------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ Biên soạn và sưu tầm : DongHuulee THPT Cẩm Thủy 1 – Thanh Hóa . Alo: 0912970604 1 CHUYÊN ĐỀ 2 CÁC THỂ LOẠI CÂU HỎI TRONG ĐỀ THI THPT QUỐC GIA CACBOHIĐRAT A. PHẦN CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM C©u 1 : (Chuyên KHTN Hà Nội 2015 – lần 2).Cho các phát biểu sau đây : (1). Amilozơ và amilopectin đều có cấu trúc mạch cacbon phân nhánh. (2) Xenlulozơ và tinh bột là hai đồng phân cấu tạo. (3) Fructozơ và glucozơ đều có phản ứng tráng bạc. (4) Glucozơ và saccarozơ đều làm mất màu nước brom (5)Glucozơ và fructozơ đều tồn tại chủ yếu ở dạng mạch vòng khi ở trạng thái rắn. Số phát biểu đúng là ? A. 5. B. 3. C. 4. D. 2. C©u 2 : (Chuyên sư phạm Hà Nội 2014 – lần 1).Thủy phân hỗn hợp gồm 0,02 mol saccarozơ và 0,01 mol mantozơ một thời gian thu được dung dịch X(hiệu suất mỗi phản ứng thủy phân đều bằng 75%).Khi cho toàn bộ X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thì lượng Ag thu được là Ý tưởng. Dung dịch sau thủy phân vẫn còn mantozơ(chất cũng tham gia phản ứng tráng gương). A. 0,06 mol. B. 0,095 mol. C. 0,12 mol. D. 0,09 mol. C©u 3 : (Chuyên KHTN Hà Nội 2014 – lần 3).Thủy phân m gam tinh bột,sản phẩm thu được đem lên men sản xuất ancol etylic.Toàn bộ khí CO2 sinh ra cho qua dung dịch Ca(OH)2 dư ,thu được 850 gam kết tủa.Biết hiệu suất mỗi giai đoạn là 85%.Giá trị của m là A. 688,5 B. 476,5. C. 810,0. D. 952,9. C©u 4 : (Chuyên Vinh 2015 – lần 2).Thủy phân m gam mantozơ ,sau một thời gian thu được dung dịch X.Khi cho dung dịch X tác dụng hết với dung dịch AgNO3/NH3 thì thu được tối đa 194,4 gam Ag.Biết hiệu suất quá trình thủy phân là 80%.Giá trị gần nhất của m là Ý tưởng. Dung dịch sau thủy phân vẫn còn mantozơ(chất cũng tham gia phản ứng tráng gương). A. 170,80. B. 192,68. C. 145,35. D. 180,25. C©u 5 : (Chuyên KHTN Hà Nội 2014 – lần 6).Tính chất nào không phải của xenlu lozơ ? A. Tác dụng với HNO3 đặc trong H2SO4 đặc. B. Bị hòa tan bởi Cu(OH)2 trong NH3. C. Thủy phân trong dung dịch axit,đun nóng. D. Tác dụng trực tiếp với CH3COOH tạo este. C©u 6 : (Chuyên KHTN Hà Nội 2014 – lần 5).Cho xenlulozơ phản ứng hoàn toàn với anhiđrit axetic thu được sản phẩm gồm 6,6 gam CH3COOH và 11,1 gam hỗn hợp X gồm xenlulozơ triaxetat và xenlulozơ điaxetat.Thành phần % về khối lượng của xenlulozơ triaxetat trong hỗn hợp X là A. 75%. B. 22,16%. C. 25%. D. 77,84%. C©u 7 : (Chuyên Vinh 2014 – lần 2).Cho các cacbohiđrat :mantozơ,glucozơ,fructozơ,saccarozơ,tinh bột và xenlulozơ.Có bao nhiêu chất làm nhạt màu nước brom và có phản ứng tráng bạc ? A. 2. B. 4. C. 1. D. 3. C©u 8 : (Chuyên sư phạm Hà Nội 2014 – lần 1).Cặp chất nào sau đây không phải là đồng phân của nhau ? A. Glucozơ và fructozơ. B. Tinh bột avf xenlulozơ. C. Saccarozơ và mantozơ. D. Ancol etylic và đimetyl ete. C©u 9 : (Chuyên sư phạm Hà Nội 2014 – lần 2).Thủy phân hoàn toàn 7,02 gam hỗn hợp X gồm glucozơ và saccarozơ trong môi trường axit,thu được dung dịch Y.Trung hòa axit trong dung dịch Y sau đó cho thêm dung dịch AgNO3/NH3 dư,đung nóng thu được 8,64 gam Ag.Thành phần % về khối lượng của glucozơ trong hỗn hợp X là Ý tưởng Fructozơ trong môi trường bazơ(NH3) cũng tham gia phản ứng tráng bạc. A. 48,7%. B. 51,3%. C. 24,35%. D. 12,17%. C©u 10 : (Chuyên KHTN Hà Nội 2015 – lần 2).Chất X có các đặc điểm sau :phân tử có nhiều nhóm - OH, có ngọt, hòa tan Cu(OH)2 ở điều kiện thường ,phân tử có liên kết glicozit,làm mất màu dung dịch nước brom.X là A. Saccarozơ. B. Tinh bột. C. Glucozơ. D. Mantozơ. C©u 11 : (Chuyên Vinh 2014 – lần 2).Thủy phân m gam hỗn hợp X gồm mantozơ và saccarozơ có tỉ lệ mol tương ứng là 3 :2và hiệu suất thủy phân lần lượt là 80% và 75% thu được dung dịch ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ Biên soạn và sưu tầm : DongHuulee THPT Cẩm Thủy 1 – Thanh Hóa . Alo: 0912970604 2 Y.Cho Y tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thì thu được tối đa bao nhiêu gam Ag ? Ý tưởng. Dung dịch sau thủy phân vẫn còn mantozơ(chất cũng tham gia phản ứng tráng gương). A. 54,0. B. 97,2. C. 216,0. D. 108,0. C©u 12 : (Chuyên KHTN Hà Nội 2014 – lần 1).Khẳng định nào sau đây đúng ? A. Có thể phân biệt glucozơ và fructozơ bằng phản ứng tráng gương. B. Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân của nhau. C. Tinh bột và xenlulozơ là polisaccarit và đều dễ kéo thành sợi. D. Saccarozơ và mantozơ là đồng phân của nhau. C©u 13 : (Chuyên sư phạm Hà Nội 2015 – lần 1).Cho dãy các chất : tinh bột,xenlulozơ,glucozơ,fructozơ,saccarozơ.Số chất tác dụng được với dung dịch AgNO3/NH3 đung nóng ,tạo kết tủa là A. 4. B. 3. C. 2. D. 1. C©u 14 : (Chuyên KHTN Hà Nội 2015 – lần 2).Thủy phân hoàn toàn 34,2 gam saccarozơ.Lấy toàn bộ sản phẩm X của phản ứng thủy phân cho tác dụng với lượng dư AgNO3/NH3 thu được a gam kết tủa.Còn nếu cho toàn bộ sản phẩm X tác dụng với dung dịch nước brom dư thì có b gam brom phản ứng.Giá trị của a và b lần lượt là A. 21,6 và 16. B. 443,2 và 32. C. 21,6 và 32 D. 43,2 và 16. C©u 15 : (Chuyên KHTN Hà Nội 2014 – lần 5).Thủy phân hỗn hợp gồm 0,01 mol saccarozơ và 0,01 mol mantozơ trong môi trường axit ,với hiệu suất đều là 80% theo mỗi chất,thu được dung dịch X.Trung hòa dung dịch X thu được dung dịch Y.Cho toàn bộ lượng Y tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3,đun nóng thu được m gam Ag.Giá trị của m là A. 7,776. B. 5,184. C. 6,912. D. 7,344. C©u 16 : (Chuyên Vinh 2015 – lần 4). Phát biểu nào sau đây sai ? A. Dung dịch saccarozơ tác dụng với Cu(OH)2 trong NaOH khi đun nóng cho kết tủa Cu2O. B. Glucozơ và mantozơ đều bị khử bởi H2/t 0,Ni. C. Có thể phân biệt mantozơ và saccarozơ bằng dung dịch AgNO3/NH3 ,đun nóng. D. Fructozơ không làm mất màu dung dịch brom. C©u 17 : (Chuyên KHTN Hà Nội 2014 – lần 2).Ancol etylic được điều chế từ tinh bột bằng phương pháp lên men với hiệu suất toàn bộ quá trình là 90%.Hấp thụ toàn bộ lượng CO2 sinh ra khi lên men m gam tinh bột vào nước vôi trong,thu được 247,5 gam kết tảu và dung dịch X.Biết khối lượng dung dịch X giảm đi so với khối lượng nước vôi trong ban đầu là 99 gam.Giá trị của m là A. 200,475. B. 222,75. C. 303,75. D. 273,375. C©u 18 : (Chuyên KHTN Hà Nội 2014 – lần 3).Chia m gam glucozơ làm hai phần bằng nhau .Phần một đem thực hiện phản ứng tráng gương thu được 27 gam Ag.Phần hai cho lên men thu được V ml ancol etylic ( d = 0,8g/ml).Giả sử các phản ứng đều xảy ra với hiệu suất 100%.Giá trị của V là A. 11,5 ml. B. 7,19 ml. C. 9,2 ml. D. 14,375 ml. C©u 19 : (Chuyên sư phạm Hà Nội 2014 – lần 5).Thực hiện phản ứng tráng gương 36g dung dịch fructozơ 10% với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 ,nếu hiệu suất phản ứng 40% thì khối lượng Ag thu được là A. 2,16 gam. B. 1,728 gam. C. 4,32 gam. D. 2,592 gam. C©u 20 : (Chuyên sư phạm Hà Nội 2015 – lần 1). Đung nóng dung dịch chứa m gam glucozơ với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 .Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 10,8 gam Ag. Giá trị của m là A. 4,5. B. 8,1. C. 9,0. D. 18,0. C©u 21 : (Chuyên sư phạm Hà Nội 2014 – lần 2).Có một số tính chất của cacbo hiđrat như sau : (1).saccarozơ,tinh bột và xenlulozơ đều có thể bị thủy phân. (2)Glucozơ,fructozơ,saccarozơ đều tác dụng được với Cu(OH)2 và có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc. (3)Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân cấu tạo của nhau. (4). Phân tử xenlulozơ được cấu tạo bởi nhiều gốc α -glucozơ. (5)Thủy phân tinh bột trong môi trường axit sinh ra fructozơ. Trong các nhận xét trên,số nhận xét đúng là A. 4. B. 1. C. 2. D. 3. ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ Biên soạn và sưu tầm : DongHuulee THPT Cẩm Thủy 1 – Thanh Hóa . Alo: 0912970604 3 C©u 22 : (Chuyên KHTN Hà Nội 2014 – lần 1). Thực hiện phản ứng lên men điều chế ancol etylic từ 1,5kg tinh bột ,thu được ancol etylic và CO2.Cho hấp thụ lượng khí CO2 sinh ra vào dung dịch nước vôi trong thu được 450 gam kết tủa.Lọc bỏ kết tủa ,sau đó đun nóng phần dung dịch còn lại thu được 150g kết tủa nữa.Hiệu suất lên men ancol etylic là A. 85%. B. 81%. C. 40,5%. D. 30,6%. C©u 23 : (Chuyên sư phạm Hà Nội 2014 – lần 5).Cho các phát biểu sau : (1)Glucozơ,fructozơ và mantozơ đều có khả năng tham gia phản ứng tráng gương. (2)Saccarozơ,mantozơ,tinh bột và xenlulozơ bị thủy phân khi có H2SO4 loãng làm xúc tác. (3)Tinh bột và xenlulozơ đều được tạo thành trong cây xanh nhờ quá trình quang hợp. (4)Glucozơ,fructozơ và mantozơ đều có khả năng tham gia phản ứng hòa tan Cu(OH)2 thành dung dịch màu xanh. phát biểu đúng là ? A. (1) và (4). B. (1),(2) và (4). C. (1),(2) và (3). D. (1),(2),(3) và (4). C©u 24 : (Chuyên sư phạm Hà Nội 2014 – lần 1). Lên men dung dịch chứa 300gam gluczơ thu được 92 gam ancol etylic.Hiệu suất quá trình lên men tạo thành ancol etylic là A. 80%. B. 60%. C. 70%. D. 50%. C©u 25 : (Chuyên Vinh 2014 – lần 1).Cho một số tính chất sau : (1) cấu trúc mạch không phân nhánh ; (2) tan trong nước ;(3)phản ứng với Cu(OH)2 ;(4)bị thủy phân trong môi trường kiềm loãng,đun nóng ;(5)tham gia phản ứng tráng bạc ;(6)tan trong dung dịch Svayde ;(7)phản ứng với HNO3 (xúc tác H2SO4 đặc).Các tính chất của xenlulozơ là A. (1),(6),(7). B. (3),(6),(7). C. (2),(3),(5),(6). D. (1),(4),(6),(7). C©u 26 : (Chuyên sư phạm Hà Nội 2015 – lần 1).Lượng glucozơ cần tạo ra 1,82 gam sobitol với hiệu suất 80% là A. 1,44 gam. B. 1,80 gam. C. 2,25 gam. D. 1,82 gam. C©u 27 : (THPT quốc gia 2015).Chất nào sau đây không bị thủy phân trong môi trường axit ? A. Glucozơ. B. Saccazozơ. C. Xenlulozơ. D. Tinh bột. C©u 28 : (Chuyên KHTN Hà Nội 2014 – lần 6).lên men m gam glucozơ với hiệu suất 70% rồi hấp thụ toàn bộ khí thu được bằng 4 lít dung dịch NaOH 0,5M(d = 1,05g/ml) thu được dung dịch chứa hai muối có tổng nồng độ là 3,211%.Giá trị của m là A. 384,7 gam. B. 135,0 gam. C. 270,0 gam. D. 192,9 gam. C©u 29 : (THPT quốc gia 2015).Đốt cháy hoàn toàn chất hữu cơ nào sau đây thu được sản phẩm chứa N2 ? A. Protein. B. Tinh bột. C. Xenlulozơ. D. Chất béo. C©u 30 : (Chuyên sư phạm Hà Nội 2014 – lần 3).Dung dịch Saccarozơ không tham gia phản ứng nào trong các phản ứng sau ? A. Tác dụng với anhiđrit axetic. B. Tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3. C. Thủy phân trong môi trường axit. D. Hòa tan Cu(OH)2 thành dung dịch màu xanh. C©u 31 : (Chuyên sư phạm Hà Nội 2015 – lần 3).Có một số nhận xét về cacbohiđrat như sau : (a) Saccarozơ,tinh bột,xen lulozơ đều bị thủy phân. (b)Glucozơ,fructozơ,saccarozơ đều tác dụng với Cu(OH)2 và có khả năng tham gia phản ứng tráng gương. (c) Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân của nhau. (d) phân tử xenlulozơ được tạo ra nhiều gốc α - glucozơ. (e) Thủy phân tinh bột trong môi trường axit sinh ra fructozơ. Trong các nhận xét trên,số phát biểu đúng là A. 4. B. 3. C. 1. D. 2. C©u 32 : (Chuyên Vinh 2014 – lần 1).Cho các phát biểu sau : (1)Amilozơ có cấu trúc mạch phân nhánh. (2) Fructozơ làm mất màu dung dịch nước brom. (3) Sacccarozơ không bị oxi hóa bởi dung dịch AgNO3 trong NH3,đun nóng. (4) Xenlulozơ được dùng làm thuốc súng. (5) Thủy phân mantozơ thu được glucozơ và fructozơ. (6) saccarozơ chỉ có cấu tạo mạch vòng. Số phát biểu đúng là ? A. 3. B. 1. C. 3. D. 2. ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ Biên soạn và sưu tầm : DongHuulee THPT Cẩm Thủy 1 – Thanh Hóa . Alo: 0912970604 4 C©u 33 : (Chuyên Lê Hồng Phong Nam Định 2015 ).Thành phần chính của đường mía là A. Fructozơ. B. Glucozơ. C. Saccarozơ. D. Amilozơ. C©u 34 : (Chuyên Vinh 2015 – lần 1).Chất nào sau đây không có khả năng tham gia phản thủy phân trong dung dịch H2SO4 loãng,đun nóng ? A. Fructozơ. B. Xenlulozơ. C. Mantozơ. D. Tinh bột. C©u 35 : (Chuyên sư phạm Hà Nội 2014 – lần 2).Xenlulozơ triaxetat được điều chế từ phản ứng giữa axit nitric với xenlulozơ(hiệu suất phản ứng 60% tính theo xenlulozơ).Nếu dùng 2 tấn xenlulozơ thì khối lượng xenlulozơ trinitrat điều chế được là A. 3,67 tấn. B. 2,20 tấn. C. 1,10 tấn. D. 2,97 tấn. C©u 36 : (Chuyên sư phạm Hà Nội 2015 – lần 7).Cho các phát biểu sau : (a) có thể dùng nước brom để phân biệt glucozơ và fructozơ. (b) trong môi trường axit,glucozơ và fructozơ có thể chuyển hóa cho nhau. (c) có thể phân biệt dung dịch glucozơ và fructozơ bằng dung dịch AgNO3 trong NH3. (d) dung dịch glucozơ và fructozơ đều hòa tan trong Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo dung dịch màu xanh. (e) Trong dung dịch,fructozơ tồn tại chủ yếu ở dạng mạch hở. (g) trong dung dịch,glucozơ chủ yếu tồn tại ở dạng vòng 6 cạnh ( ;α β ). Số phát biểu đúng là A. 5. B. 2. C. 3. D. 4. C©u 37 : (Chuyên KHTN Hà Nội 2014 – lần 3).Một dung dịch có các tính chất sau : (1) tác dụng với dung dịch AgNO3 /NH3 và Cu(OH)2 khi đun nóng.(2)hòa tan được Cu(OH)2 tạo ra dung dịch xanh lam.(3)bị thủy phân nhờ axit hoặc enzim.Dung dịch đó là A. Glucozơ. B. Saccarozơ. C. Xenlulozơ. D. Mantozơ. C©u 38 : (Chuyên sư phạm Hà Nội 2014 – lần 5).Dãy gồm các dung dịch tham gia phản ứng với Cu(OH)2 trong môi trường NaOH đun nóng ,tạo kết tủa đỏ gạch là A. Glucozơ,fructozơ,mantozơ,saccarozơ. B. Glucozơ,mantozơ,axit fomic,anđehit axetic. C. Glucozơ,glixerol,mantozơ, axit fomic. D. Fructozơ,mantozơ,glixerol,andehit axetit. C©u 39 : (Chuyên KHTN Hà Nội 2014 – lần 1).Saccarozơ và glucozơ đều có : A. Phản ứng thủy phân trong môi trường axit. B. Phản ứng với dung dịch brom. C. Phản ứng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường tạo thành dung dịch màu xanh lam. D. Phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3,đun nóng. C©u 40 : (Chuyên sư phạm Hà Nội 2014 – lần 7).Thực hiện phản ứng tráng gương 72 gam dung dịch glucozơ 10% với một lượng dư dung dịch AgNO3/NH3,nếu hiệu suất phản ứng tráng gương là 80% thì số gam Ag thu được là A. 8,64 gam. B. 13,824 gam. C. 6,912 gam. D. 10,8 gam. C©u 41 : (Chuyên sư phạm Hà Nội 2014 – lần 1).Xenlulozơ triaxetat được điều chế từ phản ứng giữa axit nitric với xenlulozơ(hiệu suất phản ứng 60% tính theo xenlulozơ).Nếu dùng 2 tấn xenlulozơ thì khối lượng xenlulozơ trinitrat điều chế được là A. 2,97 tấn. B. 2,20 tấn. C. 1,10 tấn. D. 3,67 tấn. C©u 42 : (Chuyên sư phạm Hà Nội 2014 – lần 1).Cacbohiđrat chỉ chứa hai gốc glucozơ trong phân tử là A. Tinh bột. B. Mantozơ. C. Saccarozơ. D. Xenlulozơ. C©u 43 : (Chuyên Vinh 2014 – lần 3).Cho các sơ đồ chuyển hóa : X + H2SO4(đặc) →Y + SO2 +H2O Y + H2O ¸nhs¸ng clorofin →Z + E Z + H2O 1) amilaza 2) amilaza α− β− →X Chất X là A. Mantozơ. B. Glucozơ. C. Fructozơ. D. Saccarozơ. C©u 44 : (Chuyên KHTN Hà Nội 2014 – lần 6).Thủy phân 3,42 gam mantozơ trong môi trường axit thu được dung dịch X.Trung hòa X rồi cho tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư đến phản ứng hoàn toàn thu được 3,24 gam Ag.Hiệu suất của phản ứng thủy phan là A. 60%. B. 80%. C. 75%. D. 50%. ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ Biên soạn và sưu tầm : DongHuulee THPT Cẩm Thủy 1 – Thanh Hóa . Alo: 0912970604 5 C©u 45 : (Chuyên Vinh 2014 – lần 4).Trong các chất : axtilen, etilen,glucozơ,axit fomic, fructozơ,saccarozơ.Những chất vừa làm mất màu dung dịch nước brom ,vừa tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 đun nóng là A. Axetilen,glucozơ,saccarozơ. B. Axetilen,glucozơ,axit fomic. C. Axetilen,etilen,glucozơ,axit fomic, fructozơ,saccarozơ. D. Axetilen,glucozơ,fructozơ. C©u 46 : (Chuyên KHTN Hà Nội 2015 – lần 2).Từ xenlulozơ người ta điều chế cao su buna theo sơ đồ sau : Xenlulozơ 1 2 3 4H 80% H 80% H 80% H 80%X Y Z= = = =→ → → → cao su buna. Để điều chế được 1 tấn cao su thì khối lượng nguyên liệu ban đầu (chứa 19% tạp chất) là A. 16,20 tấn. B. 38,55 tấn. C. 4,63 tấn. D. 9,04 tấn. C©u 47 : (Chuyên Vinh 2015 – lần 1).Chất nào sau đây không có khả năng phản ứng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường ? A. Ancol etylic. B. Glucozơ. C. Axit axetic. D. Saccarozơ. C©u 48 : (Chuyên Vinh 2014 – lần 4).Polime không có nguồn gốc từ xenlulozơ là A. Tơ tằm. B. Tơ xenlulozơ tri axetat. C. Sợi bông. D. Tơ visco. C©u 49 : (Chuyên sư phạm Hà Nội 2014 – lần 5).Cho các phát biểu sau về cacbohiđrat : (a) Glucozơ và saccarozơ đều là chất rắn,vị ngọt,dễ tan trong nước. (b) Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit. (c)Trong dung dịch,glucozơ và saccarozơ đều hòa tan Cu(OH)2,tạo phức xanh lam. (d) Khi thủy phân hoàn toàn hỗn hợp gồm tinh bột và saccarozơ trong môi trường axit ,chỉ thu được một loại monosaccarit duy nhất. (e) Khi đun nóng glucozơ(hoặc fructozơ) với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được Ag. (g)Glucozơ và saccarozơ đều tác dụng với H2(Ni,t 0) tạo sobitol. Số phát biểu đúng là A. 6. B. 4. C. 3. D. 5. C©u 50 : (Chuyên KHTN Hà Nội 2014 – lần 2).Cho các phát biểu sau : (a) Có thể dùng nước brom để phân biệt glucozơ và fructozơ. (b) Trong môi trường axit,gluco và fructozơ có thể chuyển hóa lẫn nhau. (c) có thể phân biệt glucozơ và fructozơ bằng phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3. (d) dung dịch glucozơ và fructozơ đều hòa tan trong Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo dung dịch màu xanh. (e) Trong dung dịch,fructozơ tồn tại chủ yếu ở dạng mạch hở. (g) trong dung dịch,glucozơ chủ yếu tồn tại ở dạng vòng 6 cạnh ( ;α β ). (h)phân tử saccarozơ do gốc α -glucozơ và gốc β -fructozơ liên kết với nhau qua nguyên tử oxi ,gốc α -glucozơ ở C1 và gốc β -fructozơ ở C4. Số phát biểu đúng là A. 5. B. 2. C. 3. D. 4. ---(Còn nữa)--- ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ Biên soạn và sưu tầm : DongHuulee THPT Cẩm Thủy 1 – Thanh Hóa . Alo: 0912970604 6 BẢNG TỔNG HỢP ĐÁP ÁN 1 D 2 B 3 D 4 A 5 D 6 D 7 A 8 B 9 B 10 D 11 A 12 C 13 C 14 D 15 D 16 A 17 C 18 D 19 B 20 C 21 B 22 C 23 B 24 B 25 A 26 C 27 A 28 D 29 A 30 B 31 C 32 A 33 C 34 A 35 B 36 C 37 D 38 B 39 C 40 C 41 B 42 B 43 A 44 D 45 A 46 D 47 A 48 A 49 B 50 C
Tài liệu đính kèm: