Chuyên đề Vấn đề 9: Các phản ứng nhiệt

docx 4 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 2427Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Vấn đề 9: Các phản ứng nhiệt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề Vấn đề 9: Các phản ứng nhiệt
VẤN ĐỀ 9: CÁC PHẢN ỨNG NHIỆT
Cho dãy các chất: Ba(OH)2; NaOH; KOH; Fe(OH)3; Mg(OH)2; Cu(OH)2. Số chất bị nhiệt phân là:
A. 6	B. 4	C. 3	D. 2
Cho dung dịch X chứa các chất tan là FeCl2, AlCl3 tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc lấy kết tủa để ngoài không khí ở nhiệt độ phòng, ta được chất rắn là
A. FeO.	B. Fe2O3.	C. Fe(OH)3.	D. Fe(OH)2.
Sản phẩm của phản ứng nhiệt phân hoàn toàn AgNO3 là: 
A. Ag2O, NO, O2. 	B. Ag2O, NO2, O2. 	C. Ag, NO, O2. 	D. Ag, NO2, O2. 
Nhiệt phân các chất nào sau đây có thể thu được NO2 và O2:
A. NaNO3, Mg(NO3)2, AgNO3.	B. KNO3, Cu(NO3)2, NH4NO3, AgNO3.
C. Mg(NO3)2, Cu(NO3)2, AgNO3.	D. Mg(NO3)2, Cu(NO3)2, AgNO3. NH4NO2.
Nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp: NH4NO3, Cu(NO3)2, AgNO3, Fe(NO3)2 thì chất rắn thu được sau phản ứng gồm: 
A. CuO, Fe2O3, Ag. 	B. NH4NO2, Cu, Ag, FeO.	
C. CuO, Fe2O3, Ag2O. 	D. CuO, FeO, Ag.
Cho dãy các muối: Na2CO3; KHCO3; BaCO3; K2CO3; FeCO3; Ca(HCO3)2. Số chất bị nhiệt phân hoàn toàn cho oxit kim loại là:
A. 6	B. 4	C. 3	D. 1
Khi nhiệt phân hoàn toàn NaHCO3 thì sản phẩm của phản ứng nhiệt phân là
A. NaOH, CO2, H2. 	B. Na2O, CO2, H2O.	C. Na2CO3, CO2, H2O. 	D. NaOH, CO2, H2O.
Dãy các chất nào sau đây tất cả các chất đều dễ bị nhiệt phân 
A. NaHCO3, MgCO3, BaSO4, (NH4)2CO3. 	B. NaHCO3, NH4HCO3, H2SiO3, NH4Cl. 
C. K2CO3, Ca(HCO3)2, MgCO3, (NH4 )2CO3. 	D. NaHCO3, Na2CO3, CaCO3, NH4NO3.
Nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp MgCO3; CaCO3 rồi cho toàn bộ khí thoát ra (khí A) hấp thụ vừa hết bằng dung dịch Ca(OH)2 thu được kết tủa B và dung dịch C. Hỏi A, B, C lần lượt là những chất gì?
A. CO; CaCO3; Ca(HCO3)2	B. CO2; CaCO3; Ca(HCO3)2
C. CO; Ca(HCO3)2; Ca(OH)2	D. CO2; Ca(HCO3)2, CaCO3
Cô cạn dung dịch X chứa các ion Mg2+, Ca2+, thu được chất rắn Y. Nung Y ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thu được chất rắn Z gồm:
A. MgO và CaO	B. MgO và CaCO3	C. MgCO3 và CaO	D. MgCO3 và CaCO3
Khi nung hỗn hợp các chất Fe(NO3)2, Fe(OH)3 và FeCO3 trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được một chất rắn là
A. Fe2O3	B. Fe.	C. FeO.	D. Fe3O4.
Phản ứng nhiệt phân không đúng là:
A. 2KNO3→2KNO2 + O2	B. NH4NO3→N2 + 2H2O
C. NH4Cl→NH3 + HCl	D. 2NaHCO3→Na2CO3 + CO2 + H2O
Khi nhiệt phân hoàn toàn từng muối X, Y thì đều tạo ra số mol khí nhỏ hơn số mol muối tương ứng. Đốt một lượng nhỏ tinh thể Y trên đèn khí không màu, thấy ngọn lửa có màu vàng. Hai muối X, Y lần lượt là:
A. CaCO3, NaNO3.     	B. KMnO4, NaNO3. 	C. Cu(NO3)2, NaNO3. 	D. NaNO3, KNO3.
Cho các phản ứng sau:
(1) Cu(NO3)2 (2) NH4NO2	(3) NH3 + O2 	
(4) NH3 + Cl2 	 (5) NH4Cl (6) NH3 + CuO 
Các phản ứng đều tạo khí N2 là:
A. (2), (4), (6).	B. (1), (2), (5).	C. (1), (3), (4).	D. (3), (5), (6). 
Với số mol lấy bằng nhau, phương trình hoá học nào dưới đây điều chế được nhiều oxi hơn
A. 2 KClO3 2KCl +3O2 	B. 2 KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2
C. 2HgO 2Hg + O2 	D. 2KNO3 2KNO2 + O2
Phân hủy Fe(OH)3 ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn là
A. FeO. 	B. Fe2O3. 	C. Fe3O4. 	D. Fe(OH)2.
Thêm từ từ dung dịch NH3 cho đến dư vào dung dịch FeCl2 và ZnCl2, lọc lấy kết tủa đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi được chất rắn X là
A. FeO và ZnO.	B. Fe2O3.	C. Fe3O4.	D. Fe2O3 và ZnO.
Hỗn hợp gồm Al, Al2O3, Cu, Zn. Hoà tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 loãng được dung dịch A. Cho A tác dụng với dung dịch NH3 dư thu được kết tủa B. Nung B tới khối lượng không đổi được chất rắn E. Thành phần của E là 
A. Al2O3, CuO, ZnO. 	B. Al2O3, CuO.	C. Al2O3, ZnO.	D. Al2O3.
*Để thu được Al2O3 từ hỗn hợp Al2O3 và Fe2O3 người ta lần lượt:
A. Dùng khí H2 ở nhiệt độ cao, dung dịch NaOH (dư)	 
B. Dùng khí CO ở nhiệt độ cao, dung dịch HCl (dư)
C. Dùng dung dịch NaOH (dư), dung dịch HCl (dư), rồi nung nóng. 
D. Dùng dung dịch NaOH (dư), khí CO2 (dư), rồi nung nóng
Nhiệt phân hỗn hợp muối ( MgCO3, Fe(NO3)2 ) thu được rắn X, hỗn hợp khí Y. Hấp thụ hoàn toàn Y vào dung dịch KOH dư thu được dung dịch Z. Trong Z gồm:
A. KOH, K2CO3, KNO3 	B. KOH, K2CO3, KNO3, KNO2
C. KOH, KHCO3, KNO3, KNO2 	D. K2CO3, KNO3, KNO2
Từ hai muối X và Y thực hiện các phản ứng sau:
X ¾¾® X1 + CO2 	X1 + H2O ¾¾® X2
X2 + Y ¾¾® X + Y1 + H2O 	X2 + 2Y ¾¾® X + Y2 + 2H2O
Hai muối X, Y tương ứng là
A. CaCO3, NaHCO3.	B. MgCO3, NaHCO3. 	C. CaCO3, NaHSO4.	D. BaCO3, Na2CO3.
Chất X có đặc điểm sau:
- Dung dịch của X trong nước làm xanh quỳ tím.
- Ở thể rắn, X có thể bị nhiệt phân.
- X không phản ứng với dung dịch BaCl2. X là:
A. NaHCO3	B. Na2CO3	C. K2CO3	D. KOH
Khi nhiệt phân chất nào sau đây không thể thu được O2 nguyên chất ? 
A. KMnO4. B. KClO3.	C. Cu(NO3)2. 	D. KNO3.
Dãy muối nitrat nào sau đây khi nhiệt phân chỉ sinh ra oxit kim loại:
A. Al(NO3)3, Hg(NO3)2, LiNO3 	B. Zn(NO3)2, Fe(NO3)2, Cu(NO3)2
C. NaNO3, NH4 NO3, Mg(NO3)2 	D. Cr(NO3)2, RbNO3, Ba(NO3)2 
Nhiệt phân hoàn toàn Fe(NO3)2 trong không khí đến khối lượng không đổi thu được sản phẩm gồm
A. FeO; NO2; O2.	B. Fe2O3; NO2.	C. Fe2O3; NO2; O2.	D. Fe; NO2; O2.
Cho các muối AgNO3, Cu(NO3)2, Al(NO3)3, NaNO3, Na2CO3, CaCO3, Cu(OH)2, Pb(NO3)2. Số chất khi nhiệt phân cho ta kim loại và oxit của kim loại tương ứng là:
A. 2 và 6	B. 2 và 5	C. 1 và 5	D. 1 và 4
Khi nhiệt phân, dãy muối rắn nào dưới đây đều sinh ra kim loại?
A. AgNO3, Hg(NO3)2.	B. AgNO3, Cu(NO3)2.	
C. Hg(NO3)2, Mg(NO3)2. 	D. Cu(NO3)2, Mg(NO3)2.
Phản ứng nhiệt phân không đúng là
A. 2KNO3 2KNO2 + O2.	B. NaHCO3 NaOH + CO2.
C. NH4NO3 N2O + 2H2O	D. 2Fe(OH)3 Fe2O3 + 3H2O
Phản ứng nhiệt phân không đúng là :
A. Ba(NO3)2 Ba(NO2)2 + 2O2. 	B. 2NaHCO3 Na2O + 2CO2 + H2O.	
C. NH4NO2 N2 + 2H2O.	D. Ca(HCO3)2 CaO + 2CO2 +H2O
Phương trình hoá học nào sau đây đúng?
A. 2NaCl + Ca(NO3)2 ® CaCl2 + 2NaNO3	B. NaHCO3 NaOH + CO2 
C. 2NaỌH + Mg(NO3)2 ® 2NaNO3 + Mg(OH)2 	D. FeCl2 + H2S ® FeS + 2HCl
Cho các chất NH4NO3, AgNO3, Cu(NO3)2, NH4NO2, Ca(NO3)2, NaNO3, NaHCO3, Cu(OH)2, Pb(NO3)2. Số chất khi nhiệt phân cho chỉ cho O2 và cho hỗn hợp hai khí NO2, O2 tương ứng là
A. 1 và 7	B. 3 và 3	C. 2 và 3	D. 2 và 5
Nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp NH4NO3, Cu(NO3)2, AgNO3, Fe(NO3)2 thì chất rắn thu được sau phản ứng gồm
A. CuO, Fe2O3, Ag2O.	B. CuO, Fe2O3, Ag.
C. CuO, FeO, Ag.	D. NH4NO2, Cu, Ag, FeO.
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Nung NH4NO3 rắn. 	(b) Đun nóng NaCl tinh thể với dung dịch H2SO4(đặc). 
(c) Sục khí Cl2 vào dung dịch NaHCO3. 	(d) Sục khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 (dư).
(e) Sục khí SO2 vào dung dịch KMnO4. 	(g) Cho dung dịch KHSO4 vào dung dịch NaHCO3. 
(h) Cho PbS vào dung dịch HCl (loãng). 	(i) Cho Na2SO3 vào dung dịch H2SO4 (dư), đun nóng.
Số thí nghiệm sinh ra chất khí là
A. 4.	B. 6.	C. 5.	D. 2.
Có 4 dung dịch NaOH; Ca(HCO3)2; MgCl2; NaCl được đánh số bất kì là 1, 2, 3, 4. Đun nóng thì dung dịch 1 vẫn đục. Cho dung dịch 3 vào dung dịch 1 thì dung dịch 1 vẫn đục, còn khi cho dung dịch 3 vào dung dịch 4 thì dung dịch 4 xuất hiện kết tủa. Các dung dịch 1, 2, 3, 4 theo thứ tự lần lượt là:
A. Ca(HCO3)2; NaOH; MgCl2; NaCl.	C. Ca(HCO3)2; MgCl2; NaCl; NaOH.
B. Ca(HCO3)2; MgCl2; NaOH; NaCl.	D. Ca(HCO3)2; NaCl; NaOH ; MgCl2
Sục khí NH3 dư vào cốc chức dung dịch CuCl2, Al2(SO4)3, ZnCl2, FeSO4, sau phản ứng hoàn toàn đổ thêm Ba(OH)2 dư vào cốc. Sau phản ứng hoàn toàn tách thu kết tủa, nung kết tủa trong không khí tới khi khối lượng rắn không đổi. Rắn gồm:
A. Fe2O3	B. FeO, BaSO4 	
C. Fe2O3, BaSO4 	D. CuO, Fe2O3, BaSO4
Dãy gồm các oxit đều bị Al khử ở nhiệt độ cao là: 
A. FeO, CuO, Cr2O3. 	B. Fe3O4, SnO, BaO. 	C. PbO, K2O, SnO. 	D. FeO, MgO, CuO.
Phương trình hóa học nào sau đây không đúng?
A. Ca + 2H2O ® Ca(OH)2 + H2.	B. 2Al + Fe2O3 Al2O3 + 2Fe.
C. 4Cr + 3O2 2Cr2O3.	D. 2Fe + 3H2SO4(loãng) ® Fe2(SO4)3 + 3H2.
Cho các phản ứng:
Na2SO3 + H2SO4 → Khí X	FeS + HCl → Khí Y
NaNO2 bão hòa + NH4Clbão hòa Khí Z	KMnO4 Khí T
Các khí tác dụng được với nước Clo là:
A. X, Y, Z, T.	B. X, Y.	C. X, Y, Z.	D. Y, Z.
Dãy chất nào sau đây không bị phân huỷ khi nung nóng? 
A. Mg(NO3)2; FeCO3; KClO3	B. Ag2O; CaCO3; Zn(OH)2	
C. CaSO4; NaOH; Na2CO3	D. Mg(OH)2; Na2CO3; NaNO3 
Dãy gồm các kim loại điều chế được bằng phương pháp nhiệt luyện là:
A. Mg, Al, Cu, Fe.	B. Al, Zn, Cu, Ag.	C. Na, Ca, Al, Mg.	D. Zn, Fe, Pb, Cr 
Dãy kim loại nào sau đây có thể điều chế từ oxít tương ứng bằng phương pháp nhiệt luyện:
A. Fe, Al, Cu	B. Zn, Mg, Fe	C. Fe, Mn, Ni	D. Ni, Cu, Ca
Chất không khử được sắt oxit (ở nhiệt độ cao) là:
A. Cu. 	B. Al. 	C. CO. 	D. H2.
Hiđro có thể khử các oxit kim loại trong dãy nào sau đây thành kim loại?
A. CaO, CuO, Fe2O3, MnO2.	B. CuO, Fe2O3, Fe3O4, ZnO.
C. CuO, Fe2O3, Fe3O4, MgO.	D. HgO, Al2O3, Fe3O4, CuO.
Cho luồng khí H2 (dư) qua hỗn hợp các oxit CuO, Fe2O3, ZnO, MgO nung ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng hỗn hợp rắn còn lại là:
A. Cu, FeO, ZnO, MgO. 	B. Cu, Fe, Zn, Mg.	
C. Cu, Fe, Zn, MgO. 	D. Cu, Fe, ZnO, MgO.
Cho khí CO dư đi qua hỗn hợp gồm CuO, Al2O3, MgO (nung nóng). Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn gồm: 
A. Cu, Al, Mg.	B. Cu, Al, MgO.	C. Cu, Al2O3, Mg.	D. Cu, Al2O3, MgO.
Cho khí CO (dư) đi vào ống sứ nung nóng đựng hỗn hợp X gồm Al2O3, MgO, Fe3O4, CuO thu được chất rắn Y. Cho Y vào dung dịch NaOH (dư), khuấy kĩ, thấy còn lại phần không tan Z. Giả sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần không tan Z gồm:
A. MgO, Fe, Cu.	B. Mg, Fe, Cu.	C. MgO, Fe3O4, Cu.	D. Mg, Al, Fe, Cu.
Phản ứng nhiệt nhôm ( đun nóng oxit kim loại với Al ở nhiệt độ cao) dùng điều chế những kim loại 
A. Al, Fe, Mg	B. Fe, Zn, Cu	C. Cu, Na, Zn	D. Ca, Fe, Cu.
Dãy gồm các oxit đều bị Al khử ở nhiệt độ cao là:
A. FeO, MgO, CuO. 	B. PbO, K2O, SnO. 	C. Fe3O4, SnO, BaO. 	D. FeO, CuO, Cr2O3.
Trong các phát biểu sau:
(1) Ở nhiệt độ cao, Al khử được nhiều oxit kim loại như Fe2O3, Cr2O3,... thành kim loại tự do. 
(2) Phản ứng của Al với oxit kim loại gọi là phản ứng nhiệt nhôm.
(3) Những đồ vật bằng nhôm bị hoà tan trong dung dịch kiềm dư NaOH, Ca(OH)2,
(4) Những axit H2SO4 đặc, nguội và HNO3 đặc, nguội đã oxi hoá bề mặt kim loại Al tạo thành một màng oxit có tính trơ, làm cho Al thụ động.
Số phát biểu đúng là
A. 4. 	B. 1. 	C. 2. 	D. 3.
Nung hỗn hợp X gồm FeO, CuO, MgO và Al ở nhiệt độ cao, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn cho phần rắn vào dd NaOH dư thấy có khí H2 bay ra và chất rắn không tan Y. Cho Y vào dd H2SO4 loãng, dư. Cho biết có bao nhiêu phản ứng đã xảy ra?
A. 5	B. 6	C. 7	D. 8

Tài liệu đính kèm:

  • docxCAC_PHAN_UNG_VE_NHIET_LY_THUYET.docx