Dạng toán 1: Điện trở của dây dẫn và định luật ôm

docx 14 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 6667Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Dạng toán 1: Điện trở của dây dẫn và định luật ôm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Dạng toán 1: Điện trở của dây dẫn và định luật ôm
BÀI TẬP VẬT LÍ 9
	CHƯƠNG I: ĐIỆN HỌC	
DẠNG TOÁN 1: ĐIỆN TRỞ CỦA DÂY DẪN VÀ ĐỊNH LUẬT ÔM
1. Khi khảo sát sự thay đổi của cường độ dòng điện theo hiệu điện thế giữa hai đầu một dây dẫn, người ta thu được đồ thị như hình bên. Dựa vào đồ thị, hãy cho biết:
Khi hiệu điện thế U = 8V thì cường độ dòng điện qua vật dẫn là bao nhiêu?
Khi cường độ dòng điện qua vật dẫn là 1,5A thì hiệu điên thế hai đầu vật dẫn là bao nhiêu?
2. Một học sinh trong quá trình tiến hành thí nghiệm đo hiệu điện thế và cường độ dòng điện qua một vật dẫn, đã bỏ sót không ghi một vài giá trị vào bảng kết quả. Hãy điền những giá trị còn thiếu vào bảng (giả sử phép đo của bạn có sai số không đáng kể).
Lần đo
U(V)
I(A)
1
4,0
0,2
2
2,5
?
3
?
0,3
4
12,0
?
3. Khi đặt vào hai đầu dây dẫn một hiệu điện thế 24V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là 1A. Nếu hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đó tăng lên đến 36V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là bao nhiêu?
4. Cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn là 1,2A khi nó được mắc vào hiệu điện thế 8V. Muốn dòng điện chạy qua dây dẫn đó tăng thêm 0,3A thì hiệu điện thế phải là bao nhiêu?
5. Một dây dẫn được mắc vào hiệu điện thế 25V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là 0,5A.
Tính điện trở của dây dẫn.
Khi hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn tăng thêm 5V nữa thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn lúc ấy là bao nhiêu?
6. Khi đặt vào hai đầu dây dẫn một hiệu điện thế 16V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là 0,8A. 
Nếu hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đó tăng lên đến 20V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là bao nhiêu?
Nếu hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn giảm đi 4 lần thì cường độ dòng điện chạy qua nó là bao nhiêu?
7. Cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn là 1,2A khi nó được mắc vào một hiệu điện thế 48V.
Muốn cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn đó tăng thêm 0,4A thì hiệu điện thế phải là bao nhiêu?
Muốn dòng điện chạy qua dây dẫn đó tăng lên 2 lần thì hiệu điện thế phải là bao nhiêu?
8. Một dây dẫn được mắc vào hiệu điện thế 18V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là 0,3A. Hãy điền các trị số còn thiếu (giá trị hiệu điện thế và cường độ dòng điện) vào bảng sau:
Hiệu điện thế U(V)
?
?
24
48
60
?
?
Cường độ dòng điện I(A)
0,25
0,1
?
?
?
0,05
1,5
9. Một bóng đèn xe máy lúc thắp sáng có điện trở 12Ω và cường độ dòng điện chạy qua dây tóc bóng đèn là 0,5A.
Tính hiệu điện thế giữa hai đầu dây tóc bóng đèn khi đó.
Nếu sử dụng đèn với hiệu điện thế 9V thì cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn là bao nhiêu?
10. Cho điện trở R = 5Ω.
Khi mắc điện trở này vào hiệu điện thế 12,5V thì dòng điện chạy qua nó có cường độ bao nhiêu?
Muốn cường độ dòng điện chạy qua điện trở giảm bớt 0,75A so với trường hợp trên thì hiệu điện thế đặt vào hai đầu điện trở khi đó là bao nhiêu?
11. Cho điện trở R. Khi mắc điện trở này vào hiệu điện thế 60V thì dòng điện chạy qua nó có cường độ là 2A.
Xác định giá trị của R.
Muốn cường độ dòng điện chạy qua điện trở giảm đi 0,4A so với trường hợp trên thì hiệu điện thế đặt vào hai đầu điện trở khi đó là bao nhiêu?
12. Cho mạch điện có sơ đồ như hình 1, trong đó điện trở R1 = 20Ω, hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch là UMN = 18V.
Tính cường độ dòng điện chạy qua R1.
Giữ nguyên UMN = 18V, thay điện trở R1 bằng điện trở R2, ampe kế chỉ giá trị I2 = I13. Tính điện trở R2.
Hình 1
Hình 2
13. Đặt vào hai đầu điện trở R1 một hiệu điện thế U thì cường độ dòng điện qua điện trở là I1 = 2A. Bây giờ đặt vào hai điện trở R2 một hiệu điện thế cũng bằng U thì cường độ dòng điện qua điện trở R2 là I2 = 4A.
Hãy so sánh giá trị của điện trở R1 và R2.
Biết U = 30V. Tính các giá trị R1 và R2.
14. Cho mạch điện như hình 2. Biết UMN = 60V, điện trở R1 = 24Ω.
Tìm số chỉ của ampe kế A.
Thay điện trở R1 bằng điện trở R2 thấy cường độ dòng điện giảm còn 0,6A. Tính R2.
15. Cho mạch điện như hình 3.
Ampe kế A chỉ 1A, vôn kế chỉ 9V. Tính điện trở R.
Nếu thay điện trở trên bằng một điện trở khác có giá trị R’ = 18Ω thì số chỉ của ampe kế bằng bao nhiêu? (cho rằng các dụng cụ đo lí tưởng, không ảnh hưởng đến mạch điện).
Hình 3
Hình 4
16. Có hai điện trở R1 = 12Ω và R2 = 24Ω.
Đặt vào hai đầu mỗi điện trở cùng một hiệu điện thế U thì cường độ dòng điện qua mối điện trở có mối liên hệ như thế nào?
Cần phải đặt vào hai đầu mối điện trở những hiệu điện thế bằng bao nhiêu để cường độ dòng điện chạy qua các điện trở đều bằng 2,5A?
17. Trên mạch điện trong hình 4, số chỉ của ampe kế là 2,5A, số chỉ của vôn kế là 25V. Hỏi nếu thay hiệu điện thế trong mạch bằng một hiệu điện thế khác thì số chỉ của vôn kế và ampe kế có thay đổi không? Nếu có, hãy dự đoán xem sự thay đổi này có thể tuân theo một quy luật nào không?
18. Khi đặt vào hai đầu điện trở R1 một hiệu điện thế U1 thì cường độ dòng điện chạy qua điện trở là I1 = 0,5A. Khi đặt vào hai đầu điện trở R2 = 2R1 một hiệu điện thế U2 = 30V thì cường độ dòng điện qua R2 là 0,75A. Hãy tính R1, R2 và hiệu điện thế U1.
DẠNG TOÁN 2: ĐOẠN MẠCH MẮC NỐI TIẾP
1.Hai điện trở R1 = 15Ω và R2 = 30Ω mắc nối tiếp nhau trong một đoạn mạch.
Tìm điện trở tương đương của đoạn mạch.
Phải mắc nối tiếp thêm vào đoạn mạch một điện trở R3 bằng bao nhiêu để điện trở tương đương của đoạn mạch là 55Ω?
2.Cho hai điện trở R1 và R2 mắc nối tiếp vào hai điểm A, B. Ampe kế đo cường độ dòng điện trong mạch.
Vẽ sơ đồ mạch điện.
Cho R1 = 12Ω, R2 = 28Ω, hiệu điện thế UAB = 60V. Tìm số chỉ của ampe kế.
3. Cho mạch điện như hình 5. Biết R1 = 2R2, ampe kế chỉ 1,8A, hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch là UMN = 54V. Tính R1 và R2.
Hình 5
Hình 6
4. Cho mạch điện như hình 6. Trong đó R1 = 3Ω, R2 = 8Ω, điện trở R3 có thể thay đổi được giá trị. Hiệu điện thế UAB = 36V.
Cho R3 = 7Ω. Tính cường độ dòng điện trong mạch.
Điều chỉnh R3 đến một giá trị R’ thì thấy cường độ dòng điện giảm đi 2 lần so với ban đầu. Tính giá trị R’ khi đó.
5. Cho mạch điện gồm hai điện trở R1 và R2 mắc nối tiếp. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch là U = 60V. Biết cường độ dòng điện trong mạch là I = 4A, hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở R2 gấp 3 lần hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở R1. Tính R1, R2 và các hiệu điện thế giữa hai đầu mối điện trở.
6. Cho mạch điện có sơ đồ như hình 7. Trong đó điện trở R1 = 5Ω, R2 = 10Ω, hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch AB bằng 18V.
Tính số chỉ của vôn kế và ampe kế.
Hình 7
Hình 8
Nếu tăng hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch thêm 12V nữa thì số chỉ của ampe kế và vôn kế sẽ thay đổi như thế nào?
7. Một điện trở R = 16Ω được mắc vào một hiệu điện thế U = 24V.
Tính cường độ dòng điện chạy qua điện trở đó.
Để cường độ dòng điện qua R giảm đi 3 lần, người ta mắc nối tiếp với R một điện trở R’. Tính R’.
8. Ba điện trở R giống nhau được mắc nối tiếp vào một đoạn mạch điện. Sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế của mạch được biểu diễn trên đồ thị hình 8. Hãy tính giá trị điện trở R.
9. Cho mạch điện có sơ đồ như hình 9.
Khi công tắc K mở, hai đèn có hoạt động không? Vì sao?
Khi công tắc K đóng, biết hai đèn có điện trở giống nhau và bằng 12Ω, ampe kế chỉ 0,75A. Tính hiệu điện thế giưã hai đầu đoạn mạch.
Hình 9
Hình 10
10. Cho hai điện trở R1 = 30 Ω và R2 = 20 Ω mắc như sơ đồ hình 10:
Tính điện trở tương đương R12 của đoạn mạch đó.
Biết hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở R1 là U1 = 18V. Tính cường độ dòng điện trong mạch và hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch.
11. Cho mạch điện có sơ đồ như hình 11. Trong đó điện trở R1 chưa biết, R2 = 12 Ω, vôn kế chỉ 6V.
Tìm số chỉ của ampe kế.
Biết hiệu điện thế của đoạn mạch AB là UAB = 30V. Tính điện trở R1.
Hình 11
12. Cho hai điện trở R1 và R2 mắc nối tiếp nhau vào hiệu điện thế U. Biết điện trở R1 = 30 Ω chịu được dòng điện tối đa bằng 1,5A còn điện trở R2 = 40 Ω chịu được dòng điện tối đa bằng 1A. Hỏi có thể đặt vào hai đầu đoạn mạch đó vào một hiệu điện thế tối đa là bao nhiêu để khi hoạt động, không điện trở nào bị hỏng?
13. Có ba điện trở R1 = 5 Ω, R2 = 15 Ω, R3 = 20 Ω. Mắc ba điện trở này nối tiếp với nhau rồi đặt vào hai đầu đoạn mạch hiệu điện thế U = 60V.
Tính cường độ dòng điện trong mạch.
Để dòng điện trong mạch giảm đi chỉ còn một nửa, người ta mắc thêm vào mạch một điện trở R4. Tính R4 và hiệu điện thế vào hai đầu điện trở R4 khi đó.
14. Có ba điện trở có các giá trị là R1 = 5 Ω, R2 = 20 Ω, R3 = 25 Ω. Có thể mắc các điện trở này như thế nào vào mạch có hiệu điện thế 10V để dòng điện trong mạch có cường độ 0,4A?
15. Ba điện trở R1 = 5 Ω, R2 = 20 Ω và điện trở R3 có thể thay đổi được trị số mắc nối tiếp nhau vào hiệu điện thế 36V.
Ban đầu, cho R3 = 15 Ω. Tính điện trở tương đương và cường độ dòng điện chạy trong đoạn mạch.
Thay đổi R3 đến giá trị R’ thì cường độ dòng điện giảm bớt 0,2A. Tính điện trở R’ và hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở khi đó.
16. Cho mạch điện như hình 12. Biết R1 = 6 Ω, R2 = 8 Ω, R3 = 16 Ω. Hiệu điện thế giữa hai đầu AM là UAM = 22,4V. Tính hiệu điện thế UNB và hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch.
Hình 12
Hình 13
17. Cho đoạn mạch như hình 13. Biết R1 = 4 Ω, R2 = 3 Ω, R3 = 6 Ω, R4 = 8 Ω. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch là U = 37,8V.
Tính cường độ dòng điện trong mạch.
Nếu mắc vôn kế vào các điểm AC; AD; BE thì vôn kế sẽ chỉ bao nhiêu?
18. Cho đoạn mạch gồm ba điện trở mắc nối tiếp nhau. Biết R1 = R2 = 12 Ω, R3 = 6 Ω. Hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở R2 là 16,8V.
Tính điện trở tương đương của mạch.
Tính cường độ dòng điện qua mạch.
Tính hiệu điện thế ở hai đầu các điện trở R1 và R2.
19. Đặt vào hai đầu đoạn mạch AB một hiệu điện thế U = 9V thì dòng điện chạy qua mạch có cường độ I = 2A. Người ta làm giảm cường độ dòng điện xuống còn 1,5A bằng cách nối thêm vào mạch một điện trở Rx. Hãy xác định giá trị của Rx đó.
20. Cho mạch điện như hình 14. Biết R1 = 10 Ω, R2 = 3R3. Hiệu điện thế UMN = 44V, số chỉ của vôn kế là 22V. Tính R2, R3 và số chỉ của ampe kế.
Hình 14
Hình 15
21. Cho mạch điện như hình 15. Biết rằng R2 = R3 = 2R1. Ampe kế chỉ 2,5A, vôn kế chỉ 20V.
Tính các điện trở R1, R2, R3.
Xác định hiệu điện thế giữa hai đầu mạch điện.
22. Hai bóng đèn khi sáng bình thường có điện trở tương ứng là R1 = 7,5 Ω và R2 = 4,5 Ω. Dòng điện chạy qua hai đèn đều có cường độ định mức là I = 0,8A. Hai đèn này được mắc nối tiếp với nhau và với một điện trở R3 để mắc vào hiệu điện thế U = 12V. Tính R3 để hai đèn sáng bình thường.
DẠNG TOÁN 3: ĐOẠN MẠCH MẮC SONG SONG
1. Cho mạch điện gồm hai điện trở R1 = 30 Ω, R2 = 60 Ω mắc song song nhau vào hiệu điện thế 15V.
Tìm điện trở tương đương của mạch điện.
Tìm cường độ dòng điện qua các điện trở và cường độ dòng điện qua mạch chính.
2. Cho mạch điện có sơ đồ như hình 16, trong đó R1 = 15 Ω, R2 = 20 Ω, vôn kế chỉ 25V.
Tính điện trở tương đương của đoạn mạch.
Hình 16
Tìm số chỉ của các ampe kế. 
3. Đặt vào hai đầu điện trở R1 một hiệu điện thế U = 20V thì cường độ dòng điện qua nó là 1A. Nếu mắc song song với R1 một điện trở R2 thì cường độ dòng điện trong mạch chính khi đó là 1,8A. Tính R1 và R2.
4. Biết điện trở R1 = 25 Ω chịu được cường độ dòng điện tối đa là 2,5A; còn điện trở R2 = 32 Ω chịu được cường độ dòng điện tối đa là 1,6A. Nếu mắc hai điện trở trên song song với nhau thì hiệu điện thế tối đa có thể đặt vào hai đầu đoạn mạch đó là bao nhiêu để khi hoạt động không có điện trở nào hỏng?
5. Một điện trở R = 5 Ω được mắc vào hiệu điện thế UAB = 30V.
Tính cường độ dòng điện chạy qua điện trở.
Mắc vôn kế có điện trở Rv = 3000 Ω vào hai điểm A, B như hình 17:
Hình 17
Hỏi cường độ dòng điện chạy qua R khi đó có thay đổi không? Nếu có thì thay đổi như thế nào?
Tính cường độ dòng điện chạy qua vôn kế, cường độ dòng điện mạch chính. Có nhận xét gì về sự ảnh hưởng của vôn kế khi mắc vào mạch điện.
6. Cho hai điện trở R1 = 20 Ω, R2 = 40 Ω được mắc như hình 18:
Hiệu điện thế UAB = 36V. Tính cường độ dòng điện qua mỗi điện trở, cường độ dòng điện trong mạch chính, từ đó suy ra điện trở tương đương của mạch.
Hình 18
Hình 19
7. Cho mạch điện như hình 19:
Biết R1 = 4 Ω, R2 = 2R3 = 12 Ω. Cường độ dòng điện qua R1 là 1,2A. Tính cường độ dòng điện qua các điện trở R2, R3 từ đó suy ra cường độ dòng điện trong mạch chính và điện trở tương đương của mạch điện.
8. Cho mạch điện như hình 20:
Biết I2 = 2I1; dòng điện trong mạch là I = 3A. Hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch U = 27V. Tính các điện trở R1 và R2 và điện trở tương đương của mạch điện.
Hình 20
Hình 21
9. Cho mạch điện như hình 21:
Trong đó R1 = 12 Ω; R2 = 20 Ω, ampe kế A1 chỉ 0,8A.
Tính hiệu điện thế của đoạn mạch AB.
Tính cường độ dòng điện chạy qua điển trở R2 và cường độ dòng điện của mạch chính.
10. Cho mạch điện gồm ba điện trở R1 = 12 Ω; R2 = R3 = 24 Ω mắc song song với nhau.
Tính điện trở tương đương của đoạn mạch.
Đặt vào hai đầu đoạn mạch một hiệu điện thế không đổi U = 54V. Tính cường độ dòng điện qua các điện trở và dòng điện qua mạch chính.
11. Cho mạch điện như hình 22:
Trong đó R1 = 30 Ω; R2 = 20 Ω, ampe kế A chỉ 2,8A. Tính số chỉ của các ampe kế A1 và A2.
Hình 22
Hình 23
12. Cho mạch điện như hình 23:
Ampe kế A chỉ 4A, ampe kế A1 chỉ 1A, điện trở R2 = 20 Ω. Tính điện trở R1 và số chỉ của vôn kế.
13. Ba điện trở R1 = 20 Ω, R2 = 30 Ω, R3 = 60 Ω được mắc song song với nhau vào hiệu điện thế 40V.
Tính điện trở tương đương của đoạn mạch.
Tính cường độ dòng điện chạy qua mạch chính và mỗi mạch rẽ.
14. Đặt một hiệu điện thế U = 45V vào hai đầu đoạn mạch gồm hai điện trở R1 và R2 ghép song song. Dòng điện trong mạch chính có cường độ 1,5A. Hãy xác định R1 và R2 biết rằng R1 = 2R2.
15. Cho mạch điện gồm ba điện trở R1, R2 và R3 mắc song song. Hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch UAB = 48V. Cường độ dòng điện trong mạch chính là 16A. Biết R1 = 8 Ω; R2 = 24 Ω. Tính R3.
DẠNG TOÁN 4: ĐOẠN MẠCH MẮC HỖN HỢP ĐƠN GIẢN
Cho mạch điện như hình 24:
Trong đó R1 = 10 Ω, R2 = 30 Ω, R3 = 60 Ω.
Tính điện trở tương đương của đoạn mạch
Đặt vào hai đầu đoạn mạch một hiệu điện thế U = 60V. Tính cường độ dòng điện qua các điện trở.
Hình 24
Hình 25
Cho mạch điện như hình 25:
Với R1 = 12 Ω, R2 = 18 Ω, R3 = 20 Ω.
Tính điện trở tương đương của đoạn mạch.
Khóa K đóng, biết hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở R1 là 24V. Tính cường độ dòng điện qua các điện trở.
Cho mạch điện như hình 26, trong đó R1 = 5 Ω. Khi K đóng, vôn kế chỉ 6V, ampe kế chỉ 0,5A.
Tính điện trở tương đương của đoạn mạch, từ đó suy ra điện trở R2.
Mắc thêm điện trở R3 = 7 Ω song song với R2. Tính số chỉ của ampe kế khi đó.
Hình 26
Hình 27
Cho mạch điện như hình 27:
Trong đó, R1 = 10 Ω, ampe kế A1 chỉ 1,2A; ampe kế A chỉ 1,8A.
Tính hiệu điện thế UAB của đoạn mạch và điện trở R2.
Muốn số chỉ của ampe kế A là 1A, người ta nối thêm một điện trở R3 vào đoạn mạch chính. Tính R3.
Hai điện trở R1 và R2 được mắc theo hai cách vào hiệu điện thế 6V. Khi mắc nối tiếp, cường độ dòng điện trong mạch là 0,4A. Khi mắc song song, cường độ dòng điện trong mạch chính là 1,8A. Hãy tính điện trở R1 và điện trở R2.
Ba điện trở giống nhau R1 = R2 = R3 = 45 Ω. Có mấy cách mắc cả ba điện trở này vào mạch? Vẽ sơ đồ các cách mắc đó và tính các điện trở tương đương ứng với từng mạch điện.
Cho hai điện trở R1 = R2 = 10 Ω được mắc vào hai điểm A, B. Hãy so sánh điện trở tương đương của đoạn mạch AB khi R1 mắc nối tiếp với R2 và khi R1 mắc song song với R2.
Mắc ba điện trở R1 = 5 Ω, R2 = 7 Ω, R3 = 10 Ω theo hai cách sau (hình 28a, 28b):
Hình 28a
Hình 28b
Tính điện trở tương đương và cường độ dòng điện trong mạch (a). Biết hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở R1 là U1 = 20V.
Tính điện trở tương đương của mạch điện (b), biết UMN = 36V. Tính cường độ dòng điện chạy qua mạch chính và chạy qua các điện trở.
Cho mạch điện như hình 29:
Trong đó R1 là điện trở chưa biết, R2 = R3 = 40 Ω, UAB = 60V.
Ampe kế A chỉ 2A. Tính điện trở R1.
Tính cường độ dòng điện qua các điện trở R2 và R3.
Hình 29
Hai bóng đèn giống nhau, trên bóng có ghi 12V – 0,5A.
Nêu ý nghĩa các con số ghi trên bóng đèn.
Mắc nối tiếp hai bóng đèn này vào hiệu điện thế 12V, hỏi hai đèn có sang bình thường không? Vì sao? Trường hợp hai bóng đèn sang bình thường thì phải có điều kiện gì?
Hai bóng đèn có cùng hiệu điện thế định mức là 6V, cường độ dòng điện định mức của đèn thứ nhất là 0,3A, của đèn thứ hai là 0,5A mắc nối tiếp với nhau vào hiệu điện thế 12V.
Tính cường độ dòng điện chạy qua hai đèn.
Độ sáng của hai đèn như thế nào? Có nên mắc như vậy không?
Cho mạch điện như hình 30:
Biết R1 = 30 Ω; R2 =15 Ω; R3 = 60 Ω. Hiệu điện thế UAB = 52,5V.
Tính điện trở tương đương của mạch.
Tính cường độ dòng điện qua R1, R2 và số chỉ của ampe kế.
Hình 30
Hình 31
Cho mạch điện như hình 31:
Biết R1 = 8 Ω; R2 = 12 Ω; R3 = 4 Ω; Rx có thể thay đổi được. Hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch UAB = 48V.
Khi Rx = R1, xác định dòng điện qua Rx và hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở R3.
Xác định giá trị Rx để cho cường độ dòng điện trong hai nhánh rẽ bằng nhau. Tính cường độ dòng điện trong mạch chính khi đó.
Mắc lần lượt hai điện trở R1 và R2 vào hai cực của một nguồn điện có một hiệu điện thế 18V thì dòng điện qua R1 và R2 lần lượt là I1 = 1,5A và I2 = 2,5A. Hỏi nếu ghép R1 và R2 song song với nhau và nối với hai cực của nguồn điện có hiệu điện thế 14,4V thì dòng điện qua các điện trở là bao nhiêu? Tính cường độ dòng điện mạch chính khi đó.
Từ hai loại điện trở R1 = 1 Ω; R2 = 4 Ω. Hãy chọn và mắc thành một mạch điện nối tiếp để khi đặt vào hai đầu đoạn mạch một hiệu điện thế 32,5V thì dòng điện qua mạch là 2,5A.
Cho mạch điện như hình 32:
Biết R1 = 4 Ω; R2 = 16 Ω; R3 = 12 Ω; R4 = 18 Ω. Hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch UAB = 60V.
Tính điện trở tương đương của mạch điện.
Tính cường độ dòng điện chạy qua các điện trở và trong mạch chính.
Tính hiệu điện thế UNM.
Hình 32
Hình 33
17. Cho mạch điện như hình 33:
Trong đó R1 = 2 Ω; R2 = 6 Ω; R3 = 4 Ω; R4 = 10 Ω; hiệu điện thế UAB = 28V.
Tính điện trở tương đương của toàn mạch.
Tính cường độ dòng điện qua các điện trở.
Tính các hiệu điện thế UAC và UCD.
DẠNG TOÁN 5: SỰ PHỤ THUỘC CỦA ĐIỆN TRỞ VÀO CHIỀU DÀI, TIẾT DIỆN VÀ VẬT LIỆU LÀM DÂY DẪN. BIẾN TRỞ
1. Mắc một bóng đèn pin vào hai cực của một viên pin bằng các đoạn dây dẫn khác nhau thì thấy: Nếu dây dẫn ngắn thì đèn sang bình thường nhưng nếu thay bằng dây dẫn khá dài thì đèn sang yếu hơn. Hãy giải thích tại sao?
2. Hai dây dẫn bằng đồng có cùng tiết diện, dây thứ nhất dài 3m có điện trở R1 và dây thứ hai dài 15m có điện trở R2. Tính tỉ số R1R2.
3. Hai dây nhôm có cùng chiều dài, dây thứ nhất có tiết diện 1mm2, dây thứ hai có tiết diện 4mm2. So sánh điện trở của hai dây này.
4. Hai dây nhôm có cùng chiều dài. Dây thứ nhất có tiết diện 0,3mm2 và có điện trở R1 = 8Ω. Hỏi dây thứ nhất có tiết diện 1,5mm2 thì có điện trở R2 là bao nhiêu?
5. Tra bảng điện trở suất của một số chất ta thấy constantan có điện trở suất ρ = 0,5.10-6 Ω.m
Điện trở suất ρ = 0,5.10-6 Ω.m cho biết điều gì?
Tính điện trở của đoạn dây dẫn constantan dài l = 3m và có tiết diện đều S = 1,5mm2.
6. Tính điện trở của đoạn dây đồng dài l = 8m có tiết diện tròn đường kính 1mm (lấy π = 3,14). Biết điện trở suất của đồng là 1,7.10-8 Ω.m.
Hình 33
7. 
Một điện trở có điện trở lớn nhất là Rb = 30 Ω với cuộn dây dẫn được làm bằng hợp kim nikelin có tiết diện S = 1mm2. Tính chiều dài l của dây dẫn dung làm biến trở này.
Một bóng đèn khi sang bình thường có điện trở là R1 = 7,5 Ω. Và dòng điện chạy qua đèn khi đó có cường độ I = 0,6A, bóng đèn này được mắc nối tiếp với điện trở nói trên và mắc vào hiệu điện thế U = 12V như hình vẽ. Hỏi phải điều chỉnh biến trở có trị số điện trở R2 bằng bao nhiêu để đèn sang bình thường?
8. Trên một biến trở con chạy có ghi 100 Ω - 2A.
Cho biết ý nghĩa của hai con số ghi này.
Tính hiệu điện thế lớn nhất được phép đặt lên hai đầu dây cố định của biến trở.
Biến trở của dây dẫn được làm bằng hợp kim microm có điện trở suất 1,1.10-6 Ω.m và có chiều dài 75m. Tính tiết diện của dây dẫn dùng để làm biến trở.
9. Người ta dung dây hợp kim nicrom có tiết diện 0,2mm2 làm một biến trở có con chạy. Biết điện trở lớn nhất của biến trở là 40 Ω.
Tính chiều dài của dây hợp kim nicrom cần dùng. Cho điện trở suất của hợp kim nicrom là 1,1.10-6 Ω.m.
Dây điện trở của biến trở được quấn đề

Tài liệu đính kèm:

  • docxBAI_TAP_CHUONG_I_DIEN_HOC_VAT_LI_9.docx