trình bày nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm 
bảo một số ý cơ bản sau : 
 - Đoạn trích đã nói lên những suy nghĩ đẹp, đúng đắn của nhân vật anh thanh niên về 
công việc trong tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long: Công việc là người bạn 
đồng hành, là niềm vui, là sự gắn kết mọi người với nhau...(0.25đ) 
 - Những suy nghĩ ấy của anh thanh niên khiến ta cảm phục, anh thanh niên là tấm gương 
sáng để cho ta học tập, noi theo (0.25đ) 
 - Từ đó cần có thái độ đúng đối với việc học tập của bản thân: Tự giác, tích cực, tìm thấy 
niềm vui trong học tập từ những kết quả mình đạt được, những kiến thức mình khám phá...; 
Học tập còn là cơ hội để được giao tiếp với thầy cô, bạn bè và thế giới bên ngoài ( Dẫn 
chứng) (0.5đ) 
 - Tuy nhiên, trong thực tế vẫn còn nhiều bạn học sinh trây lười, ỷ lại trong học tập, chán 
nản, coi việc học là bắt buộc (0.25đ) 
 - Những suy nghĩ đẹp của nhân vật anh thanh niên mãi là lời nhắc nhở chúng ta: Sống phải 
biết làm việc, học tập, cống hiến hết mình vì “sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình” (0.25đ) 
Phần III : Tập làm văn (4 điểm) 
 * Yêu cầu về hình thức: 
+ Bài viết đảm bảo bố cục ba phần. 
+ Bài viết cần phải sử dụng kết hợp các yếu tố: Miêu tả, miêu tả nội tâm, nghị luận 
bên cạnh tự sự. 
+ Văn phong diễn đạt trôi chảy, ngôn ngữ trong sáng. 
 * Yêu cầu nội dung: Học sinh có thể làm theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo 
các nội dung cơ bản sau: 
+ Mở bài : (0.25đ) 
 Giới thiệu nhân vật định kể là ai? Kể về điều gì? 
+ Thân bài: (3.5đ) 
- Kể và tả về hình dáng của người thân đã để lại ấn tượng trong em (0.5đ) 
- Kể về một vài phẩm chất tốt đẹp của người thân thông qua những hành động và việc 
làm. (0.5đ) 
- Kể về lời dạy giản dị mà sâu sắc của người thân làm cho em cảm động (Người đó đã 
có những lời dạy bảo gì? diễn ra trong hoàn cảnh nào? Lời dạy ấy giản dị mà sâu sắc, cảm 
động như thế nào?). (2.0đ) 
- Bài học mà em rút ra được từ lời dạy bảo đó. (0.5đ) 
+ Kết bài (0.25đ ) 
Nêu tình cảm, suy nghĩ của em về người thân qua câu chuyện kể. 
* Hướng dẫn chấm : 
Điểm 3.5 - 4.0 : Hiểu đề, đáp ứng tốt yêu cầu của đề, hành văn trôi chảy, lưu loát, không 
mắc lỗi diễn đạt. 
Điểm 2.0 – 3.0: Hiểu đề, đáp ứng tương đối tốt yêu cầu của đề, có thể mắc một vài lỗi nhỏ. 
Điểm 0.5 – 1.5 : Chưa nắm hết yêu cầu của đề, bài viết còn sơ sài, mắc nhiều lỗi diễn đạt. 
Điểm 0 : Không làm bài hoặc làm lạc đề. 
Lưu ý : 
- Giáo viên cần linh hoạt khi cho điểm. 
- Khuyến khích những bài viết có tình huống bất ngờ, sáng tạo để lại bài học sâu sắc 
ấn tượng. 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfDap_an_Ngu_van_9_Hoc_ki_I_nam_hoc_20152016.pdf