Chuyên đề: Sự truyền sóng cơ vật lí 12

docx 11 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 2271Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề: Sự truyền sóng cơ vật lí 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề: Sự truyền sóng cơ vật lí 12
TỈNH BÌNH PHƯỚC
Tên các chuyên đề có thể xây dựng trong chương trình vật lí 12
CHUYÊN ĐỀ: SỰ TRUYỀN SÓNG CƠ
VẬT LÍ 12
1. Xác định vấn đề cần giải quyết của chuyên đề
Chuyên đề “Sự truyền sóng cơ” đề cập nghiên cứu các đại lượng đặc trưng và quá trình lan truyền của của sóng hình sin.
2. Nội dung kiến thức cần xây dựng trong chuyên đề
- Khái niệm sóng cơ. Sóng ngang. Sóng dọc
+ Sóng cơ là quá trình lan truyền dao động cơ trong một môi trường.
+ Sóng dọc là sóng trong đó các phần tử môi trường dao động theo phương trùng với phương truyền sóng. Sóng dọc truyền được cả trong chất khí, chất lỏng và chất rắn.
+ Sóng ngang là sóng trong đó các phần tử của môi trường dao động theo phương vuông góc với phương truyền sóng. Sóng ngang truyền được ở mặt chất lỏng và trong chất rắn.
- Các đặc trưng của sóng hình sin: tốc độ truyền sóng, bước sóng, tần số sóng, biên độ sóng, năng lượng sóng
+ Biên độ sóng là biên độ dao động của một phần tử môi trường có sóng truyền qua.
+ Chu kì T (hoặc tần số f) là chu kì (hoặc tần số f) dao động của một phần tử môi trường có sóng truyền qua.
+ Tốc độ truyền sóng v là tốc độ truyền dao động trong môi trường. 
+ Bước sóng l là quãng đường mà sóng truyền được trong một chu kì. Hai phần tử nằm trên cùng một phương truyền sóng, cách nhau một bước sóng thì dao động đồng pha với nhau.
+ Tần số sóng f là số lần dao động mà phần tử môi trường thực hiện trong 1 giây khi sóng truyền qua. Tần số có đơn vị là hec (Hz).
+ Năng lượng sóng có được do năng lượng dao động của các phần tử của môi trường có sóng truyền qua. Quá trình truyền sóng là quá trình truyền năng lượng.
- Phương trình sóng
+ Phương trình dao động tại điểm O là uO = Acoswt. Sau khoảng thời gian Dt, dao động từ O truyền đến M cách O một khoảng x = v.Dt.
+ Phương trình dao động của phần tử môi trường tại điểm M bất kì có tọa độ x là 
uM(t) = Acosw = Acos2π
Phương trình này cho biết li độ u của phần tử có toạ độ x vào thời điểm t. Đó là một hàm vừa tuần hoàn theo thời gian, vừa tuần hoàn theo không gian.
3. Chuẩn kiến thức, kĩ năng và một số năng lực có thể được phát triển
3.1. Kiến thức
- Phát biểu được các định nghĩa về sóng cơ, sóng dọc, sóng ngang và nêu được ví dụ về sóng dọc, sóng ngang.
- Phát biểu được các định nghĩa về tốc độ truyền sóng, bước sóng, tần số sóng, biên độ sóng và năng lượng sóng.
- Công thức tính độ lệch pha.
3.2. Kĩ năng
- Viết được phương trình sóng.
- Giải được các bài toán đơn giản về sự truyền sóng
- Xác định được tốc độ truyền sóng.
3.3. Thái độ
- Say mê khoa học kĩ thuật; khách quan, trung thực, cẩn thận.
- Tự lực, tự giác học tập, tham gia xây dựng kiến thức.
3.4. Năng lực có thể phát triển
- Bảng mô tả các năng lực có thể phát triển trong chủ đề 
Mô tả mức độ thực hiện 
trong chuyên đề
Năng lực thành phần
Nhóm năng lực
- Nêu được các định nghĩa về sóng cơ, sóng dọc, sóng ngang và nêu được ví dụ về sóng dọc, sóng ngang.
- Nêu được các định nghĩa về tốc độ truyền sóng, bước sóng, tần số sóng, biên độ sóng và năng lượng sóng.
K1: Trình bày được kiến thức về các hiện tượng, đại lượng, định luật, nguyên lí vật lí cơ bản, các phép đo, các hằng số vật lí
Nhóm NLTP liên quan đến sử dụng kiến thức vật lí
- Viết được công thức liên hệ giữa bước sóng, vận tốc truyền sóng và chu kì sóng (tần số sóng)
- So sánh được tốc độ truyền sóng trong các môi trường rắn, lỏng, khí. 
- Viết được phương trình sóng
K2: Trình bày được mối quan hệ giữa các kiến thức vật lí 
- Xây dựng được phương trình sóng để mô tả quá trình lan truyền sóng
- Giải được các bài tập liên quan đến sự truyền sóng
K3: Sử dụng được kiến thức vật lí để thực hiện các nhiệm vụ học tập
- Giải thích được hiện tượng truyền sóng là truyền dao động và năng lượng
- Đo tốc độ truyền sóng trong một môi trường
K4: Vận dụng (giải thích, dự đoán, tính toán, đề ra giải pháp, đánh giá giải pháp ) kiến thức vật lí vào các tình huống thực tiễn
- Sóng cơ học là gì?
- Sóng cơ truyền được trong những môi trường nào?
P1: Đặt ra những câu hỏi về một sự kiện vật lí
Nhóm NLTP về phương pháp (tập trung vào năng lực thực nghiệm và năng lực mô hình hóa)
- Mô tả được quá trình truyền sóng là quá trình lan truyền dao động trong một môi trường
P2: mô tả được các hiện tượng tự nhiên bằng ngôn ngữ vật lí và chỉ ra các quy luật vật lí trong hiện tượng đó
- SGK, tra cứu internet, quan sát các hiện tượng sóng trong tự nhiên để tìm hiểu về quy luật truyền sóng
P3: Thu thập, đánh giá, lựa chọn và xử lí thông tin từ các nguồn khác nhau để giải quyết vấn đề trong học tập vật lí
- Sử dụng phương trình dao động điều hòa, tính chất tuần hoàn của hàm điều hòa để nghiên cứu quá trình truyền sóng.
P4: Vận dụng sự tương tự và các mô hình để xây dựng kiến thức vật lí
- Sử dụng kiến thức về hàm điều hòa
P5: Lựa chọn và sử dụng các công cụ toán học phù hợp trong học tập vật lí.
- Xét trong một môi trường nhất định đối với sóng hình sin.
P6: chỉ ra được điều kiện lí tưởng của hiện tượng vật lí
- Đề xuất môi liên hệ giữa bước sóng với tần số sóng khi sóng truyền trong một môi trường xác định.
- Đề xuất giả thuyết phương trình sóng là hàm tuần hoàn theo không gian và thời gian.
P7: đề xuất được giả thuyết; suy ra các hệ quả có thể kiểm tra được.
- Đề xuất được phương án thí nghiệm phát hiện mối liên hệ giữa bước sóng với tần số sóng.
P8: xác định mục đích, đề xuất phương án, lắp ráp, tiến hành xử lí kết quả thí nghiệm và rút ra nhận xét. 
- Kiểm tra hình chụp sóng truyền trên sợi dây đàn hồi xem có phải là hình sin?
- Kiểm tra quá trình dao động của phẩn tử sóng có phải là dao động điều hòa?
P9: Biện luận tính đúng đắn của kết quả thí nghiệm và tính đúng đắn các kết luận được khái quát hóa từ kết quả thí nghiệm này.
- HS trao đổi những kiến thức liên quan đến sự truyền sóng trong thực tế.
X1: trao đổi kiến thức và ứng dụng vật lí bằng ngôn ngữ vật lí và các cách diễn tả đặc thù của vật lí 
Nhóm NLTP trao đổi thông tin
- Phân biệt được các thuật ngữ : tốc độ truyền sóng, bước sóng, tần số sóng, biên độ sóng,
X2: phân biệt được những mô tả các hiện tượng tự nhiên bằng ngôn ngữ đời sống và ngôn ngữ vật lí (chuyên ngành) 
- So sánh kết quả của các nhóm và kết luận theo SGK
X3: lựa chọn, đánh giá được các nguồn thông tin khác nhau.
- Hiểu được cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của loa phóng thanh; sôna
X4: mô tả được cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của các thiết bị kĩ thuật, công nghệ
- Ghi chép các nội dung hoạt động của nhóm
- Vẽ được hình mô tả sự truyền sóng hình sin
- Ghi nhớ kiến thức: 
+ Các đặc trưng của sóng
+ Phương trình sóng và độ lệch pha của sóng tại 2 điểm khác nhau trong môi trường truyền sóng.
X5: Ghi lại được các kết quả từ các hoạt động học tập vật lí của mình (nghe giảng, tìm kiếm thông tin, thí nghiệm, làm việc nhóm)
- Trình bày kết quả hoạt động của nhóm dưới hình thức: phiếu học tập
X6: trình bày các kết quả từ các hoạt động học tập vật lí của mình (nghe giảng, tìm kiếm thông tin, thí nghiệm, làm việc nhóm) một cách phù hợp
- Thảo luận các kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của bản thân và của nhóm
X7: thảo luận được kết quả công việc của mình và những vấn đề liên quan dưới góc nhìn vật lí 
- Đánh giá đồng đẳng, hỗ trợ, giúp đỡ nhóm bạn.
X8: tham gia hoạt động nhóm trong học tập vật lí
- Xác định được trình độ hiện có về các kiến thức: Hiện tượng truyền sóng trên mặt nước, trên sợi dây, lò xo, trong không khí qua câu hỏi ngắn tại lớp.
- Đánh giá được kĩ năng làm thí nghiệm và hoạt động nhóm thông qua phiếu học tập.
C1: Xác định được trình độ hiện có về kiến thức, kĩ năng , thái độ của cá nhân trong học tập vật lí
Nhóm NLTP liên quan đến cá nhân
- Thực hiện được kế hoạch, điều chỉnh kế hoạch học tập trên lớp và ở nhà.
C2: Lập kế hoạch và thực hiện được kế hoạch, điều chỉnh kế hoạch học tập vật lí nhằm nâng cao trình độ bản thân.
- Trình bày được ý nghĩa của sự truyền sóng và ứng dụng.
C3: Chỉ ra được vai trò (cơ hội) và hạn chế của các quan điểm vật lí đối trong các trường hợp cụ thể trong môn Vật lí và ngoài môn Vật lí 
- 
C4: So sánh và đánh giá được - dưới khía cạnh vật lí- các giải pháp kĩ thuật khác nhau về mặt kinh tế, xã hội và môi trường 
- Cảnh báo thiên tai: động đất, sóng thần, 
C5: Sử dụng được kiến thức vật lí để đánh giá và cảnh báo mức độ an toàn của thí nghiệm, của các vấn đề trong cuộc sống và của các công nghệ hiện đại 
- Vai trò của sự truyền sóng và phản xạ sóng: siêu âm, sôna.
C6: Nhận ra được ảnh hưởng vật lí lên các mối quan hệ xã hội và lịch sử.
4. Tiến trình dạy học
	4.1. Nội dung 1: Khái niệm sóng cơ. Sóng ngang. Sóng dọc
+ Sóng cơ là quá trình lan truyền dao động cơ trong một môi trường.
+ Sóng dọc là sóng trong đó các phần tử môi trường dao động theo phương trùng với phương truyền sóng. Sóng dọc truyền được cả trong chất khí, chất lỏng và chất rắn.
+ Sóng ngang là sóng trong đó các phần tử của môi trường dao động theo phương vuông góc với phương truyền sóng. Sóng ngang truyền được ở mặt chất lỏng và trong chất rắn.
Hoạt động 1: Khái niệm sóng cơ học và phân loại
- Dự kiến thời gian thực hiện: 7 phút
- Chuẩn bị phương tiện cần thiết: sợi dây đàn hồi, khay nước, cần rung, máy phát tần số, 
- Mục tiêu hoạt động: Các năng lực có thể phát triển thông qua hoạt động này: K1, P1, P3, X1
- Tiến trình thực hiện hoạt động (theo 4 bước sau): 
STT
Bước
Nội dung
1
Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS quan sát thí nghiệm:
+ sóng trên sợi dây
+ sóng lan truyền trên mặt nước
- Yêu cầu HS mô tả quá trình truyền sóng trên dây, trên mặt nước?
2
Thực hiện nhiệm vụ
- HS làm việc nhóm
3
Báo cáo, thảo luận
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả 
4
Kết luận hoặc Nhận định hoặc Hợp thức hóa kiến thức
- Sóng cơ là sự lan truyền dao động cơ trong một môi trường.
- GV thông báo phân loại sóng cơ
	4.2. Nội dung 2: Các đặc trưng của sóng hình sin: tốc độ truyền sóng, bước sóng, tần số sóng, biên độ sóng, năng lượng sóng
+ Biên độ sóng là biên độ dao động của một phần tử môi trường có sóng truyền qua.
+ Chu kì T (hoặc tần số f) là chu kì (hoặc tần số f) dao động của một phần tử môi trường có sóng truyền qua.
+ Tốc độ truyền sóng v là tốc độ truyền dao động trong môi trường. 
+ Bước sóng l là quãng đường mà sóng truyền được trong một chu kì. Hai phần tử nằm trên cùng một phương truyền sóng, cách nhau một bước sóng thì dao động đồng pha với nhau.
+ Tần số sóng f là số lần dao động mà phần tử môi trường thực hiện trong 1 giây khi sóng truyền qua. Tần số có đơn vị là hec (Hz).
+ Năng lượng sóng có được do năng lượng dao động của các phần tử của môi trường có sóng truyền qua. Quá trình truyền sóng là quá trình truyền năng lượng.
Hoạt động 2: Biên độ sóng, Tốc độ truyền sóng, Chu kì sóng, tần số sóng và năng lượng truyền sóng
- Dự kiến thời gian thực hiện: 18 phút
- Chuẩn bị phương tiện cần thiết: thước đo, máy chụp ảnh, đồng hồ, 
- Mục tiêu hoạt động: Các năng lực có thể phát triển thông qua hoạt động này: K1, K2, K4, P4, P5, P7, P8, P9, X1, X2, X3, X6, X7, C3.
- Tiến trình thực hiện hoạt động (theo 4 bước sau): 
STT
Bước
Nội dung
1
Chuyển giao nhiệm vụ
- Giao 3 nhóm, mỗi nhóm 1 bộ TN
- Yêu cầu: 
+ Nhóm 1: làm TN truyền sóng trên dây, chụp hình, xác định khoảng cách các đỉnh sóng liên tiếp, biên độ sóng và nhận xét.
+ Nhóm 2: đánh dấu 1 vài điểm trên dây, làm TN truyền sóng, đo chu kì của các điểm đã đánh dấu, tốc độ truyền sóng và nhận xét.
+ Nhóm 3: làm TN với máy thay đổi tần số, đo khoảng cách giữa 2 đỉnh sóng liên tiếp ứng với mỗi tần số khác nhau, lập bảng và đưa ra quy luật.
2
Thực hiện nhiệm vụ
HS làm việc nhóm
3
Báo cáo, thảo luận
Đại diện các nhóm báo cáo
4
Kết luận hoặc Nhận định hoặc Hợp thức hóa kiến thức
* GV hỗ trợ các nhóm để đưa ra các khái niệm: bước sóng, chu kì sóng (tần số sóng), biên độ sóng, tốc độ truyền sóng.
4.3. Nội dung 3: Phương trình sóng
+ Phương trình dao động tại điểm O là uO = Acoswt. Sau khoảng thời gian Dt, dao động từ O truyền đến M cách O một khoảng x = v.Dt.
+ Phương trình dao động của phần tử môi trường tại điểm M bất kì có tọa độ x là 
uM(t) = Acosw = Acos2π
Phương trình này cho biết li độ u của phần tử có toạ độ x vào thời điểm t. Đó là một hàm vừa tuần hoàn theo thời gian, vừa tuần hoàn theo không gian.
Hoạt động 3: Phương trình sóng
- Dự kiến thời gian thực hiện: 20 phút
- Chuẩn bị phương tiện cần thiết: bộ thí nghiệm tạo sóng trên dây.
- Mục tiêu hoạt động: Các năng lực có thể phát triển thông qua hoạt động này: K2, K3, P4, P5, X1, X2, X5, X6, X7, C3, C5, C6.
- Tiến trình thực hiện hoạt động (theo 4 bước sau): 
STT
Bước
Nội dung
1
Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS quan sát TN truyền sóng trên dây, chú ý đến trạng thái bắt đầu dao động của 1 phần tử trên dây so với trạng thái bắt đầu của nguồn.
- Giả sử, phương trình sóng của nguồn là u = acoswt
Yêu cầu HS viết phương trình sóng của điểm M cách nguồn 1 đoạn x (GV giúp đỡ khi cần thiết)
2
Thực hiện nhiệm vụ
HS làm việc theo nhóm để thiết lập phương trình sóng tổng quát.
Nhận xét về tính tuần hoàn của phương trình sóng (theo không gian và theo thời gian). Đề xuất phương án thí nghiệm để kiểm tra tính tuần hoàn của hàm sóng.
3
Báo cáo, thảo luận
GV tổ chức cho các nhóm báo cáo và thảo luận về giải pháp nhằm giải quyết vấn đề đặt ra.
4
Kết luận hoặc Nhận định hoặc Hợp thức hóa kiến thức
- Hàm sóng là hàm tuần hoàn theo không gian và thời gian.
Ghi chú: 	- Mỗi nội dung có thể gồm các hoạt động khác nhau
	- Mỗi hoạt động gồm 4 bước: Chuyển giao nhiệm vụ; Thực hiện nhiệm vụ; Báo cáo, thảo luận; Kết luận hoặc Nhận định hoặc Hợp thức hóa kiến thức.	
	- Trường hợp sử dụng phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề thì 4 bước này được cụ thể theo một trong hai tiến trình xây dựng kiến thức như sau.
Con đường 1: Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề bằng suy luận lí thuyết
STT
Hoạt động
Nội dung
1
Làm nảy sinh VĐ cần giải quyết từ tình huống (điều kiện) xuất phát: từ kiến thức cũ, kinh nghiệm, TN, bài tập, truyện kể lịch sử
2
Phát biểu VĐ cần giải quyết (câu hỏi cần trả lời)
3
Giải quyết VĐ
3.1. Giải quyết VĐ nhờ suy luận lí thuyết, trong đó có suy luận toán học
- Suy đoán giải pháp GQVĐ:
* Xác định các kiến thức đã biết cần vận dụng.
* Xác định cách thức vận dụng các kiến thức này để đi tới câu trả lời.
- Thực hiện giải pháp đã suy đoán để tìm được kết quả.
3.2. Kiểm nghiệm kết quả đã tìm được từ suy luận lí thuyết nhờ TN
- Xác định nội dung cần kiểm nghiệm nhờ TN:
* Phân tích xem có thể kiểm nghiệm trực tiếp nhờ TN kết quả thu được từ suy luận lí thuyết không?
* Nếu không được, suy luận lôgic từ kết quả này ra hệ quả kiểm nghiệm được nhờ TN.
- Thiết kế phương án TN để kiểm nghiệm kết quả đã thu được từ suy luận lí thuyết hoặc hệ quả của nó: cần những dụng cụ nào, bố trí chúng ra sao, tiến hành TN như thế nào, thu thập những dữ liệu TN định tính và định lượng nào, xử lí các dữ liệu TN này như thế nào?
- Thực hiện TN: Lập kế hoạch TN, lắp ráp, bố trí và tiến hành TN, thu thập và xử lí các dữ liệu TN để đi tới kết quả.
4
Rút ra kết luận
Đối chiếu kết quả TN với kết quả đã rút ra từ suy luận lí thuyết. Có 2 khả năng xảy ra:
- Nếu kết quả TN phù hợp với kết quả đã tìm được từ suy luận lí thuyết thì kết quả này trở thành kiến thức mới.
- Nếu kết quả TN không phù hợp với kết quả đã tìm được từ suy luận lí thuyết thì cần kiểm tra lại quá trình TN và quá trinh suy luận từ các kiến thức đã biết. Nếu quá trình TN đã đảm bảo điều kiện mà TN cần tuân thủ và quá trình suy luận không mắc sai lầm thì kết quả TN đòi hỏi phải đề xuất giả thuyết. Quá trình kiểm tra tính đúng đắn của giả thuyết này sau đó sẽ dẫn tới kiến thức mới bổ sung, sửa đổi những kiến thức đã vận dụng lúc đầu làm tiên đề cho suy luận lí thuyết.
Những kiến thức vận dụng lúc đầu này nhiều khi là trường hợp riêng, trường hợp giới hạn của kiến thức mới. Qua đó, phạm vi áp dụng các kiến thức đã vận dụng lúc đầu được chỉ ra.
Con đường 2: Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề theo con đường thực nghiệm:
STT
Hoạt động
Nội dung
1
Làm nảy sinh VĐ cần giải quyết từ tình huống (điều kiện) xuất phát: từ kiến thức cũ, kinh nghiệm, TN, bài tập, truyện kể lịch sử
- Tìm hiểu về tốc độ truyền sóng và cơ chế truyền sóng.
- GV yêu cầu HS mô tả trạng thái dao động (A, vdđ, T, f) của 1 phần tử sóng; Tốc độ truyền sóng phụ thuộc yếu tố gì?
2
Phát biểu VĐ cần giải quyết (câu hỏi cần trả lời)
- Tốc độ truyền sóng có đặc điểm gì?
- Sóng có tính tuần hoàn không?
3
Giải quyết VĐ 
3.1. Đề xuất giả thuyết
- Tốc độ truyền sóng không đổi trong một môi trường nhất định.
- Sóng có tính tuần hoàn theo không gian, thời gian
3.2. Kiểm tra tính đúng đắn của giả thuyết nhờ TN
- Xác định nội dung cần kiểm tra nhờ TN:
* Phân tích xem có thể kiểm tra trực tiếp nhờ TN tính đúng đắn của giả thuyết đã đề xuất không?
* Nếu không được, suy luận lôgic từ giả thuyết ra hệ quả kiểm tra được trực tiếp nhờ TN.
- Thiết kế phương án TN để kiểm tra tính đúng đắn của giả thuyết hoặc hệ quả của nó: cần những dụng cụ nào, bố trí chúng ra sao, tiến hành TN như thế nào, thu thập những dữ liệu TN định tính và định lượng nào, xử lí các dữ liệu TN này như thế nào?
- Thực hiện TN: Lập kế hoạch TN, lắp ráp, bố trí và tiến hành TN, thu thập và xử lí các dữ liệu TN để đi tới kết quả.
4
Rút ra kết luận
Đối chiếu kết quả TN với giả thuyết (hệ quả) đã đề xuất. Có 2 khả năng xảy ra:
- Nếu kết quả TN phù hợp với giả thuyết (hệ quả) đã đề xuất thì giả thuyết trở thành kiến thức mới.
- Nếu kết quả TN không phù hợp với giả thuyết (hệ quả) đã đề xuất thì cần kiểm tra lại quá trình TN và quá trình suy luận từ giả thuyết ra hệ quả. Nếu quá trình TN đã đảm bảo điều kiện mà TN cần tuân thủ và quá trình suy luận không mắc sai lầm thì kết quả TN đòi hỏi phải đề xuất giả thuyết mới, rồi lại kiểm tra tính đúng đắn của nó. Quá trình này có thể tiếp diễn nhiều lần, cho tới khi xây dựng được kiến thức mới.
5. Kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học
5.1. Hình thức kiểm tra, đánh giá
- Đánh giá thường xuyên các hoạt động học tập của cá nhân và nhóm thông qua kết quả thực hiện các nhiệm vụ học tập trên phiếu học tập
- Kiểm tra nhanh bằng các câu TNKQ.
- Đánh giá đồng đẳng khi thực hiện thí nghiệm giữa các thành viên trong nhóm.
- Đánh giá qua các bài kiểm tra.
5.2. Công cụ kiểm tra, đánh giá
	- Soạn câu hỏi/bài tập kiểm tra, đánh giá năng lực: Trong mục tiêu có năng lực thành phần nào thì cần xây dựng câu hỏi/bài tập kiểm tra đánh giá năng lực thành phần đó.
Nhóm năng lực
Năng lực thành phần
 Câu hỏi/ bài tâp hoặc số thứ tự - mức độ 
1. Nhóm NLTP liên quan đến sử dụng kiến thức vật lí
K1:
VD: 
1.1.1 (Nhận biết-K1)
1.1.2 (Hiểu-K1, X1)
K2:
1.2. 1 (Nhận biết-K2)
1.2.2 (Hiểu-K2, X1)
K3:
K4:
2. Nhóm NLTP về phương pháp 
P1:
2.1. 1 (Vận dụng-P1, X3)
2.1.2 (Hiểu-K2, X1)
P2:
P3:
P4:
P5:
P6:
P7:
P8:
P9:
3. Nhóm NLTP trao đổi thông tin
X1:
3.1. 1 (Hiểu- X1,X5)
3.1.2. (Vận dụng-X1, C1)
X2:
X3:
X4:
X5:
X6:
X7:
X8:
4. Nhóm NLTP liên quan đến cá nhân
C1:
C2:
C3:
C4:
C5:
C6:
Nội dung chi tiết các câu hỏi/ bài tập đã xây dựng	
1.1. 1 (Nhận biết-K1)
1.1.2. (Hiểu-K1, X1)
.

Tài liệu đính kèm:

  • docxChu_de_su_truyen_song_co.docx