Chuyên đề: Liên kết câu và đoạn văn

doc 39 trang Người đăng haibmt Lượt xem 22140Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chuyên đề: Liên kết câu và đoạn văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề: Liên kết câu và đoạn văn
Ngày soạn: 20/1/2015
BUỔI 19
Chuyên đề: liên kết câu và đoạn văn
Mục tiêu cần đạt
Giúp HS củng cố và nâng cao hiểu biết về khái niệm liên kết câu và liên kết đoạn đã được học.
Rèn kỹ năng thực hành vận dụng làm các BT liên quan.
Nội dung ôn luyện.
Lý thuyết.
Y/c HS nhắc lại các nội dung kiến thức của chuyên đề đã được học.
Liên kết nội dung.
Liên kết chủ đề
Liên kết logic
Liên kết hình thức.
Phép lặp từ ngữ.
Phép đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng.
Phép thế
Phép nối
Bài tập vận dụng cơ bản và nâng cao.
Bài 1: Phân tích tính liên kết về nội dung giữa các câu trong đoạn văn sau:
 Trong cuộc đời đầy truân chuyên của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với văn hóa nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới, cả phương Đông và phương Tây. Trên những con tàu vượt trùng dương, Người đã ghé lại nhiều hải cảng, đã thăm các nước Châu Phi, châu á, châu Mĩ. Người đã từng sống dài ngày ở Pháp, ở Anh. Người nói và viết thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc: Pháp , Anh, Hoa, Ngavà Người đã làm nhiều nghề.
Bài 2: Tìm các phương tiện liên kết hình thức trong các phần trích sau:
a/ Tết năm nay là sự chuyển tiếp giữa hai thế kỷ, và hơn thế nữa, là sự chuyển tiếp giữa hai thiên niên kỉ. Trong thời khắc như vậy, ai ai cũng nói tới việc chuển bị hành trang bước vào thế kỉ mới, thiên niên kỉ mới.
 Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất. Từ cổ chí kim, bao giờ con người cũng là động lực phát triển của lịch sử. Trong thế kỉ tới mà ai ai cũng thừa nhận rằng nền kinh tế tri thức sẽ phát triển mạnh mẽ thì vai trò của con người lại càng nổi trội.
b/ Cây dừa gắn bó với người dân Bình Định chặt chẽ như cây tre đối với người dân miền Bắc. Cây dừa cống hiến tất cả của cải của mình cho con người: thân cây làm máng, lá làm tranh, cọng lá chẻ nhỏ làm vách, gốc dừa già làm chõ đồ xôi, nước dừa để uống, để kho cá, kho thịt, nấu canh, làm nước mắm,Cùi dừa ăn sống với bánh đa, làm mứt, làm bánh keooj, ép lấy dầu dùng để thắp, để ăn, để chải đầu, nấu xà phòng. Sọ dừa làm khuy áo, làm gáo, làm muôi. Vỏ dừa bện dây rất tốt đối với người đánh cá vì nó mềm, dẻo, dai, chịu mưa, chịu nắng. Cây dừa gắn bó với đời sống hằng ngày là như thế đấy.
Bài 3: Chỉ ra lỗi liên kết trong các đoạn văn sau:
a/ Gần đây, cách ăn mặc của một số bạn có nhiều thay đổi, không còn giản dị và lành mạnh như trước nữa. Có bạn mặc mãi một kiểu áo không thay đổi gì cả. Thật là thiếu phong cách hiện đại. Nhà trường đang phát động phong trào ủng hộ đồng bào bị thiên tai.
b/ Đoàn thuyền đánh cá ra khơi trong cảnh màn đêm buông xuống. Sóng biển cài then, đêm sập cửa, vũ trụ đi vào yên tĩnh, vắng lặng. Bốn bề không còn một tiếng động. Lá cờ nhỏ trên cột buồm bay phần phật trước gió. Những đường chỉ viền óng ánh như sáng rực trong đêm.
c/ Thúy Kiều và Thúy Vân là hai chị em. Nhưng Thúy Kiều là chị, còn Thúy Vân là em. Họ đều là những người con gái có nhan sắc.
Bài 4: Vì sao các câu trong đoạn trích sau đây liên kết được với nhau?
Chửi. Kêu. Đấm. Đá. Thụi. Bịch. (Nguyễn Công Hoan)
Bài 5:
a/ Sử dụng phép lặp, phép thế, phép liên tưởng, phép nối, hãy viết một đoạn văn khoảng 10 câu có chủ đề: Em yêu lời ru của mẹ
b/ Chỉ ra các phép liên kết và phương tiện liên kết trong đoạn văn vừa viết.
Tham khảo HD giải trong Chuyên đề Ngữ văn 9/Tr127,128.
Bài tập: 1,2,3,4,5 (Sách một số kiến thức ngữ văn lớp 9 –trang145)- hướng dẫn giải-tr254
Hướng dẫn học ở nhà.
Ôn lại toàn bộ kiến thức đã học và hoàn thiện các bài tập
---------------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 20/2/2015
BUỔI 20
Chuyên đề 6: khát vọng dâng hiến
( Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải.)
Mục tiêu cần đạt
- Giúp HS củng cố kiến thức về tác phẩm thơ Mùa xuân nho nhỏ.
- Rèn kỹ năng cảm thụ tác phẩm thơ qua một số bài tập vận dụng.
B. Nội dung ôn luyện.
Bài 1: Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ " Mùa xuân nho nhỏ" ( Thanh Hải). Em hiểu ý nghĩa nhan đề " Mùa xuân nho nhỏ" như thế nào?
Gợi ý: 
* Hoàn cảnh sáng tác: 
- Tháng 11 năm 1980.
- Nhấn mạnh hoàn cảnh riêng của tác giả: ốm nặng, nằm trên giường bệnh và chỉ ít lâu sau ông qua đời. Vượt qua hoàn cảnh ấy, tâm hồn nhà thơ vẫn rộng mở trước vẻ đẹp của mùa xuân, vẫn tha thiết hướng về cuộc sống, vẫn khao khát được cống hiến một phần nhỏ bé của mình để làm nên vẻ đẹp của cuộc đời chung.
* ý nghĩa nhan đề:
- Mùa xuân nho nhỏ gắn với mùa xuân thiên nhiên, đất nước...
- Mùa xuân nho nhỏ ẩn dụ cho khát vọng sống, lý tưởng sống đẹp đẽ, cao quý của nhà thơ: muốn hiến dâng những điều cao đẹp nhất của cuộc đời mình để góp phần làm nên mùa xuân lớn chung của mọi người...
- Cách đặt tên bài thơ Mùa xuân nho nhỏ thật đặc biệt :
+ “Mùa xuân” là khái niệm trừu tượng, chỉ mùa nhưng lại kết hợp với “nho nhỏ” là tính từ, nên mùa xuân trở niên hiện hữu, có hình khối. Tên bài thơ gợi sự hấp dẫn.
+Tên bài thơ cũng là một câu thơ trong bài, được trích gần như nguyên vẹn. Như vậy, chủ đề bài thơ được nhấn mạnh, lưu giữ.
+ So sánh cách đặt tên tác phẩm của Thanh Hải với một số nhà thơ khác sáng tác về mùa xuân để thấy rõ sự sáng tạo của Thanh Hải ( Vườn xuân; Hoa cỏ mùa xuân...) và sự tiếp nối ( Mùa xuân chín; Mùa xuân xanh...).
Mở rộng: 
 Bài tập1: Viết đoạn văn trỡnh bày hoàn cảnh ra đời của bài thơ “ Mựa xuõn nho nhỏ” của nhà thơ Thanh Hải, trong đó có câu mở rộng thành phần ( gạch chân câu đó).
- Đoạn văn minh hoạ:
 	Thanh Hải là một nhà thơ cách mạng, tham gia hai cuộc kháng chiến, bám trụ ở quê hương Thừa – Thiên - Huế(1). Ông có công trong việc xây dựng nền văn học cách mạng miền Nam từ những ngày đầu kháng chiến (2). Bài thơ “ Mựa xuõn nho nhỏ” được sáng tác tháng 11 năm 1980, chỉ ít lâu sau thỡ nhà thơ qua đời(3). Mặc dự bị bệnh trọng, đang nằm trên giường bệnh nhưng với tỡnh yờu đời, yêu cuộc sống, Thanh Hải mở rộng hồn mỡnh để cảm nhận mùa xuân thiên nhiên của đất nước, mùa xuân của Cách mạng(4). Bài thơ như một lời tâm niệm chân thành, gửi gắm thiết tha của nhà thơ để lại cho đời trước lúc ông đi xa (5).
( Cõu 4 là cõu mở rộng thành phần) 
 Bài tập 2: Viết một đoạn văn ngắn giải thích nhan đề của tác phẩm “ Mựa xuõn nho nhỏ” của Thanh Hải ( trong đó có sử dụng phép thế và một câu hỏi tu từ kết thúc đoạn).
- Đoạn văn minh hoạ: 
 Bài thơ “ Mựa xuõn nho nhỏ” của nhà thơ Thanh Hải ca ngợi cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp của đất nước, một mùa xuân tươi vui, tràn đầy sức sống. Tác giả của bài thơ là người sống hết mỡnh thuỷ chung cho đất nước, đem cả cuộc đời phục vụ cho Tổ quốc: đất nước bị Mĩ - Diệm và bè lũ tay sai âm mưu chia cắt làm hai miền, ông hoạt động bí mật trong vùng giặc, gây dựng phong trào cách mạng, coi thường cảnh máu chảy đầu rơi... Cảm động hơn nữa là bài thơ ra đời trong một hoàn cảnh đặc biệt, khi nhà thơ đang nằm trên giường bệnh, một tháng trước lúc ông qua đời. Bởi thế nên “ Mựa xuõn nho nhỏ” khụng chỉ thể hiện lũng yờu thiờn nhiờn, yờu quờ hương đất nước của tác giả mà cũn thể hiện tỡnh yờu trước cuộc đời của người nghệ sĩ. Nhan đề bài thơ chứa đựng một ý nghĩa sõu sắc: Mùa xuân nho nhỏ gắn với mùa xuân thiên nhiên, đất nước... mỗi con người hóy trở thành “ một mựa xuõn nho nhỏ” để làm nên mùa xuân bất tuyệt của đất nước. Ai cũng phải có ích cho đời! “ Mựa xuõn nho nhỏ” là một ẩn dụ đầy sáng tạo khắc sâu ý tưởng: “ Mỗi cuộc đời đó hoỏ nỳi sụng ta” (Nguyễn Khoa Điềm). Nhà thơ Thanh Hải đó gúp cho thơ ca dân tộc một bài thơ xuân đẹp, đậm đà tỡnh nghĩa. Tuy một tõm hồn, tài năng thơ đó khộp lại, nhưng những gỡ thuộc về chất ngọc trong trỏi tim, tấm lũng nhà thơ cũn để đời cho hậu thế trân trọng nâng niu. Làm sao khụng quý, khụng yờu những vần thơ của một hồn thơ đáng kính nhường này? 
Phép thế đại từ: Thanh Hải, nhà thơ, ông, hồn thơ.
Câu kết thúc đoạn văn là câu hỏi tu từ.
Bài 2:
Mở đầu bài thơ " Mùa xuân nho nhỏ" nhà thơ Thanh Hải viết: " Mọc giữa dòng sông xanh. Một bông hoa tím biếc".
 	a) Câu thơ trên sử dụng biện pháp tu từ gì? Hãy nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ ấy trong văn cảnh.
	b) Hãy chép 5 dòng thơ tiếp theo để hoàn thiện khổ thơ đầu của tác phẩm.
	c) Viết đoạn văn từ 8 đến 10 câu nêu cảm nhận về khổ thơ trên. ( đề ôn 2009-2010)
	d) Trong đoạn văn có sử dụng biện pháp nhân hoá ( Gạch chân biện pháp nhân hoá).
Gợi ý:
	a) Cấu trúc đảo ngữ: gợi sức sống mùa xuân...
	Có thể so sánh: trong thơ xưa, hình ảnh cánh hoa, cánh bèo thường gợi liên tưởng về kiếp đời lênh đênh, chìm nổi. Trong câu thơ của Thanh Hải, bằng biện pháp tu từ đảo ngữ, tác giả đã đem đến một liên tưởng hoàn toàn khác: bông hoa như mọc lên từ dòng sông, được nuôi dưỡng bằng nguồn sức sống của mùa xuân...
	c) Đảm bảo các ý:
- Vẻ đẹp của bức tranh mùa xuân: màu sắc tươi sáng, không gian trong trẻo, tiếng chim gợi buổi bình minh ấm áp...Hình ảnh thơ độc đáo: giọt sương, giọt nắng hay giọt âm thanh trong vắt?
 - Tâm hồn rộng mở, tinh tế của nhà thơ trước thiên nhiên, cuộc đời... 
Bài 3: Trong phần thứ nhất của bài thơ “ Mựa xuõn nho nhỏ”, Thanh Hải viết:
“ Mọc giữa dũng sụng xanh
 Một bụng hoa tớm biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hút chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tụi hứng”
Đoạn thơ đẹp như một bức tranh. Em thích nhất hỡnh ảnh nào trong bức tranh đó? Hóy viết một đoạn văn, có sử dụng câu ghép phân tích hỡnh ảnh ấy.
- Đoạn văn minh hoạ 1:
	“ Mựa xuõn nho nhỏ” của Thanh Hải là một bài thơ ca ngợi cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp của đất nước, một mùa xuân vui tươi, tràn đầy sức sống. Sáu câu thơ đầu đẹp như một bức tranh, bức tranh thơ được vẽ bằng nét bút tài hoa của người nghệ sĩ, bằng một niềm yêu mến thiết tha cảnh sắc thiên nhiên đất nước. Khung cảnh mùa xuân đó khơi nguồn cho bao thi sĩ. Mùa xuân trong thơ Trần Nhân Tông với hỡnh ảnh:
“Song song đôi bướm trắng
Phất phới sấn hoa bay”.
( Xuõn hiểu)
	Hay trong thơ Nguyễn Trói đó lại là hỡnh ảnh:
“ Trong tiếng cuốc kêu xuân đó muộn
Đầy sân mưa bụi nở hoa xoan”
( Cuối xuõn tức sự)
	Trong thơ Nguyễn Du ta mới bắt gặp hỡnh ảnh:
“ Cỏ non xanh tận chõn trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”
( Truyện Kiều)
 Ta đó được chiêm ngưỡng nhiều bức tranh về mùa xuân song bức tranh mùa xuân trong thơ Thanh Hải lại mang một nét đẹp hoàn toàn mới mẻ, tạo cho người xem một nguồn cảm hứng hoàn toàn mới lạ nhưng cũng dạt dào tha thiết. Trong bức tranh mựa xuõn này, hỡnh ảnh thơ ấn tượng nhất là:
	“ Mọc giữa dũng sụng xanh
	 Một bụng hoa tớm biếc”
	Ở đây tác giả sử dụng biện pháp đảo ngữ với dụng ý là làm nổi bật lờn hỡnh ảnh bụng hoa tớm biếc giữa dũng sụng xanh, diễn tả sự trầm trồ ngạc nhiờn trước tín hiệu đầu xuân của thi nhân. Dũng sụng xanh được nói đến là con sông Hương – bài thơ trữ tỡnh của cố đô Huế. Đúng là một bức tranh đẹp với những nét vẽ tài hoa của người nghệ sĩ, một bức tranh có đủ đường nét màu sắc. Ở đây các gam màu được phối hợp một cách hài hoà: giữa cái nền xanh của dũng sụng nổi lờn sắc tớm biếc của bụng hoa. Phải núi rằng Thanh Hải cú một cỏi nhỡn rất tinh tế của một hoạ sĩ thực thụ trong sự hoà phối các gam màu để tạo nên cho bức tranh xuân một vẻ đẹp dịu dàng nhưng thật đằm thắm, tạo cảm giác êm ái trong lũng người đọc mỗi khi xuân về.
- Đoạn văn minh hoạ 2:
	Bài thơ “ Mựa xuõn nho nhỏ” được Thanh Hải viết vào năm 1980, trong khung cảnh hoà bỡnh, xõy dựng đất nước. Một hồn thơ trong trẻo. Một điệu thơ ngân vang. Sáu câu thơ đầu như một tiếng hát reo vui đón chào một mùa xuân đẹp đó về. Tớn hiệu đầu xuân là bông hoa tím biếc mọc trên dũng sụng xanh của quê hương. Màu xanh của nước hoà với màu “ tớm biếc” của hoa đó tạo nờn bức tranh xuõn chấm phỏ mà đằm thắm. Bức tranh thơ ấy sống động hơn, có giá trị thẩm mĩ đặc sắc bởi một hỡnh ảnh thơ gợi tả gợi cảm: tiếng chim. Đứng trước dũng sụng xanh, bụng hoa tớm, ngẩng nhỡn bầu trời, nhà thơ vui sướng lắng tai nghe chim chiền chiện hót. Chim chiền chiện cũn gọi là chim sơn ca. Từ “ơi” cảm thỏn biểu lộ niềm vui ngõy ngất khi nghe chim hút: 
	“Ơi con chim chiền chiện
	Hút chi mà vang trời”
	Hai tiếng “ hút chi” là giọng điệu thân thương của người dân Huế được tác giả đưa vào diễn tả cảm xúc thiết tha giữa người với tạo vật. Chim chiền chiện hót gọi xuân về, tiếng chim ngân vang, rung động đất trời đem đến bao niềm vui. Ngắm dũng sụng, nhỡn bụng hoa đẹp, nghe chim hót, nhà thơ bồi hồi sung sướng:
	“ Từng giọt long lanh rơi
	 Tôi đưa tay tôi hứng”
	“Đưa tayhứng” là một cử chỉ bỡnh dị trõn trọng, thể hiện sự xỳc động sâu xa. “ Giọt long lanh” là sự liên tưởng đầy chất thơ. Là giọt sương mai, giọt nắng hay giọt õm thanh tiếng chim chiền chiện. ẩn dụ chuyển đổi cảm giác ( thính giác - thị giác) đó tạo nờn hỡnh khối thẩm mĩ của õm thanh. Chỉ với ba nột vẽ: dũng sụng xanh, bụng hoa tớm biếc và đặc biệt là tiếng chim chiền chiện hót Thanh Hải đó vẽ nờn một bức tranh xuân đẹp tươi và đáng yêu vô cùng! Đó là vẻ đẹp đầy sức sống mặn mà của đất nước vào xuân. 
Bài 4: Đề ôn HN 2009-2010
1. Một bạn học sinh đã giới thiệu Thanh Hải và bài thơ Mùa xuân nho nhỏ bằng đoạn văn sau. Hãy nhận xét và sửa lại các lỗi kiến thức, từ và câu mà bạn mắc phải (chú ý giữ nguyên ý và hạn chế thêm bớt từ).
Thanh Hải (1930 - 1980) tên khai sinh là Phan Bá Ngoan. Ông quê ở huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế, Thanh Hải hoạt động văn nghệ từ thời kháng chiến chống Pháp. Trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước là một trong những cây bút có công, xây dựng nền văn học Cách mạng ở miền Nam từ những ngày đầu. Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ được viết tháng 11 năm 1978 trước khi nhà thơ qua đời. Tác phẩm đã thể hiện niềm yêu tha thiết cuộc sống và ước nguyện chân thành được cống hiến cho đất nước của nhà văn.
2. Nhà thơ Thanh Hải đặt tên cho bài thơ của mình là Mùa xuân nho nhỏ. Nhan đề đó có gì đặc biệt và gợi cho em suy nghĩ gì ?
3. a) Hãy chép lại đoạn thơ có 8 câu thể hiện rõ ý nghĩa hình ảnh mùa xuân nho nhỏ trong bài thơ cùng tên của Thanh Hải.
b) Viết đoạn văn khoảng 10 câu theo cách lập luận tổng hợp - phân tích - tổng hợp để làm rõ lẽ sống cao đẹp của con người trong các câu thơ đã chép ở mục a.
Bài làm:
 1. Đoạn văn sau khi đã chữa: Thanh Hải (1930 - 1980) tên khai sinh là Phạm Bá Ngoãn. Ông quê ở huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Thanh Hải hoạt động văn nghệ từ thời kháng chiến chống Pháp. Trong thời kì chống Mĩ cứu nước, ông là một trong những cây bút có công xây dựng nền văn học cách mạng ở miền Nam từ những ngày đầu. Bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" được viết tháng 11 năm 1980, trước khi nhà thơ qua đời. Tác phẩm đã thể hiện niềm yêu tha thiết cuộc sống và ước nguyện chân thành được cống hiến cho đất nước của nhà thơ.
2.Thanh Hải đặt tên cho bài thơ của mình là Mùa xuân nho nhỏ. Nhan đề đó đặc biệt ở chỗ: mùa xuân là một khái niệm trừu tượng, lại được đặt cạnh nho nhỏ là một tính từ.
Đây chính là sáng tạo của nhà thơ, dù trước đó đã có những bài thơ mang tên mùa xuân như: Mùa xuân chín, Mùa xuân xanh...
Tên bài thơ thể hiện chủ đề tác phẩm: ước nguyện làm một mùa xuân, sống đẹp, làm mùa xuân nho nhỏ góp phần vào mùa xuân lớn của đất nước.
3. a) Đoạn thơ 8 câu thể hiện ý nghĩa hình ảnh mùa xuân nho nhỏ trong bài thơ:
Ta làm con chim hót
Ta làm một mùa hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến.
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.
 - Nêu và phân tích được những suy nghĩ của bản thân về nguyện ước chân thành của nhà thơ, ví dụ:
 + Đó là nguyện ước hoà nhập vào cuộc sống của đất nước, cống hiến cho cuộc đời chung.
 + Ước nguyện đó được Thanh Hải diễn tả bằng những hình ảnh đẹp, sáng tạo.
 + Ước nguyện đó vô cùng cao đẹp.
 + Ước nguyện của nhà thơ cho ta hiểu mỗi người phải biết sống, cống hiến cho cuộc đời . Thế nhưng hiến dâng, hào nhập mà vẫn giữ được nét riêng của mỗi người.
 Tham khảo:
 Trong cái ước mơ chung cho đất nước, nhà thơ cũng gửi gắm niềm mơ ước riêng thật giản dị, thể hiện một lẽ sống cao đẹp:
Ta làm con chim hót
 ... 
Một nốt trầm xao xuyến
 Không mơ ước những gì lớn lao, cao siêu, nhà thơ chỉ ước được làm một tiếng chim hót để cất lên tiếng hót lảnh lót như con chim chiền chiện, góp phần làm cho mùa xuân quê hương thêm rạo rực, sống động. Nhà thơ nguyện làm một cành hoa, một cành hoa nhỏ bé tô điểm thêm cho hương sắc của mùa xuân quê hương đất nước. Không mơ làm một nốt nhạc cao vút trong bản hoà ca của dân tộc, nhà thơ khiêm nhường làm một nốt trầm xao xuyến lòng người. Nốt trầm ấy không thể thiếu bởi nó là một yếu tố góp phần làm nên sự thành công của bản hoà ca. Điệp ngữ ta làm được lặp lại nhiều lần như càng nhấn mạnh những ước nguyện tuy đơn sơ, bình dị nhưng không kém phần da diết, trăn trở của nhà thơ, Nếu như ở khổ thơ trên, nhà thơ xưng tôi thì ở khổ thơ này nhà thơ lại xưng ta; đó là biểu tượng cho sự gặp gỡ giữa cái tôi và cái ta, cái chung và cái riêng. Ta vừa là số ít (nhà thơ), vừa là số nhiều (tất cả). Dường như ước nguyện của mỗi cá nhân đã hoà vào dòng chảy của muôn người: tất cả đều muốn cống hiến một phần công sức nhỏ bé của mình cho quê hương đất nước:
 Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Một “mùa xuân nho nhỏ” hay phải chăng cũng là một ẩn dụ cho cuộc đời Thanh Hải: sống là cống hiến, cống hiến là mùa xuân cuộc đời nhà thơ. Nhà thơ khiêm nhường xin làm một “Mùa xuân nho nhỏ” và nếu mỗi người là một “mùa xuân nho nhỏ” thì sẽ có một mùa xuân lớn lao của dân tộc. Thế nhưng, có lẽ điều làm cho người đọc xúc động chính là sự khiêm nhường ấy đồng nghĩa với những hi sinh thầm lặng “lặng lẽ dâng cho đời” và sự hi sinh thầm lặng ấy là vô điều kiện, nó vượt qua mọi không gian, thời gian quy ước:
 Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc
 "Tuổi hai mươi” và "khi tóc bạc" ở đây là hai hình ảnh hoán dụ giàu sức gợi. Nó không những chỉ một đời người từ trẻ đến già mà còn chỉ mọi thế hệ: già cũng như trẻ, gái cũng như trai. Điệp ngữ “dù là” được láy lại như một lời hứa, lời khẳng định của nhà thơ: sống là cống hiến! Phải chăng đó chính là lẽ sống cao đẹp đầy trách nhiệm mà Thanh Hải muốn nhắn gửi đến chúng ta?
Hướng dẫn học ở nhà.
Ôn lại toàn bộ kiến thức đã học và hoàn thiện các bài tập
Ngày soạn: 20/2/2015
BUỔI 21
Chuyên đề 6: khát vọng dâng hiến
( Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải.)
Bài 5: Đề ôn HN 2009-2010
 Bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" tiếng lòng tha thiết, tình yêu đối với đất nước, cuộc đời, thể hiện khao khát chân thành của nhà thơ. Nhà thơ muốn góp "một mùa xuân nho nhỏ" của mình vào mùa xuân lớn của cuộc đời, của dân tộc. Bài thơ theo thể 5 tiếng, nhạc điệu trong sáng, gần gũi với dân ca. Những hình ảnh đẹp, giản dị, những so sánh và ẩn dụ sáng tạo đã góp phần diễn tả ước nguyện khiêm nhường mà vô cùng thiêng liêng, cao đẹp của nhà thơ.
1.a) Chép lại đoạn văn trên sau khi chữa hết lỗi về ngữ pháp và thay hai trong ba từ nhà thơ trong đoạn văn bằng từ khác để tránh lặp từ.
b) Việc thay thế từ như vậy đã làm thay đổi phép liên kết câu như thế nào?
2. Khổ thơ đầu và khổ thơ thứ tư của bài thơ Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải) có những hình thơ được lặp đi lặp lại. Đó là những hình ảnh nào? Bằng một đoạn văn ngắn, hãy trình bày ý nghĩa sự trở lại của những hình ảnh đó.
Bài làm:
1. a) Đoạn văn sau khi chữa hết lỗi:
Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ" là tiếng lòng tha thiết, là tình yêu đối với đất nước, cuộc sống, thể hiện khát vọng chân thành của Thanh Hải. Nhà thơ muốn góp “một mùa xuân nho nhỏ” của mình vào mùa xuân lớn của cuộc đời, của dân tộc. Bài thơ theo thể năm tiếng, nhạc điệu trong sáng, gần gũi với dân ca. Những hình ảnh đẹp, giản dị, những so sánh và ẩn dụ sáng tạo đã góp phần diễn tả ước nguyện khiêm nhường mà vô cùng thiêng liêng, cao đẹp của thi nhân.
b) Việc thay thế từ như vậy đã làm thay đổi phép liên kết câu: từ liên kết bằng phép lặp chuyển sang liên kết bằng phép thế
2. Các từ lặp lại ở hai khổ thơ là: hoa, con chim. Sự lặp lại của các hình ảnh đó tạo sự đối ứng chặt chẽ và làm cho các hình ảnh mang ý nghĩa vừa mới mẻ vừa sâu sắc: ước mơ cống hiến là lẽ tự nhiên của con người, sống có mục đích đúng đắn...
Bài tập 6: Đã có nhiều nhà thơ sáng tạo nên những hình ảnh đất nước rất đẹp. Thế nhưng, nếu đã đọc Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải, ta không thể quên khổ thơ:
Đất nước bốn nghìn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước.
Em hãy trình bày ấn tượng về đất nước qua việc phân tích các biện pháp 

Tài liệu đính kèm:

  • docboi_duong_hsg_van_9.doc