Chuyền đề Địa hình bề mặt trái đất Địa lí lớp 6

doc 14 trang Người đăng dothuong Lượt xem 569Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyền đề Địa hình bề mặt trái đất Địa lí lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyền đề Địa hình bề mặt trái đất Địa lí lớp 6
Tiết 17, 18 - Chủ đề: ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT 
I. LÍ DO XÂY DỰNG CHỦ ĐỀ
Trên bề mặt Trái Đất có nhiều dạng địa hình với các đặc điểm khác nhau về hình thái, độ cao cũng như sự thích hợp đề phát triển các hoạt động kinh tế. 
Tìm hiểu chủ đề “Địa hình bề mặt Trái Đất” học sinh sẽ nắm được các dạng địa hình, trên cơ sở đó học sinh phân biệt được đặc điểm giống và khác nhau của các dạng địa hình; ý nghĩa của các dạng địa hình đối với phát triển kinh tế, đồng thời vận dụng được các kiến thức đã học vào thực tiễn.
II. MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ
	Sau bài học, học sinh:
1. Kiến thức
- Trình bày được đặc điểm hình dạng, độ cao của địa hình núi, đồng bằng, cao nguyên và đồi.
- Nêu được ý nghĩa của các dạng địa hình đối với sản xuất nông nghiệp.
2. Kĩ năng 
- Nhận biết được bốn dạng địa hình qua tranh ảnh và thực tế.
3. Thái độ
- Có tình yêu quê hương đất nước, thấy được sự cần thiết phải bảo vệ những tài nguyên và các cảnh đẹp thiên nhiên, các di sản thiên nhiên trên các dạng địa hình.
- Có tinh thần hợp tác, nghiên cứu, tìm hiểu, đóng góp ý kiến.
4. Phẩm chất – Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực tự học
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ
- Năng lực tự quản lý
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực hợp tác
b. Năng lực chuyên biệt
- Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ: mức 1
- Năng lực sử dụng bản đồ
- Năng lực sử dụng số liệu thống kê: mức 1, 2
- Năng lực sử dụng ảnh, hình vẽ, mô hình: mức 1,2,3,4,5
III. NỘI DUNG CHỦ ĐỀ
Tìm hiểu địa hình núi
Khám phá địa hình Cácxtơ và các hang động
Tìm hiểu địa hình bình nguyên (đồng bằng)
Tìm hiểu địa hình cao nguyên và đồi
IV. BẢNG MÔ TẢ CÁC CẤP ĐỘ TƯ DUY
Nội dung
Các mức độ tư duy
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cấp độ cao
Tìm hiểu địa hình núi
- Trình bày được đặc điểm địa hình núi.
- Phân loại núi dựa vào độ cao và thời gian hình thành.
- Phân biệt được cách tính độ cao tuyệt đối và tương đối của núi.
- Liên hệ thực tế ở Việt Nam
- Liên hệ trên thế giới
Khám phá địa hình Cácxtơ và các hang động
- Trình bày được đặc điểm địa hình Cácxtơ.
- Phân tích được ý nghĩa của dạng địa hình này đối với phát triển kinh tế.
- Liên hệ thực tế ở Việt Nam.
- Liên hệ trên thế giới.
Tìm hiểu địa hình bình nguyên (đồng bằng)
- Trình bày được đặc điểm địa hình bình nguyên.
- Biết phân loại các dạng đồng bằng
- Phân tích được ý nghĩa của dạng địa hình này đối với phát triển kinh tế. 
- So sánh đặc điểm của địa hình đồng bằng với địa hình núi.
- Liên hệ thực tế ở Việt Nam.
- Liên hệ trên thế giới.
Tìm hiểu địa hình cao nguyên và đồi
- Trình bày được đặc điểm địa hình cao nguyên.
- Trình bày được đặc điểm địa hình đồi.
- Phân tích được ý nghĩa của 2 dạng địa hình này đối với phát triển kinh tế.
 - So sánh đặc điểm của địa hình cao nguyên với địa hình núi; địa hình cao nguyên với bình nguyên
- So sánh đặc điểm của địa hình đồi với địa hình núi.
- Liên hệ thực tế ở Việt Nam.
- Liên hệ trên thế giới
V. CÂU HỎI, BÀI TẬP THEO CÁC CẤP ĐỘ TƯ DUY ĐÃ MÔ TẢ
1. Mức độ nhận biết
Câu 1: Quan sát hình, đọc và khai thác thông tin trong sách giáo khoa trang 42, 43; hãy:
Cho biết đặc điểm địa hình núi.
Dựa vào độ cao tuyệt đối, núi được phân thành mấy loại. 
Phân biệt núi già và núi trẻ bằng cách hoàn thành bảng theo gợi ý dưới đây:
Sự khác nhau giữa núi già và núi trẻ
Núi
Thời gian hình thành
Đỉnh núi
Sườn núi
Thung lũng
Núi già
Núi trẻ
	Câu 2: Quan sát hình 37, 38, kết hợp đọc thông tin SGK và dựa vào hiểu biết của em hãy cho biết:
	- Địa hình cácxtơ có đặc điểm gì?
	- Hãy mô tả những gì em thấy trong hang động.
	Câu 3: Quan sát hình, đọc và khai thác thông tin trong sách giáo khoa, hãy:
	- Nêu đặc điểm của địa hình đồng bằng
	- Phân loại địa hình dựa vào nguyên nhân hình thành
	Câu 4: Quan sát hình, đọc và khai thác thông tin trong sách giáo khoa, hãy:
Nêu đặc điểm của địa hình cao nguyên
Câu 5 : Quan sát hình, đọc và khai thác thông tin trong sách giáo khoa, hãy:
Nêu đặc điểm của địa hình đồi. Tên gọi khác của dạng địa hình này.
2. Mức độ thông hiểu 
Câu 1: Quan sát hình 34. hãy cho biết cách tính độ cao tuyệt đối và tương đối
của núi khác nhau như thế nào?
	Câu 2: Quan sát hình, đọc và khai thác thông tin trong sách giáo khoa cho biết tại sao hang động thường có sức hấp dẫn đối với khách du lịch?
	Câu 3: Dựa vào kiến thức SGK và sự hiểu biết của bản thân hãy phân tích ý nghĩa của dạng địa hình đồng bằng đối với sự phát triển nông nghiệp.
	Câu 4: Phân tích ý nghĩa của dạng địa hình cao nguyên đối với sự phát triển nông nghiệp.
	Câu 5: Phân tích ý nghĩa của dạng địa hình đồi đối với sự phát triển nông nghiệp.
	Câu 6: So sánh đặc điểm địa hình núi với địa hình đồng bằng; địa hình núi , địa hình bình nguyên với địa hình cao nguyên; địa hình núi với địa hình đồi.
	3. Mức độ vận dụng
	Câu 1: Căn cứ vào cách phân loại núi theo độ cao, hãy cho biết các núi sau, núi nào thuộc loại núi thấp, núi trung bình và núi cao.
Đỉnh núi
Độ cao tuyệt đối (m)
Bà Đen ( Tây Ninh)
986
Ngọc Linh (Kon Tum)
2598
Phan-xi-păng ( Lào cai)
3143
Tản Viên ( Hà Nội)
1287
Yên Tử ( Quảng Ninh)
1068
	Câu 2: Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 5 câu) mô tả dạng địa hình núi ở địa phương em.
	Câu 3: Em hãy kể tên một số hang động núi đá vôi ở Việt Nam mà em biết.
	Câu 3: Em hãy kể tên các đồng bằng ở Việt Nam. Nêu vai trò của các đồng bằng này đối với sự phát triển nông nghiệp.
	Câu 4: Em hãy kể tên các cao nguyên ở Việt Nam. Nêu vai trò của các cao nguyên này đối với sự phát triển nông nghiệp.
	Câu 5: Địa hình đồi phân bố ở vùng nào của Việt Nam. Nêu vai trò của dạng địa hình này đối với phát triển nông nghiệp.
	4. Mức độ vận dụng cao
	Câu 1: Sưu tầm thông tin và tranh ảnh để biết thêm một số dãy núi và các hang động nổi tiếng trên thế giới.
	Câu 2: Sưu tầm thông tin và tranh ảnh về các đồng bằng lớn trên thế giới.
	Câu 3:Sưu tầm thông tin và tranh ảnh về các cao nguyên lớn trên thế giới.
Tiết 17, 18 – Chủ đề: ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT 
	I. Mục tiêu chủ đề
	Sau bài học, học sinh:
1. Kiến thức
- Trình bày được đặc điểm hình dạng, độ cao của địa hình núi, đồng bằng, cao nguyên và đồi.
- Nêu được ý nghĩa của các dạng địa hình đối với sản xuất nông nghiệp, du lịch.
2. Kĩ năng 
- Nhận biết được bốn dạng địa hình qua tranh ảnh và thực tế.
3. Thái độ
- Có tình yêu quê hương đất nước, thấy được sự cần thiết phải bảo vệ những tài nguyên và các cảnh đẹp thiên nhiên, các di sản thiên nhiên trên các dạng địa hình.
- Có tinh thần hợp tác, nghiên cứu, tìm hiểu, đóng góp ý kiến.
4. Phẩm chất – Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực tự học
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ
- Năng lực tự quản lý
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực hợp tác
b. Năng lực chuyên biệt
- Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ: mức 1
- Năng lực sử dụng bản đồ
- Năng lực sử dụng số liệu thống kê: mức 1, 2
- Năng lực sử dụng ảnh, hình vẽ, mô hình: mức 1,2,3,4,5
II. Hình thức, phương pháp, kĩ thuật dạy học
Hình thức dạy học
- Học nội khóa
2. Phương pháp dạy học
- Phương pháp giải quyết vấn đề
- Phương pháp dạy học nhóm
- Phương pháp khảo sát, điều tra trong dạy học Địa lí
3. Kĩ thuật dạy học
- Kĩ thuật tia chớp
- Kĩ thuật động não
- Kĩ thuật giao nhiệm vụ
- Kĩ thuật bản đồ tư duy
III. Chuẩn bị của giáo viên, học sinh, tổ chức lớp
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Sơ đồ thể hiện độ cao tuyệt đối và độ cao tương đối của núi
- Tranh, ảnh về các loại núi già, núi trẻ, núi đá vôi và hang động.
- Tranh ảnh, mô hình, lát cắt về đồng bằng, cao nguyên.
- Bản đồ tự nhiên Việt Nam hoặc thế giới
- Máy chiếu
2. Chuẩn bị của học sinh
- Tranh ảnh về các dạng địa hình: núi, đồng bằng, cao nguyên và đồi.
3. Tổ chức lớp
- Kiểm tra sĩ số
Lớp
Sĩ số
Tên học sinh vắng
- Kiểm tra bài cũ
Tại sao người ta lại nói rằng: nội lực và ngoại lực là hai lực đối nghịch nhau?
IV. Tổ chức các hoạt động dạy học
1. Hoạt động khởi động
- Giáo viên cho học sinh quan sát một đoạn video trong bài hát “Phú Thọ quê hương tôi”
- Giáo viên yêu cầu học sinh nghe và quan sát video, cho biết: Bài hát trên đề cập đến dạng địa hình nào?
- GV nhận xét câu trả lời của học sinh và dẫn dắt học sinh vào bài.
2. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1: Tìm hiểu địa hình núi ( hoạt động nhóm)
+ Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm. Nhóm trưởng điều hành hoạt động chung của cả nhóm; mỗi thành viên trong nhóm trình bày các ý kiến của mình; thư kí tổng hợp các ý kiến, cả nhóm cùng nhau lựa chọn ý kiến tối ưu và báo cáo kết quả trong thời gian 7 phút. 
Quan sát hình, đọc và khai thác thông tin trong sách giáo khoa trang 42, 43; hãy:
Cho biết đặc điểm địa hình núi.
Dựa vào độ cao tuyệt đối, núi được phân thành mấy loại. Cách tính độ cao tuyệt đối và tương đối của núi khác nhau như thế nào?
Phân biệt núi già và núi trẻ bằng cách hoàn thành bảng theo gợi ý dưới đây:
Sự khác nhau giữa núi già và núi trẻ
Núi
Thời gian hình thành
Đỉnh núi
Sườn núi
Thung lũng
Núi già
Núi trẻ
+ Thực hiện nhiệm vụ học tập
Học sinh thực hiện nhiệm vụ hợp tác nhóm
+ Báo cáo kết quả và thảo luận
 Học sinh trao đổi, thảo luận với nhau về kết quả. Báo cáo kết quả làm việc với thầy/cô giáo.
+ Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ của học sinh; phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và những ý kiến thảo luận của học sinh; chốt kiến thức:
- Khái niệm núi: là dạng địa hình nhô cao rõ rệt trên mặt đất. Độ cao thường trên 500m so với mực nước biển, có đỉnh nhọn, sườn dốc. 
- Các bộ phận của núi: đỉnh núi, sườn núi và chân núi.
	- Phân loại núi: 
 * Căn cứ vào độ cao tuyệt đối, chia ra:
	+ Núi thấp: dưới 1000m
	+ Núi trung bình: từ 1000m đến 2000m
	+ Núi cao: từ 2000m trở lên
	* Căn cứ vào thời gian hình thành, chia ra:
	+ Núi già: hình thành cách đây hàng trăm triệu năm, đã trải qua quá trình bào mòn. Có đỉnh tròn, sườn thoải, thung lũng rộng và nông.
	+ Núi trẻ: hình thành cách đây vài chục triệu năm, vẫn còn tiếp tục được nâng cao với tốc độ chậm. Có đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng hẹp và sâu.
	Hoạt động 2: Khám phá địa hình cácxtơ và các hang động (hoạt động cá nhân)
	+ Chuyển giao nhiệm vụ học tập
	Quan sát hình 37, 38, kết hợp đọc thông tin SGK và dựa vào hiểu biết của em hãy cho biết:
	- Địa hình cácxtơ có đặc điểm gì?
	- Hãy mô tả những gì em thấy trong hang động? Kể tên một số hang động mà em biết? Cho biết tại sao hang động thường có sức hấp dẫn đối với khách du lịch?
+ Thực hiện nhiệm vụ học tập
Học sinh thực hiện nhiệm vụ cá nhân
+ Báo cáo kết quả và thảo luận
Học sinh trao đổi kết quả làm việc với bạn bên cạnh báo cáo với thầy/cô giáo.
+ Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ của học sinh; phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và những ý kiến thảo luận của học sinh; chốt kiến thức:
	- Địa hình cácxtơ là loại địa hình đặc biệt của núi đá vôi. Núi thường có sườn dốc đứng, đỉnh lởm chởm, sắc nhọn.
	- Trong vùng núi đá vôi thường có nhiều hang động đẹp, có những khối thạch nhũ với đủ hình dạng và màu sắc, rất hấp dẫn khách du lịch.
	Hoạt động 3: Tìm hiểu địa hình đồng bằng (Hoạt động cặp bàn)
	+ Chuyển giao nhiệm vụ học tập
	Quan sát mô hình địa hình cao nguyên và đồng bằng, đọc thông tin SGK, hãy:
	- Cho biết đặc điểm địa hình đồng bằng.
	- Dựa vào nguyên nhân hình thành, cho biết có mấy loại đồng bằng. Kể tên một số đồng bằng mà em biết.
- Nêu ý nghĩa của địa hình đồng bằng đối với sản xuất nông nghiệp.
+ Thực hiện nhiệm vụ học tập
Học sinh thực hiện nhiệm vụ cặp bàn
+ Báo cáo kết quả và thảo luận
Học sinh trao đổi kết quả làm việc với cặp bàn bên cạnh và báo cáo với thầy/cô giáo.
+ Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ của học sinh; phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và những ý kiến thảo luận của học sinh; chốt kiến thức:
- Khái niệm đồng bằng là dạng địa hình thấp, có bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc hơi gợn sóng. Độ cao tuyệt đối thường dưới 200m, nhưng cũng có những đồng bằng cao gần 500m.
- Phân loại theo nguyên nhân hình thành:
+ Đồng bằng do băng hà bào mòn.
+ Đồng bằng do phù sa của biển hay của các con sông bồi tụ.
- Đồng bằng do phù sa bồi tụ thuận lợi cho việc tưới tiêu, gieo trồng các cây lương thực, thực phẩm. Vì vậy, đây cũng là những vùng nông nghiệp trù phú, dân cư đông đúc.
Hoạt động 4: Nhận biết địa hình cao nguyên và đồi (Hoạt động cá nhân)
+ Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Quan sát hình ảnh, dựa vào thông tin SGK, hãy:
- Cho biết đặc điểm địa hình cao nguyên và đồi.
- Nêu ý nghĩa của dạng địa hình này đối với sản xuất nông nghiệp.
+ Thực hiện nhiệm vụ học tập
Học sinh thực hiện nhiệm vụ cá nhân
+ Báo cáo kết quả và thảo luận
Học sinh trao đổi kết quả làm việc với bạn bên cạnh báo cáo với thầy/cô giáo.
+ Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ của học sinh; phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và những ý kiến thảo luận của học sinh; chốt kiến thức:
- Cao nguyên là dạng địa hình thường có độ cao tuyệt đối trên 500m, có bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng, nhưng có sườn dốc.
- Cao nguyên là nơi thuận lợi cho việc trồng cây công nghiệp và chăn nuôi gia súc lớn.
- Giãu miền núi và đồng bằng thường có một vùng chuyển tiếp gọi là đồi hay trung du. Đồi là dạng địa hình nhô cao , có đỉnh tròn sườn thoải, nhưng độ cao tương đối thường không quá 200m.
	3. Hoạt động luyện tập
	a. Căn cứ vào cách phân loại núi theo độ cao, hãy cho biết các núi sau, núi nào thuộc loại núi thấp, núi trung bình và núi cao.
Đỉnh núi
Độ cao tuyệt đối (m)
Bà Đen ( Tây Ninh)
986
Ngọc Linh (Kon Tum)
2598
Phan-xi-păng ( Lào cai)
3143
Tản Viên ( Hà Nội)
1287
Yên Tử ( Quảng Ninh)
1068
	b. Dựa vào kiến thức đã học, hãy
	- So sánh những điểm giống nhau và khác nhau giữa đồng bằng và cao nguyên.
	- Cho biết tại sao người ta lại xếp cao nguyên vào dạng địa hình miền núi.
	4. Hoạt động vận dụng
	 Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 10 dòng) mô tả dạng địa hình ở địa phương em hoặc ở nơi em biết và nêu ý ngĩa của dạng địa hình đó đối với sản xuất nông nghiệp?
	5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng
	 Sưu tầm thông tin, tranh ảnh để biết thêm một số dãy núi cao, hang động nổi tiếng hoặc đồng bằng và cao nguyên lớn trên thế giới.
	V. Kết thúc bài học
	1. Củng cố
	- Em hãy tổng hợp lại kiến thức của bài học ngày hôm nay bằng một sơ đồ tư duy. 
	- GV hướng dẫn học sinh cách lập một sơ đồ tư duy.
	2. Hướng dẫn về nhà
	- Học bài và làm bài tập trong sách giáo khoa.
	- Kể tên một số khoáng sản mà em biết. Hãy nêu công dụng của các loại khoáng sản đó.

Tài liệu đính kèm:

  • docDia_hinh_be_mat_Trai_Dat.doc