Chuyên đề Hóa học Lớp 12 - Dạng 8: Các nguyên tố phi kim và hợp chất của chúng

doc 51 trang Người đăng duyenlinhkn2 Ngày đăng 23/07/2022 Lượt xem 255Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chuyên đề Hóa học Lớp 12 - Dạng 8: Các nguyên tố phi kim và hợp chất của chúng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề Hóa học Lớp 12 - Dạng 8: Các nguyên tố phi kim và hợp chất của chúng
DẠNG 8: CÁC NGUYÊN TỐ PHI KIM VÀ HỢP CHẤT CỦA CHÚNG
Câu 1. Trong phòng thí nghiệm, người ta thường điều chế clo bằng cách.
	A. điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn.
	B. cho dung dịch HCl đặc tác dụng với MnO2, đun nóng.
	C. điện phân nóng chảy NaCl.
	D. cho F2 đẩy Cl2 ra khỏi dung dịch NaCl.
 Câu 2. Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế oxi bằng cách.
	A. nhiệt phân KClO3 có xúc tác MnO2	B. nhiệt phân Cu(NO3)2.
	C. điện phân nước.	D. chưng cất phân đoạn không khí lỏng.
 Câu 3. Ứng dụng nào sau đây không phải của ozon?
	A. Điều chế oxi trong phòng thí nghiệm.	B. Tẩy trắng tinh bột, dầu ăn.
	C. Sát trùng nước sinh hoạt.	D. Chữa sâu răng.
 Câu 4. Trong phòng thí nghiệm, để điều chế một lượng nhỏ khí X tinh khiết, người ta đun nóng dung dịch amoni nitrit bão hoà. Khí X là
	A. N2O.	B. N2.	C. NO2.	D. NO.
 Câu 5. Trong phòng thí nghiệm, người ta thường điều chế HNO3 từ.
	A. NaNO3 và H2SO4 đặc.	B. NaNO2 và H2SO4 đặc.
	C. NH3 và O2.	D. NaNO3 và HCl đặc.
 Câu 6. Cho Cu và dung dịch H2SO4 loãng tác dụng với chất X (một loại phân bón hóa học), thấy thoát ra khí không màu hóa nâu trong không khí. Mặt khác, khi X tác dụng với dung dịch NaOH thì có khí mùi khai thoát ra. Chất X là
	A. amophot.	B. ure.	C. natri nitrat.	D. Amoni nitrat
 Câu 7. Phân bón nào sau đây làm tăng độ chua của đất?
	A. NaNO3.	B. NH4NO3	C. KCl.	D. K2CO3.
 Câu 8. Thành phần chính của quặng photphorit là
	A. Ca(H2PO4)2.	B. CaHPO4.	C. NH4H2PO4.	D. Ca3(PO4)2
 Câu 9. Phát biểu nào sau đây là đúng?
	A. Phân lân cung cấp nitơ hoá hợp cho cây dưới dạng ion nitrat (NO3-) và ion amoni (NH4+).
	B. Amophot là hỗn hợp các muối (NH4)2HPO4 và KNO3.
	C. Phân hỗn hợp chứa nitơ, photpho, kali được gọi chung là NPK.	
	D. Phân urê có công thức là (NH4)2CO3.
 Câu 10. Phân bón nitrophotka (NPK) là hỗn hợp của.
	A. (NH4)2HPO4 và KNO3.	B. (NH4)2HPO4 và NaNO3.	
	C. (NH4)3PO4 và KNO3.	D. NH4H2PO4 và KNO3.
 Câu 11. Cho các phản ứng sau:
	(1) 	(2) .
	(3) 	(4) .
	(5) 	(6) .
Các phản ứng đều tạo khí N2 là:
	A. (1), (2), (5).	B. (2), (4), (6).	C. (1), (3), (4).	D. (3), (5), (6).
 Câu 12. Cho các phản ứng sau:
4HCl + MnO2 MnCl2 + Cl2 + 2H2O. 2HCl + Fe → FeCl2 + H2.
14HCl + K2Cr2O7 2KCl + 2CrCl3 + 3Cl2 + 7H2O. 6HCl + 2Al → 2AlCl3 + 3H2.
16HCl + 2KMnO4 → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O.
Số phản ứng trong đó HCl thể hiện tính oxi hóa là
	A. 3.	B. 1.	C. 2.	D. 4.
Câu 13. Cho các phản ứng sau:
(a) 4HCl + PbO2 → PbCl2 + Cl2 + 2H2O.	(b) HCl + NH4HCO3 → NH4Cl + CO2 + H2O.
(c) 2HCl + 2HNO3 → 2NO2 + Cl2 + 2H2O.	(d) 2HCl + Zn →ZnCl2 + H2.
Số phản ứng trong đó HCl thể hiện tính khử là
	A. 2.	B. 3.	C. 4.	D. 1.
 Câu 14. Cho các phản ứng :
(1) O3 + dung dịch KI 	(2) F2 + H2O .
(3) MnO2 + HCl đặc 	(4) Cl2 + dung dịch H2S 
Các phản ứng tạo ra đơn chất là :
	A. (1), (2), (3)	B. (1), (2), (4) 	C. (1), (3), (4).	D. (2), (3), (4).
 Câu 15. Phản ứng nhiệt phân không đúng là :
	A. 2KNO3 2KNO2 + O2.	B.NaHCO3NaOH + CO2
	C. NH4NO2 N2 + 2H2O.	D. NH4Cl NH3 + HCl	.
 Câu 16. Trường hợp không xảy ra phản ứng hóa học là
	A. 3O2 + 2H2S 2SO2 + 2H2O	.B. FeCl2 + H2S →FeS + 2HCl	
	C. O3 + 2KI + H2O → O2 + 2KOH + I2.	D. Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O.
 Câu 17. Dãy gồm các chất đều tác dụng được với dung dịch HCl loãng là:
	A. AgNO3, (NH4)2CO3, CuS.	B. FeS, BaSO4, KOH.	
	C. KNO3, CaCO3, Fe(OH)3.	D. Mg(HCO3)2, HCOONa, CuO.
 Câu 18. Nếu cho 1 mol mỗi chất: CaOCl2, KMnO4, K2Cr2O7, MnO2 lần lượt phản ứng với lượng dư dung dịch HCl đặc, chất tạo ra lượng khí Cl2 nhiều nhất là
	A. CaOCl2.	B. K2Cr2O7	C. MnO2.	D. KMnO4.
 Câu 19. Khi nhiệt phân hoàn toàn 100 gam mỗi chất sau: KClO3 (xúc tác MnO2), KMnO4, KNO3 và AgNO3. Chất tạo ra lượng O2 lớn nhất là
	A. KMnO4.	B. KNO3.	C. KClO3	D. AgNO3.
 Câu 20. Chất khí X tan trong nước tạo ra một dung dịch làm chuyển màu quì tím thành đỏ và có thể được dùng làm chất tẩy màu. Khí X là
	A. CO2.	B. O3.	C. SO2	D. NH3.
 Câu 21. SO2 luôn thể hiện tính khử trong các phản ứng với.
	A. O2, nước Br2, dung dịch KMnO4	B. dung dịch NaOH, O2, dung dịch KMnO4.
	C. dung dịch KOH, CaO, nước Br2.	D. H2S, O2, nước Br2.
 Câu 22. Trộn 5,6 gam bột sắt với 2,4 gam bột lưu huỳnh rồi nung nóng (trong điều kiện không có không khí), thu được hỗn hợp rắn M. Cho M tác dụng với lượng dư dung dịch HCl, giải phóng hỗn hợp khí X và còn lại một phần không tan G. Để đốt cháy hoàn toàn X và G cần vừa đủ V lít khí O2 (đktc). Giá trị của V là
	A. 2,80/	B. 3,08.	C. 3,36.	D. 4,48.
 Câu 23. Cho 13,44 lít khí clo (ở đktc) đi qua 2,5 lít dung dịch KOH ở 100oC. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 37,25 gam KCl. Dung dịch KOH trên có nồng độ là
	A. 0,24M.	B. 0,48M.	C. 0,2M.	D. 0,4M.
 Câu 24. Cho dung dịch chứa 6,03 gam hỗn hợp gồm hai muối NaX và NaY (X, Y là hai nguyên tố có trong tự nhiên, ở hai chu kì liên tiếp thuộc nhóm VIIA, số hiệu nguyên tử ZX < ZY) vào dung dịch AgNO3 (dư), thu được 8,61 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng của NaX trong hỗn hợp ban đầu là
	A. 47,2%.	B. 58,2%.	C. 52,8%.	D. 41,8%.
===========================================
9. CẤU TẠO NGUYÊN TỬ BẢNG TUẦN HOÀN LIÊN KẾT HÓA HỌC
 Câu1.Phát biểu nào sai trong số các phát biểu sau về qui luật biến thiên tuần hoàn trong một chu kì đi từ trái sang phải 
Hoá trị cao nhất đối với oxi tăng dần từ 1 đến 7 
Hoá trị đối với hidro của phi kim giảm dần từ 7 xuống 1 
Tính kim loại giảm dần, tính pkim tăng dần 
Oxit và hidroxit có tính bazơ giảm dần, tính axit tăng dần 
Câu 2.Điều khẳng định sau đây không đúng : 
Trong chu kì các nguyên tố xếp theo chiều tăng của điện tích hạt nhân
Trong chu kì các nguyên tố xếp theo chiều tăng của số hiệu nguyên tử 
Trong chu kì các nguyên tố xếp theo chiều tăng khối lượng nguyên tử
 	D	.Trong chu kì các nguyên tố xếp theo chiều tăng của số electron
Câu 3: Cho các nguyên tố A, B, C, D, E, F lần lượt có cấu hình electron như sau:
A: 1s22s22p63s2 B: 1s22s22p63s23p64s1 C: 1s22s22p63s23p64s2
D: 1s22s22p63s23p5 E: 1s22s22p63s23p63d64s2 F: 1s22s22p63s23p1
 Tập hợp các nguyên tố nào thuôc cùng một phân nhóm chính:
a) A, B, F b) B, E c) A, C d) Cả b và c đúng e) Tất cả sai
Câu 4 Nguyên tố X , cation Y2+ , amion Z- đều có cấu hình e là : 1s2 2s2 2p6 . X,Y,Z là :
	a. X phi kim ,Y khí hiếm ,Z kim loại b. X khí hiếm ,Y phi kim ,Z kim loại 
	c. X khí hiếm ,Y kim loại ,Z phi kim d. Tất cả đều sai. 	
Câu 5: Các phát biểu sau, phát biểu nào đúng:
a/ Trong 1 nguyên tử luôn luôn số proton bằng số electron bằng điện tích hạt nhân.
b/ Tổng số proton và số electron trong 1 hạt nhân được gọi là số khối.
c/ Số khối A là khối lợng tuyệt đối của nguyên tử.
d/ Đồng vị là các nguyên tố có cùng số proton nhưng khác số nơtron.
Câu 6: Mệnh đề nào say đây đúng ?
a/ Nguyên tử của các nguyên tố trong cùng một nhóm bao giờ cũng có số electron lớp ngoài cùng bằng nhau.
b/ Số thứ tự nhóm A bằng số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử nguyên tố trong nhóm đó.
c/ Các nguyên tố trong cùng một nhóm có tính chất hóa học tương tự nhau
d/ Trong một nhóm,nguyên tử của hai nguyên tố thuộc hai chu kì liên tiếp hơn kém nhau 1 lớp e
Câu 7. Chọn phát biểu sai sau đây về bảng HTTH các nguyên tố hoá học:
Các nguyên tố cùng một PNC có tính chất tương tự nhau
Các nguyên tố trong cùng chu kỳ có tính chất tương tự nhau
Các nguyên tố cùng PNC có tính khử tăng dần từ trên xuống.
Các nguyên tố trong bảng HTTH được sắp xếp theo chiều tăng dần đthn các nguyên tố
Câu 8. Nguyên tố A có cấu hình electron phân lớp cuối cùng là 4p3. A phải
thuộc phân nhó IIIA, có số oxyhoá dương cao nhất +3 và không có số oxyhoá âm
thuộc phân nhóm IIIB, có số oxyhoá dương cao nhất +3 và có số oxyhoá âm thấp nhất -3
thuộc phân nhóm VB, có số oxyhoá dương cao nhất +5 và có số oxyhoá âm thấp nhất -3
thuộc phân nhóm VA, có số oxyhoá dương cao nhất +5 và có số oxyhoá âm thấp nhất -3
Câu 98: Những câu nào sau đây không đúng?
A. Nguyên tử của các nguyên tố trong cùng nhóm có số electron ngoài cùng bằng nhau.
B.Nguyên tử của các nguyên tố trong cùng phân nhóm có số electron ngoài cùng bằng nhau.
C. Tính chất hoá học của các nguyên tố trong cùng nhóm bao giờ cũng giống nhau.
D.Tính chất hoá học của các nguyên tố trong cùng phân nhóm bao giờ cũng giống nhau.
Câu 10: Cho nguyên tử các nguyên tố A, B, C, D, E, F lần lượt có cấu hình e như sau :
A : 1s22s22p63s1 B : 1s22s22p63s23p64s2 C : 1s22s22p63s23p64s1
D : 1s22s22p63s23p5 E : 1s22s22p63s23p63d64s2 F : 1s22s22p6
Các nguyên tố nào thuộc cùng một phân nhóm chính?
a) A, C b) B, E c) C, D d) A, B, C, E 
Câu 11 : Cho nguyên tử các nguyên tố A, B, C, D, E, F lần lượt có cấu hình e như sau :
A : 1s22s22p63s1 B : 1s22s22p63s23p64s2 C : 1s22s22p63s23p64s1
D : 1s22s22p63s23p5 E : 1s22s22p63s23p63d64s2 F : 1s22s22p6
Các nguyên tố kim loại gồm :a) A, D, F b) B, C, E c) C, E d) A, B, C, E 
Câu 12: Cho nguyên tử các nguyên tố X1, X2, X3, X4, X5, X6 lần lượt có cấu hình e như sau :
X1 : 1s22s22p63s2 X2 : 1s22s22p63s23p64s1 X3 : 1s22s22p63s23p64s2
X4 : 1s22s22p63s23p5 X5 : 1s22s22p63s23p63d64s2 X6 : 1s22s22p63s23p4
Các nguyên tố cùng một phân nhóm chính là :
a) X1, X2, X6 b) X1, X2 c) X1, X3 d)X1, X3, X5 
Câu 13 : Cho nguyên tử các nguyên tố X1, X2, X3, X4, X5, X6 lần lượt có cấu hình e như sau :
X1 : 1s22s22p63s2 X2 : 1s22s22p63s23p64s1 X3 : 1s22s22p63s23p64s2
X4 : 1s22s22p63s23p5 X5 : 1s22s22p63s23p63d64s2 X6 : 1s22s22p63s23p4
Các nguyên tố cùng một chu kì là :
a) X1, X3, X6 b) X2, X3, X5 c) X1, X2, X6 d) X3, X4 
Câu 14 : Nguyên tử của nguyên tố kim loại X có 2 electron hoá trị. Nguyên tử của nguyên tố phi kim Y có 5 electron hoá trị. Công thức hợp chất tạo bởi X, Y có thể là :
a) X2Y5 b) X5Y2 c ) X2Y3 d) X5Y3 
Câu 15:Bo có 2 đồng vị 105B và 115B ; MB =10,812 .Cứ có 94 nguyên tử 105B thì có bao nhiêu nguyên tử 115B
A/ 406 B/ 460 C/ 19 D/ 81 
Câu 16: Có các đồng vị : 11H; 21H; 31H; 3517Cl; 3717Cl .Hỏi có thể tạo ra bao nhiêu loại phân tử HCl khác nhau?
A/ 8 B/ 12 C/ 6 D/ 9
Câu 17:Trong nguyên tử của 1 nguyên tố có cấu tạo bởi 115 hạt trong đó số hạt mang điện nhiều hơn hạt không mang điện là 25 hạt. Số khối của nguyên tử là:
A/ 45 	 B/ 40 	 C/ 42 D/ tất cả sai.
Câu 18: Cho biết trong các nguyên tử của các nguyên tố X, Y, Z có electron ở mức năng lượng cao nhất Được xếp vào các phân lớp để có cấu hình electron là: 2p3(X); 4s1(Y); 3d1(Z). Vị trí các nguyên tố trên trong HTTH các nguyên tố hóa học là:
X ở chu kì 2, nhóm IIIA; Y ở chu kì 4, nhóm IA ; Z ở chu kì 4, nhóm IIIB.
X ở chu kì 2, nhóm VA; Y ở chu kì 4, nhóm IA; Z ở chu kì 3, nhóm IIIA.
X ở chu kì 2, nhóm VA; Y ở chu kì 4, nhóm IA; Z ở chu kì 4 , nhóm IIIB.
Tất cả đều sai.
Câu 19 : Hợp chất khí với hiđro của R có dạng RH2n . Oxit cao nhất của R có dạng :
a) RO4-n b) RO2n c) RO8-n d) RO8-2n 
Câu 20: Oxit cao nhất của R có dạng R2On, hợp chất khí với hiđro của R có dạng :
a) RHn b) RH2n c) RH8-n d) RH8-2n 
Câu 21: Xét 3 nguyên tố có cấu hình electron lần lượt là: 
(X): 1s2 2s2 2p6 3s1 ; (Y): 1s2 2s2 2p6 3s2; (Z): 1s2 2s2 2p6 3s2 3p1 
Hiđroxit của X, Y, Z xếp theo thứ tự tính bazờ tăng dần là
A. XOH < Y(OH)2 < Z(OH)3 	B. Y(OH)2 < Z(OH)3 < XOH
C. Z(OH)3 < Y(OH)2 < XOH	D. Z(OH)2 < Y(OH)3 < XOH	
Câu 22 : A, B là 2 nguyên tử của 2 nguyên tố. Tổng số hạt cơ bản của A và B là 191, hiệu số hạt cơ bản của A và B là 153. Biết số hạt không mang điện trong A gấp 10 lần số hạt không mang điện trong B. Số khối của A, B lần lượt là :
a) 121, 13 b) 22, 30 c) 23, 34 d) 39, 16 
Câu 23: Có 2 kim loại: X hoá trị II, Y hoá trị III. Biết tổng số proton, notron và electron của nguyên tử X là 36, của nguyên tử Y là 40. Xác định tên nguyên tố X và Y
A. Mg, Al	B. Ca, Mg	C. Mg, K	D. Cu, Al
Câu 24: Ở trạng thái tự nhiên cacbon chứa hai đồng vị và . Biết khối lượng nguyên tử trung bình của cacbon M =12,011.Xác định thành phần % các đồng vị:
A. 98% và 12% B. 50% và 50% C. 98,9% và 1,1% D. 0,98% và 99,2% E. 25% và 75%
Câu 25: Khối lượng nguyên tử trung bình của nguyên tố R là 79,91. R có 2 đồng vị . Biết 79R chiếm 54,5%. Tìm khối lượng nguyên tử ( số khối) của đồng vị thứ 2.
a) 80 b) 81 c) 82 d) Đáp số khác
Câu 26. Trong tự nhiên, nguyên tố Cu có 2 đồng vị là 63Cu (72,7%) và 65Cu (27,3%). Nguyên tử khối trung bình của Cu là
	A. 63,54	B. 63,456	C. 63,465	D. 63,546
Câu 27. Nguyên tử bạc có 2 đồng vị 109Ag và 107Ag. Biết 107Ag chiếm 44%. Vậy khối lượng nguyên tử trung bình của nguyên tử Ag là:
a. 106,8	b. 107,88	c. 108	d. 109,5
Câu 28: Magie trong thiên nhiên gồm 2 loại đồng vị là X, Y. Đồng vị X có khối lượng nguyên tử là 24. Đồng vị Y hơn X một nơtron. Biết số nguyên tử của hai đồng vị có tỉ lệ X/Y = 3/2. Khối lượng nguyên tử trung bình của Mg là:
a) 24 b) 24,4 c) 24,2 d) 24,3 
Câu 29: Cho các phân tử sau: N2 , AgCl , HBr , NH3 , H2O2 , NH4NO2 . Phân tử nào có liên kết cho nhận:
a) NH4NO2 b) NH4NO2 và N2 c) NH4NO2 và H2O2 d) N2 và AgCl
Câu 30: Hãy cho biết trong các phân tử sau đây, phân tử nào có độ phân cực của liên kết cao nhất : CaO, MgO, CH4 , AlN, N2 , NaBr , BCl3 , AlCl3. Cho biết độ âm điện : O(3,5); Cl(3,0); Br(2,8); Na(0,9); Mg(1,2); Ca(1,0); C(2,5); H(2,1); Al(1,5); N(3,0); B(2,0).
a) CaO b) NaBr c) AlCl3 d) MgO 
===================================================
10 PHẢN ỨNG OXI HOÁ KHỬ
Câu 1.Cân bằng hai phương trình phản ứng sau bằng phương pháp điện tử :
    KClO3 + HCl -> Cl2 + KCl + H2O Các hệ số theo thứ tự các chất lần lượt là:
    A. 2,3,3,1,3    B. 1,3,3,1,3   C. 2,6,3,1,3   D. 1,6,3,1,3   
 Câu 2.Cân bằng phương trình phản ứng sau bằng phương pháp thăng bằng electron:
    FeS2 + HNO3 +HCl -> FeCl3 +H2SO4 + NO + H2O Các hệ số theo thứ tự các chất lần lượt là:
    A. 2,5,2,2,5,2,2   B. 2,5,3,2,3,5,2    C. 3,5,3,3,4,4,3   D. 1,5,3,1,2,5,2
Câu 3.Cho các phản ứng hóa học sau:   Cu + HCl +NaNO3 -> CuCl2+ NO + NaCl + H2O   Hệ số cân bằng là
    A. 3,4,2,3,3,2,4   B. 2,6,2,6,4,2,4     C. 3,4,2,3,4,2,4    D. 3,8,2,3,2,2,4
 Câu 4.Cho các phản ứng hóa học sau:   CrCl3 + NaOCl + NaOH -> Na2CrO4 + NaCl + H2O   Hệ số cân bằng là
    A. 2,6,4,2,3,4     B. 4,6,8,4,3,4     C. 2,3,10,2,9,5    D. 2,4,8,2,9,8
Câu 5.Cho các phản ứng hóa học sau:  Mg + HNO3 -> Mg(NO3)2 + NH4NO3 + H2O    Hệ số cân bằng là 
  A. 4,5,4,1,3    B. 4,8,4,2,4     C. 4,10,4,1,3     D. A đúng     E. 2,5,4,1,6
Câu 6.Cho các phản ứng hóa học sau: CuS2 + HNO3 -> Cu(NO3) 2 + H2SO4 + N2O + H2O  Hệ số cân bằng là
    A. 4,22,4,8,7,3    B. 4,12,4,4,7,3    C. 3,12,4,8,7,6    D. 4,22,4,4,7,4
Câu 7Cho phản ứng hóa học sau: MnO2 + H+ + Cl- -> Cl2 + H2O + Mn2+. Hệ số cân bằng  là
    A. 3,4,2,1,1,1    B. 2,4,2,1,2,1    C. 1,6,1,1,1,2     D. 1,4,2,1,2,1      
Câu 8.Cho phản ứng hóa học sau:  As2S3 + KNO3 -> H3AsO4 + H2SO4 + NO + H2O. Hệ số cân bằng  là
    A. 3, 28, 16, 6, 9, 28 B. 6, 14, 18, 12, 18, 14   C. 6, 28, 36, 12, 18, 28     D. 6, 14, 36, 12, 18, 14 
Câu 9.Cho phản ứng hóa học sau: Cu2S + HNO3 -> Cu(NO3)2 + CuSO4 +NO + H2O.Hệ số cân bằng  là
    A. 3, 8, 3, 4, 5, 4    B. 2, 8, 2, 3, 4, 4     C. 3, 8, 3, 3, 10, 4 D. 3, 1, 3, 2, 2, 1, 3    
Câu 10.Cho các phản ứng hóa học sau: HNO3 + H2S -> NO + S + H2O Hệ số cân bằng lần lượt là:
    A. 2,3,2,3,4 B. 2,6,2,2,4    C. 2,2,3,2,4    D. 3,2,3,2,4
Câu 11.Trong điều kiện thí nghiệm cụ thể, Al tác dụng với HNO3 tạo hỗn hợp khí X gồm : NO, NO2 theo phương trình phản ứng:Al + HNO3 ® Al(NO3)3 + NO2 + NO + H2O
 Nếu dx/40 =1,122 thì hệ số cân bằng phản ứng lần lượt là:
   A. 16, 30, 16, 2, 29, 44    	 B. 16, 90, 16, 3, 39, 45     
C. 17, 15, 8, 3, 19, 44    	D. 16, 30, 16, 3, 39, 90   
Câu 12.Cân bằng hai phương trình phản ứng sau bằng phương pháp thăng bằng ion-electron:
    C2H2 + KMnO4 + H2O ® H2C2O2 + MnO2 + KOH Các hệ số theo thứ tự các chất lần lượt là:
    A. 2,4,3,2,5,8   B. 1,4,2,3,4,4    C. 3,8,4,3,4,4    D. 2,8,3,3,8,8
Câu 13.Hoàn thành và cân bằng các phương trình phản ứng theo phương pháp ion điện tử:
    CH2=CH2 + KMnO4 + H2SO4 ®    Các chất sinh ra sau phản ứng là:
    A. C2H4(OH) 2, MnSO4 , K2SO4, H2O    B. CH3CHO, MnSO4 , K2SO4, H2O
    C. CH3COOH, MnO, K2SO4, H2O     D. CH3COOH, MnSO4 , K2SO4, H2O
 Câu 14.Hoàn thành các phương trình phản ứng hóa học sau:     
Kl + MnO2 + H2SO4 ® I2 + các chất là:
   A. MnSO4, KlO3, HI B. MnSO4, KlO3, K     C. MnSO4, K2SO4,H2O D. MnSO4, KlO3, 
Câu 15.Hoàn thành các phương trình phản ứng hóa học sau: 
NO + K2Cr2O7 + H2SO4 ® các chất là
A. HNO3, H2O 	B. K2SO4, Cr2(SO4)3  
C. K2SO4, Cr2(SO4)3, HNO3  	D. K2SO4, Cr2(SO4)3, HNO3, H2O
Câu 16.Hoàn thành các phương trình phản ứng hóa học sau: SO2 + KMnO4 +H2O ® các chất là :
   	 A. K2SO4, MnSO4    	 B. MnSO4, KHSO4     
C. MnSO4, KHSO4, H2SO4     	D. MnSO4, K2SO4, H2SO4
Câu 17.Cho phản ứng hóa học sau:   M2Ox + HNO3 ® M(NO3)3 + NO + H2O Với giá trị nào của x ở phản ứng trên sẽ là phản ứng oxi hoá- khử hoặc phản ứng trao đổi ?
Câu 18. Cho các chất, ion sau: Cl-, NaS2 , NO2, Fe2+, SO2, Fe3+, N2O5, SO42-, SO2-3, MnO, Na, Cu. Các chất ion nào vừa có tính khử, vừa có tính oxi hóa:
    	A. Cl-, NaS2 , NO2, Fe2+ 	B. NO2, Fe2+, SO2, MnO, SO32- 
C. NaS2 , Fe3+, N2O5 , MnO 	D. MnO, Na, Cu
Câu 19.  Phản ứng giữa dung dịch kali pemanganat trong môi trường axit với ion iodua được biểu diễn bằng phương trình nào dưới đây ?
    A. 2MnO4 + 5I- + 16H+ ® 2Mn2+ + 8H2O + 5I2    B. MnO4 + 10I- + 2H+ ® Mn2+ + H2O + 5I2 + 11e
    C. 2MnO4 + 10I- + 16H+ ® 2Mn2+ + 8H2O + 5I2  D. MnO4 + 2I- + 8H+ ® Mn2+ + 4H2O + I2    
Câu 20.Cho các dung dịch X1: dung dịch HCl; dung dịch X2: dung dịch KNO3; X3: dung dịch HCl +KNO3; X4: dung dịch Fe2(SO4) 3. Dung dịch nào có thể hoà tan được bột Cu:
    A. X1, X4, X2     B. X3,X4    C. X1, X2, X3,X4    	D. X3, X2     
Câu 21.Cho phương trình phản ứng:    Al + HNO3 ® Al(NO3)3 + NO + N2O + H2O
    Nếu tỉ lệ mol giữa N2O và N2 là 2:3 thì sau khi cân bằng ta có tỉ lệ mol nAl: nn2o: n2 là:
    A. 23:4:6     B. 46:6:9     C. 46:2:3     D. 20:2:3   .
DẠNG 11 : BÀI TẬP NHẬN BIẾT TÁCH BIỆT TINH CHẾ
Câu 1/ Dùng hóa chất nào sau đây để nhận 4 dd:NaAlO2, AgNO3, Na2S, NaNO3?
	a	dd HNO3	b	dd HCl.	c	CO2 và nước.	d	BaCl2.
Câu 2/ Chỉ dùng duy nhất một dd nào sau đây để tách riêng lấy Al ra khỏi hh Al, MgO, CuO,FeO và Fe3O4 mà khối lượng Al không thay đổi?
	a	NaOH. bH2SO4đặc, nguội. c H2SO4 loãng. 	dHNO3 loãng.
Câu 3/ Dùng thuốc thử nào sau đây để nhận ra 3 gói bột riêng biệt: Al, Fe, Al2O3?
	a	H2SO4 loãng.	b	dd HCl.	c	HNO3 loãng.	d	dd KOH.
Câu 4/ Có 5 dd riêng biệt: FeCl3, FeCl2, AlCl3, NH4NO3, NaCl. Dùng thuốc thử nào sau đây để nhận 5 dd trên?
	a	NaOH.	b	HCl.	c	BaCl2.	d	NH3.
Câu 5/ Có 3 chất bột: Al, Al2O3, Cr.Nhận 3 chất trên chỉ dùng 1 thuốc thử:
	a	dd NaOH.	b	dd HCl. 	c	dd FeCl2.	d	H2O.
Câu 6/ Có thể dùng 1 thuốc thử để nhận biết 3 dd: natri sunfat, kali sunfit, nhôm sunfat?
	a	dd HCl.	b	dd BaCl2.	c	 dd NaOH.	d	quỳ tím.
Câu 7/ Dùng 2 hóa chất nào sau đây để nhận 4 dd: HCl, HNO3, KCl, KNO3?
	a	quỳ tím, dd AgNO3.	b	quỳ tím, dd Ba(OH)2.
	c	dd Ba(OH)2, dd AgNO3.	d	dd phenolphtalein, dd AgNO3.
Câu 8/ Để loại bỏ tạp chất Fe, Cu có trong mẫu Ag, người ta ngâm mẫu bạc này vào dd dư dd(mà không làm tăng lượng Ag);
	a	H2SO4đặc, nguội.	b	FeCl3. cAgNO3.	d	HNO3.
Câu 9/ Dùng 1 thuốc thử để phân biệt 4 chất rắn: NaOH, Al, Mg, Al2O3 là:
	a	dd HCl.	b	nước.	c	dd H2SO4.	d	dd HNO3 đặc.
Câu 10/ Có thể dùng H2SO4 đặc để làm khô các chất:
	a	NH3, O2, N2, CH4, H2. 	 bCaO, CO2, CH4, H2. 
	cSO2, NO2, CO2, CH4, H2.	dNa2O, Cl2, O2, CO2, H2.
Câu 11/ Để nhận 4 dd: NH4NO3, (NH4)2SO4, K2SO4, KOH, chỉ cần dùng dd:
	a	quì tím.	b	AgNO3.	c	NaOH.	d	Ba(OH)2.
Câu 12/ Có thể dùng thuốc thử nào sau đây nhận biết 4 dd riêng biệt: NH4Cl, NaCl, BaCl2, Na2CO3?
	a	NaOH.	b	H2SO4.	c	quì tím.	d	HCl.
Câu 13/ Để làm khô khí H2S có thể dùng:
	a.	đồng sunfat khan. b. P2O5.	 c. Ca(OH)2.	d.	vôi sống.
Câu 14/ Có các dd : glucozơ, glyxerol, etanol, etylfomat. Có thể dùng thuốc thử nào sau đây để nhận được cả 4 dd trên?
	a	Cu(OH)2	b	dd NaOH	c	dd AgNO3/NH3 	d	dd HCl
Câu 15/ Có 3 dd: saccarozơ, glucozơ, hồ tinh bột.Dùng thuốc thử nào sau đây để nhận 3 dd trên?
	a	 I2	b	dd AgNO

Tài liệu đính kèm:

  • docchuyen_de_hoa_hoc_lop_12_dang_8_cac_nguyen_to_phi_kim_va_hop.doc