Chuyền đề Hướng dẫn giải một số bài tập di truyền phần nhiểm sắc thể Sinh học lớp 9 - Đặng Thị Thúy Hương

doc 6 trang Người đăng dothuong Lượt xem 1173Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyền đề Hướng dẫn giải một số bài tập di truyền phần nhiểm sắc thể Sinh học lớp 9 - Đặng Thị Thúy Hương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyền đề Hướng dẫn giải một số bài tập di truyền phần nhiểm sắc thể Sinh học lớp 9 - Đặng Thị Thúy Hương
Hướng dẫn giảI một số bài tập DI TRUYềN phần nhiểm sắc thể - sinh học lớp 9
a. đặt vấn đề:
i. cơ sở lý luận:
- Sinh học là môn khoa học chuyên nghiên cứu về hình thái cấu tạo sinh lí, sinh thái của cơ thể sinh vật. Đặc thù của môn sinh học là rất gần gũi với đời sống con người, học sinh dễ dàng quan sát các mẫu vật xung quanh thiên nhiên để tích luỹ kiến thức sinh học cho mình nhất là chương trình sinh học lớp 6, 7, 8.
- Trong chương trình sinh học 9 nội dung mang tính khái quát, trừu tượng ở cấp độ vi mô hoặc vĩ mô. Học sinh bắt đầu làm quen với việc giải bài tập vận dụng các quy luật di truyền để tính toán suy luận.
Nhất là trong chương nhiễm sắc thể (NST) học sinh phải hiểu được tính đặc trưng của bộ nhiễm sắc thể, những diễn biến cơ bản của nhiễm sắc thể trong quá trình nguyên phân và giảm phân là cơ sở để làm một số bài tập về chương này.
ii. cơ sở thực tiễn:
- Trong thực tế khi tham gia trực tiếp giảng dạy môn sinh học 9, đặc biệt là nội dung trong bài nguyên phân và giảm phân trong chương nhiễm sắc thể học sinh gặp rất nhiều khó khăn khi tìm hiểu chiếm lĩnh kiến thức.
- Khi vận dụng kiến thức lí thuyết vào làm bài tập như tính số lượng nhiễm sắc thể, tính số tâm động của nhiễm sắc thể ở mỗi kì trong quá trình phân bào học sinh rất lúng túng vì không hiểu được bản chất.
Ví dụ: Khi làm bài tập 4 (sgk – tr30) – Sinh học 9
Ruồi giấm có 2n = 8. Một tế bào của ruồi giấm đang ở kì giữa của giảm phân I. Tế bào đó có bao nhiêu nhiễm sắc thể đơn trong các trường hợp sau đây?
a) 2	b) 4	c) 8	d) 16
Xuất phát từ thực tế đó là cơ sở thúc đẩy tôi chọn chuyên đề này nhằm giúp học sinh dể dàng làm một số bài tập liên quan được dễ dàng.
b. giải quyết vấn đề
Đa số học sinh lớp 9 thường gặp khó khăn và không hiểu để làm các bài tập về nhiễm sắc thể. Vì học sinh chưa thể hình dung ra được phương pháp giải loại bài tập này. Để giải quyết vấn đề này tôi đã tìm ra một phương pháp mới:
Đầu tiên bản thân tôi nhắc lại khái niệm về cấu trúc của nhiễm sắc thể cho học sinh giỏi: Thế nào Cromatit, thế nào là tâm động.
Sau đó tôi kết hợp tranh vẽ để miêu tả rõ các diễn biến của nguyên phân (gồm 4 kỳ: Kỳ đầu, kỳ giữa, kỳ sau, kỳ cuối); giảm phân (chú ý cho học sinh thấy rõ ở đây xảy ra 2 lần phân bào) và ý nghĩa của quá trình nguyên phân và giảm phân.
Và điều then chốt nhất là từ những khái niệm đó tôi đã rút ra 2 bảng tổng hợp mà tôi nghĩ rằng khi học sinh nhìn vào có thể dễ dàng giải quyết các loại bài tập về NST.
Bảng 1.
Kỳ nguyên phân
Cấu trúc
Trung gian
Trước
Giữa
Sau
Cuối
TB chưa tách
TB đã tách
1. Số nhiễm sắc thể
2n
2n
2n
4n
4n
2n
2. Về trạng thái
kép
kép
kép
đơn
đơn
đơn
3. Số tâm động
2n
2n
2n
4n
4n
2n
4. Số Cromatít
4n
4n
4n
0
0
0
Bảng 2.
Kỳ
Lần phân bào
Trung gian
Trước
Giữa
Sau
Cuối
TB chưa tách
TB đã tách
Lần phân bào I
1. Nhiễm sắc thể
2n
2n
2n
2n
2n
n
2. Trạng thái
kép
kép
kép
kép
kép
kép
3. Số tâm động
2n
2n
2n
2n
2n
n
4.Số cromatit
4n
4n
4n
4n
4n
2n
Lần phân bào II
1. Nhiễm sắc thể
n
n
n
2n
2n
n
2. Trạng thái
kép
kép
kép
đơn
đơn
đơn
3. Số tâm động
n
n
n
2n
2n
n
4. Số cromatit
2n
2n
2n
0
0
0
* Bài tập vận dụng:
Bài tập 1 (sgk – trang 30 – sinh học 9)
ở ruồi giấm 2n = 8. Một tế bào ruồi giấm đang ở kì sau của nguyên phân. Số nhiễm sắc thể trong tế bào đó bằng bao nhiêu trong các trường hợp sau:
	a) 4	b) 8 	c) 16	d) 32
Số nhiễm sắc thể ở kỳ sau là 4n nhiễm sắc thể đơn = 16 -> đáp án c là đúng.
Bài tập 2: 
ở lúa nước 2n = 24. Một tế bào lúa nước đang ở kì cuối sau khi tế bào đã tách thành 2 nhân để chuẩn bị hình thành 2 tế bào mới. Số nhiễm sắc thể trong tế bào đó bằng bao nhiêu trong các trường hợp sau đây:
	a) 24	b) 12	c) 48	d) 8
* Đáp án: Số nhiễm sắc thể đang ở kì sau lúc tế bào đã tách là 2n nhiễm sắc thể đơn = 24. Đáp án a
Bài tập 3: Tế bào của một loài động vật đang phân chia ở kì cuối lúc tế bào chưa tách làm hai của quá trình nguyên phân, số nhiễm sắc thể trong tế bào đó là 92 nhiễm sắc thể đơn hỏi loài đó là loài nào?
a) Tinh tinh (2n = 46)	c) Ruồi giấm (2n = 8)
b) Gà (2n = 78)
* Số nhiễm sắc thể trong tế bào chưa tách ở kì cuối của quá trình nguyên phân là 4n nhiễm sắc thể đơn = 92 NST đơn
 2n	 = 46 NST đơn -> loài tinh tinh
Đáp án a
Bài tập 4: 
Tế bào của loài ngô (2n = 20) đang ở kì giữa của quá trình nguyên phân.
1. Trạng thái của NST ở dạng nào.
	a) 2n nhiễm sắc thể kép	b) 2n nhiễm sắc thể đơn
	c) 4n nhiễm sắc thể đơn	d) n nhiễm sắc thể kép
Đáp án: Tế bào đang ở kì giữa của quá trình nguyên phân là 2n nhiễm sắc thể kép -> đáp án a.
Bài tập 5:
Tế bào của một loài đang phân chia ở kì sau của quá trình nguyên phân số tâm động là.
	a) 2n	b) n	c) 4n
Đáp án c (lúc này 2n nhiễm sắc thể kép đã tách thành 4n nhiễm sắc thể đơn mang 4n tâm động).
Bài tập 6. (SGK) – trang 33 – Môn sinh 9
Ruồi giấm có 2n = 8. Một tế bào của ruồi giấm đang ở kì sau của giảm phân II. Tế bào đó có bao nhiêu nhiễm sắc thể đơn trong các trường hợp sau đây?
	a) 2	b) 4	c) 8	d)16
Tế bào đang ở kì sau của giảm phân II có 2n nhiễm sắc thể đơn = 8
Đáp án C là đúng
Bài tập 7: ở lúa nước 2n = 24. Hãy khoanh tròn những đáp án đúng sau:
1. Số tâm động ở kì sau của giảm phân I
	a) 12	b) 24	c) 48	d) 8
Đáp án b. Kì sau giảm phân I, nhiễm sắc thể kép phân li về 2 cực tế bào nhưng không tách tâm động nên số tâm động lúc này là 2n = 24
2. Số nhiễm sắc thể ở kì giữa của giảm phân I.
	a) 24	b) 12	c) 8	d) 48
Đáp án a. Nhiễm sắc thể lúc này 2n nhiễm sắc thể kép = 14 NST kép
3. Số nhiễm sắc thể ở kì cuối giảm phân II sau khi tế bào đã tách
	a) 8	b) 12	c) 24	d) 48
Đáp án b.
Kì cuối giảm phân II, mỗi tế bào con đều tạo ra bộ nhiễm sắc thể đơn bội, trạng thái đơn là n nhiễm sắc thể đơn sau khi tế bào đã tách = 12 nhiễm sắc thể đơn.
Bài tập số 8: ở ruồi giấm 2n = 8. Một tế bào ruồi giấm đang ở kì sau của nguyên phân. Số nhiễm sắc thể trong tế bào đó bằng bao nhiêu trong các trường hợp sau:
	a) 4	b) 8 	c) 16	d) 32
Bài tập số 9:: Ruồi giấm có 2n = 8. Một tế bào của ruồi giấm đang ở kì sau của giảm phân II. Tế bào đó có bao nhiêu nhiễm sắc thể đơn trong các trường hợp sau đây?
	a) 2	b) 4	c) 8	d)16
 Bài tập số 10: ở lúa nước 2n = 24. 
1. Số tâm động ở kì sau của giảm phân I
	a) 12	b) 24	c) 48	d) 8
2. Số nhiễm sắc thể ở kì giữa của giảm phân I.
	a) 24	b) 12	c) 8	d) 48
3. Số nhiễm sắc thể ở kì cuối giảm phân II sau khi tế bào đã tách
	a) 8	b) 12	c) 24	d) 48
* Kết quả của việc thực nghiệm: Nhiều học sinh đã biết cách xác định và làm được những bài tập về nhiễm sắc thể 
c. kết luận và kiến nghị
I. Kết luận.
Qua tìm hiểu cách giải bài tập về cấu trúc nhiễm sắc thể đã giúp học sinh hiểu rõ được những diễn biến của nhiễm sắc thể qua các kỳ của quá trình nguyên phân và giảm phân và dễ dàng làm một số bài tập tính toán liên quan nhiễm sắc thể như tính số nhiễm sắc thể, biết được trạng thái của nhiễm sắc thể, số tâm động qua các kỳ của quá trình phân bào.
Tôi nhận thấy đứng trước một vấn đề khó khăn của học sinh, người giáo viên cần phải sáng tạo, tìm tòi phương pháp ngắn gọn nhất để đơn giản hoá các vấn đề phức tạp, tạo ra được sự say mê học tập cho học sinh. Từ đó nâng cao được chất lượng dạy và học
II. Kiến nghị.
Là một giáo viên trẻ, thời gian công tác chưa nhiều nhưng tôi vẫn mạnh dạn bày tỏ kinh nghiệm của bản thân mong sự góp ý và chia sẽ của các giáo viên giỏi và có kinh nghiệm để chuyên đề của tôi có thể phổ biến rộng rãi cho các đồng nghiệp giảng dạy bộ môn sinh học ở các trường để mang lại kết quả khả quan hơn.
 Tôi xin chân thành cảm ơn!
 Ân Thi: Ngày 16 tháng 03 năm 2017
 Người thực hiện.
 Đặng Thị Thỳy Hương

Tài liệu đính kèm:

  • docChuyen_de_sinh_9_20162017.doc