Chuyên đề Sự điện li - Phân loại các chất điện ly - Phạm Nhật Hạ

doc 5 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 2667Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Sự điện li - Phân loại các chất điện ly - Phạm Nhật Hạ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề Sự điện li - Phân loại các chất điện ly - Phạm Nhật Hạ
Họ và tên: 	
SỰ ĐIỆN LI-PHÂN LOẠI CÁC CHẤT ĐIỆN LY 	
KIẾN THỨC CĂN BẢN CẦN NẮM VỮNG:
Chất điện li là những chất khi tan trong nước phân li ra ion. Chất điện li và những chất ở trạng thái nóng chảy phân li ra ion là những chất dẫn điện được.
Chất điện li mạnh: biểu diễn bằng 1 mũi tên : → 
Gồm các chất axit mạnh: HCl, HBr, HI, HNO3, H2SO4, HClO3, HClO4
 Bazơ mạnh: LiOH, KOH, NaOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2 
 Muối
	1.2. Chất điện li yếu: biểu diễn bằng 2 mũi tên ngược chiều: ⇄
2. Chất không điện li: gồm chất khí, hầu hết các chất hữu cơ : CxHy , CxHyOz . như CH4, C6H12O6 (glucozơ). (trừ axit hữu cơ RCOOH là chất điện li). Chất không điện li và chất rắn khan không dẫn điện.
3. Dành cho chương trình nâng cao:
3.1.Độ điện li () của chất điện li là tỉ số giữa số phân tử phân li ra ion (n) và tổng số phân tử hòa tan (no)
	 = 
3.1.1. Chất điện li : 0<≤ 1, chất không điện li:= 0, chất điện li yếu: 0< < 1, chất điện li mạnh: = 1
3.1.2.	Khi pha loãng dung dịch: tăng
BÀI TẬP
PHẦN TRẮC NGHIỆM
1.1.Dành cho chương trình cơ bản:
Câu 1: Nước đóng vai trò gì trong quá trình điện li các chất
	A. Môi trường điện li B. Dung môi không phân cực C. Dung môi phân cực D. Tạo liên kết hiđro với chất tan
Câu 2: Dung dịch chất điện li dẫn điện được là do:
Sự chuyển dịch của các electron	B. Sự chuyển dịch của các cation
C. Sự chuyển dịch của các phân tử hòa tan	D. Sự chuyển dịch của cả cation và anion
Câu 3: Cho các chất sau: C6H12O6 (glucozơ), H2S, CH3OH, SO2, Cl2, CH4, NaHCO3, Ca(OH)2, HF, C6H6, NaClO. Số chất không điện li:	A. 7	B. 4	C. 5	D. 6
Câu 4: (ĐHB08) Cho dãy các chất: KAl(SO4)2.12H2O, C2H5OH, C12H22O11 (saccarozơ), CH3COOH, Ca(OH)2, CH3COONH4. Số chất điện li: 	A. 2	B. 4	C. 3	D. 5
Câu 5: Trong các chất sau, chất nào là chất ít điện li
A. H2O 	B. NaOH 	C. HCl 	D. NaCl
Câu 6: Dãy chất nào sau đây, trong nước đều là chất điện li mạnh ? 
A. H2SO4, Cu(NO3)2, CaCl2, NH3. 	B. HCl, H3PO4, Fe(NO3)3, NaOH
C. HNO3, CH3COOH, BaCl2, KOH. 	D. H2SO4, MgCl2, Al2(SO4)3, Ba(OH)2
Câu 7: Cho các chất: NaF rắn khan, dung dịch saccarozơ trong nước, nước nguyên chất, ancol etylic khan, NaOH nóng chảy, HBr hòa tan trong nước. Số chất dẫn điện:
	A. 4	B. 3	C. 2	D. 1
Câu 8: Các dung dịch sau đây có cùng nồng độ 0,1 mol/l, dung dịch nào dẫn điện kém nhất:
HCl	B. HF	C. HI	D. HBr
Câu 9: dung dịch nào dưới đây dẫn điện tốt nhất
NaI 0,002M	B. NaI 0,01M	C. NaI 0,1M	D. NaI 0,001M
Câu 10: Các dung dịch sau đây có cùng nồng độ 1M, dung dịch nào dẫn điện tốt nhất?
A. NH4NO3	B. H2SO4	C. Ba(OH)2	D. Al2(SO4)3
Câu 11: Dung dịch chất nào sau đây không dẫn điện:
HCl trong C6H6 (benzen)	B. Ca(OH)2 trong nước	 C. CH3COONa trong nước	D. NaHSO4 trong nước
Câu 12: Cho các dung dịch đều có cùng nồng độ mol: NaCl, C2H5OH, CH3COOH, K2SO4. Dãy chất sắp xếp theo chiều tăng dần tính dẫn điện:A. NaCl < C2H5OH < CH3COOH < K2SO4	B. C2H5OH < CH3COOH < NaCl< K2SO4
 C. C2H5OH < CH3COOH < K2SO4< NaCl	D. CH3COOH < NaCl< C2H5OH < K2SO4
Câu 13: Tổng nồng độ các ion trong dung dịch K2CO3 0,1 M là: 
	A. 0,02M 	B .0,03M 	C. 0,2M 	 D. 0,3M
Câu 14: Dung dịch Na2SO4 loãng chứa 0,04 mol Na+ thì dung dịch đó chứa:
A. 0,04 mol SO42- B. 0,04 mol Na2SO4	C. 0,02 mol SO42- D. 0,08 mol SO42-
Câu 15: Hoà tan 20,8 g BaCl2 vào nước được 0,5 lit dung dịch. Nồng độ của ion Cl- trong dung dịch:
	A. 0,1M 	 B. 0,4M 	 C. 0,2M 	 D. 0,3M
Câu 16 : (CĐ14) Dung dịch X gồm: a mol Na+; 0,15 mol K+; 0,1 mol HCO3- ; 0,15 mol CO32- và 0,05 mol SO42-. Tổng khối lượng muối trong dung dịch X: A. 33,8	B. 28,5	C. 29,5	D. 31,3
Câu 17: (ĐHA14) Dung dịch X chứa 0,1 mol Ca2+; 0,3 mol Mg2+; 0,4 mol Cl- và a mol HCO3-. Đun dung dịch X đến cạn thu được muối khan có khối lượng: A. 49,4g	B. 23,2g	C. 37,4g	D. 28,6g
Câu 18: (ĐHB12) Một dung dịch gồm: 0,01 mol Na+; 0,02 mol Ca2+; 0,02 mol HCO3- và a mol ion X (bỏ qua sự điện li của nước). Ion X và giá trị của a: A. NO3- và 0,03	 B. OH- và 0,03	C. Cl- và 0,01	D. CO32- và 0,03 
Câu 19: (ĐHB14) Dung dịch X gồm 0,1 mol K+; 0,2 mol Mg2+; 0,1 mol Na+; 0,2 mol Cl- và a mol Y2-. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Ion Y2- và giá trị của m: 
A. SO42- và 56,5	B. CO32- và 30,1	C. SO42- và 37,3	D. CO32- và 42,1
Câu 20: (ĐHB13) Dung dịch X chứa 0,12 mol Na+; x mol SO42- ; 0,12 mol Cl- và 0,05 mol NH4+. Cho 300 ml dung dịch Ba(OH)2 0,1M vào X đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, lọc bỏ kết tủa thu được dung dịch Y. Cô cạn Y, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m: 
	A. 7,190	B. 7,020	C. 7,875	D. 7,705
1.2.Dành cho chương trình nâng cao:
Câu 21: Chất điện li mạnh có độ điện li: A. = 0	B. = 1	C. <1	D. 0 < < 1
Câu 22: Chất điện li yếu có độ điện li: A. = 0	B. = 1	C. <1	D. 0 < < 1
Câu 23: Khi thay đổi nồng độ của dung dịch chất điện li yếu thì:
Độ điện li và hằng số điện li đều thay đổi	 B. Độ điện li và hằng số điện li đều không đổi
C. Độ điện li thay đổi và hằng số điện li đều không đổi	 D. Độ điện li không đổi và hằng số điện li thay đổi
Câu 24: Khi thay đổi nhiệt độ của dung dịch chất điện li yếu thì: 	 
Độ điện li và hằng số điện li đều thay đổi	 B. Độ điện li và hằng số điện li đều không đổi
C. Độ điện li thay đổi và hằng số điện li đều không đổi D. Độ điện li không đổi và hằng số điện li thay đổi
2. PHẦN TỰ LUẬN
2.1.Dành cho chương trình cơ bản:
Câu 1: Viết phương trình điện li của các chất sau: H2SO4, BaCl2, HF, Zn(OH)2, Al(OH)3 ,NaOH, Ba(OH)2, H2S, H3PO4, HNO2, HClO, NaHCO3, CH3COOH, K3PO4, NaHSO4.
Câu 2: Viết công thức hóa học của các chất mà khi điện li tạo ra các ion:
	a. Al3+ và SO42-	b, Fe3+ và NO3- 	c, K+ và CrO42-	d, Mg2+ và MnO4-	
Câu 3: Tính nồng độ mol của các ion trong các dung dịch sau: 
a, NaOH 0,1M	b, H2SO4 0,05M	c, Hòa tan 7,4 g Mg(NO3)2 vào nước được 200 ml dung dịch
Câu 4: Trong một dung dịch có chứa a mol Ca2+ , b mol Mg2+, c mol Cl-, d mol NO3-. Lập biểu thức liên hệ giữa a,b,c,d. 
Tính b nếu a=0,01, c=0,01, d=0,03
Câu 5: Một dung dịch có chứa 0,1 mol Fe2+ , 0,2 mol Al3+, x mol Cl-, y mol SO42-. Tính x và y biết rằng khi cô cạn dung dịch và làm khan thu được 46,9g chất rắn khan.
Câu 6: Giải thích tại sao khả năng dẫn điện của nước vôi trong để trong không khí giảm dần theo thời gian.
2.2.Dành cho chương trình nâng cao:
Câu 7: Hòa tan một ít tinh thể CH3COONa (natri axetat) vào dung dịch CH3COOH (axit axetic) thì nồng độ ion H+ thay đổi như thế nào, giải thích?
Câu 8: Cân bằng sau tồn tại trong dung dịch: CH3COOH H+ + CH3COO-. Độ điện li của CH3COOH sẽ biến đổi như thế nào khi: 
a, nhỏ vài giọt dung dịch HCl đặc	b, nhỏ vài giọt dung dịch NaOH	c, pha loãng dung dịch
Câu 9: Cho dung dịch CH3COOH 0,043M ( = 2%). Tính nồng độ mol của các ion và CH3COOH trong dung dịch.
Câu 10: Trong dung dịch CH3COOH 0,43. 10-1, người ta xác định được nồng độ H+ bằng 0,86.10-3 mol/l. Tính phần trăm phân tử CH3COOH trong dung dịch này phân li ra ion
Câu 11: Dung dịch axit axetic 0,6% có khối lượng riêng xấp xỉ 1g/ml, độ điện li của axit axetic trong điều kiện này là 1%. Tính nồng độ mol của ion H+ trong dung dịch đó (bỏ qua sự điện li của nước)
Câu 12: Trong 1 ml dung dịch HNO2 ở nhiệt độ nhất định có 5,64.1019 phân tử HNO2; 3,6.1018 ion NO2-. 
a, Tính độ điện li của HNO2 trong dung dịch ở nhiệt độ trên
	b, Tính nồng độ mol của dung dịch nói trên
ĐÁP ÁN
PHẦN TRẮC NGHIỆM
1A-2D-3D-4B-5A-6D-7C-8B-9C-10D-11A-12B-13D-14C-15C-16A-17C-18A-19C-20C-21B-22D-23C-24A
PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1: Viết phương trình điện li của các chất sau: H2SO4, BaCl2, HF, Zn(OH)2, Al(OH)3 ,NaOH, Ba(OH)2, H2S, H3PO4, HNO2, HClO, NaHCO3, CH3COOH, K3PO4, NaHSO4
Hướng dẫn: H2SO4, BaCl2 ,NaOH, Ba(OH)2 , NaHCO3 , K3PO4, NaHSO4 là muối, axit mạnh, bazo mạnh nên phương trình điện li chỉ dùng 1 muỗi tên →, còn những chất còn lại là chất điện li yếu nên dùng ⇄
 riêng NaHCO3→ Na+ + HCO3- 	NaHSO4 → Na+ + HSO4- 
 HCO3- ⇄ H+ + CO32- 	HSO4- ⇄ H+ + SO42-
Muối là chất điện li mạnh, nhưng nếu ion trong muối còn điện li thì chỉ điện li yếu, nên dùng muỗi tên 2 chiều. H3PO4⇄ 3H+ + PO43-	(có thể viết phân li theo từng nấc nhưng để đơn giản chỉ cần viết như vậy)	
H2S⇄ 2H+ + S2-
Zn(OH)2, Al(OH)3 là những hiđroxit lưỡng tính nên vừa phân li theo kiểu axit vừa phân li theo kiểu bazo
 Bazơ: M(OH)2 ⇄M2+ + 2OH- ví dụ: Zn(OH)2 ⇄ Zn2+ + 2OH-
Phương trình điện li: M(OH)2
 Axit: H2MO2 ⇄2H+ + MO22- ví dụ: H2ZnO2 ⇄2H+ + ZnO22- 
 Bazơ: M(OH)3 ⇄M3+ + 3OH- ví dụ: Al(OH)3 ⇄ Al3+ + 3OH-
 M(OH)3
 Axit: HMO2.H2O ⇄H+ + MO2- + H2O. ví dụ: HAlO2. H2O ⇄H+ + AlO2- + H2O
Câu 4: Trong một dung dịch có chứa a mol Ca2+ , b mol Mg2+, c mol Cl-, d mol NO3-. Lập biểu thức liên hệ giữa a,b,c,d. 
Tính b nếu a=0,01, c=0,01, d=0,03
Hướng dẫn:
Để giải bài tập này ta áp dụng định luật bảo toàn điện tích. Nội dung của định luật bảo toàn điện tích một cách tổng quát:
	Trong một dung dịch, nếu tồn tại đồng thời các ion dương và ion âm thì tổng số điện tích dương bằng tổng số điện tích âm. Vì vậy dung dịch luôn trung hoà về điện.
Tổng số mol các điện tích dương của ion dương bằng tổng số mol các điện tích âm của ion âm
→ 	
Công thức của định luật:
∑ n ion dương x điện tích ion dương = ∑ n ion âm x điện tích ion âm
x. n + y. m = z. p + t. q
* Ví dụ: Giả sử trong một dung dịch tồn tại các ion: An+ có số mol là x, Bm+ có số mol là y, Cp- có số mol là z, Dq- có số mol là t
Áp dụng định luật bảo toàn điện tích có: 	
Nên bài tập được giải: Áp dụng ĐLBTĐT có: 2a + 2b = c.1 + d.1
→2a + 2b = c + d, thay giá trị vào biểu thức tính được b
Câu 5: Một dung dịch có chứa 0,1 mol Fe2+ , 0,2 mol Al3+, x mol Cl-, y mol SO42-. Tính x và y biết rằng khi cô cạn dung dịch và làm khan thu được 46,9g chất rắn khan.
Hướng dẫn: Áp dụng ĐLBTĐT có: 0,1.2 + 0,2.3 = x .1 + y.2→ x + 2y = 0,8 (1)
	Khi cô cạn khối lượng chất rắn: mrắn = mFe2+ + mAl3+ + mCl- + mSO42-
	 → 46,9 = 0,1.56 + 0,2.27 + x.35,5 + y . 96
	 → 35,5x + 96 y = 35,9 (2)
Từ (1) và (2) có hệ, giải hệ tìm được x= 0,2 và y = 0,3
(M của ion = M của nguyên tử)
Câu 6: Giải thích tại sao khả năng dẫn điện của nước vôi trong để trong không khí giảm dần theo thời gian.
Hướng dẫn;
Trong không khí có khí CO2, Ca(OH)2 tác dụng với CO2 tạo kết tủa làm giảm nồng độ ion Ca2+, OH- trong dung dịch nên khả năng dẫn điện giảm dần theo thời gian.
PTHH: CO2 + Ca(OH)2 →CaCO3↓ + H2O
Câu 7: Hòa tan một ít tinh thể CH3COONa (natri axetat) vào dung dịch CH3COOH (axit axetic) thì nồng độ ion H+ thay đổi như thế nào, giải thích?
Hướng dẫn: CH3COONa→CH3COO- + Na+
	 CH3COOH ⇄ H+ + CH3COO- (1)
Khi hòa tan CH3COONa vào dung dịch CH3COOH thì nồng độ ion CH3COO- tăng, theo nguyên lí chuyển dịch cân bằng thì cân bằng của phản ứng (1) buộc phải chuyển dịch theo chiều giảm nồng độ ion CH3COO-, tức cân bằng chuyển dịch sang trái nên nồng độ ion H+ sẽ giảm
Câu 8: Cân bằng sau tồn tại trong dung dịch: CH3COOH H+ + CH3COO-. Độ điện li của CH3COOH sẽ biến đổi như thế nào khi: 
a, nhỏ vài giọt dung dịch HCl đặc	b, nhỏ vài giọt dung dịch NaOH	c, pha loãng dung dịch
Hướng dẫn:
a, HCl → H+ + Cl-
Khi nhỏ vài giọt dung dịch HCl đặc vào dung dịch CH3COOH làm cho nồng độ H+ trong dung dịch tăng, tương tự ở trên cân bằng chuyển dịch sang trái tức sẽ giảm. (phân li càng mạnh (chuyển dịch sang phải) thì tăng)
b, NaOH →Na+ + OH-
 H+ + OH- →H2O 
Làm giảm nồng độ H+ trong dung dịch, cân bằng phải dịch chuyển theo chiều tăng nồng độ H+, cân bằng chuyển dịch sang phải→tăng
C, Khi pha loãng dung dịch: tăng
Câu 9: Cho dung dịch CH3COOH 0,043M ( = 2%). Tính nồng độ mol của các ion và CH3COOH trong dung dịch.
Hướng dẫn:
[H+] = [CH3COO-] = 0,043=(0,043.2 ) : 100 = 8,6.10-4 M
CH3COOH H+ + CH3COO-
	Bđ 0,043M 0 0
	PL 8,6.10-4 M 8,6.10-4 M 8,6.10-4 M
	CB (0,043 -8,6.10-4)M 8,6.10-4 M 8,6.10-4 M
→ [CH3COO-]dd = 0,04214M
Câu 10: Trong dung dịch CH3COOH 0,43. 10-1, người ta xác định được nồng độ H+ bằng 0,86.10-3 mol/l. Tính phần trăm phân tử CH3COOH trong dung dịch này phân li ra ion.
Hướng dẫn:
Phần trăm của phân tử CH3COOH trong dung dịch phân li ra ion tức đi tính độ điện li , tính độ điện li chỉ cần lấy nồng độ phân li nhân 100 rồi chia cho nồng độ ban đầu.
CH3COOH H+ + CH3COO-
	Bđ 0,043M 0 0
	PL 0,86.10-3 M 0, 86.10-3 M 0, 86.10-3 M
	→= = 2%
Câu 11: Dung dịch axit axetic 0,6% có khối lượng riêng xấp xỉ 1g/ml, độ điện li của axit axetic trong điều kiện này là 1%. Tính nồng độ mol của ion H+ trong dung dịch đó (bỏ qua sự điện li của nước)
Hướng dẫn:
Xét trong 1 lít dung dịch CH3COOH, 1lit = 1000 ml , D = 1g/ml →mdd = D.V = 1 . 1000 = 1000g, C% = 0,6%
→mCH3COOH = = 6g →nCH3COOH = 0,1 mol → [CH3COOH] = = 0,1M (V = 1 lít)
CH3COOH H+ + CH3COO-
→ [H+] = [CH3COOH] . = =0,001M
Câu 12: Trong 1 ml dung dịch HNO2 ở nhiệt độ nhất định có 5,64.1019 phân tử HNO2; 3,6.1018 ion NO2-. 
a, Tính độ điện li của HNO2 trong dung dịch ở nhiệt độ trên
	b, Tính nồng độ mol của dung dịch nói trên
Hướng dẫn:
HNO2 H+ + NO2-
	Bđ x ptử 0 0
	PL 3,6.1018 3,6.1018 3,6.1018
	CB 5,64.1019 p tử 3,6.1018 3,6.1018
 → Số phân tử HNO2 ban đầu: x = 3,6.1018 + 5,64.1019 = 6 . 1019 (phân tử)
→ = = 6% 
1 mol HNO2 chứa 6,02 .1023 phân tử 
 ? mol 6.1019 phân tử
→nHNO2 = = 10-4 (mol)
→[HNO2] = = 0,1M (V = 1ml = 10-3 lít)

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_tap_ve_su_dien_li_2015.doc