Chuyên đề Chương III: Cacbon – Silic

doc 4 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1660Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Chương III: Cacbon – Silic", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề Chương III: Cacbon – Silic
CHƯƠNG III: CACBON – SILIC
Câu 1: Trong nguyên tử cacbon, 2 electron trên phân lớp 2p được phân bố trên 2 orbital khác nhau và được biểu diễn bằng 2 mũi tên cùng chiều. Điều này tuân theo quy tắc nào sau đây ?
	A. Nguyên lí Pauli.	B. Quy tắc Hund.	C. Nguyên lí vững bền.	D. Quy tắc Klech Kowski.
Câu 2: Để xác định lượng cacbon trong thép người ta đốt mẫu thép trong oxi, thu lấy CO2. Nếu đem đốt 100 gam thép và thu được 2,3 gam CO2. Phần trăm cacbon trong thép theo khối lượng là
	A. 1,1%.	B. 0,63%.	C. 2,5%.	D. 1.45%.
Câu 3: Tính oxi hóa của C thể hiện ở phản ứng nào sau đây?
	A. C + O2 CO2.	B. C + 2CuO 2Cu + CO2.
	C. 3C + 4Al Al4C3.	D. C + H2O CO + H2.
Câu 4: Tỉ khối hơi của hỗn hợp (A) gồm CO2 và N2 đối với khí H2 bằng 18. Thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi khí trong hỗn hợp lần lượt là
	A. 40% và 60%.	B. 25% và 75%.	C. 61,11% và 38,89%. 	D. 33,33% và 66,67%
Câu 5: Người ta cần dùng 7,84 lít khí CO (đktc) để khử hoàn toàn 20g hỗn hợp CuO và Fe2O3 ở nhiệt độ cao. Thành phần % theo khối lượng của mỗi oxit kim loại ban đầu lần lượt là
	A. 20% và 80%.	B. 30% và 70%.	C. 25% và 75%.	D. 60% và 40%.
Câu 6: Khử hoàn toàn 4,8 gam Fe2O3 bằng CO dư ở nhiệt độ cao. Khối lượng Fe thu được sau phản ứng là
A. 2,52 gam.	B. 3,36 gam.	C. 1,68 gam.	D. 1,44 gam.
Câu 7: Dãy nào sau đây được sắp xếp theo chiều giảm dần độ bền nhiệt các hợp chất hiđro của các nguyên tố trong nhóm cacbon ?
	A. CH4 > SiH4 > GeH4 > SnH4 > PbH4.	B. CH4 > SiH4 > PbH4 > SnH4 > GeH4.
	C. PbH4 > SnH4 > GeH4 > SiH4 > CH4.	D. SiH4 > GeH4 > PbH4 > SnH4 > CH4.
Câu 8: Từ Pb đến C, tính bazơ của các oxit biến đổi 
	A. tăng dần.	B. giảm dần.	C. không tăng, không giảm. 	 D. không xác định được.
Câu 9: Oxit cao nhất của một nguyên tố R có công thức RO2. Trong hợp chất khí với hiđro, nguyên tố R chiếm 87,5% về khối lượng. R là nguyên tố nào sau đây ?
	A. Cacbon.	B. Silic.	C. Nitơ.	D. Clo.
Câu 10: Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tính phi kim giảm dần là
	A. Cl, P, S, Si.	B. Cl, S, Si, P.	C. Cl, S, P, Si.	D. S, Cl, Si, P.
Câu 11: Dãy những phi kim nào dưới đây không tác dụng được với nhau ?
	A. P, H2, S, Cl2, I2.	B. O2, Cl2, I2, Br2.	C. N2, H2, S, O2, C.	D. Br2, I2, O2, P.
Câu 12: Dãy muối cacbonat nào sau đây không bị nhiệt phân hủy ?
	A. CaCO3, MgCO3, FeCO3, Ca(HCO3)2.	B. Mg(HCO3)2, KHCO3, Ca(HCO3)2, Na2CO3.
	C. Na2CO3, K2CO3, Li2CO3.	D. BaCO3, K2CO3, KHCO3, Li2CO3.
Câu 13: Cặp chất nào sau đây tác dụng với nhau tạo ra sản phẩm đều là chất khí ?
	A. C và H2O.	B. CO và CuO.	C. C và FeO.	D. CO2 và KOH.
Câu 14: Cho cấu hình electron nguyên tử sau đây: 
	(1) 1s22s22p63s23p63d104s24p2.	(2) 1s22s22p63s23p63d104s24p3.
	(3) 1s22s22p63s13p3.	(4) 1s22s12p3. Cấu hình electron ở trạng thái cơ bản là
	A. (1).	B. (1) và (3).	C. (2).	D. (1) và (2).
Câu 15: Cho hơi nước qua than nóng đỏ, người ta thu được hỗn hợp khí nào sau đây ?
	A. CO2 và H2.	B. CO và H2.	C. N2 và H2.	D. CO và N2.
Câu 16: Cho hơi nước đi qua 1 tấn than nóng đỏ (chứa 92% C) thu được hỗn hợp khí, hiệu suất phản ứng đạt 85%. Thể tích hỗn hợp khí thực tế thu được là (đktc)
	A. 2919,5 cm3.	B. 2918,5 cm3.	C. 2991,5 cm3.	D. 2920 cm3.
Câu 17: Nhỏ từ từ dung dịch HCl vào dung dịch xôđa thì phản ứng xảy ra:
	Na2CO3 + HCl NaHCO3 + NaCl.	(1)
	NaHCO3 + HCl NaCl + CO2+ H2O.	(2)
	Na2CO3 + 2HCl 2NaCl + CO2+ H2O.	(3)
	A. (2) trước (1) sau.	B. Chỉ xảy ra (3).	C. (1) trước (2) sau.	D. Tất cả đều đúng.
Câu 18: Có một hỗn hợp khí gồm cacbon monoxit, hiđroclorua và lưu huỳnh đioxit, hãy chọn trình tự tiến hành nào sau đây để chứng minh sự có mặt của mỗi khí trong hỗn hợp ?
	A. Dùng dung dịch AgNO3, dung dịch brom, bột đồng oxit nung nóng.
	B. Dùng quỳ tím, bột đồng nung nóng.
	C. Dùng nước vôi trong, dung dịch Pb(NO3)2.	D. Dùng dung dịch thuốc tím, dung dịch Pb(NO3)2.
Câu 19: Dung dịch nước của muối X làm quỳ tím ngã màu xanh, còn dung dịch của nước của muối Y không làm đổi màu quỳ tím. Trộn lẫn dung dịch của hai muối thì xuất hiện kết tủa. X và Y có thể là
	A. NaOH và K2SO4.	B. K2CO3 và Ba(NO3)2.
	C. KOH và FeCl2.	D. Na2CO3 và KNO3.
Câu 20: (ĐHB2012) Phát biểu nào sau đây là đúng?
Hỗn hợp FeS và CuS tan được hết trong dung dịch HCl dư 
Thổi không khí qua than nung đỏ, thu được khí than ướt 
Phốtpho đỏ dễ bốc cháy trong không khí ở điều kiện thường 
Dung dịch hỗn hợp HCl và KNO3 hòa tan được bột đồng 
Câu 21: Hòa tan hoàn toàn một lượng CaO vào nước thu được dung dịch A. Sục V lít khí CO2 vào dung dịch A 
thu được 2,5 gam kết tủa. Giá trị tối thiểu của V (đktc) là
	A. 4,48 lít.	B. 0,56 lít.	C. 0,67 lít.	D. 1,12 lít.
Câu 22: Cho V lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch chứa 0,2 mol Ca(OH)2 thu được 10 gam kết tủa. Giá trị của V là
	A. 1,12 lít.	B. 2,24 lít.	C. 6,72 lít.	D. 2,24 hoặc 6,72.
Câu 23: Dẫn 2,24 lít khí CO2 (đktc) vào 100 ml dung dịch KOH 1,5M. Muối thu đựơc trong dung dịch sau phản ứng là
	A. KHCO3 và K2CO3. B. K2CO3.	C. KHCO3.	D. Không xác định được.
Câu 24: Cho 100 gam CaCO3 tác dụng hết với HCl dư. Dẫn khí CO2 sinh ra vào 300 gam dung dịch NaOH 20%. Khối lượng muối thu được là
	A. 53 gam.	B. 42 gam.	C. 53 gam và 42 gam.	D. 50 gam và 20 gam.
Câu 25: Cho 8 lít hỗn hợp gồm CO và CO2 trong đó CO2 chiếm 39,2% theo thể tích (đktc) đi qua dung dịch chứa 7,4 gam Ca(OH)2. Khối lượng kết tủa sau phản ứng là
	A. 6 gam.	B. 6,5 gam.	C. 7 gam.	D. 9 gam.
Câu 26: Cho 2,24 lít CO2 (đktc) vào 20 lít dung dịch Ca(OH)2, thu được 6 gam kết tủa trắng. Nồng độ mol/l của dung dịch Ca(OH)2 có giá trị là
	A. 0,03M.	B. 0,002M.	C. 0,04M.	D. 0,004M.
Câu 27: Dẫn V lít khí CO2 (đktc) hấp thụ hoàn toàn bởi 2 lít dung dịch Ba(OH)2 0,0225M, thu được 2,955 gam kết tủa. V (lít) có giá trị là 
	A. 2,24 hoặc 10,08 .	B. 4,48 hoặc 6,72.	C. 1,68 hoặc 1,12.	D. 0,336 hoặc 1,68.	
Câu 28: Hấp thụ hoàn toàn 3,2256 lít khí CO2 (đo ở 54,60C, 1 atm) vào 2 dung dịch Ca(OH)2 0,03M. Dung dịch thu được chứa chất tan nào sau đây ?
	A. Ca(HCO3)2 và CaCO3. B. CaCO3.	C. Ca(HCO3)2.	D. Ca(OH)2 và CaCO3.
Câu 29: Cho 2,24 lít khí CO2 (đktc) tác dụng vừa đủ với 200ml Ca(OH)2, sinh ra chất kết tủa trắng. Nồng độ mol/l của dung dịch Ca(OH)2 đã dùng là:
	A. 0,55M.	B. 0,5M.	C. 0,45M.	D. 0,65M.
Câu 30: Cho V lít CO2 (đktc) vào dung dịch chứa 0,2 mol Ca(OH)2 thu đựơc 10g kết tủa. V có giá trị là
	A. 6,72 lít.	B. 2,24 lít và 4,48 lít.	C. 2,24 lít.	D. 2,24 l hay 6,72 lít.
Câu 31: Cho 21g MgCO3 tác dụng với một lượng vừa đủ HCl 2M, khí sinh ra được dẫn vào trong dung dịch nước vôi trong dư, thu được một kết tủa. Khối lượng kết tủa là:
	A. 28g.	B. 35g.	C. 26g.	D. 25g.
Câu 32: Hòa tan 10g CaCO3 vào trong 150 ml dung dịch HCl 2M (D = 1,2g/ml) thu được 2,24 lít khí X (đktc) và một dung dịch Y. Nồng độ % của các chất trong dung dịch Y là
	A. 6,6% và 2%.	B. 5,98%.	C. 1,97%.	D. 5,98% và 1.97%.
Câu 33: Chỉ dùng thêm một thuốc thử nào cho dưới đây là có thể phân biệt được 3 lọ mất nhãn chứa các dung dịch sau: H2SO4, BaCl2, Na2SO4.
	A. Phenolphtalein.	B. dd AgNO3.	C. dd Na2CO3.	D. NaOH.
Câu 34: Cho các chất khí: CO, CO2, NO2, NO, H2S, HCl, SO2. Dãy các chất khí nào sau đây tác dụng với KOH ?
	A. CO2, H2S, NO, HCl.B. CO2, NO2, H2S, HCl, SO2.C. CO, NO2, NO, SO2.	D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 35: Có 4 lọ đựng 4 khí riêng biệt: oxi, clo, hiđro và khí cacbonic. Bằng cách nào trong các cách sau đây có thể phân biệt mỗi khí trên (tiến hành theo trình tự):
	A. Dùng nước vôi trong dư.	B. Dùng nước vôi trong dư, quỳ tím ẩm.
	C. Dùng tàn đóm đỏ, quỳ tím ẩm.	D. Dùng quỳ tím ẩm, nước vôi trong.
Câu 36: Cho 268,8 m3 hỗn hợp khí CO và H2 (đktc) để khử Fe2O3 ở nhiệt độ cao. Khối lượng Fe thu được là:
	A. 448kg.	B. 487kg.	C. 446kg.	D. 450kg.
Câu 37: Dung dịch NaHCO3 có tạp chất là Na2CO3. Dùng cách nào sau đây để loại bỏ tạp chất, thu được NaHCO3 tinh khiết.
	A. Cho tác dụng với BaCl2 dư, rồi cô cạn dung dịch thu được.
	B. Cho tác dụng với NaOH dư rồi cô cạn dung dịch thu được.
	C. Cho tác dụng với dung dịch HCl rồi cô cạn dung dịch thu được.
	D. Sục khí CO2 dư vào dung dịch rồi sấy nhẹ dung dịch thu được.
Câu 38: Có 5 lọ mất nhãn chứa các dung dịch riêng biệt sau đây: K2SO4, K2SO3, K2CO3, Ba(HCO3)2, KHS. Để phân biệt các dung dịch trên ta cần dùng:
	A. dd HCl.	B. dd H2SO4. 	C. dd BaCl2.	D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 39: Có 3 chất rắn: CaCO3, Na2CO3, NaNO3 đựng trong các lọ riêng biệt mất nhãn, chọn phương pháp hóa học nào sau đây để phân biệt các chất trên ?
	A. nước, qùy tím.	B. dd HCl.	C. nước, khí CO2.	D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 40: Có 5 bình đựng các khí N2, H2, CO2, Cl2, O3. Theo trình tự để phân biệt các khí là
	A. Dùng nước vôi trong, dd KOH, bột Cu.
	B. Dùng dung dịch hỗn hợp (KI + hồ tinh bột), nước vôi trong, bột CuO, nhiệt độ.
	C. Dùng quỳ tím ẩm, dùng que đóm còn tàn đỏ, dùng nước vôi trong.D. Tất cả đều đúng.
Câu 41: Phản ứng nào sau đây đúng?
	A. NaHCO3 + Ca(OH)2 dư CaCO3+ NaOH + H2O.B. NaHCO3 + KOH NaKCO3 + H2O.
	C. 2NaHCO3 + Mg(OH)2 Na2CO3 + MgCO3 + 2H2O.D. NaHCO3 + HCl NaCl + CO2+ H2O.
Câu 42: Cho 0,53g muối cacbonat của kim loại hóa trị I tác dụng với dung dịch HCl cho 112 ml khí CO2 (đktc). Công thức phân tử của muối là công thức nào sau đây ?
	A. Na2CO3.	B. NaHCO3.	C. KHCO3.	D. K2CO3.
Câu 43: Khi nung hỗn hợp CaCO3 và MgCO3 thì khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng chỉ bằng một nửa khối lượng ban đầu. Thành phần % khối lượng của CaCO3 trong hỗn hợp đầu là:
	A. 27,41%.	B. 28,41%.	C. 72,59%	D. 71,59%.
Câu 44: Cho 38,2g hỗn hợp Na2CO3 và K2CO3 vào dung dịch HCl dư. Dẫn lượng khí sinh ra qua nước vôi trong dư được 30g kết tủa. Khối lượng muối Na2CO3 trong hỗn hợp đầu là
	A. 12,6 gam.	B. 11,6 gam.	C. 10,6 gam.	D. 9,6 gam.
Câu 45: Biết thành phần % của Na2CO3 khan trong tinh thể ngậm nước là 37,07%. Công thức phân tử của muối ngậm nước là công thức nào sau đây ?
	A. Na2CO3.5H2O.	B. Na2CO3.10H2O.	C. Na2CO3.2H2O.	D. Na2CO3.8H2O.
Câu 46: Nung hỗn hợp hai muối CaCO3 và MgCO3 thu được 76g hai oxit và 33,6 lít khí CO2 (dktc). Khối lượng hỗn hợp muối ban đầu là:
	A. 142g.	B. 141g.	C. 140g.	D. 124g.
Câu 47: Có 7 chất bột là NaCl, BaCO3, Na2SO4, Na2S, BaSO4, MgCO3, Na2SiO3. Chỉ dùng thêm một chất nào cho dưới đây là có thể phân biệt được các muối trên ?
	A. dd NaOH.	B. dd BaCl2.	C. dd HCl.	D. dd AgNO3.
Câu 48: Cho khí CO2 tan vào nước có pha vài giọt qùy tím. Màu của dung dịch chuyển thành
	A. xanh.	B. tím.	C. hồng.	D. không màu.
	Sau khi đun nóng một thời gian thì màu của dung dịch chuyển thành
	A. xanh.	B. tím.	C. đỏ.	D. không màu.
Câu 49: Cho 3 cặp dung dịch hỗn hợp sau: 1. Na2CO3 và Na2SO4, 2. NaHCO3 và Na2CO3, 3. NaHCO3 và Na2SO4. Để phân biệt các dung dịch hỗn hợp trên, người ta cần dùng thêm cặp dung dịch nào dưới đây ?
	A. AgNO3 và HCl.	B. Ba(NO3)2 và HNO3.C. KCl và NaOH.	D. K2SO4 và HCl.
Câu 50: Có 4 dung dịch: NaOH, H2SO4, HCl, Na2CO3. Chỉ dùng thêm một chất nào sau đây để phân biệt được các dung dịch trên ?
	A. dd NaOH.	B. quỳ tím.	C. phenolphtalein.	D. dd AgNO3.
Câu 51: Phản ứng nào sau đây không phải là phản ứng oxi hóa - khử?
	A. 2NaOH + Cl2 NaCl + NaClO + H2O.	B. 4Fe(OH)2 + O2 2Fe2O3 + 4H2O.
	C. CaCO3 CaO + CO2.	D. 2KClO3 2KCl + 3O2.
Câu 52: Ion CO32- không phản ứng với các ion nào sau đây ?
	A. Cu2+, Pb2+, Mn2+.	B. Ba2+, NH4+, Na+.	C. K+, Li+, NH4+.	D. H+, NH4+, K+.
Câu 53: Khí cacbon monoxit (CO) nguy hiểm là do khả năng kết hợp với hemoglobin có trong máu làm mất khả năng vận chuyển oxi của máu. Trong trường hợp nào sau đây gây tử vong do ngộ độc khí CO ?
	A. Dùng bình gas để nấu nướng ngoài trời.	 B. Đốt bếp lò trong nhà không được thông gió tốt.
	C. Nổ (chạy) máy ô tô trong nhà xe đóng kín.	 D. Cả B và C đúng.
Câu 54: Cho 265g dung dịch Na2CO3 nồng độ 10% tác dụng với 500g dung dịch CaCl2 7%. Nồng độ các chất trong dung dịch sau phản ứng là
	A. 1% và 4%.	B. 0,98% và 3,95%.	C. 0,99% và 3,85%.	D. 0,97% và 3,75%.
Câu 55: Dịch vị dạ dày thường có pH trong khoảng từ 2 – 3. Nếu người nào có pH của dịch vị quá nhỏ hơn 2 thì dể bị viêm loét dạ dày. Để chữa bệnh này người bệnh thường uống trước bữa ăn một ít:
	A. Dung dịch natri hiđrocacbonat (NaHCO3).	B. Nước.	
	C. Nước mắm.	D. Nước đường. 
Câu 56: Để đề phòng bị nhiễm độc cacbon monooxit, người ta sử dụng mặt nạ với chất hấp phụ là:
	A. CuO và MnO2.	B. CuO và MgO.	C. CuO và than hoạt tính.	D. than hoạt tính.
Câu 57: Magie có thể cháy trong khí cacbon đioxit, tạo ra một chất bột màu đen. Công thức hóa học của chất này là:
	A. C.	B. MgO.	C. Mg(OH)2.	D. MgC2.
Câu 58: Muối NaHCO3 có thể tham gia phản ứng nào sau đây?
	A. Tác dụng được với axit.	B. Tác dụng với kiềm.
	C. Tác dụng nhiệt, bị nhiệt phân.	D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 59: (ĐHB2012) Dẫn luồng khí CO đi qua hỗn hợp gồm CuO và Fe2O3 nung nóng, sau một thời gian thu được chất rắn X và khí Y. Cho Y hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được 29,55 gam kết tủa. Chất rắn X phản ứng với dung dịch HNO3 dư thu được V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất ở đktc). Giá trị của V là
	A. 2,24	B. 4,48	C. 6,72	D. 3,36
Câu 60: X là dung dịch HCl nồng độ x mol/l. Y là dung dịch Na2CO3 nồng độ y mol/l. Nhỏ từ từ 100 ml X vào 100 ml Y, sau các phản ứng thu được V1 lít CO2 (đktc). Nhỏ từ từ 100 ml Y vào 100 ml X, sau phản ứng thu được V2 lít CO2 (đktc). Biết tỉ lệ V1 : V2 = 4 : 7. Tỉ lệ x : y bằng
A. 11 : 4.	B. 7 : 5.	C. 11 : 7.	D. 7 : 3.
Câu 61: Phần trăm khối lượng của nguyên tố R trong hợp chất khí với hiđro (R có số oxi hóa thấp nhất) và trong oxit cao nhất tương ứng là a% và b%, với a : b = 11 : 4. Phát biểu nào sau đây là đúng?
	A. Oxit cao nhất của R ở điều kiện thường là chất rắn.B. Nguyên tử R (ở trạng thái cơ bản) có 6 electron s.
	C. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, R thuộc chu kì 3.D. Phân tử oxit cao nhất của R không có cực.
Câu 62: Tiến hành các thí nghiệm sau ở điều kiện thường:
Sục khí SO2 vào dung dịch H2S.
Sục khí F2 vào nước.
Cho KMnO4 vào dung dịch HCl đặc.
Sục khí CO2 vào dung dịch NaOH.
Cho Si vào dung dịch NaOH.
(g) Cho Na2SO3 vào dung dịch H2SO4.
Số thí nghiệm có sinh ra đơn chất là
A. 5.	B. 4.	C. 3.	D. 6.
Câu 63: Thủy tinh lỏng là dung dịch đậm đặc của:
	A. CaSiO3. 	B. Na2SiO3.	C. K2SiO3.	D. Cả B và C.
Câu 64: Oxit axit nào sau đây tác dụng với nước không tạo ra axit ?
	A. Cacbon đioxit.	B. Lưu huỳnh đioxit.	C. Silic đioxit.	D. Đinitơ pentaoxit.
Câu 65: (ĐHA2012) Cho các phản ứng sau :
	(a) H2S + SO2 ®	(b) Na2S2O3 + dung dịch H2SO4 (loãng) ®
	(c) SiO2 + Mg 	(d) Al2O3 + dung dịch NaOH ®
	(e) Ag + O3 ®	(g) SiO2 + dung dịch HF ®
	Số phản ứng tạo ra đơn chất là
	A. 4.	B. 5.	C. 6.	D. 3.
Câu 66: Số oxi hóa cao nhất của Si thể hiện ở hợp chất nào trong các hợp chất sau:
	A. SiO.	B. SiO2.	C. SiH4.	D. Mg2Si.
Câu 67: Silic phản ứng được với nhóm chất nào sau đây ?
	A. O2, Ca, H2SO4, NaOH.	B. O2, F2, HCl, KOH.
	C. O2, Mg, C, F2, KOH.	D. O2, Mg, C, F2, HCl.
Câu 68: Hãy chọn câu đúng?
	A. SiO2 tan được trong dung dịch H2SO4.	B. SiO2 tan được trong nước.
	C. SiO2 tan được trong dung dịch HCl.D. SiO2 tan được trong muối cacbonat kim loại kiềm nóng chảy.
Câu 69: SiO2 tác dụng được với axit nào sau đây ?
	A. HCl.	B. HNO3.	C. HF.	D. HI.
Câu 70: Nguyên tố silic được dùng để chế tạo các vi mạch trong máy tính, silic được chế tạo từ cát biển đã tinh chế, đó là một hợp chất SiO2. Để thu được silic cần loại bỏ nguyên tố nào trong các nguyên tố sau ra khỏi cát đã tinh chế ?
	A. Oxi.	B. Sò biển.	C. Nước.	D. Muối.
Câu 71: Một loại thủy tinh pha lê có thành phần: 7,132%Na; 32,093%Pb; thành phần còn lại là silic và oxi. Công thức hóa học của thủy tinh pha lê này biểu diễn dưới dạng các hợp chất oxit là
	A. Na2O.3PbO.6SiO2.B. Na2O.PbO. 5SiO2.	C. Na2O.PbO.6SiO2.	D. Na2O.PbO.4SiO2.

Tài liệu đính kèm:

  • docchuong_Cacbonsilic.doc