Chuyên đề Hình tượng người phụ nữ Việt Nam qua một số tác phẩm văn học trung đại thuộc chương trình Ngữ văn THCS

doc 27 trang Người đăng haibmt Lượt xem 59636Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chuyên đề Hình tượng người phụ nữ Việt Nam qua một số tác phẩm văn học trung đại thuộc chương trình Ngữ văn THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề Hình tượng người phụ nữ Việt Nam qua một số tác phẩm văn học trung đại thuộc chương trình Ngữ văn THCS
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI
MÔN: NGỮ VĂN
Tên chuyên đề:
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ VIỆT NAM QUA 
MỘT SỐ TÁC PHẨM VĂN HỌC TRUNG ĐẠI 
THUỘC CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN THCS
Dự kiến số tiết bồi dưỡng: 8 tiết
Đối tượng bồi dưỡng: Học sinh giỏi lớp 9
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN 9 :
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ VIỆT NAM QUA MỘT SỐ TÁC PHẨM 
VĂN HỌC TRUNG ĐẠI THUỘC CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN THCS
PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU
1/ Lý do chọn chuyên đề
Văn học Việt Nam là nền văn học mang đậm tính nhân văn. Một trong những giá trị độc đáo ấy là hình tượng người phụ nữ luôn được phản ánh sâu đậm và cao đẹp, đặc biệt là trong văn học trung đại. Tuy nhiên trong thực tế, văn học trung đại vốn khó và có phần xa cách về thời gian nên thường có nhiều hạn chế trong dạy và học. Vì mỗi thời kì có một đặc trưng riêng biệt song vẫn có những giá trị mang tính truyền thống nên để hiểu hôm nay không thể không quan tâm đến quá khứ. Việc nắm vững hình tượng người phụ nữ trong văn học giai đoạn trung đại có ý nghĩa vô cùng quan trọng không chỉ với giai đoạn văn học đó mà còn là cơ sở để nắm vững các giai đoạn trước và sau nó. Thời kì từ TK X đến hết TK XIX là vô cùng quan trọng vì nó có nhiều biến động lịch sử quyết định sự phát triển của dân tộc, vì thế văn học cũng vô cùng đa dạng, phong phú và có ý nghĩa quan trọng trong tiến trình văn học dân tộc. 
Thế nhưng trong chương trình Ngữ văn THCS được biên soạn theo đổi mới phương pháp dạy học thì các tác phẩm văn học không học theo tiến trình lịch sử, ít nội dung khái quát về văn học từng thời kì dẫn đến học sinh khó khăn trong trong việc xâu chuỗi các vấn đề qua nhiều tác phẩm. Mặt khác, chương trình lại chỉ dành cho giai đoạn này một lượng thời gian không nhiều và nội dung còn hạn hẹp, việc tìm hiểu sâu hơn hoàn cảnh lịch sử, các vấn đề về người phụ nữ có phần quá sơ lược, thiếu cơ sở. Với các em, nhất là với học sinh giỏi càng cần thiết phải nắm được hoàn cảnh xã hội, những đặc trưng cơ bản...để tìm hiểu sâu sắc hơn giá trị cũng như nét đặc thù mỗi tác phẩm, trong mỗi trào lưu; vì vậy chuyên đề này sẽ phần nào giúp các em, các thầy cô có kiến thức đầy đủ toàn diện hơn về hình tượng người phụ nữ trong giai đoạn văn học quan trọng này.
2/ Phạm vi kiến thức
 Các sáng tác văn học Việt Nam giai đoạn từ TK X đến hết TK XIX. Tập trung chủ yếu vào các tác phẩm thuộc chương trình Ngữ văn 9 như: "Truyện Kiều" của Nguyễn Du, "Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ, "Lục Vân Tiên" của Nguyễn Đình Chiểu và một số tác giả, tác phẩm thuộc chương trình Ngữ văn 7: Thơ Hồ Xuân Hương, " Chinh Phụ Ngâm" của Đặng Trần Côn và Đoàn Thị Điểm. Ngoài ra có mở rộng đến một số tác phẩm ngoài chương trình như " Cung oán ngâm khúc " của Nguyễn Gia Thiều thuộc chương trình ngữ văn THPT ...Trong mỗi văn bản, chỉ tập trung làm rõ vẻ đẹp và bi kịch của nhân vật người phụ nữ và nghệ thuật khắc hoạ tính cách nhân vật ấy và một số vấn đề tham khảo.
3/ Đối tượng thực hiện
Học sinh lớp 9. Dùng cho đội tuyển bồi dưỡng HSG Ngữ văn cấp Huyện, cấp Tỉnh.
4/ Thời lượng sử dụng
Dạy trong 8 tiết.
PHẦN II: PHẦN NỘI DUNG
A/ KHÁI QUÁT
 1. Khái niệm hình tượng và hình tượng trong văn học     
          Hình tượng là sự phản ánh hiện thực một cách khái quát bằng nghệ thuật dưới hình thức những hiện tượng cụ thể, sinh động, điển hình, nhận thức trực tiếp bằng cảm tính. Hình tượng văn học trong các tác phẩm luôn là phương tiện hình thức để nhà văn bộc lộ giá trị tư tưởng và phong cách nghệ thuật của mình . Mỗi nhà văn khi cầm bút phải không ngừng sáng tạo tìm tòi để xây dựng hình tượng nhân vật tiêu biểu đặc sắc. Không phải tác phẩm văn học nào cũng có hình tượng văn học. Không phải nhân vật nào trong tác phẩm văn học đều trở thành hình tượng nhân vật văn học. Để trở thành hình tượng văn học điều kiện tiên quyết là phải có tính điển hình. Trong văn học, hình tượng nhân vật phải là: nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình. Nghĩa là nhân vật văn học ấy phải có sức tập trung khái quát cao. Nhân vật ấy phải có những nét chung nhất của tầng lớp, giai cấp... mà mình đại diện. Và bối cảnh xã hội mà nhân vật ấy xuất hiện phải là bối cảnh điển hình của một vùng, một nơi vào một thời điểm lịch sử nhất định. Như vậy: hình tượng nhân vật trong văn học là nhân vật điển hình trong tác phẩm văn học, mang đậm nét khái quát của tầng lớp, giai cấp của nhân vật ấy, đồng thời là nhân vật có những nét riêng đặc biệt, xuất hiện trong bối cảnh điển hình mà tác phẩm văn học ấy thể hiện.
2. Hình  tượng người phụ nữ trong văn học trung đại        
           Trong giai đoạn nửa cuối thế kỉ XVI – thế kỉ XIX, ở nước ta do điều kiện xã hội đặc biệt của nó mà trong văn học dân tộc ta hình thành một trào lưu nhân đạo chủ nghĩa. Trong trào lưu văn học này, lần đầu tiên hình ảnh người phụ nữ được đề cập đến một cách phổ biến trong nhiều tác phẩm của nhiều tác giả: Đặng Trần Côn và Đoàn Thị Điểm có người chinh phụ trong Chinh phụ ngâm; Nguyễn Gia Thiều có người cung nữ trong Cung oán ngâm khúc; Nguyễn Du có Thúy Kiều trong Truyện Kiều; Nguyễn Dữ có Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương ; trong những truyện Nôm của những nhà thơ khác như Hoa Tiên, Sơ kính tân trangcũng có những cô gái như Dao Tiên, Quỳnh ThưNhưng điểm lại những nhân vật phụ nữ trong giai đoạn này, hầu như tất cả đều xuất thân từ tầng lớp quý phái, ngay cả Thúy Kiều của Nguyễn Du cũng được nhà thơ giới thiệu là: “Gia tư nghĩ cũng thường thường bậc trung”(truyện Kiều). Chỉ có hình ảnh người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương, Vũ Nương trong Truyện của Nguyễn Dữ ta mới bắt gặp những người con gái của tầng lớp bình dân. 
          Trong dòng chảy quan niệm Việt Nam, người phụ nữ đẹp trong văn học trung đại cũng hiện diện trong một vẻ đẹp toàn diện cả bên trong lẫn bên ngoài. Đó là một sự kết hợp hài hoà giữa sắc – tài – tâm, giữa nhan sắc và đức hạnh với “tam tòng, tứ đức”. Như vậy, ngay trong cái nền chung trong quan niệm về người phụ nữ đẹp của người Việt đã có một sự “dị biệt” qua từng thời kì văn học. Đó là vì quan niệm thẩm mỹ vốn là một phạm trù “phụ thuộc vào chủ thể thẩm mỹ” (Chủ nghĩa Mác – Lênin). Cho nên, mỗi một thời đại, tuỳ vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể mà có những quan niệm khác nhau. Thời trung đại, với sự tiếp biến văn hoá đặc biệt là văn hoá Trung Hoa, tư tưởng của Khổng giáo, Đạo giáo và Phật giáo đã chi phối đến quan niệm thẩm mỹ của thời đại. Người phụ nữ có đức hạnh theo quan niệm của Nho gia (lễ giáo phong kiến) là người phải hội tụ đủ “tam tòng, tứ đức” (Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử; và công, dung, ngôn hạnh).
Tuỳ theo cái nhìn chủ quan của tác giả mà vẻ đẹp mỗi nhân vật nữ lại được biểu hiện không giống nhau. Đó là nàng Kiều (Truyện Kiều), người được xem là người đàn bà đẹp nhất trong văn học Việt Nam. Nếu đặt Kiều vào trong lễ giáo phong kiến thì Kiều không phải là người phụ nữ đức hạnh, nhưng không vì thế mà dân tộc ta phủ nhận vẻ đẹp của Kiều từ ngoại hình đến tài năng, tâm hồn, tính cách. Như vậy, Kiều đẹp còn bởi tấm lòng nhân hậu, bao dung vốn là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta mà Nguyễn Du đã kế thừa. Nguyễn Đình Chiểu thì đưa ra một quan niệm về nguời phụ nữ lý tưởng theo quan niệm của lễ giáo phong kiến: “Gái thời tiết hạnh làm câu trau mình”(Lục Vân Tiên). Những người phụ nữ trong Chinh phụ ngâm  hay Cung oán ngâm cũng là những đại diện tiêu biểu cho quan niệm về người phụ nữ đẹp trong thời đại họ. Nhưng với Hồ Xuân Hương, người phụ nữ “nổi loạn” của thời đại, thì bà lại có cái nhìn mới về vẻ đẹp người phụ nữ, đứng ở vị trí là người phát ngôn cho vẻ đẹp của giới mình. Xuân Hương là người đầu tiên và có thể là duy nhất đưa vào văn học giai đoạn này không phải là cô gái quý tộc mà đích thực là những cô gái bình dân.  Bà tìm thấy vẻ đẹp thực sự của họ, nêu bật vẻ đẹp bên trong, vẻ đẹp tâm hồn của họ (Bánh trôi nước, Con ốc nhồi, Quả mít); ca ngợi tuổi trẻ tươi mát, trắng trong các cô gái đang xoan (Đề tranh tố nữ); đi vào đến từng chi tiết của vẻ đẹp cơ thể (Thiếu nữ ngủ ngày)
          Tuy nhiên, trong quan niệm của dân tộc ta thời kì này thì người phụ nữ đẹp thường gắn liền với số phận bất hạnh. Điểm lại gương mặt nhân vật nữ thời kì này ta thấy một điểm chung ở họ là có một cuộc đời đầy sóng gió, bẽ bàng, không mấy người có được hạnh phúc thật sự. Đặc điểm này phải chăng là do quan niệm “hồng nhan bạc mệnh”.
B/ NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ 
Phụ nữ là một đề tài lớn trong văn học Việt Nam. Từ trước thế kỉ XVI, nhân vật phụ nữ đã thoáng hiện trong các tác phẩm văn xuôi tự sự cũng như trong thơ ca. Đó là hình ảnh những vị anh hùng dân tộc, như Bà Trưng, Bà Triệu, sống đánh giặc, chết hoá thành phúc thần tiếp tục giúp dân giúp nước; hoặc các nhân vật khác như Mị Châu, vì ngây thơ mà bị kẻ thù lợi dụng để đến mất nước tan nhà; như công chúa Tiên Dung thích ngao du sơn thuỷ, bất chấp luật lệnh của vua cha, tự ý kết duyên cùng chàng đánh cá Chử Đồng Tử nghèo khó không một mảnh khố che thân; hay nàng quận chúa A Kim yêu say đắm Hà Ô Lôi – một đứa vừa xấu vừa đen nhưng có giọng hát mê hồn Trong lĩnh vực thơ ca, ta cũng thấy có một số bài, hoặc ngâm vịnh về nhân vật lịch sử như các bài Vịnh Mị Ê, Vịnh nàng Điêu Thuyền, Vịnh Chiêu Quân, hoặc các bài nói về nỗi buồn thương của các thiếu phụ, kẻ thì bị tình duyên dang dở như bài Chức Nữ nhớ Ngưu Lang, Tiên tử mong Lưu Nguyễn, Hoàng giang điếu Vũ NươngTrong lĩnh vực sân khấu dân gian có Thị Kính trong vở chèo "quan âm Thị Kính" chịu nỗi hàm oan nuôi con cho Thị Mầu đến lúc hóa về cõi nết bàn... Tuy nhiên, ở giai đoạn này, nhân vật phụ nữ chưa trở thành đối tượng quan tâm chính của văn học mà chỉ mới xuất hiện lẻ tẻ trong văn xuôi lịch sử, trong thần phả, trong truyện dân gian, hoặc trong các bài thơ điếu, vịnh,
Đến thế kỉ XVI, đặc biệt là thế kỉ XVIII, phụ nữ đã trở thành một trong những đề tài lớn của văn học. Các thể loại văn học dường như đều xoay quanh việc phản ánh số phận người phụ nữ. Vì vậy, trong văn học giai đoạn này, hình tượng người phụ nữ hiện lên một cách khá đầy đủ và toàn diện trên nhiều bình diện. Về văn xuôi, các tác phẩm nổi tiếng viết về đề tài phụ nữ có “Truyền kì mạn lục” của Nguyễn Dữ (nửa đầu thế kỉ XVI), “Truyền kì tân phả” của Đoàn Thị Điểm (1705 – 1748), “Kiến văn lục” của Vũ Trinh (1759 – 1828), Truyện Nôm cũng có rất nhiều tác phẩm viết về đề tài này, nhưng tiêu biểu hơn cả là các truyện “Hoa Tiên” của Nguyễn Huy Tự (1743 – 1790), “Truyện Kiều” của Nguyễn Du (1765 – 1820),“Sơ kính tân trang” của Phạm Thái (1777 – 1813), " Lục Vân Tiên" của Nguyễn Đình Chiểu ( 1822-1888)...Thơ ca viết về phụ nữ, nổi bật là tác phẩm “Chinh phụ ngâm khúc” của Đặng Trần Côn ( dịch giả Đoàn Thị Điểm), “Cung oán ngâm khúc” của Nguyễn Gia Thiều (1741 – 1798),thơ của Hồ Xuân Hương,
Nói tóm lại, từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX, trong các thể loại văn học, thơ ca cũng như văn xuôi tự sự, tác phẩm viết bằng chữ Hán cũng như viết bằng chữ Nôm, dường như nở rộ đề tài viết về người phụ nữ và hình tượng người phụ nữ nổi bật lên với hai đặc điểm cơ bản:
Phụ nữ - hiện thân của cái đẹp.
Phụ nữ - hiện thân của số phận bi thương.
I. HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ - HIỆN THÂN CỦA CÁI ĐẸP
	Đất nước Việt Nam - đất nước của những câu hát ru ngọt ngào, đất nước của cánh cò trắng bay, đất nước của bàn tay mẹ tảo tần qua bao năm tháng và từ trong cái nguồn mạch dạt dào ấy, người phụ nữ là đề tài chưa bao giờ vơi cạn trong nguồn cảm hứng của người nghệ sĩ, qua nhiều thời đại khác nhau. 
 Thần thoại Hi Lạp kể rằng: “Thượng đế đã lấy vẻ đầy đặn của mặt trăng, đường uốn cong của loài dây leo, dáng run rẩy của các loài cỏ hoa, nét mềm mại của loài lau cói, màu rực rỡ của nhị hoa, điệu nhẹ nhàng của chiếc lá, cảm giác tinh vi của vòi voi, cái nhìn đăm chiêu của mắt hươu, cái xúm xít của đàn ong, ánh rực rỡ của mặt trời, nỗi xót xa của tầng mây, luồng biên động của cơn gió, tính nhút nhát của con hươu rừng, sắc lộng lẫy của con chim công, hình nhuần nhuyễn của con chim yểng, chất cứng rắn của ngọc kim cương, vị ngon ngọt của đường mật, khí lạnh lẽo của băng tuyết đức trung trinh của chim uyên ương đem mọi thứ ấy hỗn hợp lại, nặn thành người phụ nữ”. Có thể nói, người phụ nữ là biểu tượng của cái đẹp. 
Nhân vật phụ nữ, ở thể loại tự sự hay trữ tình trong văn học trung đại, thường đẹp cả người lẫn nết, ít thấy có hiện tượng “xấu người đẹp nết” như trong văn học dân gian. Chính vì thế, các nhân vật chính diện là những phụ nữ trong văn học từ thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XIX hầu hết có sự hài hoà giữa cái đẹp về hình thức với cái đẹp về tâm hồn, họ là hiện thân của cái đẹp: đẹp người và đẹp nết.
	1. Cái đẹp hình thể
Điều đặc biệt là: các cô gái khi đi vào văn học giai đoạn này đều là những giai nhân tuyệt thế.
	Hạnh Nguyên trong “Nhị độ mai” là một cô gái đẹp rực rỡ:
“Người đâu trong ngọc trắng ngà,
Mặt vành vạnh nguyệt, tóc rà rà mây”.
	Sắc đẹp của người cung nữ trong “Cung oán ngâm khúc” của Nguyễn Gia Thiều đã đến mức siêu phàm:
“Chìm đáy nước cá lừ đừ lặn,
Lửng lưng trời nhạn ngẩn ngơ sa.
Hương tươi đắm nguyệt say hoa,
Tây Thi mất vía Hằng Nga giật mình”.
Chị em Thuý Vân và Thuý Kiều trong " Truyện Kiều" của Nguyễn Du thì rõ ràng là khuôn mẫu của sắc đẹp:
“Vân xem trang trọng khác vời,
Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang.
Hoa cười, ngọc thốt đoan trang,
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.
Kiều càng sắc sảo mặn mà,
So bề tài sắc lại là phần hơn.
Làn thu thuỷ, nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh”.
Hai tiểu thư cành vàng lá ngọc, thông minh xinh đẹp "mai cốt cách, tuyết tinh thần’. Tuy mỗi người một vẻ nhưng ai cũng vô cùng xinh đẹp, dáng vẻ thanh thoát, yêu kiều như nhành mai, còn tâm hồn lại trắng trong như băng tuyết, thanh cao, kiều diễm và quý pháiVới bút pháp nghệ thuật ước lệ, Nguyễn Du đã lấy những hình tượng đẹp của thiên nhiên để tôn lên vẻ đẹp tuyệt đỉnh của chị em Thúy Kiều. Vân có một vẻ đẹp cao sang, quý phái, trẻ trung: khuôn mặt tròn trịa, đầy đặn như mặt trăng, lông mày sắc nét, đậm như con ngài, miệng cười tươi thắm như hoa, giọng nói trong trẻo thoát ra từ hàm răng ngà ngọc, mái tóc đen óng nhẹ hơn mây, làn da trắng mịn màng hơn tuyết,...
Vân đã đẹp, Kiều lại càng đẹp hơn. Một vẻ đẹp "sắc sảo" về trí tuệ và "mặn mà" về tâm hồn. Một vẻ đẹp " nghiêng nước nghiêng thành", một vẻ đẹp khiến hoa phải " ghen", liễu phải " hờn"...	
	Hồ Xuân Hương còn muốn vĩnh hằng hoá sắc đẹp của người con gái trong bài thơ “Đề tranh tố nữ”:
“Hỏi bao nhiêu tuổi hỡi cô mình.
Chị cũng xinh mà em cũng xinh.
Đôi lứa như in tờ giấy trắng,
Ngàn năm còn mãi cái xuân xanh”.
Ngay cả những cô gái bình dân cũng mang vẻ đẹp thật quyến rũ.Trong tác phẩm " Bánh trôi nước" của nữ sĩ Hồ Xuân Hương, hiện lên hình ảnh người con gái "vừa trắng lại vừa tròn", một người mang vẻ bề ngoài đầy đặn, tròn trịa. Đó là vẻ đẹp tự nhiên, dân dã, không chăm chút mà mộc mạc, tự nhiên nhưng không kém phần duyên dáng với làn da trắng mịn màng. Đấy chính là vẻ đẹp của người con gái lao động hay lam hay làm, đầy mạnh mẽ chốn thôn quê. Ta cũng bắt gặp người phụ nữ như thế xuất hiện trong "Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ. Vũ Thị Thiết cũng giống như cô gái trong "Bánh trôi nước", là một người phụ nữ thùy mị nết na lại thêm tư dung tốt đẹp, chăm chỉ siêng năng, khiến Trương Sinh phải đem lòng thương mến mà bỏ ra trăm lạng vàng rước nàng về làm vợ.
2. Cái đẹp tài năng
 	Sắc đẹp của nhân vật nữ trong văn học giai đoạn này thường gắn liền với một phần phẩm chất không thể thiếu được, đó là tài. Ở họ, sắc và tài tạo thành một cặp đặc điểm không tách rời nhau. Theo quan niệm của xã hội phong kiến, tài gồm bốn mặt sau đây: cầm, kì, thi, hoạ, nghĩa là: có tài đánh đàn, chơi cờ, làm thơ và vẽ. Có thể coi Thuý Kiều của Nguyễn Du là nhân vật tiêu biểu cho phẩm chất nói trên. Tiếng đàn của nàng làm cho Kim Trọng phải “ngơ ngẩn sầu”, làm cho Thúc Sinh “cũng tan nát lòng” và làm cho Hồ Tôn Hiến “nhăn mày, rơi châu”. Tài làm thơ của Kiều nhanh đến khó mà tưởng tượng nổi:
Tay tiên một vẫy đủ mười khúc ngâm.
Tay tiên gió táp mưa sa
Đã nhanh, lại hay! Thơ của Kiều có thể cảm thông được quỷ thần, khiến hồn ma Đạm Tiên phải hiện lên, khiến viên quan phủ “mặt sắt đen sì” phải rủ lòng thương, không những chỉ tha cho Kiều mà còn đứng ra làm lễ tác hợp cho nàng được lấy Thúc Sinh, và cho Hoạn Thư, một con người tai quái cũng phải thốt lên:
“Rằng: Tài nên trọng, mà tình nên thương”
Hay chính ở nữ sĩ Hồ Xuân Hương được mệnh danh là " bà chúa thơ Nôm". Cuộc đời và thơ ca của bà là một hiện tượng khá đặc biệt được rất nhiều người đàm luận từ xưa đến nay. Tục truyền hồi Xuân Hương còn đi học; một hôm gặp phải trời mưa, đến sân nhà trường, đất trơn, cô nữ sinh trượt chân ngã oạch một ái, các bạn học thấy thế đều cười ầm lên. Nhưng Xuân Hương đã đứng ngay dậy, ung dung đọc hai câu thơ rằng:
                                     Giơ tay với thử trời cao thấp
                                     Xoạc cẳng đo xem đất vắn dài.
rồi bình thản đi vào. Mấy chàng trai thấy thế cũng phục tài.
          Lại có chuyện, một hôm Xuân Hương đi thăm chùa Trấn Quốc về, nàng đang lững thững trên bờ Hồ Tây, bỗng thấy có mấy thầy khóa bước rảo lên theo sát ở đằng sau rồi trêu ghẹo nàng, có người lại mang cả văn chương chữ nghĩa ra nữa, nàng đọc cho một bài thơ rằng:
                                    Khéo khéo đi đâu lũ ngẩn ngơ?
                                    Lại đây cho chị dạy làm thơ.
         Có thể nói rằng, trong cái xã hội phong kiến “trọng nam khinh nữ”như vậy, Xuân Hương vẫn dám khẳng định tài năng, trí tuệ hơn người của mình.
         Hay trong bài "Ðề đền Sầm Nghi Ðống", tác giả đã thể hiện được sự tự ý thức về mình, thể hiện được tài năng của người phụ nữ:
                                 Ghé mắt trông ngang thấy bảng treo,
                                 Kìa đền thái thú đứng cheo leo.
                                 Ví đây đổi phận làm trai được,
                                 Thì sự anh hùng há bấy nhiêu.
          Ði qua ngôi đền thờ tên tướng bại trận, nhà thơ phụ nữ này đã không chịu cất nón, cúi đầu chào kính cẩn, trái lại còn buông lời chê cười, mỉa mai: ghé mắt tức là nhìn liếc, nhìn bằng nửa con mắt. Ðặc biệt ở hai câu kết nhà thơ đã dám nói một điều táo bạo: Nếu được làm trai thì sự nghiệp anh hùng của ta sẽ không xoàng, không tồi tệ như sự anh hùng của nhà ngươi đâu.
        Qua đây, ta cũng hiểu thêm ít nhiều về người phụ nữ xưa, không chỉ đẹp về hình thể mà họ còn là những con người có đầy tài năng.
3. Cái đẹp tâm hồn
 Tuy vậy, ca ngợi tài và sắc của người phụ nữ không phải là mục đích của tác giả văn học thế kỉ XVI – thế kỉ XIX. Tài và sắc chỉ là một phương diện của cái đẹp và làm nền để bộc lộ bản chất của cái đẹp: đẹp nết. Mỗi một thể loại văn học, mỗi một tác giả văn học lại có cách biểu đạt riêng về cái đẹp của người phụ nữ. 
	Khi nói đến đẹp nết là ta đã đề cập tới phạm trù đạo đức. Trong văn học dân gian người ta cho rằng:
“Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người”.
	Nhưng, như trên đã nói, trong văn học trung đại không có sự đối lập giữa hình thức (xấu người) với nội dung (đẹp nết). Hình thức và nội dung thường có sự hoà quyện sóng đôi. Vì thế, ở các truyện truyền kì cũng như truyện Nôm, trong bất cứ hoàn cảnh nào, nhân vật phụ nữ luôn toát lên một phẩm chất cao đẹp: hiếu thảo, thủy chung, giàu đức hi sinh và có tấm lòng vị tha nhân hậu.
Nàng Vũ Nương trong " Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ là người phụ nữ thuỷ chung, son sắt trong tình nghĩa vợ chồng:  Trong cuộc sống vợ chồng, biết Trương Sinh vốn có tính đa nghi, nên nàng luôn “giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hòa”. Nàng luôn giữ cho tình cảm gia đình đầm ấm, yên vui. Nàng là một người vợ hiền thục, khôn khéo, nết na đúng mực! Hạnh phúc êm ấm tưởng bền lâu, không ngờ đất nước xảy ra binh biến, Trương Sinh phải đầu quân ra trận ở biên ải xa xôi. Buổi tiễn chồng đi lính, Vũ Nương rót chén rượu đầy, dặn dò chồng những lời tình nghĩa, đằm thắm, thiết tha: “ Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong được đeo ấn hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi”. Ước mong của nàng thật bình dị, lời lẽ dịu dàng ấy, chứng tỏ nàng l

Tài liệu đính kèm:

  • docNguoi_phu_nu_trong_VHTD.doc