Dàn bài một số bài văn nghị luận xã hội Ngữ văn lớp 7

doc 11 trang Người đăng dothuong Lượt xem 721Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Dàn bài một số bài văn nghị luận xã hội Ngữ văn lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Dàn bài một số bài văn nghị luận xã hội Ngữ văn lớp 7
Đề 1: Trò chơi điện tử đang trở thành trò chơi tiêu khiển hấp dẫn, nhất là đối với các bạn học sinh. Nhiều bạn vì mãi chơi nên sức học ngày càng giảm sút và còn phạm những sai lầm khác. Hãy viết một bài văn nghị luận nêu suy nghĩ của em về hiện tượng đó.
* Mở bài: 
- Khái quát về tác hại của trò chơi điện tử.
- Nêu vấn đề cần nghị luận.
* Thân bài:
Hiện trạng:
  - Số lượng cửa hàng dịch vụ trò chơi điện tử nhiều và ngày càng gia tăng.
  - Nó đã thu hút rất nhiều đối tượng, mọi lứa tuổi, đặc biệt là học sinh ở độ tuổi mới lớn, ưa thích khám phá cái mới.
  - Nhiều bạn học sinh ngồi hàng giờ, hàng ngày trước màn hình máy tính, mê mẩn với những trò chơi trên máy mà sao nhãng học hành và còn phạm nhiều sai lầm khác nữa
Nguyên nhân:
- Trò chơi điện tử hiện nay đang thu hút mọi người bởi tính đa dạng và phong phú của nó.
- Đây là một thú vui tiêu khiển rẻ tiền, dễ chơi với những âm thanh, đồ họa rất sống động, bắt mắt, mới lạ, hợp với tính cách của giới trẻ.
- Do bản thân chưa có ý thức tự giác, còn mãi chơi; do gia đình, bố mẹ còn lỏng lẻo trong việc quản lí con cái
Tác hại:
- Đam mê trò chơi điện tử: tốn thời gian dễ khiến học sinh sao nhãng việc học tập, dẫn đến kết quả thấp kém, trốn học, bỏ học
- Ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người: cận thị, đầu óc mệt mỏi
- Chơi game nhiều, sống với thế giới ảo sẽ làm đầu óc mụ mẫm, ảo giác, thiếu vốn sống thực tế
- Để có tiền chơi điện tử, người chơi có thể trở thành kẻ trộm cắp, cướp giật, thậm chí gây nhiều tội ác khác
- Bị ảnh hưởng bởi những nội dung không lành mạnh hoặc bị bạn bè xấu rủ rê, lôi kéo dễ mắc vào các tệ nạn xã hội
(Nêu một vài dẫn chứng cụ thể).
Giải pháp khắc phục, lời khuyên:
  Việc mãi chơi điện tử rất nguy hại với lứa tuổi học sinh. Vì vậy:
- Mỗi học sinh cần phải có ý thức tự giác, thực hiện qui định về thời gian, không ảnh hưởng đến học tập
- Các bậc phụ huynh cần quản lí con em mình chặt chẽ.
- Nhà trường và các tổ chức xã hội cần tổ chức các sân chơi bổ ích và lành mạnh nhằm thu hút các em.
- Các cơ quan chức năng cần quản lí và kiểm soát chặt chẽ các dịch vụ điện tử, cần có hình thức xử phạt nghiêm đối với các đối tượng vi phạm
(Học sinh có thể nêu những giải pháp hợp lý khác)
- Liên hệ thực tế, đưa ra lời khuyên thiết thực.
* Kết bài:
- Khái quát nhận định của cá nhân về vấn đề nghị luận.
- Hơn ai hết, bản thân mỗi bạn trẻ cần ý thức rõ ràng những mặt lợi, mặt hại của trò chơi điện tử để tự điều chỉnh mình, tự rèn luyện ý thức tự giác.
- Chỉ nên xem đây là thú tiêu khiển mang tính giải trí để không quá lạm dụng nó, phụ thuộc vào nó.
Đề 2: Nghị luận Tuổi trẻ và tương lai đất nước.       
Mở bài:
– Dẫn dắt, nêu vai trò của tuổi trẻ đối với tương lai của đất nước.
– Có thể dẫn dắt lời thư của Bác Hồ: “Non sông Việt Namcông học tập của các em” hoặc một số câu khác có nội dung tương tự. (0,5 đ)
b) Thân bài: 
*  Giải thích thế nào là tuổi trẻ?
+ Tuổi trẻ là lứa tuổi thanh niên, thiếu niên. Là lứa tuổi được học hành, được trang bị kiến thức và rèn luyện đạo đức, sức khỏe, chuẩn bị cho việc vào đời và làm chủ xã hội tương lai.
+ Tuổi trẻ là những người chủ tương lại của đất nước, là chủ của thế giới, động lực giúp cho xã hội phát triển. Một trong những việc làm quan trọng nhất của tuổi trẻ chính là nhiệm vụ học tập. 
* Vì sao thế hệ trẻ lại ảnh hưởng đến tương lai đất nước?
+ Thanh niên học sinh hôm nay sẽ là thế hệ tiếp tục bảo vệ, xây dựng đất nước sau này.
+ Vốn tri thức được học và nền tảng đạo đức được nhà trường giáo dục là quan trọng, cơ bản để tiếp tục học cao, học rộng, đem ra thực hành trong cuộc sống khi trưởng thành.
+ Một thế hệ trẻ giỏi giang, có đạo đức hôm nay hứa hẹn có một lớp công dân tốt trong tương lai gần. Do đó, việc học hôm nay là rất cần thiết.
+ Thế giới không ngừng phát triển, muốn “sánh vai các cường quốc” thì đất nước phải phát triển về khoa học kĩ thuật, văn minh – điều đó do con người quyết định mà nguồn gốc sâu xa là từ việc học tập, tu dưỡng thời trẻ. 
*  Thực tế đã chứng minh, việc học tập của tuổi trẻ tác động lớn đến tương lai đất nước.  
–  Những người có sự chăm chỉ học tập, rèn luyện khi còn trẻ thì sau này đều có những cống hiến quan trọng cho đất nước:
+ Ngày xưa: những người tài như Lí Công Uẩn, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi, từ thời trẻ đã chăm chỉ luyện rèn, trưởng thành lập những chiến công làm rạng danh đất nước.
+ Ngày nay: Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng. Các nhà khoa học xã hội có nhiều đóng góp cho đất nước trong mọi lĩnh vực như nhà bác học Lương Định Của, tiến sĩ Tạ Quang Bửu, anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa, 
– Từ xưa đến nay, thế hệ trẻ luôn là lực lượng tiên phong, xông pha vào những nơi gian khổ mà không ngại gian khó, hi sinh.
+ Trong chiến tranh: (dẫn chứng cụ thể)
+ Trong thời bình:  (dẫn chứng cụ thể)
Các thế hệ học sinh, sinh viên ngày nay cũng đang ra sức luyện tài, đã gặt hái được những thành công trong học tập, nghiên cứu khoa học đó sẽ là tiền đề quan trọng để đưa
đất nước phát triển hơn trong tương lai.
* Làm thế nào để phát huy được vai trò của tuổi trẻ?
– Đảng và nhà nước cần có những chính sách ưu tiên hơn nữa cho việc đào tạo thế hệ trẻ.
– Nhà trường phải đẩy mạnh công tác giáo dục thế hệ trẻ về tài, đức.
– Mỗi người trẻ cần ý thức được trách nhiệm của bản thân đối với sự phát triển của đất nước, phải chăm chỉ học hành, rèn luyện đạo đức 
c)  Kết bài: 
– Khẳng định tầm quan trọng của việc học tập, rèn luyện của thế hệ trẻ đối với tương lai của đất nước.
Liên hệ bản thân, rút ra bài học
Đề 3: Thuyết minh về chiếc áo dài Việt Nam.
I/ Mở bài:
- Giới thiệu chung về chiếc áo dài Việt Nam:
+ Chiếc áo dài đã trở thành trang phục truyền thống của phụ nữ Việt Nam.
+ Chúng ta hãnh diện,trân trọng chiếc áo dài truyền thống này.
II/ Thân bài:
1. Nguồn gốc, xuất xứ:
– Căn cứ vào sử liệu, văn chương, điêu khắc, hội hoa, sân khấu dân gian chúng ta đã thấy hình ảnh tà áo dài qua nhiều giai đoạn lịch sử. Nghĩa là áo dài đã có từ rất lâu.
– Tiền thân của áo dài hơi giống áo từ thân, sau đó qua lao động, sản xuất chiếc áo giao lãnh mới được chính sửa để phù hợp với thời trang của từng thời điểm.
2. Chất liệu vải: phong phú, đa dạng, nhưng đều có đặc điểm là mềm, nhẹ, thoáng mát.
3. Kiểu dáng:
- Cấu tạo:
+ Áo dài từ cổ xuống đến chân.
+ Cổ áo may theo kiểu cổ Tàu, cũng có khi là cổ thuyền, cổ tròn theo sở thích của người mặc. Khi mặc, cổ áo ôm khít lấy cổ, tạo vẻ kín đáo.
+ Khuy áo thường dùng bằng khuy bấm, từ cổ chéo sang vai rồi kéo xuống ngang hông.
+ Thân áo gồm 2 phần: Thân trước và thân sau, dài suốt từ trên xuống gần mắt cá chân.
+ Khi mặc áo ôm sát vào vòng eo, làm nổi bật vóc dáng của người phụ nữ.
+ Tà áo xẻ dài từ trên xuống, giúp người mặc đi lại dễ dàng, thướt tha, uyển chuyển.
- Khẳng định đó là nét đặc trưng khác biệt của chiếc áo dài việt Nam.
- Màu sắc: Đa dạng, tùy theo sở thích lựa chọn của mỗi người.
4. Ý nghĩa.
- Chiếc áo dài luôn giữ được tầm quan trọng của nó và trở thành bộ lễ phục của các bà, các cô.
- Áo dài Việt Nam đã được tổ chức Unesco công nhận là một di sản Văn hoá phi vật thể, là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam.
- Từ xưa đến nay chiếc áo dài đã trở thành tác phẩm mĩ thuật.
III. Kết bài:
- Ngày nay có nhiều kiểu áo thời trang của nước ngoài du nhập vào nước ta, nhưng trang phục truyền thống, chiếc áo dài dân tộc vẫn là một biểu tượng đẹp của người phụ nữ Việt Nam.
Chiếc áo dài đã trở thành quốc phục. Đó là tâm hồn, cốt cách của người Việt gửi vào vẻ tha thướt, quyến rũ của chiếc áo.
Đề 4: Nhà văn Nguyễn Bá Học có nói: “Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi e sông”. Em hiểu câu danh ngôn trên như thế nào? Từ đó, em rút ra được bài học gì cho bản thân?
1. Mở bài:
– Sức mạnh của ý chí quyết định sự thành bại trong mọi công việc. Thiếu ý chí thì sẽ khó vượt qua trở ngại để thành công.
– Dẫn câu danh ngôn.
2. Thân bài:
a. Giải thích ý nghĩa câu nói:
– Nghĩa đen: Đường đi có nhiều chướng ngại, vất vả. Ta muốn đến nơi phải quyết tâm vượt qua núi cao sông sâu.
– Nghĩa bóng:  
+ Đường: Dẫn đến đích mà con người muốn đạt được.
+ Sông, núi: Những trở ngại lớn của hoàn cảnh khách quan.
+ Lòng người: Ý chí, nghị lực của con người.
– Sức mạnh của ý chí giúp con người vượt qua mọi khó khăn, trở ngại để thành công.
b. Vì sao đường đi không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông?
– Vì sao đường đi không khó vì những trở ngại khách quan? (Trong cuộc đời tuy có nhiều trở ngại thật, nhưng không phải là không thể chiến thắng. Núi cao đến mấy, sông rộng đến mấy, người ta vẫn có thể vượt qua. Cũng vậy, mọi khó khăn, gian lao trên đường đời chỉ là thử thách ý chí, nghị lực của ta chứ không thể làm cho ta lùi bước nếu ta quyết tâm).
 – Vì sao đường đi lại khó vì lòng người ngại núi e sông? (Điều kiện quyết định để thực hiện ý muốn của mình là ý chí và nghị lực. Với lòng quyết tâm, con người có thể vượt qua thử thách để đạt mục đích mà mình đã chọn. Thiếu ý chí, thiếu nghị lực thì cho dẫu đường đời thuận lợi, cũng khó vượt qua để đến đích).
    * Dẫn chứng:
– Trong sách vở, tác phẩm văn học.
– Trong lịch sử, trong thực tế (gương các danh nhân, các gương vượt khó trong cuộc sống)
c. Rút ra bài học: Xem việc rèn luyện ý chí là không thể xao lãng. Chỉ có quyết tâm vượt khó mới đem lại thành công trên đường đời.
3. Kết bài:
– Câu danh ngôn là một chân lí, khẳng định vai trò của ý chí, quyết tâm và nghị lực trong cuộc sống.
– Liên hệ thực tế bản thân trong học tập và cuộc sống.
Đề 5: Hãy nói không với các tệ nạn.
1. Mở bài:
- Bên cạnh nhiều nề nếp, thói quen tốt còn không ít thói quen xấu và tệ nạn có hại cho con người, xã hội.
- Những thói xấu có sức quyến rũ ghê gớm như cờ bạc, thuốc lá hoặc ma túy, sách xấu, băng đĩa có nội dung độc hại...
- Nếu không tự chủ được mình, dần dần con người sẽ bị nó ràng buộc, chi phối, dần dần biến chất, tha hóa.
- Chúng ta hãy kiên quyết nói "Không!" với các tệ nạn.
2. Thân bài: 
a) Tại sao phải nói "không!"
* Cờ bạc, thuốc lá, ma túy... là thói hư tật xấu gây ra tác hại ghê gớm đối với bản thân, gia đình và xã hội về nhiều mặt: tư tưởng, đạo đức, sức khỏe, kinh tế, nòi giống..., là mối nguy trước mắt và lâu dài của đất nước, dân tộc.
* Sự ràng buộc, chi phối ghê gớm của thói hư tật xấu:
- Do bạn bè xấu rủ rê hoặc tò mò thử cho biết. Sau một vài lần không có thì bồn chồn, khó chịu. Dần dần dẫn tới nghiện ngập. Không có thuốc cơ thể sẽ bị hành hạ, mọi suy nghĩ và hành động đều bị cơn nghiện chi phối. Để thỏa mãn, người ta có thể làm mọi thứ, kể cả giết người, trộm cắp... Một khi đã nhiễm thì rất khó từ bỏ, nó sẽ hành hạ và làm cho con người điêu đứng. 
- Thói hư tật xấu là bạn đồng hành của chủ nghĩa cá nhân ích kỉ.
b) Tác hại của cờ bạc, ma túy, sách xấu sẽ dẫn đến thoái hóa đạo đức, nhân cách con người.
* Cờ bạc:
- Đó cũng là một loại ma túy, ai đã sa chân thì không thể bỏ.
- Trò đỏ đen, may rủi kích thích máu cay cú, hiếu thắng.
- Mất nhiều thời gian, sức khoẻ, tiền bạc và sự nghiệp.
- Ảnh hưởng rất lớn đến nhân cách và hạnh phúc gia đình, an ninh trật tự xã hội.
- Hành vi cờ bạc bị luật pháp cấm và tùy theo mức độ vi phạm mà có mức xử lí khác nhau.
* Thuốc lá:
- Là sát thủ giấu mặt với sức khỏe con người.
- Khói thuốc có thể gây ra nhiều bệnh: ung thư phổi, ung thư vòm họng, tai biến tim mạch...
- Khói thuốc không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân mà còn ảnh hưởng tới những người xung quanh.
- Tiêu tốn tiền bạc, làm giảm thu nhập gia đình, ảnh hưởng đến kinh tế quốc dân.
- Trên thế giới, nhiều nước đã cấm quảng cáo thuốc lá, cấm hút thuốc ở công sở và chỗ đông người.
* Ma túy:
- Thuốc phiện, hêrôin là chất kích thích gây nghiện rất nhanh. Người dùng thuốc sẽ rơi vào trạng thái ảo giác, hoang tưởng. Nghiện ma túy nghĩa là tự mang án tử hình.
- Khi mắc nghiện, vỏ não bị tổn thương rất lớn, sức khỏe suy kiệt nhanh chóng.
- Đối với người nghiện ma túy thì tiền bạc bao nhiêu cũng không đủ.
- Nghiện ma túy cũng đồng nghĩa với việc mất hết danh dự, đạo đức, tình yêu, hạnh phúc, gia đình, sự nghiệp...
* Văn hóa phẩm độc hại:
- Khi tiếp xúc với loại này, con người sẽ bị ám ảnh bởi những hành vi không lành mạnh, có những ham muốn phi đạo đức, sa vào lối sống ích kỉ, bản năng, mất hết khả năng phấn đấu, sống không mục đích.
- Nếu làm theo những điều bậy bạ sẽ dẫn đến sự thay đổi đạo đức, nhân cách, ảnh hưởng đến uy tín bản thân và gia đình, có thể sẽ dẫn tới vi phạm pháp luật.
3. Kết bài:
* Khẳng định lại vấn đề.
* Chúng ta cần:
- Tránh xa những thói hư tật xấu. 
- Khi đã lỡ mắc thì phải có quyết tâm từ bỏ và làm lại cuộc đời.
- Xây dựng cho mình và tuyên truyền cho mọi người lối sống lành mạnh.
Đề 6: Văn học và tình thương.
1. Mở bài: 
- Văn học là nghệ thuật sáng tạo mà nhà thơ, nhà văn dùng ngôn từ của mình để diễn đạt và thể hiện quan điểm, tư tưởng, tình cảm. Một đặc điểm chung mà bất kì tác phẩm nào cũng có chính là văn học luôn gắn với tình thương.
2. Thân bài:
a) Tình yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc:
- Có nhiều tác phẩm thể hiện tình yêu quê hương đất nước và tinh thần tự hào dân tộc rất cao của tác giả cũng như của chính đọc giả. Đó là tình cảm mà mỗi người khi sinh ra đều có được.
* Dẫn chứng: Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi), Từ ấy (Tố Hữu), Bến quê (Nguyễn Minh Châu), Làng (Kim Lân), Quê hương (Tế Hanh)...
b) Tình cảm gia đình:
- Mỗi con người khi sinh ra và lớn lên trong mái ấm gia đình đều cảm nhận được tình yêu mà mọi người dành cho mình cũng như của mình với mọi người trong gia đình. Một thứ tình cảm mà chỉ có máu mủ ruột rà mới hiểu được. Ngoài ra tình cảm vợ chồng cũng là thứ tình cảm rất gắn bó.
* Dẫn chứng: Nói với con (Y Phương), Hai đứa trẻ (Thạch Lam), Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi), Vợ nhặt (Kim Lân), Con cò (Chế Lan Viên)
c) Văn học luôn ca ngợi những ai biết thương người như thể thương thân
Những câu truyện cổ tích về lòng nhân ái: 
- Thạch Sanh: cha mẹ mất sớm nhà nghèo nhưng Thạch Sanh vẫn quan tâm giúp đỡ mọi người
+ Giúp đỡ mẹ con Lý Thông
+ Cứu công chúa
+ Xin tha cho mẹ con Lý Thông
+ Dùng tiếng đàn để cảm hóa giặc, đãi chúng bữa cơm
=> Tất cả những hành động ấy xuất phát từ lòng thương người. Và cuối cùng chàng cưới được công chúa và sống hạnh phúc. Đó là phần thưởng dành cho người biết yêu thương người khác
- Truyện Sọ Dừa: Cô út là con gái nhà giàu nhưng không kiêu ngạo như các chị mà rất nhân từ với mọi người.
+ Khi từ đảo hoang trở về cô tha thứ chó các chị đã đẩy cô xuống biển. => Những việc làm ấy của cô cũng xuất phát từ lòng thương người và cún giống như Thạch Sanh, cô út cuối cùng cũng được hưởng hạnh phúc
- Trong ca dao, tục ngữ: tinh thần đoàn kết thương yêu nhau là 1 chủ đề phong phú
 	"Nhiễu điều phủ lấy giá gương
 	Người trong một nước phải thương nhau cùng"
 	"Bầu ơi thương lấy bí cùng 
 	Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn"
- Những câu chuyện hiện thật về lòng nhân hậu:
+ Truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao ta bắt gặp tấm lòng thương người của ông giáo
+ Tiểu thuyết Tắt Đèn của Ngô Tất Tố chỉ là vài lời hỏi thăm của bà lão hàng xóm của chị Dậu nhưng ta thấy được sự quan tâm thương yêu gia đình chị .
3. Kết bài:
- Văn học Việt Nam đã thể hiện đầy đủ, chân thật đời sống tình cảm của con người nơi đây.
- Văn học thể hiện sâu sắc khía cạnh ca ngợi những người luôn biết thương yêu người khác.
Đề 7: Nghị luận về vấn đề tai nạn giao thông.
I. Mở bài:
- Trong nhiều năm trở lại đây, vấn đề tai nạn giao thông đang là điểm nóng thu hút nhiều sự quan tâm của dư luận bởi mức độ thiệt hại mà vấn đề này gây ra.
- Tuổi trẻ học đường – những công dân tương lai của đất nước – cũng phải có những suy nghĩ và hành động để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông.
II. Thân bài: 
1. Thực trạng tai nạn giao thông ở Việt Nam hiện nay:
- Đang diễn ra hàng ngày hàng giờ trên cả nước, (33 - 34 người chết và bị thương / 1 ngày)
- Trong số đó, có không ít các bạn học sinh, sinh viên là nạn nhân hoặc là thủ phạm gây ra các vụ tai nạn giao thông.
2. Hậu quả của vấn đề:
- Thiệt hại lớn về người và của, để lại những thương tật vĩnh viễn cho các cá nhân và hậu quả nặng nề cho cả cộng đồng.
- Gây đau đớn, mất mát, thương tâm cho người thân, xã hội.
3. Nguyên nhân của vấn đề: 
- Ý thức tham gia giao thông của người dân còn hạn chế, thiếu hiểu biết và không chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ giao thông (lạng lách, đánh võng, vượt đèn đỏ, coi thường việc đội mũ bảo hiểm...)
- Thiếu hiểu biết về các quy định an toàn giao thông (lấy trộm ốc vít đường ray, chiếm dụng đường...)
- Sự hạn chế về cơ sở vật chất (chất lượng đường thấp, xe cộ không đảm bảo an toàn...)
- Đáng tiếc rằng, góp phần gây ra nhiều tai nạn giao thông, còn có những bạn học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường.
4. Hành động của tuổi trẻ học đường góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông:
- Tham gia học tập luật giao thông đường bộ ở trường lớp. Ngoài ra, bản thân mỗi người phải tìm hiểu, nắm vững thêm các luật lệ và quy định đảm bảo an toàn giao thông.
- Chấp hành nghiêm chỉnh quy định về an toàn giao thông: không lạng lách, đánh võng trên đường đi, không đi xe máy khi chưa có bằng lái, không vượt đèn đỏ, đi đúng phần đường, dừng đỗ đúng quy định, khi rẽ ngang hoặc dừng phải quan sát cẩn thận và có tín hiệu báo hiệu cho người sau biết, đi chậm và quan sát cẩn thận khi qua ngã tư...
- Đi bộ sang đường đúng quy định, tham gia giúp đỡ người già yếu, người tàn tật và trẻ em qua đường đúng quy định. 
- Tuyên truyền luật giao thông: trao đổi với người thân trong gia đình, tham gia các hoạt động tuyên truyền xung kích về an toàn giao thông để góp phần phổ biến luật giao thông đến tất cả mọi người, tham gia các đội thanh niên tình nguyện đảm bảo an toàn giao thông...
III. Kết bài:
- An toàn giao thông là hạnh phúc của mỗi người mỗi gia đình và toàn xã hội.
- Tuổi trẻ học đường với tư cách là chủ nhân tương lai của đất nước, là thế hệ tiên phong trong nhiều lĩnh vực, có sức khoẻ, có tri thức... cần có những suy nghĩ đúng đắn và gương mẫu thực hiện những giải pháp thiết thực để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông...
Đề 8: Một số bạn đang đua đòi theo những lối ăn mặc không lành mạnh, không phù hợp với lứa tuổi học sinh, truyền thống văn hoá của dân tộc và hoàn cảnh của gia đình. Em viết 1 bài nghị luận để thuyết phục các bạn đó thay đổi cách ăn mặc cho đúng đắn hơn.
MB:
Trang phục không chỉ là thứ để che chắn cơ thể mà nó còn thể hiện nét đẹp văn hoá.
Chính vì vậy mà mặc trang phục như thế nào cho hợp là một điều rất quan trọng nhưng thực trạng trang phục của một bộ phận học sinh hiện nay lại đang làm mất dần phong cách và vẻ đẹp của con người Việt Nam truyền thống.
TB:
Mốt trang phục là những trang phục theo kiểu cách, hình thức mới nhất, hiện đại, tiên tiên nhất. Mốt thể hiện trình độ phát triển và đổi mới của trang phục. Trang phục theo mốt thời đại, một phần chứng tỏ con người có hiểu biết, lịch sự, văn hoá.
Chạy theo mốt của xã hội nói chung, trong nhà trường nói riêng lại là vấn đề cần phải xem xét, bàn bạc kỹ.
Nhiều bạn cho rằng chạy theo mốt mới thể hiện là người hiện đại, văn minh, có văn hoá.
Việc mặc những bộ trang phục theo ý thích không sai nhưng còn phụ thuộc vào hoàn cảnh, điều kiện kinh tế gia đình.
Chạy theo mốt có nhiều tác hại: vừa mất nhiều thời gian, tốn kém tiền bạc, lơ là việc học tập, tu dưỡng, dễ chán nản vì không có điều kiện thoả mãn, dễ mắc thuyết điểm, coi thường bạn bè, người khác vì không theo kịp mốt thời đại:
* Dẫn chứng: Những chiếc áo phông hình con thỏ hay chuột Mickey ngộ nghĩnh, dễ thương được thay dần bằng những đầu lâu, xương người, hay những lời lẽ, ngôn từ Tiếng Anh thô lỗ. Có bạn kịch liệt phản đối, phê bình, lên án, có bạn lại săn tìm những chiếc áo đó như là “mốt” để khoe bạn bè... Những chiếc quần jean năng động thay dần bằng những chiếc quần rách lung tung, và cũng được ưa chuộng vì “mốt”.
Học sinh có văn hoá không chỉ là người học sinh chăm ngoan, học giỏi... mà trong trang phục cần phải giản dị, gọn gàng, đẹp đẽ, phù hợp với lứa tuổi, hình dáng cơ thể, phù hợp với điều kiện và truyền thống dân tộc.
Bạn cần suy nghĩ, lựa chọn trang phục sao cho đạt 

Tài liệu đính kèm:

  • docdan_bai_de_van_nghi_luan_xa_hoi.doc