CHUYÊN ĐỀ: QUI LUẬT BIẾN ĐỔI TUẦN HOÀN MỘT SỐ ĐẠI LƯỢNG VẬT LÍ VÀ TÍNH CHẤT HÓA HỌC CƠ BẢN CỦA CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC TRONG BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC GV: ĐỖ THỊ LOAN LỊCH SỬ PHÁT MINH RA BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC Đ.I.Mendêleeep tốt nghiệp đại học năm 21 tuổi, ông từng là giáo viên trung học, sau đó đến giảng dạy tại trường đại học Petecbua ( Nga ), chuyên ngành hóa học. Cống hiến lớn nhất của ông là nghiên cứu ra bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học vào năm 1869 (lúc ông 35 tuổi), sau đó khoa học đã bổ sung các nguyên tố mới tìm ra. Một trong những nguyên tố mới đó là nguyên tố thứ 101-đã được điều chế lần đầu tiên năm 1955 và gọi là Menddeeleevi để tỏ lòng kính trọng nhà bác học Nga vĩ đại. Khi Mendeleeep viết:” nguyên lý hóa học”, ông nghĩ đến lúc này tổng số các nguyên tố đã phát hiện trên thế giới là 63 nguyên tố, giữa chúng nhất định có những qui luật biến hóa thống nhất, vì sự vật đều có liên quan với nhau. Để phát hiện qui luật này ông đã đăng kí 63 nguyên tố vào 63 chiếc thẻ, trên thẻ ông viết tên nguyên tử, tính chất hóa học của chúng. Ông xếp đi xếp lại trên bàn, bỗng một hôm ông phát hiện ra rằng: nếu xếp chúng theo thứ tự tăng dần của điện tích hạt nhân thì có sự biến đổi diệu kì-đó là qui luật biến đổi tuần hoàn. Việc phát hiện về qui luật tuần hoàn các nguyên tố không chỉ có thể dự đoán vị trí các nguyên tố chưa tìm ra mà còn có thể biết trước được tính chất quan trọng nhất của chúng. Thật ra, bảng tuần hoàn đó không đều lắm vì có những chỗ trống trong bảng la nguyên tố chưa biết. Mendeleleep dự đoán rằng cuối cùng khoa học sẽ khám phá ra nguyên tố lấp đầy chỗ trống đó. Bảng tuần hoàn này là sự phân loại đầu tiên các nguyên tố có mối liên hệ chặt chẽ và hệ thống, định hướng cho việc nghiên cứu tiếp tục các nguyên tố mới. Năm 1875, Viện Hàn Lâm Khoa Học Pari nhận được thư của một nhà khoa học, rằng ông đã tìm ra được một nguyên tố mới trong quặng kẽm trắng là gali. Tính chất của gali giống nhôm, nguyên tử khối là 59,72 và tỷ trọng là 4,7. Nguyên tố mới này cùng nhóm với nhôm, cũng là điều mà Mendeleep đã dự đoán trước đây 4 năm. Theo cách tính toán của BTH thì nguyên tử gali phải khoảng 68 và tỷ trọng 5,9-6,0. Mendêleeep tin rằng mình đúng và ngay lập tức viết thư cho viện Hàn Lâm Khoa Học Pari về ý kiến của mình. Bức thư được chuyển tới tay nhà bác học tìm ra nguyên tố gali, ngay lập tức, ông ta đã xác định lại một lần nữa những số liệu trên. Kết quả làm ông ngạc nhiên, bởi đúng theo dự đoán của Menđeleep: tỷ trọng của gali là 5,94. Bốn năm sau, một nhà khoa học Thụy Điển phát hiện ra một nguyên tố mới khác và đặt tên là scandi. Khi mọi người nghiên cứu sâu hơn một ngóm Bo mà Mendeleep đã dự đoán. Năm 1886-15 năm sau dự đoán của nó, nguyên tố germani (Ge) đã được tách li và có nguyên tử khối là 72,3. Nhiều nguyên tố khác tiếp tục được dự đoán và tìm ra theo cách như vậy. Tuy nhiên, khi có thêm nhiều nguyên tố bổ sung vào bảng tuần hoàn hóa học, người ta thấy nếu một số nguyên tố được đặt trong những cột thích hợp do những phản ứng giống nhau của chúng, thì chúng không tuân theo trật tự đúng của trọng lượng nguyên tử tăng dần. CƠ SỞ LÍ THUYẾT Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn Các nguyên tố hóa học được sắp xếp vào một bảng, gọi là BTH, dựa trên các nguyên tắc sau: Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp cùng một hàng Các nguyên tố có cùng số electron “hóa trị “ được xếp cùng một cột. Cấu tạo BTH Ô nguyên tố Mỗi ô nguyên tố hóa học được sắp xếp vào một ô của bảng, gọi là nguyên tố. Số thứ tự của ô nguyên tố đúng bằng số hiệu nguyên tử của nguyên tố đó Ví dụ: Chu kì Là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần. Số thứ tự chu kì = số lớp electron Chu kì 1 gồm 2 nguyên tố là: H (Z=1) và He (Z=2) Chu kì 2 gồm 8 nguyên tố: Li (Z=3)à Ne (Z=10) Chu kì 3 gồm 8 nguyên tố: Na (Z=11)à Ar (Z=18) Chu kì 4 gồm 18 nguyên tố: K (Z=19)à Kr (Z=36) Chu kì 5 gồm 18 nguyên tố: Rb (Z=37)àXe (Z=54) Chu kì 6 gồm 32 nguyên tố: Cs (Z=55)à Rn (Z=86) Chu kì 7 chưa hoàn thànhc Các chu kì 1, 2, 3 là các chu kì nhỏ Các chu kì 4, 5, 6, 7 là các chu kì lớn Nhóm nguyên tố Nhóm nguyên tố là tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có số eclectron lớp ngoài cùng bằng nhau và do đó có tính chất hóa học gần tương tự nhau được xếp thành cột theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử Nguyên tử các nguyên tố trong cùng một nhóm có số eclectron hóa trị bằng nhau và bằng số thứ tự của nhóm. Vận Dụng Qui Luật Biến Đổi Tuần Hoàn Các Đại Lượng Và Tính chất Cách học thuộc bảng tuần hoàn Nhóm IA: Hi rô; li; na; không; rời bỏ; cộng sản; Pháp.(H,Li,Na,K,Rb,Cs,Fr) Nhóm :IIA : Banh; miệng; cá; sấu; bẻ; răng.(Be,Mg,Ca,Sr,Ba,Ra) Nhóm :IIIA : Ba; anh lấy; gà; trong; tủ lạnh.(B,Al,Ga,In,Tl) Nhóm :IV : Chú; sỉ; gọi em; sang nhậu , phỏ bò.(C,Si,Ge,Sn,Pb) Nhóm :V : nicô; phàm tục; ắc; sầu; bi.(N,P,As,Sb,Bi) Nhóm :VI : ông; say; sỉn; té; bò. (O,S,Se,Te,Po) Nhóm :VII : Phải; chi; bé; yêu; anh. (F,Cl,Br,I,At) Nhóm :VIII : Hằng; nga; ăn; khúc; xương; rồng .(He,Ne,Ar,Kr,Xe,Rn) Thơ về thứ tự 30 nguyên tố hóa học đầu tiên trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Hoàng Hôn Lặng Bóng Buổi Chiều (H:1) (He:2) (Li:3) (Be:4) (B:5) (C:6) Nắng Oi Fía Núi Nhạt Màu Ánh Siêu (N:7)(O:8)(F:9)(Ne:10)(Na:11)(Mg:12)(Al:13)(Si:14) Phong Sương Còn Ám Khói Chiều (P:15)(S:16)(Cl:17)(Ag:18)(K:19)(Ca:20) Sao Tinh Vân Cũng Muôn Fương Chiếu Nhòa (Sc:21)(T:22)(V:23)(Cr:24)(Mn:25) (Fe:26) (Co:27) (Ni:28) Cu: 29 và Zn: 30 Thơ về thứ tự 20 nguyên tố đầu Hoàng hôn lặng bờ Bắc. Chợt nhớ ở phương Nam. Nắng mai ánh sương phủ. Song cửa ai không cài
Tài liệu đính kèm: