Chuyên đề Chủ đề 5 : Lí thuyết chung về Peptit và Protein – Các dạng toán thường gặp

pdf 4 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1964Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Chủ đề 5 : Lí thuyết chung về Peptit và Protein – Các dạng toán thường gặp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề Chủ đề 5 : Lí thuyết chung về Peptit và Protein – Các dạng toán thường gặp
21 
Tài liệu Hóa Học 12 (2014 - 2015) Biên Soạn : Bế Ngọc Sang 
Chuyên đề 2 : Amin – Amino Axit – Protein - Polime (lí thuyết và phân dạng bài tập) 
Chủ đề 5 : Lí thuyết chung về Peptit và Protein – Các dạng toán thường gặp 
A. Tóm tắt lí thuyết 
I. Cấu tạo và phân loại 
1. Peptit 
 Peptit là những hợp chất hữu cơ chứa từ 2 đến 50 gốc α – aminoaxit liên kết với nhau bằng liên kết 
peptit (liên kết peptit chỉ được tính khi 2 α – aminoaxit liên kết với nhau) 
 Mỗi phân tử peptit gồm 1 số xác định các gốc α – aminoaxit theo một trật tự nghiêm ngặt. Nếu phân 
tử peptit chứa n gốc α – aminoaxit khác nhau thì có n! số đồng phân loại peptit 
 Có 2 loại peptit là 
o Oligopeptit : gồm các peptit có từ 2 đến 10 gốc α – aminoaxit và được gọi tên tương ứng là 
đipeptit, tripeptit,tetrapeptit, pentapeptit,....đecapeptit 
o Polipeptit : gồm các peptit có từ 11 đến 50 gốc α – aminoaxit. Polipeptit là cơ sở tạo nên các 
protein 
 Tính chất vật lí : các peptit thường ở thể rắn, nhiệt độ nóng chảy cao, dễ tan trong nước 
 Danh pháp : Gọi tên các aminoaxit ở đẩu N, đổi “in” thành “yl”, tới aminoaxit ở đẩu C thì không đổi 
“in” thành “yl” nữa. → “dài dài .... ngắn” 
o Ví dụ : H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-CO-NH-CH(CH(CH3)2)-COOH 
 → Tên đầy đủ : Glyxylalanylvalin → Tên rút gọn : Gly – Ala – Val 
2. Phân tử protein 
 Protein là những polipeptit cao phân tử, có phân tử khối từ vài chục nghìn đến vài triệu, khi thủy 
phân cho trên 20 loại α – aminoaxit khác nhau 
 Protein có vai trò là nền tảng về cấu trúc và chức năng của mọi cơ thể sống 
 Có 2 loại protein là 
o Protein đơn giản được tạo thành chỉ từ các gốc α – aminoaxit 
o Protein phức tạp được tạo thành từ các protein đơn giản cộng các thành phần “phi protein” 
như axit nucleic, lipit, gluxit,... 
 Tính chất vật lí chung của các protein là 
o Protein tồn tại ở 2 dạng : dạng hình sợi (tóc, móng, sừng,...) và dạng hình cầu (anbumin – có 
trong lòng trắng trứng, hemoglobin – một thành phần có trong máu,...) 
o Tính tan : Protein hình sợi hoàn toàn không tan trong nước, protein hình cầu tan trong nước 
o Sự đông tụ : khi đun nóng hay cho tác dụng với axit, bazo, muối thì protein sẽ đông tụ lại, 
tách ra khỏi dung dịch. Ta gọi đó là sự đông tụ protein 
II. Tính chất hóa học 
1. Phản ứng thủy phân 
 Peptit (n gốc α – aminoaxit) + (n-1) H2O n phân tử α – aminoaxit 
Vd : 
 Peptit (n gốc α – aminoaxit) + n NaOH n muối natri của các α – aminoaxit + H2O 
Vd : 
 Peptit (n gốc α – aminoaxit) + n HCl + (n-1) H2O n muối clorua của các α – aminoaxit 
Vd : 
2. Phản ứng màu của protein 
 Cho Anbumin có trong lòng trắng trứng thực hiện phản ứng 
o Tác dụng với HNO3 đậm đặc, t0 thu được hợp chất chứa nhóm nitro (-NO2) có màu vàng 
o Tác dụng với kết tủa xanh lam Cu(OH)2 tạo thành hợp chất có màu tím (gọi là phản ứng 
màu biure) → Chú ý : từ tripeptit trở lên mới có phản ứng màu Biure, đipeptit không có 
phản ứng này 
22 
Tài liệu Hóa Học 12 (2014 - 2015) Biên Soạn : Bế Ngọc Sang 
Chuyên đề 2 : Amin – Amino Axit – Protein - Polime (lí thuyết và phân dạng bài tập) 
B. Các dạng bài tập 
Dạng 1 : Câu hỏi giáo khoa về protein và peptit 
Câu 1 : Cho các phát biểu sau, phát biểu nào đúng khi nói về peptit ? 
(1) Tất cả các peptit đều có phản ứng màu Biure 
(2) Các peptit được tạo nên từ các ε – aminoaxit liên kết với nhau bằng liên kết peptit 
(3) Peptit có 2 loại là oligopeptit và polipeptit 
(4) Oligopeptit là peptit có từ 2 đến 10 gốc α – aminoaxit trong phân tử 
(5) Polipeptit là peptit có từ 11 đến 50 gốc α – aminoaxit trong phân tử 
A. (1), (3), (4), (5) B. (3), (4), (5) C. (1), (4), (5) D. (2), (4), (5) 
Câu 2 : Cho các phát biểu sau, số phát biểu đúng khi nói về protein ? 
(a) Protein là thành phần cơ sở tạo nên các peptit 
(b) Protein có 2 dạng là dạng hình sợi và dạng hình cầu 
(c) Protein dạng hình sợi tan nhiều trong nước còn dạng hình cầu không tan trong nước 
(d) Anbumin là một thành phần có trong máu, Hemoglobin là thành phần có trong lòng trắng trứng 
(e) Cho Anbumin phản ứng với dd HNO3 đặc tạo ra hợp chất có màu tím gọi là phản ứng màu Biure 
A. 1 B. 3 C. 4 D. 5 
Câu 3 : Tripeptit là hợp chất 
A. mà mỗi phân tử có 3 liên kết peptit C. có 2 lk peptit mà phân tử có 3 gốc α-amino axit 
B. có 1 lk peptit mà phân tử có 3 gốc amino axit D. có lk 3 peptit mà phân tử có 3 gốc α-amino axit 
Câu 4 : Trong các chất dưới đây, chất nào là đipeptit ? 
A. H2N-CH2-CO-NH-CH2-CH2-COOH C. H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-COOH 
B. H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-CO-NH-CH2-COOH D. H2N-CH(CH3)-CO-NH-CH2-CO-NH-CH(CH3)-COOH 
Câu 5 : Từ glyxin (Gly) và alanin (Ala) có thể tạo ra tối đa mấy loại đipeptit ? 
A. 1 loại B. 2 loại C. 3 loại D. 4 loại 
Câu 6 : Có tối đa bao nhiêu loại tripeptit mà phân tử chứa 3 gốc amino axit khác nhau ? 
A. 3 loại B. 5 loại C. 6 loại D. 8 loại 
Câu 7 : Số đồng phân tripeptit tạo thành từ 1 phân tử glyxin và 2 phân tử alanin là 
A. 2 đồng phân B. 3 đồng phân C. 4 đồng phân D. 5 đồng phân 
Câu 8 : Số đồng phân tripeptit có chứa gốc của cả glyxin và alanin là 
A. 3 đồng phân B. 4 đồng phân C. 5 đồng phân D. 6 đồng phân 
Câu 9 : Cho đipeptit Gly-Ala. Tên của đipeptit này là 
A. Glyxinalanin B. Glyxylalanin C. Glyxylalanyl D. Glyxinalanyl 
Câu 10 : Tripetit có tên gọi Glyxylvalylalanin tên rút gọn là 
A. Gly-Ala-Val B. Gly-Glu-Val C. Gly-Val-Ala D. Ala-Glu-Val 
Câu 11 : Cho 2 peptit : Glyxylalanin và Glyxylvalylalanin thực hiện phản ứng màu Biure với Cu(OH)2. 
Peptit nào tham gia phản ứng tạo ra hợp chất có màu tím ? 
A. Glyxylalanin B. Glyxylvalylalanin C. cả 2 peptit phản ứng D. cả 2 peptit không p.ư 
Câu 12 : Hiện tượng riêu cua nổi lên khi nấu canh cua là do 
A. sự đông tụ. B. sự đông rắn. C. sự đông đặc. D. sự đông kết. 
Câu 13 : Tetrapeptit là peptit có 
A. 4 liên kết peptit B. 3 liên kết peptit C. 2 liên kết peptit D. 1 liên kết peptit 
Câu 14 : Cho peptit Ala-Gly phản ứng với dd HNO3 đặc thu được hợp chất có màu 
A. Màu vàng B. Màu tím C. Màu xanh lam D. Màu đỏ 
Câu 15 : Cho các phát biểu sau, các phát biểu sai là 
(a) H2N-CH2-CO-NH-CH2-CH2-COOH thuộc loại tripeptit 
(b) Hemoglobin thuộc nhóm peptit có dạng hình sợi 
(c) Phản ứng màu biure chỉ dành cho tripeptit trở lên, đi peptit không có phản ứng này 
(d) Ala-Gly có tên gọi là AlanylGlyxin 
(e) Từ Alanin và Glyxin có thể tạo ra 4 loại dipeptit 
(f) Polipeptit là peptit chứa từ 10 tới 50 gốc α – aminoaxit trong phân tử 
(g) Protein phức tạp trong thành phần gồm có các protein đơn giản và các thành phần “phi protein” 
(h) Polipeptit là thành phần cơ sở tạo nên protein 
(i) Protein có vai trò là nền tảng về cấu trúc và chức năng của mọi cơ thể sống 
A. (c), (d), (e), (g), (h) B. (a), (b), (f) C. (a), (c), (e), (g), (h) D. (c), (d), (e), (f), (h) 
23 
Tài liệu Hóa Học 12 (2014 - 2015) Biên Soạn : Bế Ngọc Sang 
Chuyên đề 2 : Amin – Amino Axit – Protein - Polime (lí thuyết và phân dạng bài tập) 
Dạng 2 : Bài toán thủy phân peptit 
Câu 1 : Khi thủy phân hoàn toàn một pentapeptit ta thu được các amino axit X, Y, Z, E, F. Còn khi thuỷ 
phân từng phần thì thu được các đi và tripeptit XE, ZY, EZ, YF, EZY. Trình tự các amino axit trong 
pentapeptit trên là 
A. X–E–Y–Z–F. B. X–E–Z–Y–F. C. X–Z–Y–E–F. D. X–Z–Y–F–E. 
Câu 2 (A-2009) : Nếu thuỷ phân không hoàn toàn pentapeptit Gly-Ala-Gly-Ala-Gly thì thu được tối đa bao 
nhiêu đipeptit khác nhau? 
A. 4. B. 2. C. 3. D. 1 
Câu 3 : Khi thủy phân hoàn toàn 0,1 mol tripeptit mạch hở X thu được alanin. Đốt cháy hoàn toàn lượng 
alanin này lấy sản phẩm thu được cho lội từ từ qua nước vôi trong dư, tạo ra m gam kết tủa. Giá trị của m là 
A. 120. B. 90. C. 30. D. 45. 
Câu 4 : Tetrapeptit mạch hở Y đều được tạo nên từ một aminoaxit X (no, mạch hở, trong phân tử chứa 
một nhóm –NH2 và một nhóm –COOH). Đốt cháy hoàn toàn 0,01 mol Y, thu được tổng khối lượng CO2 
và H2O bằng 4,78 gam. X là 
A. Glyxin B. Alanin C. Valin D. Lysin 
Câu 5 : Khi thủy phân hoàn toàn 55,95 gam một peptit X chỉ thu được 66,75 gam alanin. X là 
A. tripeptit. B. tetrapeptit. C. pentapeptit. D. Đipeptit 
Câu 6 : Phân tử khối của một pentapeptit bằng 373. Biết pentapeptit này được tạo nên từ một amino axit no 
trong phân tử chỉ có chứa một nhóm amino và một nhóm cacboxyl. Phân tử khối của amino axit này là 
A. 60,6. B. 57,0. C. 75,0. D. 89,0 
Câu 7 : Cho 0,02 mol một tripeptit X (Ala-Gly-Val) phản ứng vừa hết với V ml dung dịch NaOH 0,5M thu 
được dung dịch Y. Cô cạn Y thu được m gam muối khan. Giá trị của V và m lần lượt là 
A. 120ml và 6,94g B. 160ml và 7,52g C. 140ml và 7,52g D. 180ml và 6,94g 
Câu 8 : Một peptit X khi thuỷ phân hoàn toàn chỉ thu được alanin. Biết phần trăm khối lượng N trong X 
bằng 18,767%. Khối lượng muối thu được khi cho 0,5 mol X tác dụng với dung dịch KOH dư là 
A. 317,5 gam B. 315,7 gam C. 371,5 gam D. 375,1 gam 
Câu 9 (A-2010) : Có bao nhiêu tripeptit (mạch hở) khác loại mà khi thủy phân hoàn toàn đều thu được 3 
aminoaxit: glyxin, alanin và phenylalanin? 
A. 6. B. 9. C. 4. D. 3. 
Câu 10 : Thuỷ phân hoàn toàn 0,1 mol một tetrapeptit X thu được 31,4 gam hỗn hợp amino axit. Phân tử 
khối của X là 
A. 242. B. 260. C. 314. D. Kết quả khác 
Câu 11 : Khi thủy phân không hoàn toàn pentapeptit Ala-Gly-Val-Gly-Ala được tối đa bao nhiêu tripeptit 
khác nhau? 
A. 1. B. 4. C. 3. D. 2. 
Câu 12 : Khi thủy phân hoàn toàn 55,95 gam một peptit X thu được 66,75 gam alanin (amino axit duy nhất). 
X là ? 
A. tripeptit. B. tetrapeptit. C. pentapeptit. D. đipeptit. 
Câu 13 (A-2011) : Thủy phân hết m gam tetrapeptit Ala-Ala-Ala-Ala (mạch hở) thu được hỗn hợp gồm 
28,48 gam Ala, 32 gam Ala-Ala và 27,72 gam Ala-Ala-Ala. Giá trị của m là 
A. 81,54. B. 66,44. C. 111,74. D. 90,6. 
Câu 14 : Brađikinin có tác dụng làm giảm huyết áp, đó là một nonapeptit có công thức là : Arg–Pro–Pro–
Gly–Phe–Ser–Pro–Phe–Arg. Khi thủy phân không hoàn toàn peptit này có thể thu được bao nhiêu tripeptit 
mà trong thành phần có phenylalanin (phe) ? 
A. 4. B. 5. C. 3. D. 6. 
Câu 15 : Thuỷ phân hoàn toàn pentanpeptit X ta thu được các amino axit A, B, C, D và E. Thuỷ phân không 
hoàn toàn X ta thu được các đi peptit BD, CA, DC, AE và tri peptit DCA. Trình tự các gốc aminoaxit trong 
phân tử X là 
A. BCDAE B. EACBD C. BDCAE D. ABCDE 
Câu 16 : Thủy phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit A thì thu được 3 mol glyxin ; 1 mol alanin và 1mol valin. 
Khi thủy phân không hoàn toàn A thì trong hỗn hợp sản phẩm thấy có các đipeptit Ala-Gly ; Gly-Ala và 
tripeptit Gly-Gly-Val. Amino axit đầu N, amino axit đầu C ở pentapeptit A lần lượt là 
A. Gly, Val. B. Ala, Val. C. Gly, Gly. D. Ala, Gly. 
24 
Tài liệu Hóa Học 12 (2014 - 2015) Biên Soạn : Bế Ngọc Sang 
Chuyên đề 2 : Amin – Amino Axit – Protein - Polime (lí thuyết và phân dạng bài tập) 
C. Bài tập tự luyện 
Câu 1 : Peptit có CTCT như sau: H2NCHCH3CONHCH2CONHCHCH(CH3)2COOH. Tên gọi đúng của 
peptit trên là 
A. Ala-Ala-Val. B. Ala-Gly-Val. C. Gly-Ala-Gly. D. Gly-Val-Ala. 
Câu 2 : Hợp chất nào sau đây thuộc loại đipeptit ? 
A. H2NCH2CONHCH2CONHCH2COOH. C. H2NCH2CONHCH(CH3)COOH. 
B. H2NCH2CH2CONHCH2CH2COOH. D. H2NCH2CH2CONHCH2COOH. 
Câu 3 : Trong hợp chất sau đây có mấy liên kết peptit ? 
H2N–CH2–CO–NH–CH(CH3)–CO–NH–CH2–CO–NH–CH(C6H5)–CH2–CO–HN–CH2–COOH 
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. 
Câu 4 (B-2010) : Hỗn hợp X gồm alanin và axit glutamic. Cho m gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch 
NaOH (dư), thu được dung dịch Y chứa (m + 30,8) gam muối. Mặt khác, nếu cho m gam X tác dụng hoàn 
toàn với dung dịch HCl, thu được dung dịch Z chứa (m + 36,5) gam muối. Giá trị của m là 
A. 112,2. B. 165,6. C. 123,8. D. 171,0. 
Câu 5 : Chọn tên gọi đúng của tripeptit sau: 
H2NCH2CO NHCHCO
CH3
NH CH COOH
CH(CH)3
A. Ala-Gly-Val. B. Gly-Ala-Val. C. Gly-Val-Glu. D. Ala-Gly-Glu 
Câu 6 (B-2012) : Cho 21 gam hỗn hợp gồm glyxin và axit axetic tác dụng vừa đủ với dung dịch KOH, thu 
được dung dịch X chứa 32,4 gam muối. Cho X tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được dung dịch chứa m 
gam muối. Giá trị của m là 
A. 44,65. B. 50,65. C. 22,35. D. 33,50. 
Câu 7 : Một hemoglobin (hồng cầu của máu) chứa 0,4% Fe (mỗi phân tử hemoglobin chỉ chứa 1 nguyên tử 
Fe). Phân tử khối gần đúng của hemoglobin trên là 
A. 12000. B. 14000. C. 15000. D. 18000. 
Câu 8 (*) : Cho 0,3 mol hỗn hợp axit glutamic và glyxin vào dung dịch 400 ml HCl 1M thu được dung dịch 
Y. Y tác dụng vừa đủ 800 ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch Z. Làm bay hơi Z thu được m (g) rắn 
khan ? 
A. 61,9 gam B. 55,2 gam C. 31,8 gam D. 28,8 gam 
Câu 9 (*) : Cho m gam một amino axit X (là dẫn xuất của benzen, chỉ chứa 1 nhóm -NH¬2 trong phân tử) 
tác dụng vừa đủ với 40ml dung dịch HCl 1M, dung dịch thu được sau phản ứng tác dụng vừa đủ với 100 ml 
dung dịch NaOH 0,8M. Mặt khác, nếu đem 5m gam aminoaxit nói trên tác dụng vừa đủ với dung dịch KOH 
rồi cô cạn sẽ thu được 40,6 gam muối khan. Số công thức cấu tạo thỏa mãn của X là 
A. 5. B. 2. C. 3. D. 4. 
Câu 10 : Tripeptit X có công thức sau : H2N–CH2–CO–NH–CH(CH3)–CO–NH–CH(CH3)–COOH 
Thủy phân hoàn toàn 0,1 mol X trong 400 ml dung dịch NaOH 1M. Khối lượng chất rắn thu được khi cô cạn 
dung dịch sau phản ứng là : 
A. 28,6 gam. B. 22,2 gam. C. 35,9 gam. D. 31,9 gam. 
Câu 11 : Thủy phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit X, thu được 2 mol glyxin (Gly), 1 mol alanin (Ala), 1 mol 
valin (Val) và 1 mol phenylalanin (Phe). Thủy phân không hoàn toàn X thu được đipeptit Val-Phe và 
tripeptit Gly-Ala-Val nhưng không thu được đipeptit Gly-Gly. Chất X có công thức là 
A. Gly-Phe-Gly-Ala-Val. C. Gly-Ala-Val-Val-Phe. 
B. Gly-Ala-Val-Phe-Gly. D. Val-Phe-Gly-Ala-Gly. 
Câu 12 (CĐ 2009) : Thuỷ phân 1250 gam protein X thu được 425 gam alanin. Nếu phân tử khối của X bằng 
100.000 đvC thì số mắt xích alanin có trong phân tử X là 
A. 453. B. 382. C. 328. D. 479 
Câu 13 : Thủy phân hết hỗn hợp gồm m gam tetrapeptit Ala-Gly-Ala-Gly (mạch hở) thu được hỗn hợp gồm 
21,7 gam Ala-Gly-Ala, 8,9 gam Ala và 14,6 gam Ala – Gly. Giá trị của m là 
A. 41,1 gam. B. 43,8 gam. C. 42,16 gam. D. 34,8 gam 
Câu 14 (B-2012) : Đun nóng m gam hh gồm a mol tetrapeptit mạch hở X và 2a mol tripeptit mạch hở Y 
với 600 ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ). Sau khi các phản ứng kết thúc, cô cạn dd thu được 72,48 gam 
muối khan của các amino axit đều có một nhóm –COOH và một nhóm –NH2 trong phân tử. Giá trị của m 
A. 51,72. B. 54,30. C. 66,00. D. 44,48. 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfpeptit_protein_lt_va_pdbt.pdf