Chuyên đề Hướng dẫn giải một số dạng bài tập di truyền theo các quy luật của Men đen

doc 29 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 18571Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chuyên đề Hướng dẫn giải một số dạng bài tập di truyền theo các quy luật của Men đen", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề Hướng dẫn giải một số dạng bài tập di truyền theo các quy luật của Men đen
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN SINH HỌC 9
Tên chuyên đề: “Hướng dẫn giải một số dạng bài tập di truyền theo các quy luật của Men đen”
Tác giả chuyên đề: Vũ Thị Thúy Mười
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Vĩnh Thịnh
CHUYÊN ĐỀBỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN SINH HỌC 9
 TÊN CHUYÊN ĐỀ “HƯỚNG DẪN GIẢI MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP DI TRUYỀN THEO CÁC QUY LUẬT CỦA MEN ĐEN”
MỤC LỤC
TRANG
 PHẦN I: MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn chuyên đề
3
II. Phạm vi- đối tượng- mục đích của chuyên đề
3
1. Phạm vi của chuyên đề
3
2. Đối tượng và thời gian của chuyên đề
3
3. Mục đích
4
III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY.
4
 PHẦN II. NỘI DUNG
A. NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN
I. Kiến thức lí thuyết cơ bản
5
II. Phương pháp giải bài tập
6
1. Nhận dạng bài toán thuộc quy luật Men đen
6
2. Cách giải bài tập thuộc quy luật Men đen
7
III. Một số dạng bài tập di truyền thường gặp
7
1. Bài tập về tìm số loại giao tử và kiểu gen của các loại giao tử
7
2. Bài tập về: Phép lai một cặp tính trạng
9
3. Bài tập về: Phép lai hai cặp tính trạng
17
B. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ
28
PHẦN I. MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ
	Nhiều năm học đã qua , Phòng giáo dục đào tạo Vĩnh tường, Sở giáo dục đào tạo Vĩnh Phúc luôn tổ chức kỳ thi học sinh giỏi các bộ môn trong đó có bộ môn Sinh. Vì vậy, công tác bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn Sinh học là rất cần thiết và là một công việc mang tính thường xuyên nhằm phát hiện và bồi dưỡng nguồn tài năng cho bộ môn , đóng góp vào thành tích của nhà trường, hơn cả là trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản và những kiến thức nâng cao làm hành trang để các em tự tin bước vào các kỳ thi học sinh giỏi cấp huyện, tỉnh cũng như kỳ thi tuyển sinh vào trường THPT Chuyên của Tỉnh . Để đạt được kết quả cao trong công tác bồi dưỡng, nâng cao kiến thức cho học sinh giỏi, đòi hỏi giáo viên bồi dưỡng phải hệ thống được các kiến thức cơ bản, chọn lọc các kiến thức nâng cao để vừa đủ cung cấp cho học sinh các kiến thức cơ bản, nhưng vẫn đáp ứng được các kiến thức nâng cao trong các đề thi đầy trí tuệ mà không gây quá tải, không quá khó, không gây áp lực cho học sinh lại là một vấn đề khó khăn . Mặt khác sinh học là một môn học khó và mang tính chất trừu tượng cao, hơn nữa do nhu cầu HS thường chọn thi vào các môn Toán, Lí, Hóa, Anh...Và các em còn phải chịu áp lực của một số môn thi vào THPT nên thời gian dành cho môn Sinh chưa nhiều. Do vậy việc chọn học sinh HS dự thi môn Sinh học là rất khó khăn và thực tế chất lượng đội tuyển chưa cao . Vì vậy việc tìm ra phương pháp nâng cao chất lượng học sinh giỏi môn sinh học là một vấn đề cực kì quan trọng.
	Với mong muốn được góp phần nhỏ bé của mình vào việc giảm bớt một phần khó khăn cho công việc bồi dưỡng học sinh giỏi, tôi đã nghiên cứu, chia kiến thức ra làm từng chuyên đề để đưa vào giảng dạy và kết quả đã hiệu quả hơn, thành tích được nâng cao và dần được ổn định. Chuyên đề: “Hướng dẫn giải một số dạng bài tập di truyền theo các quy luật của Men Đen . Đây là kiến thức vừa mới vừa khó. Mặt khác, phần kiến thức này có trong tất cả các đề thi học sinh giỏi Huyện và các đề thi học sinh giỏi cấp Tỉnh cũng như đề thi vào trường Phổ thông trung học Chuyên Vĩnh Phúc. 
	Chính vì những lý do trên, nên tôi lựa chọn viết chuyên đề: “Hướng dẫn giải một số dạng bài tập di truyền theo các quy luật của Men Đen ” . 
II. PHẠM VI - ĐỐI TƯỢNG- MỤC ĐÍCH- NHIỆN VỤ CỦA CHUYÊN ĐỀ
1. Phạm vi của chuyên đề.
- Các dạng bài tập di truyền theo các quy luật của Men Đen .
- Các câu hỏi và bài tập tự giải. Có nhiều câu hỏi và bài tập hay được trích dẫn từ các đề thi học sinh giỏi, đề tuyển sinh vào lớp chuyên của Tỉnh Vĩnh Phúc hàng năm.
2. Đối tượng và thời gian chuyên đề 
Chuyên đề này sử dụng bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn sinh học lớp 9 và dự kiến thực hiện trong 15 tiết. Trong đó: 3 tiết lí thuyết , 12 tiết bài tập
3. Mục đích của chuyên đề
- Cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản nhất về cách giải bài tập di truyền theo các quy luật phân ly, quy luật phân li độc lập, dạng bài tập di truyền cơ bản về lai một cặp tính trạng, lai hai cặp tính trạng theo hướng tổ chức hoạt động tự học của học sinh và giảng dạy trên lớp và bồi dưỡng học sinh giỏi. Qua việc tìm hiểu lý thuyết, trả lời câu hỏi học sinh hiểu, nhớ, vận dụng kiến thức linh hoạt, sáng tạo, ham thích học môn sinh học và giải thành thạo các bài tập về qui luật di truyền. 
III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY.
- Phương pháp tự học là chính.
- Phương pháp đặt vấn đề và giải quyết vấn đề.
- Phương pháp vấn đáp.
- Phương pháp kiểm tra đánh giá (đánh giá của giáo viên với tự đánh giá của học sinh). 
PHẦN II. NỘI DUNG
A. KIẾN THỨC CƠ BẢN
I. Những kiến thức lí thuyết cơ bản
- Những kiến thức cơ bản áp dụng khi giải bài tập nằm trong chương 1: các thí nghiệm của Men đen - sinh học 9:
* Các quy luật của Men đen:
1. Quy luật phân li 
a. Nội dung
- Trong quá trình phát sinh giao tử mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về 1 giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng của P .
b. Cơ sở tế bào học của quy luật
- Trong tế bào sinh dưỡng các NST tồn tại thành từng cặp tương đồng nên các gen cũng tồn tại thành từng cặp. 
- Khi giảm phân, mỗi giao tử chỉ chứa 1 NST trong cặp tương đồng nên chỉ chứa 1 gen trong cặp a len tương ứng.
c. Điều kiện nghiệm đúng
- Quá trình giảm phân diễn ra bình thường, không có đột biến xảy ra
2. Phép lai phân tích
a . Nội dung
- Phép lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn. Nếu kết quả của phép lai là đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp (thuần chủng), nếu kết quả của phép lai là phân tính thì cá thể mang tính trạng trội đó có kiểu gen dị hợp (không thuần chủng).
b. Mục đích
- Nhằm kiểm tra kiểu gen của cá thể đem lai và kiểm tra độ thuần chủng của giống.
c. Các tỷ lệ phân tính thường gặp trong lai phân tích:
Số cặp gen dị hợp
Tỷ lệ con lai phân tích
1 : A a
2 : A a B b
3 : A a B b D d
.....................
n
1 : 1 = (1 : 1)1
1 : 1 : 1 : 1 = (1 : 1)2
1 : 1 : 1 : 1 : 1 : 1 = (1 : 1)3
.......................................................
= (1 : 1)n
3. Quy luật phân li độc lập 
a. Nội dung
- Các cặp nhân tố di truyền(cặp gen) đã phân li độc lập với nhau trong quá trình phát sinh giao tử.
b. Cơ sở tế bào học của quy luật
- Sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp NST tương đồng trong phát sinh giao tử đưa đến sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp nhân tố di truyền(cặp gen).
c. Điều kiện nghiệm đúng
- Các cặp nhân tố di truyền nằm trên các cặp NST khác nhau
- Các cặp NST phân li ngẫu nhiên (độc lập) trong quá trình giảm phân.
d. Ý nghĩa
- Sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp nhân tố di truyền trong quá trình giảm phân, thụ tinh làm tăng biến dị tổ hợp, là nguồn nguyên liệu cho chọn giống và tiến hóa.
*Các công thức ứng dụng cho các quy luật Men đen
Số cặpTT dị hợp
số loại giao tử
số tổ hợp F2
số kiểu gen F2
số kiểu hình F2
tỷ lệ kiểu gen F2
tỷ lệ kiểu hình F2
1
2
3 
...
n
2
22
23
...
2n
4
42
43
...
4n
3
32
33
...
3n
2
22
23
....
2n
1: 2: 1
(1: 2: 1)2
(1: 2: 1)3
...
(1: 2: 1)n
3: 1
(3: 1)2
(3: 1)3
...
(3: 1)n
II. Phương pháp giải bài tập
1. Nhận dạng bài toán thuộc quy luật Men đen
a. Trường hợp 1:
	Nếu đề bài đã nêu điều kiện nghiệm đúng của định luật Men đen: Mỗi tính trạng do 1 gen quy định; mỗi gen nằm trên 1 nhiễm sắc thể hay các cặp gen nằm trên các cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau (đối với lai hai hay nhiều tính trạng)
b. Trường hợp 2:
	Nếu đề bài đã xác định tỷ lệ phân li kiểu hình ở đời con
- Khi lai 1 cặp tính trạng (do 1 cặp gen quy định) cho kiểu hình là một trong các tỷ lệ sau: 100% (đồng tính); 1: 1; 3 : 1; 2: 1 (tỷ lệ của gen gây chết); 1: 2: 1 (tỷ lệ của di truyền trung gian).
- Khi lai hai hay nhiều tính trạng cho kiểu hình là một trong các tỷ lệ sau:
 (1: 1)n ; (3 : 1)n; (1: 2: 1)n.
c. Trường hợp 3
	Nếu đề bài không xác định tỷ lệ phân li kiểu hình mà chỉ cho biết một kiểu hình nào đó ở con lai.
- Khi lai một cặp tính trạng, tỷ lệ 1 kiểu hình được biết bằng hoặc là bội số của 25% hay ¼.
- Khi lai 2 cặp tính trạng mà tỷ lệ một kiểu hình được biết bằng hoặc là bội số của 6,25 % (hoặc 1/16); khi lai n cặp tính trạng mà từ tỷ lệ của kiểu hình đã biết cho phép xác định được số loại giao tử của bố (hoặc mẹ) có tỷ lệ bằng nhau và bằng hoặc là ước số của 25%.
2. Cách giải bài tập thuộc quy luật Men- đen
- Cũng như bài toán ở các quy luật di truyền khác cách giải gồm 3 bước cơ bản sau:
Bước 1: Quy ước gen: Dựa vào đề bài quy ước gen trội, lặn( có thể không có bước này nếu như bài đã cho).
Bước 2: Biện luận để xác định kiểu gen, kiểu hình của cặp bố mẹ.
Bước 3: Lập sơ đồ lai, nhận xét tỷ lệ kiểu gen, kiểu hình và giải quyết các yêu cầu khác của đề bài.
III. Một số dạng bài tập di truyền thường gặp
1. Bài tập về: Tìm số loại giao tử và kiểu gen của các loại giao tử
Phương pháp giải:
- Một cơ thể có n cặp gen dị hợp thì tối đa sẽ có 2n loại giao tử.
- Muốn xác định kiểu gen của giao tử, chúng ta kẻ sơ đồ phân nhánh.Cặp gen dị hợp có 2 nhánh, cặp gen đồng hợp có 1 nhánh. Giao tử là các gen từ gốc đến ngọn.
Bài tập vận dụng
Bài tập 1: Hãy xác định số loại giao tử và kiểu gen giao tử của các cơ thể sau:
a. Cơ thể có kiểu gen AaBbDd
b. Cơ thể có kiểu gen AabbDdEE
c. Cơ thể có kiểu gen AaBbddEe
Hướng dẫn giải:
a. Cơ thể có kiểu gen AaBbDd có 3 cặp gen dị hợp nên sẽ có 23 = 8 loại giao tử.
8 loại giao tử đó là: 
 D
	 B 
 d
	A D
	 b d 
	 D
	 	B 
	a	 d
	 b 	D
	 d
- Kiểu gen của 8 loại giao tử đó là: ABD, ABd, AbD, Abd, aBD, aBd, abD, abd.
b. Cơ thể có kiểu gen AabbDdEE có 2cặp gen dị hợp là Aa và Dd nên sẽ có số loại giao tử là 22 = 4 loại
 D E
 A	 b 
 d E
	 D E
 a	 b d E
- Kiểu gen của 4 loại giao tử là: AbDE, AbdE, abDE, abdE.
c. Cơ thể có kiểu gen AaBbddEe có 3 cặp gen dị hợp là Aa, Bb và Ee	 nên có số loại giao tử là 23 = 8 loại giao tử.
8 loại giao tử đó là: 
 E
	 B d e
	A 
	 b d E 
	 e 
	 	 E 
	a	 B d
	 e
 b 	 d E
 e
- Kiểu gen của 8 loại giao tử là:
 ABdE , ABde, AbdE, Abde, aBdE, aBde, abdE, abde. 
 Bài tập 2: Cơ thể AABbDdee giảm phân sẽ cho bao nhiêu loại giao tử? loại giao tử mang gen ABde chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
Hướng dẫn giải:
- Cơ thể AABbDdee có 2 cặp gen dị hợp nên sẽ cho số loại giao tử là 22 = 4 loại.
- Khi cơ thể có 4 loại giao tử thì mỗi loại giao tử chiếm tỉ lệ = ¼ =25%
---> loại giao tử mang kiểu gen ABde chiếm tỉ lệ là 25%.
2. Bài tập về: Phép lai một cặp tính trạng 
Dạng 1: Xác định kết quả ở F1, F2
Phương pháp giải: 
B1: Xác định tính trạng trội, lặn( có thể không có bước này nếu như bài đã cho).
B2: Quy ước gen
B3:Xác định kiểu gen.
B4: Viết sơ đồ lai và kết quả
Bài tập vận dụng
Bài 1: Ở cà chua, dạng quả do một cặp gen quy định. Lai cây quả tròn với cây quả bầu dục, ở F1 thu được 100% cây quả tròn. Tiếp tục cho các cây F1 lai với nhau để được F2, viết sơ đồ lai từ P đến F2. Biết không có đột biến xảy ra. 
Hướng dẫn giải:
Bước 1: Ở F1 100% quả tròn quả tròn trội so với quả bầu dục. 
Bước 2: Quy ước gen: Gen A quy định quả tròn, 
 Gen a quy định quả bầu dục.
Bước 3: Vì F1 đồng tính à Pt/c, có các KG đồng hợp (AA và aa). 
Bước 4: Sơ đồ lai từ P đến F2: 
 Pt/c: ♂ AA (quả tròn) ♀ aa (quả bầu dục)
 GP: A a 
 F1: 100% Aa (quả tròn) 
 F1 F1 Aa (quả tròn) Aa (quả tròn) 
 GF: 1/2 A : 1/2 a 1 /2A : 1/2 a
 F2: 
 ♂ 
♀
1/2 A
1/2 a
1/2 A
1/4 AA (quả tròn)
1/4 Aa (quả tròn)
1/2 a
1/4 Aa (quả tròn)
1/4 aa (quả bầu dục)
 Kết quả: TLKG: 1/4AA : 2/4Aa: 1/4aa; TLKH: 3/4 quả tròn : 1/4 quả bầu dục.
Bài 2: Ở cà chua thụ phấn cây quả tròn với cây quả bầu dục, ở F1 thu được 100% cây quả tròn. Tiếp tục cho các cây F1 lai với nhau .
a. Xác định kết quả thu được ở F2.
b. Lấy các cây thu được ở F2 tự thụ phấn với nhau. Xác định kết quả ở F3.
Hướng dẫn giải:
Bước 1: Ở F1 100% quả tròn quả tròn trội so với quả bầu dục. 
Bước 2: Quy ước gen: Gen B quy định quả tròn, 
 Gen b quy định quả bầu dục.
Bước 3: Vì F1 đồng tính à Pt/c, có các KG đồng hợp (BB và bb). 
Bước 4: Sơ đồ lai từ P đến F2: 
 Pt/c: ♂ BB (quả tròn) ♀ bb (quả bầu dục)
 GP: B b 
 F1: 100% Aa (quả tròn) 
 F1 F1 Bb (quả tròn) Bb (quả tròn) 
 GF: B , b B , b
 ♂
 ♀ 
 B
 B
 B
 BB (quả tròn)
 Bb (quả tròn)
 b
 Bb (quả tròn)
 bb (quả bầu dục)
Kết quả: - Tỉ lệ kiểu gen: 1BB: 2Bb: 1bb
 - Tỉ lệ kiểu hình: 3 quả tròn : 1 quả bầu dục.
b. Xác định kết quả ở F3
Lấy các cây F2 :BB, Bb; bb tự thụ phấn ta có:
* Sơ đồ lai 1:
F2 x F2: ♂ BB (quả tròn) ♀ BB (quả tròn)
F3: BB
Kết quả: - Tỉ lệ kiểu gen: 100% BB
 - Tỉ lệ kiểu hình: 100% quả tròn 
* Sơ đồ lai 2:
F2 x F2: ♂ Bb (quả tròn) ♀ Bb (quả tròn)
 GF2: B , b B , b
F3: 
 ♀ ♂
 B
 b
 B
 BB (quả tròn)
 Bb (quả tròn)
 b
 Bb (quả tròn)
 bb (quả bầu dục)
 Kết quả: - Tỉ lệ kiểu gen: 1 BB : 2 Bb :1bb
 - Tỉ lệ kiểu hình: 3 quả tròn : 1 quả bầu dục
* Sơ đồ lai 3:
 F2 x F2: ♂ bb (quả bầu dục) ♀ bb (quả bầu dục )
GF2: b b
F3: bb
Kết quả: - Tỉ lệ kiểu gen: 100% bb
 - Tỉ lệ kiểu hình: 100% quả bầu dục 
Bài tập 3: Cho hai nòi chuột thuần chủng lông dài và lông ngắn giao phối với nhau , F1 thu được toàn chuột lông dài.
a. Xác định kiểu gen F1.
b. Đem chuột lai F1 giao phối với chuột lông ngắn. Xác định tỉ lệ phân tính ở F2.
Hướng dẫn giải:
a. 100% chuột lông dài
b. 50% chuột lông dài : 50 % chuột lông ngắn 
Dạng 2: Dựa vào kiểu hình để xác định kiểu gen của bố, mẹ
Phương pháp giải: 
B1: Xác định tính trạng trội, lặn( có thể không có bước này nếu như bài đã cho).
B2: Quy ước gen
B3:Xác định kiểu gen( dựa vào kiểu hình lặn ở đời con hoặc cháu)
B4: Viết sơ đồ lai và kết quả
Bài tập vận dụng
Bài tập 1: Ở người, thuận tay phải do gen trội (F), thuận tay trái do gen lặn (f). Cặp gen này nằm trên nhiễm sắc thể thường. Trong một gia đình, bố và mẹ đều thuận tay phải, con gái của họ thuận tay trái. Biết không có đột biến xảy ra.
Xác định kiểu gen của bố mẹ.
Hướng dẫn giải:
- Xác định kiểu gen
 Bố : thuận tay phải( F -)
 Mẹ : thuận tay phải( F -)
Con gái của họ thuận tay trái là tính trạng lặn có kiểu gen ff . trong đó 1 gen f nhận từ bố và 1 gen f nhận từ mẹ.
- Vậy bố và của mẹ có kiểu gen dị hợp Ff.
- SĐL minh họa: P: ♀ Ff (thuận tay phải) ♂ Ff (thuận tay phải)
 GP: 1F : 1f 1F : 1f 
 ♂ ♀ 
F
f
F
FF
Ff
f
Ff
ff
Kết quả: - Tỉ lệ kiểu gen: 1 FF: 2 Ff: 1 ff
 - Tỉ lệ kiểu hình: 75% con thuận tay phải: 25% con thuận tay trái 
Bài tập 2: Ở mèo tính trạng lông ngắn trội hoàn toàn so với lông dài. Đem lai mèo đực với 3 mèo cái có kiểu gen khác nhau:
- Với mèo cái thứ nhất(A) lông dài thì được mèo con lông ngắn.
- Với mèo cái thứ hai (B) lông ngắn thì được mèo con lông ngắn.
- Với mèo cái thứ ba (C) lông ngắn thì được mèo con lông dài.
a. Xác định kiểu gen của mèo đực và 3 mèo cái A, B, C
b.Viết sơ đồ lai minh họa
Hướng dẫn giải:
a. Xác định kiểu gen của mèo đực và 3 mèo cái A, B, C
- Ở mèo tính trạng lông ngắn trội hoàn toàn so với lông dài
Quy ước: Gen A quy định lông ngắn
 Gen a quy định lông dài
- Biện luận tìm kiểu gen:
	Mèo♀ (A) lông dài có kiểu gen aa à mèo con lông ngắn ( A-)
	Mèo♀ (B) lông ngắn có kiểu gen A- à mèo con lông ngắn ( A-)
	Mèo♀ (C) lông ngắn có kiểu gen A- à mèo con lông dài( a a)
- Xác định kiểu gen:
+ Mèo ♂ có kiểu gen và kiểu hình chưa biết( - - )
+ Mèo♀ (A) lông dài là tính trạng lặn có kiểu gen aa à mèo con lông ngắn nhận 1 gen a của mèo mẹ 1à(- a ) , và nó có kiểu hình lông ngắn à nó nhận của mèo ♂ gen A
+ Mèo♀ (B) lông ngắn có kiểu gen (AA, A a) à mèo con lông ngắn (AA, Aa) sẽ nhận 1 gen A từ ♂ hoặc mèo Mèo♀ (B). Khả năng kiểu gen mèo ♀ (B) lông ngắn là A A hoặc A a (vì ♂ có kiểu gen A a)
+ Mèo♀ (C) lông ngắn có kiểu gen ( A- ) à mèo con lông dài( a a)==>mèo con sẽ nhận 1 gen a từ ♂ và 1 gen a từ mèo ♀ (C) =>kiểu gen của mèo ♂( A a) và mèo mèo♀ (C) là (A a).
b.Viết sơ đồ lai minh họa
* Sơ đồ 1 : 
 P: ♀ (A) lông dài (a a) ♂ lông ngắn (A a)
 GP: a 1A : 1a 
 F1: 1A a : 1aa
Kết quả : - Tỉ lệ kiểu gen 1A a : 1aa
 - Tỉ lệ kiểu hình: 50% lông ngắn: 50% lông dài 
* Sơ đồ 2 : 
 P: ♀ (B) lông ngắn (A A) ♂ lông ngắn (A a)
 GP: A 1A : 1a 
 F1: 1A A : 1Aa
Kết quả : - Tỉ lệ kiểu gen 1A A : 1Aa
 - Tỉ lệ kiểu hình: 100% lông ngắn 
* Sơ đồ 3 : 
 P: ♀ (C) lông ngắn (A a) ♂ lông ngắn (A a)
 GP: 1A : 1a 1A : 1a 
 F1: 1A A : 2Aa :1a a
Kết quả : - Tỉ lệ kiểu gen 1A A : 2Aa :1a a
 - Tỉ lệ kiểu hình: 75 % lông ngắn : 25% lông dài
Bài tập 3: Ở người mắt nâu(B) mắt xanh (b) . Trong một gia đình bố mắt nâu, mẹ mắt xanh có 2 người con: Con trai mắt nâu và con gái mắt xanh .
 Xác định kiểu gen của gia đình trên.
Hướng dẫn giải:
 Bố ( Bb), Mẹ ( bb) , con trai( Bb) , con gái( bb)
Dạng 3: Dựa vào tỉ lệ kiểu hình để xác định kiểu gen của bố, mẹ
Phương pháp giải: 
B1: Xác định tính trạng trội, lặn( có thể không có bước này nếu như bài đã cho).
B2: Quy ước gen
B3:Xác định kiểu gen( dựa vào tie lệ các kiểu hình ): 100%; 3:1; 1:1
B4: Viết sơ đồ lai và kết quả
Bài tập vận dụng
Bài tập 1: ở chuột, gen qui định hình dạng lông nằm trên NST thường. Cho giao phối giữa 2 chuột với nhau thu được F1 là 45 chuột lông xù và 16 chuột lông thẳng.
a. Giải thích kết quả và lập sơ đồ cho phép lai nói trên?
b. Nếu tiếp tục cho chuột có lông xù giao phối với nhau thì kết quả sẽ như thế nào?
Hướng dẫn giải:
a. 
- Xét kết quả F1 : chuột lông xù : chuột lông thẳng = 46 : 16 ≈ 3:1
Đây là tỉ lệ của định luật phân tính, tính trội hoàn toàn => Lông xù là tính trạng trội hoàn toàn so với tính trạng lông thẳng.
- Qui ước: A: lông xù; a: lông thẳng.
- F1 có tỉ lệ kiểu hình 3:1 =>
 P đều có KG dị hợp: Aa(lông xù) x Aa (lông xù)
- Sơ đồ lai minh họa: 
	P: (lông xù) 	Aa 	x 	Aa (lông xù)
	G: 	A, a	A, a
	F1: 	AA : Aa : Aa: aa
	+ KG: 1AA : 2Aa : 1aa
	+ KH: 3 chuột lông xù : 1 chuột lông thẳng.
b. 
- Trường hợp 1: 	P: (lông xù) 	AA	 x	 AA (lông xù)
	G:	A	A
	F1: 	AA
	+ KG: 100% AA
	+ KH: 100% lông xù.
- Trường hợp 2: 	P: (lông xù) 	AA	 x	 Aa (lông xù)
	G:	A	A, a
	F1: 	AA : Aa
	+ KG: 1AA : 1Aa
	+ KH: 100% lông xù.
- Trường hợp 3: 	P: (lông xù) 	Aa	 x	 Aa (lông xù)
	G:	A,a	A, a
	F1: 	AA : Aa : Aa : aa
	+ KG: 1AA : 2Aa : 1aa
	+ KH: 3 lông xù: 1 lông thẳng.
Bài tập 2: Ở cà chua tính trạng quả tròn trội hoàn toàn so với quả bầu dục.
a. Muốn ngay F1 xuất hiện tỉ lệ 1 quả tròn: 1 quả bầu dục thì bố ,mẹ phải có kiểu gen như thế nào?
Hướng dẫn giải:
a. Xác định kết quả ở F1
- Xác định trội - lặn: quả tròn trội hoàn toàn so vớ quả dài( bài ra)
- Quy ước: gen T - quả tròn
 gen t - quả bầu dục
- Xác định kiểu gen: Muốn ngay F1 xuất hiện tỉ lệ 1: 1 đây là tỉ lệ cảu phép lai phân tích => Kiểu gen của bố dị hợp và mẹ đồng hợp lặn hoặc ngược lại)
 => Cây bố : quả tròn (Tt )
 Cây mẹ : quả bầu dục (tt)
- Sơ đồ lai: 
 P: ♀ quả bầu dục ( tt ) ♂ quả tròn ( Tt )
 GP: 1t 1T : 1t 
 F1: 1Tt : 1 tt
Kết quả : - Tỉ lệ kiểu gen 1Tt :1 tt
 - Tỉ lệ kiểu hình: 5 0% quả tròn : 50% quả bầu dục.
Bài tập 3 : Đem thụ phấn 2 thứ lúa hạt tròn và hạt dài với nhau, ở F1 thu được 100% lúa hạt tròn và F2 thu được 768 cây lúa hạt tròn và 250 cây lúa hạt dài.
a. Giải thích kết quả trên. Viết sơ đồ lai từ P đến F2.
b. Làm thế nào để xác định được lúa hạt tròn thuần chủng hay không ?
Học sinh tự giải :
a. A A x a a b. Lai phân tích
Dạng 4 : Bài toán tạp giao
Bài tập 1 : Ở đậu Hà Lan, tính trạng hạt vàng là trội hoàn toàn so với tính trạng hạt xanh. Khi cho cây hạt vàng lai với cây hạt xanh được F1 phân li theo tỉ lệ 1 cây hạt vàng : 1 cây hạt xanh. Sau đó cho các cây F1 tạp giao với nhau thì kết quả về kiểu gen, kiểu hình ở F2 sẽ như thế nào ? Biết rằng gen qui định tính trạng nằm trên nhiễm sắc thể thường. (Đề thi HSG Tỉnh 2005 - 2006)
Hướng dẫn giải:
- Qui ước: Gen A: hạt vàng, gen a: hạt xanh.
- F1 phân li theo tỉ lệ 1 cây hật vàng : 1 cây hạt xanh là kết quả của phép lai phân tích suy ra cây hạt vàng đem lai có kiểu gen dị hợp Aa.
- Sơ đồ lai:
 P Aa (cây hạt vàng) x aa (cây hạt xanh)
 G A , a a
 F1 KG: 1Aa : 1aa
 KH: 1 cây hạt vàng : 1 cây hạt xanh
- Cho F1 tạp giao ta có các phép lai sau: 
 P

Tài liệu đính kèm:

  • docChuyen_de_HSG_Sinh9_BT_di_truyen.doc