Chuyên đề bài tập về Phenol - Cabonxillic

docx 21 trang Người đăng duyenlinhkn2 Ngày đăng 25/07/2022 Lượt xem 274Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chuyên đề bài tập về Phenol - Cabonxillic", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề bài tập về Phenol - Cabonxillic
CHUYÊN ĐỀ 7: PHENOL - ANCOL – ANDEHIT – AXIT CACBOXYLIC -ESTE
a&b
ANCOL – PHENOL 
Câu 1: Đun nóng một ancol X với H2SO4 đặc ở nhiệt độ thích hợp thu được một olefin duy nhất. Công thức tổng quát của X là (với n > 0, n nguyên)
A. CnH2n + 1OH.	B. ROH.	C. CnH2n + 2O.	D. CnH2n + 1CH2OH.
Câu 2: Tên quốc tế của hợp chất có công thức CH3CH(C2H5)CH(OH)CH3 là
A. 4-etyl pentan-2-ol.	B. 2-etyl butan-3-ol.	C. 3-etyl hexan-5-ol.	D. 3-metyl pentan-2-ol.
Câu 3: Ancol no, đơn chức có 10 nguyên tử H trong phân tử có số đồng phân là
A. 5.	B. 3.	C. 4.	D. 2.
Câu 4: Có bao nhiêu đồng phân có công thức phân tử là C4H10O ?
A. 6.	B. 7.	C. 4.	D. 5.
Câu 5: Có bao nhiêu ancol bậc III, có công thức phân tử C6H14O ?
A. 1.	B. 2.	C. 3.	D. 4.
Câu 6: Có bao nhiêu ancol thơm, công thức C8H10O khi tác dụng với CuO đun nóng cho ra anđehit?
A. 2.	B. 3.	C. 4.	D. 5.
Câu 7: Bậc của ancol là
A. bậc cacbon lớn nhất trong phân tử.	B. bậc của cacbon liên kết với nhóm -OH.
C. số nhóm chức có trong phân tử.	D. số cacbon có trong phân tử ancol.
Câu 8: Bậc ancol của 2-metylbutan-2-ol là
A. bậc 4.	B. bậc 1.	C. bậc 2.	D. bậc 3
Câu 9: Các ancol (CH3)2CHOH ; CH3CH2OH ; (CH3)3COH có bậc ancol lần lượt là
A. 1, 2, 3.	B. 1, 3, 2.	C. 2, 1, 3.	D. 2, 3, 1.
Câu 10: Phương pháp điều chế ancol etylic từ chất nào sau đây là phương pháp sinh hóa ?
A. Anđehit axetic.	B. Etylclorua.	C. Tinh bột.	D. Etilen.
Câu 11: Dãy gồm các chất đều tác dụng với ancol etylic là 
A. HBr (to), Na, CuO (to), CH3COOH (xúc tác). 
B. Ca, CuO (to), C6H5OH (phenol), HOCH2CH2OH. 
C. NaOH, K, MgO, HCOOH (xúc tác). 
D. Na2CO3, CuO (to), CH3COOH (xúc tác), (CHCO)2O.
Câu 12: Cho các hợp chất sau : 
(a) HOCH2CH2OH.	(b) HOCH2CH2CH2OH.	(c) HOCH2CH(OH)CH2OH. 
(d) CH3CH(OH)CH2OH.	(e) CH3CH2OH. 	(f) CH3OCH2CH3.
Các chất đều tác dụng được với Na, Cu(OH)2 là
A. (a), (b), (c).	B. (c), (d), (f).	C. (a), (c), (d).	D. (c), (d), (e). 
Câu 13: Cho sơ đồ chuyển hóa sau (mỗi mũi tên là một phương trình phản ứng) :
Tinh bột → X → Y → Z → metyl axetat. Các chất Y, Z trong sơ đồ trên lần lượt là
A. CH3COOH, CH3OH.	B. C2H4, CH3COOH.	
C. C2H5OH, CH3COOH.	D. CH3COOH, C2H5OH.
Câu 14: Đun nóng hỗn hợp n ancol đơn chức khác nhau với H2SO4 đặc ở 140oC thì số ete thu được tối đa là
A. 	.	B. .	C. .	D. n!
Câu 15: Khi đun nóng hỗn hợp ancol etylic và ancol isopropylic với H2SO4 đặc ở 140oC có thể thu được số ete tối đa là: A. 2.	B. 4.	C. 5.	D. 3.
Câu 16: Khi đun nóng hỗn hợp gồm C2H5OH và C3H7OH với H2SO4 đặc ở 140oC có thể thu được số ete tối đa là A. 6.	B. 4.	C. 5.	D. 3.
Câu 17: Đun nóng hỗn hợp gồm 3 ancol là AOH, BOH và ROH với H2SO4 đặc ở 140oC thì thu được tối đa bao nhiêu ete ?
A. 3.	B. 4.	C. 5.	D. 6.
Câu 18: Hóa chất nào dưới đây dùng để phân biệt 2 lọ mất nhãn chứa dung dịch phenol và benzen.
1. Na.	2. dd NaOH.	3. nước brom.
A. 1 và 2.	B. 1 và 3.	C. 2 và 3.	D. 1, 2 và 3.
Câu 19: Có bao nhiêu đồng phân (chứa vòng bezen), công thức phân tử C8H10O, không tác dụng với Na?
A. 2.	B. 3.	C. 4.	D. 5.
Câu 20: Chỉ ra thứ tự tăng dần mức độ linh độ của nguyên tử H trong nhóm -OH của các hợp chất sau: phenol, etanol, nước.
A. Etanol < nước < phenol.	C. Nước < phenol < etanol.
B. Etanol < phenol < nước. 	D. Phenol < nước < etanol.
Câu 21: So với etanol, nguyên tử H trong nhóm -OH của phenol linh động hơn vì :
A. Mật độ electron ở vòng benzen tăng lên, nhất là ở các vị trí o và p.
B. Liên kết C-O của phenol bền vững.
C. Trong phenol, cặp electron chưa tham gia liên kết của nguyên tử oxi đã tham gia liên hợp vào vòng benzen làm liên kết -OH phân cực hơn.
D. Phenol tác dụng dễ dàng với nước brom tạo kết tủa trắng 2, 4, 6-tri brom phenol.
Câu 22: Có bao nhiêu phản ứng xảy ra khi cho các chất C6H5OH ; NaHCO3 ; NaOH ; HCl tác dụng với nhau từng đôi một ?
A. 3.	B. 4.	C. 5.	D. 6.
Câu 23: Dãy gồm các chất đều phản ứng với phenol là
A. dung dịch NaCl, dung dịch NaOH, kim loại Na.	
B. nước brom, axit axetic, dung dịch NaOH.
C. nước brom, anhiđrit axetic, dung dịch NaOH.	
D. nước brom, anđehit axetic, dung dịch NaOH.
Câu 24: Ảnh hưởng của nhóm -OH đến gốc C6H5- trong phân tử phenol thể hiện qua phản ứng giữa phenol với
A. dung dịch NaOH.	B. Na kim loại.	C. nước Br2.	D. H2 (Ni, nung nóng).
Câu 25: Chất có công thức phân tử nào dưới đây có thể tác dụng được cả Na, cả NaOH ?
A. C5H8O.	B. C6H8O.	C. C7H10O.	D. C9H12O.
Câu 26 (ĐH KHỐI A 2007): Khi tách nước từ một chất X có công thức phân tử C4H10O tạo thành ba anken là đồng phân của nhau (tính cả đồng phân hình học). Công thức cấu tạo thu gọn của X là 
A. (CH3)3COH.	B. CH3OCH2CH2CH3. 
C. CH3CH(OH)CH2CH3.	D. CH3CH(CH3)CH2OH.
Câu 27 (CĐ KHỐI A 2007):Cho các chất có công thức cấu tạo như sau: HOCH2-CH2OH (X); 
HOCH2-CH2-CH2OH (Y); HOCH2-CHOH-CH2OH (Z); CH3-CH2-O-CH2-CH3 (R); CH3-CHOH-CH2OH (T). Những chất tác dụng được với Cu(OH)2 tạo thành dung dịch màu xanh lam là 
A. X, Y, R, T.	B. X, Z, T.	C. Z, R, T.	D. X, Y, Z, T.
Câu 28 (ĐH KHỐI B 2007): Dãy gồm các chất đều phản ứng với phenol là: 
A. dung dịch NaCl, dung dịch NaOH, kim loại Na. 	B. nước brom, anhiđrit axetic, dung dịch NaOH. 
C. nước brom, axit axetic, dung dịch NaOH. 	D. nước brom, anđehit axetic, dung dịch NaOH. 
Câu 29 (ĐH KHỐI B 2007): Cho các chất: axit propionic (X), axit axetic (Y), ancol (rượu) etylic (Z) và đimetyl ete (T). Dãy gồm các chất được sắp xếp theo chiều tăng dần nhiệt độ sôi là 
A. T, Z, Y, X.	B. Z, T, Y, X.	C. T, X, Y, Z.	D. Y, T, X, Z.
Câu 30 (ĐH KHỐI B 2007): Các đồng phân ứng với công thức phân tử C8H10O (đều là dẫn xuất của benzen) có tính chất: tách nước thu được sản phẩm có thể trùng hợp tạo polime, không tác dụng được với NaOH. Số lượng đồng phân ứng với công thức phân tử C8H10O, thoả mãn tính chất trên là
A. 1.	B. 4.	C. 3.	D. 2.
Câu 31 (ĐH KHỐI B 2007): Số chất ứng với công thức phân tử C7H8O (là dẫn xuất của benzen) đều tác dụng được với dung dịch NaOH là 
A. 2.	B. 4.	C. 3.	D. 1.
Câu 32 (CĐ KHỐI A 2008):Khi đun nóng hỗn hợp rượu (ancol) gồm CH3OH và C2H5OH (xúc tác H2SO4 đặc, ở 140oC) thì số ete thu được tối đa là
A. 4.	B. 2.	C. 1.	D. 3.
Câu 33 (ĐH KHỐI B 2008): Ảnh hưởng của nhóm -OH đến gốc C6H5- trong phân tử phenol thể hiện qua phản ứng giữa phenol với 
A. H2 (Ni, nung nóng). B. nước Br2.	C. dung dịch NaOH. D. Na kim loại.
Câu 34 (ĐH KHỐI A 2008): Khi tách nước từ rượu (ancol) 3-metylbutanol-2 (hay 3-metylbutan-2-ol), sản phẩm chính thu được là	
A. 3-metylbuten-1 (hay 3-metylbut-1-en).	B. 2-metylbuten-2 (hay 2-metylbut-2-en).
C. 3-metylbuten-2 (hay 3-metylbut-2-en).	D. 2-metylbuten-3 (hay 2-metylbut-3-en).
Câu 35 (CĐ KHỐI A 2009): Cho các chất HCl (X); C2H5OH (Y); CH3COOH (Z); C6H5OH (phenol) (T). Dãy gồm các chất được sắp xếp theo tính axit tăng dần (từ trái sang phải) là: 
A. (T), (Y), (X), (Z). B. (X), (Z), (T), (Y). 	C. (Y), (T), (Z), (X). D. (Y), (T), (X), (Z).
Câu 36 (CĐ KHỐI A 2010):Oxi hoá không hoàn toàn ancol isopropylic bằng CuO nung nóng, thu được chất hữu cơ X. Tên gọi của X là
	A. metyl phenyl xeton	 B. propanal 	C. metyl vinyl xeton	D. đimetyl xeton
Câu 37(ĐH KHỐI A 2010): Hiđro hoá chất hữu cơ X thu được (CH3)2CHCH(OH)CH3. Chất X có tên thay thế là
A. 2-metylbutan-3-on.	B. metyl isopropyl xeton.
C. 3-metylbutan-2-ol.	D. 3-metylbutan-2-on.
Câu 38(ĐH KHỐI A 2010): Trong số các phát biểu sau về phenol (C6H5OH): 
(1) Phenol tan ít trong nước nhưng tan nhiều trong dung dịch HCl. 
(2) Phenol có tính axit, dung dịch phenol không làm đổi màu quỳ tím. 
(3) Phenol dùng để sản xuất keo dán, chất diệt nấm mốc. 
(4) Phenol tham gia phản ứng thế brom và thế nitro dễ hơn benzen. 
Các phát biểu đúng là: 
A. (1), (2), (4).	B. (2), (3), (4).	C. (1), (2), (3).	D. (1), (3), (4).
Câu 39 (ĐH KHỐI B 2010): Có bao nhiêu chất hữu cơ mạch hở dùng để điều chế 4-metylpentan-2-ol chỉ bằng phản ứng cộng H2 (xúc tác Ni, t0)?	
A. 3	B. 5	C. 2	D. 4
Câu 40 (CĐ 2011): Số ancol đồng phân cấu tạo của nhau có công thức phân tủ C5H12O, tác dụng với CuO đun nóng sinh ra xenton là:
	A. 4	B. 2	C. 5	D. 3
Câu 41 (CĐ 2011): Số hợp chất đồng phân cấu tạo của nhau có công thức phân tử C8H10O, trong phân tử có vòng benzen, tác dụng được với Na, không tác dụng được với NaOH là
	A. 4.	B. 6.	C. 7. 	D. 5
Câu 42 (CĐ KHỐI A,B 2011): Đun sôi hỗn hợp propyl bromua, kali hiđroxit và etanol thu được sản phẩm hữu cơ là
A. propin.	B. propan-2-ol.	C. propan.	D. propen.
Câu 43 (CĐ KHỐI A,B 2011): Số hợp chất đồng phân cấu tạo của nhau có công thức phân tử C8H10O, trong phân tử có vòng benzen, tác dụng được với Na, không tác dụng được với NaOH là
A. 4.	B. 6.	C. 7. 	D. 5.
Câu 44 (ĐH KHỐI A 2012): Cho các phát biểu sau về phenol (C6H5OH):
	(a) Phenol tan nhiều trong nước lạnh.
	(b) Phenol có tính axít nhưng dung dịch phenol trong nước không làm đổi màu quỳ tím.
	(c) Phenol được dùng để sản xuất phẩm nhuộm, chất diệt nấm mốc.
	(d) Nguyên tử H của vòng benzen trong phenol dễ bị thay thế hơn nguyên tử H trong benzen.
	(e) Cho nước brom vào dung dịch phenol thấy xuất hiện kết tủa.
Số phát biểu đúng là
	A. 5.	B. 2.	C. 3.	D. 4.
Câu 45 (ĐH KHỐI B 2012): Có bao nhiêu chất chứa vòng benzen có cùng công thức phân tử C7H8O?
	A. 3	B. 5	C. 6	D. 4
Câu 46 (ĐH KHỐI B 2012): Cho phenol (C6H5OH) lần lượt tác dụng với (CH3CO)2O và các dung dịch: NaOH, HCl, Br2, HNO3, CH3COOH. Số trường hợp xảy ra phản ứng là\
	A. 3	B. 4	C. 2	D. 1
Câu 47 (ĐH KHỐI B 2012): Hiđrat hóa 2-metylbut-2-en (điều kiện nhiệt độ, xúc tác thích hợp) thu được sản phẩm chính là
	A. 2-metybutan-2-ol	B. 3-metybutan-2-ol	C.3-metylbutan-1-ol	D.2-metylbutan-3-ol
Câu 48 (CĐ2013): Dung dịch phenol (C6H5OH) không phản ứng được với chất nào sau đây?
A. NaOH.	B. NaCl.	C. Br2.	D. Na .
Câu 49 (CĐ2013):Số đồng phân chứa vòng benzen, có công thức phân tử C7H8O, phản ứng được với Na là
A. 3.	B. 5.	C. 4.	D. 2.
Câu 50 (CĐ2014): Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về phenol (C6H5OH)? 
A. Dung dịch phenol không làm đổi màu quỳ tím 
B. Phenol tác dụng với nước brom tạo kết tủa 
C. Phenol thuộc loại ancol thơm, đơn chức 
D. Phenol ít tan trong nước lạnh nhưng tan nhiều trong nước nóng 
Câu 51 (ĐH KHỐI A 2014): Phenol (C6H5OH) không phản ứng với chất nào sau đây ?
	A. NaOH	B. Br2.	C. NaHCO3.	D. Na.
Câu 52 (ĐH KHỐI A 2014): Ancol X no, mạch hở, có không quá 3 nguyên tử cacbon trong phân tử. Biết X không tác dụng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường. Số công thức cấu tạo bền phù hợp với X là : 
	A. 4	B. 2	C. 5	D. 3. 
Câu 53 (ĐH KHỐI B 2014):Số đồng phân cấu tạo có công thức phân tử C8H10O, chứa vòng benzen, tác dụng được với Na, không tác dụng với dung dịch NaOH là
	A. 3.	B. 5.	C. 6.	D. 4.
Câu 54 (ĐH KHỐI B 2014): Ancol nào sau đây có số nguyên tử cacbon bằng số nhóm -OH?
	A. Propan-1,2-điol	 B. Glixerol	C. Ancol benzylic	D. Ancol etylic
ANDEHIT – AXIT CACBOXYLIC -ESTE
Câu 55: Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo C5H10O có khả năng tham gia phản ứng tráng gương ?
	A. 2.	B. 3.	C. 4.	D. 5.
Câu 56: Quá trình nào sau đây không tạo ra anđehit axetic ? 
A. CH2=CH2+ H2O (to, xúc tác HgSO4).	B. CH2=CH2 + O2 (to, xúc tác). 
C. CH3COOCH=CH2 + dung dịch NaOH (to).	D. CH3CH2OH + CuO (t0). 
Câu 57: Dãy gồm các chất đều điều chế trực tiếp (bằng một phản ứng) tạo ra anđehit axetic là
A. C2H5OH, C2H2, CH3COOC2H5. 	B. HCOOC2H3, C2H2, CH3COOH. 
C. C2H5OH, C2H4, C2H2. 	D. CH3COOH, C2H2, C2H4. 
Câu 58: A là axit no hở, công thức CxHyOz. Chỉ ra mối liên hệ đúng
A. y = 2x-z +2.	B. y = 2x + z-2. 	C. y = 2x.	D. y = 2x-z.
Câu 59: Hợp chất CH3CH2(CH3)CH2CH2CH(C2H5)COOH có tên quốc tế là
A. axit 2-etyl-5-metyl hexanoic.	B. axit 2-etyl-5-metyl nonanoic.
C. axit 5-etyl-2-metyl hexanoic.	D. tên gọi khác.
Câu 60: Giấm ăn là dung dịch axit axetic có nồng độ là 
A. 2% →5%.	B. 5→9%.	C. 9→12%.	D. 12→15%.
Câu 61: Dãy gồm các chất có thể điều chế trực tiếp (bằng một phản ứng) tạo ra axit axetic là 
A. CH3CHO, C2H5OH, C2H5COOCH3.	B. CH3CHO, C6H12O6 (glucozơ), CH3OH. 
C. CH3OH, C2H5OH, CH3CHO.	D. C2H4(OH)2, CH3OH, CH3CHO. 
Câu 62: Thứ tự sắp xếp theo sự tăng dần tính axit của CH3COOH ; C2H5OH ; CO2 và C6H5OH là
A. C6H5OH < CO2 < CH3COOH < C2H5OH.	B. CH3COOH < C6H5OH < CO2 < C2H5OH.
C. C2H5OH < C6H5OH < CO2 < CH3COOH.	D. C2H5OH < CH3COOH < C6H5OH < CO2.
Câu 63: Cho 3 axit ClCH2COOH , BrCH2COOH, ICH2COOH, dãy sắp xếp theo thứ tự tăng dần tính axit là
A. ClCH2COOH < ICH2COOH < BrCH2COOH.	B. ClCH2COOH < BrCH2COOH < ICH2COOH.
C. ICH2COOH < BrCH2COOH < ClCH2COOH.	D. BrCH2COOH < ClCH2COOH < ICH2COOH.
Câu 64: Giá trị pH của các axit CH3COOH, HCl, H2SO4 được sắp xếp theo thứ tự tăng dần là
A. H2SO4, CH3COOH, HCl.	B. CH3COOH, HCl , H2SO4.
C. H2SO4, HCl, CH3COOH.	D. HCl, CH3COOH, H2SO4.
Câu 65: Chỉ ra thứ tự tăng dần nhiệt độ sôi của các chất ?
 A. CH3CHO; C2H5OH ; CH3COOH.	C. C2H5OH ; CH3COOH ; CH3CHO.
B. CH3CHO ;CH3COOH ; C2H5OH. 	D. CH3COOH ; C2H5OH ; CH3CHO.
Câu 66: Cho các chất CH3CH2COOH (X) ; CH3COOH ( Y) ; C2H5OH ( Z) ; CH3OCH3 (T). Dãy gồm các chất được sắp xếp tăng dần theo nhiệt độ sôi là
A. T, X, Y, Z.	B. T, Z, Y, X.	C. Z, T, Y, X.	D. Y, T, Z, X.
Câu 67: Hai hợp chất hữu cơ X, Y có cùng công thức phân tử C3H6O2. Cả X và Y đều tác dụng với Na ; X tác dụng được với NaHCO3 còn Y có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc. Công thức cấu tạo của X và Y lần lượt là 
A. C2H5COOH và HCOOC2H5.	B. HCOOC2H5 và HOCH2OCH3. 
C. HCOOC2H5 và HOCH2CH2CHO.	D. C2H5COOH và CH3CH(OH)CHO. 
Câu 68: Cho dãy các chất : HCHO, CH3COOH, HCOONa, HCOOH, C2H5OH, HCOOCH3. Số chất trong dãy tham gia phản ứng tráng gương là	A. 3.	B. 6.	C. 4.	D. 5.
Câu 69: Cho các chất sau : phenol, etanol, axit axetic, natri phenolat, natri hiđroxit. Số cặp chất tác dụng được với nhau là
A. 4.	B. 3.	C. 2.	D. 1.
Câu 70: Cho tất cả các đồng phân mạch hở, có cùng công thức phân tử C2H4O2 lần lượt tác dụng với : Na, NaOH, NaHCO3. Số phản ứng xảy ra là	A. 2. 	B. 5. 	C. 4. 	D. 3.
Câu 71: Cho các chất sau : CH3CH2CHO (1) ; CH2=CHCHO (2) ; CH≡CCHO (3) ; CH2=CHCH2OH (4) ;(CH3)2CHOH (5). Những chất phản ứng hoàn toàn với lượng dư H2 (Ni, to) cùng tạo ra một sản phẩm là
A. (2), (3), (4), (5). 	B. (1), (2), (4), (5). 	C. (1), (2), (3). 	D. (1), (2), (3), (4).
Câu 72: Cho các hợp chất hữu cơ : C2H4 ; C2H2 ; CH2O ; CH2O2 (mạch hở); C3H4O2 (mạch hở, đơn chức). Biết C3H4O2 không làm chuyển màu quỳ tím ẩm. 
 a. Số chất tác dụng được với dung dịch AgNO3/NH3 tạo ra Ag là 
A. 2. 	B. 4. 	C. 3. 	D. 5. 
 b. Số chất tác dụng được với dung dịch AgNO3/NH3 tạo ra kết tủa là 
A. 2. 	B. 4. 	C. 3.	D. 5. 
Câu 73: Có thể phân biệt 3 lọ mất nhãn chứa: HCOOH ; CH3COOH ; C2H5OH với hóa chất nào dưới đây ?	
A. dd AgNO3/NH3.	B. NaOH.	C. Na.	D. Cu(OH)2/OH-.
Câu 74: Chỉ dùng thuốc thử nào dưới đây có thể phân biệt 4 lọ mất nhãn chứa : fomon ; axit fomic ; axit axetic ; ancol etylic ?
A. dd AgNO3/NH3.	B. CuO.	C. Cu(OH)2/OH-.	D. NaOH.
Câu 75: Chỉ dùng thuốc thử nào dưới đây có thể phân biệt 4 lọ mất nhãn chứa : etylen glicol ; axit fomic ; fomon ; ancol etylic ?
A. dd AgNO3/NH3	B. CuO.	C. Cu(OH)2/OH-.	D. NaOH.
Câu 76: Để phân biệt 3 mẫu hóa chất riêng biệt : phenol, axit acrylic, axit axetic bằng một thuốc thử, người ta dùng thuốc thử	A. dung dịch Na2CO3.	B. CaCO3. 	C. dung dịch Br2.	D. dung dịch AgNO3/NH3.
Câu 77: Để phân biệt axit propionic và axit acrylic ta dùng
A. dung dịch Na2CO3.	B. dung dịch Br2. 	C. dung dịch C2H5OH. D. dung dịch NaOH.
Câu 78: Để phân biệt 3 dung dịch riêng biệt : axit axetic, axit acrylic, axit fomic người ta dùng theo thứ tự các thuốc thử sau
A. dung dịch Br2/CCl4. 	B. dung dịch Br2/H2O.	C. dung dịch Na2CO3. 	D. dung dịch AgNO3/NH3 dư.
Câu 79: Để phân biệt HCOOH và CH3COOH ta dùng
A. Na.	B. AgNO3/NH3.	C. CaCO3.	D. NaOH.
Câu 80: Hãy chọn định nghĩa đúng trong các định nghĩa sau:
A. Este là những hợp chất hữu cơ trong phân tử có nhóm chức –COO- liên kết với các gốc R và R’
B Este là hợp chất sinh ra khi thế nhóm –OH trong nhóm COOH của phân tử axit bằng nhóm OR.
C. Este là sản phẩm phản ứng khi cho rượu tác dụng với axit cacboxylic
D. Este là sản phẩm phản ứng khi cho rượu tác dụng với axit.
Câu 81: Công thức tổng quát của este no, đơn chức là
A. RCOOR’	B. CxHyOz	C. CnH2nO2	D. CnH2 n-2O2
Câu 82:Trong phân tử este no, đơn chức có số liên kết pi là :
A. 0	B. 1	C. 2	D. 3
Câu 83: Tên gọi của este có CTCT thu gọn : CH3COOCH(CH3)2 là:
A. Propyl axetat	B. iso-propyl axetat	C. Sec-propyl axetat	D. Propyl fomat
Câu 84: Một este có công thức phân tử là C3H6O2, có tham gia phản ứng tráng bạc. CTCT của este đó là:
A. HCOOC2H5	B. CH3COOCH3	C. HCOOC3H7	D. C2H5COOCH3
Câu 85: Một este có công thức phân tử là: C4H6O2. Khi thuỷ phân phân trong môi trường axit thu được xeton. CTCT thu gọn của este là:
A. HCOOCH=CH- CH3 	B. CH3COOCH= CH2 
C. HCOOC(CH3)= CH2	D. CH2= CH- COO-CH3
Câu 86: Chất X có CTPT là C4H8O2 khi tác dụng với dung dịch NaOH sinh ra chất Y có CTPT là C2H3O2Na và chất Z có công thức là C2H6O. X thuộc loại nào sau đây?
A. Axit	B. Anđehit	C. Este	D. Ancol
Câu 87: Đun axit oxalic với hỗn hợp gồm ancol n-propinic và ancol iso propylic có mặt chất xúc tác H2SO4 đặc thì thu được tối đa bao nhiêu este?
A. 2	B. 3	C. 4	D. 5
Câu 88 (TNPT 2013): Ở điều kiện thích hợp, hai chất nào sau đây phản ứng với nhau tạo thành metyl axetat?
	A. HCOOH và CH3OH.	B. CH3COOH và CH3OH.
	C. CH3COOH và C2H5OH.	D. HCOOH và C2H5OH.
Câu 89 (TNPT 2013): Chất X có công thức cấu tạo thu gọn HCOOCH3. Tên gọi của X là
	A. etyl fomat.	B. etyl axetat.	C. metyl fomat.	D. metyl axetat.
Câu 90 (TNPT 2013): Chất nào sau đây phản ứng với dung dịch NaOH tạo thành HCOONa và C2H5OH ?
A.HCOOC2H5 	B. CH3COOC2H5 	C. CH3COOCH3	D. HCOOCH3
Câu 91 (TNPT 2013): Nhận xét nào sau đây không đúng?
	A. Metyl axetat là đồng phân của axit axetic.
	B. Poli (metyl metacrylat) được dùng làm thủy tinh hữu cơ.
	C. Metyl fomat có nhiệt độ sôi thấp hơn axit axetic.
	D. Các este thường nhẹ hơn nước và ít tan trong nước.
Câu 92 (TNPT 2014): Este nào sau đây có công thức phân tử C4H8O2?
A. Etyl axetat	B. Propyl axetat	C. Phenyl axetat	D. Vinyl axetat
Câu 93 (TNPT 2014): Thủy phân hoàn toàn một lượng tristearin trong dung dịch NaOH (vừa đủ), thu được 1 mol glixerol và
A. 1 mol natri stearat	B. 3 mol axit stearic	C. 3 mol natri stearat	D. 1 mol axit stearic
Câu 94 (CĐ KHỐI A 2007):Cho các chất sau: phenol, etanol, axit axetic, natri phenolat, natri hiđroxit. Số cặp chất tác dụng được với nhau là 
A. 4.	B. 3.	C. 2.	D. 1
Câu 95 (ĐH KB 2007): Thủy phân este có công thức phân tử C4H8O2 (với xúc tác axit), thu được 2 sản phẩm hữu cơ X và Y. Từ X có thể điều chế trực tiếp ra Y. Vậy chất X là 
A. rượu metylic.	B. etyl axetat.	C. axit fomic.	D. rượu etylic.
Câu 96 (ĐH KA 2007): Mệnh đề không đúng là: 
A. CH3CH2COOCH=CH2 cùng dãy đồng đẳng với CH2=CHCOOCH3. 
B. CH3CH2COOCH=CH2 tác dụng với dung dịch NaOH thu được anđehit và muối. 
C. CH3CH2COOCH=CH2 tác dụng được với dung dịch Br2. 
D. CH3CH2COOCH=CH2 có thể trùng hợp tạo polime. 
Câu 97 (ĐH KHỐI A 2007): Dãy gồm các chất đều tác dụng với AgNO3 (hoặc Ag2O) trong dung dịch NH3, là:
A. anđehit axetic, butin-1, etilen.	B. anđehit axetic, axetilen, butin-2.
C. axit fomic, vinylaxetilen, propin.	D. anđehit fomic, axetilen, etilen.
Câu 98 (ĐH KHỐI A 2007): Một este có công thức phân tử là C4H6O2, khi thuỷ phân trong môi trường axit thu được axetanđehit. Công thức cấu tạo thu gọn của este đó là
A. CH2=CH-COO-CH3. B. HCOO-C(CH3)=CH2.	C. HCOO-CH=CH-CH3.	D. CH3COO-CH=CH2.
Câu 99 (ĐH KHỐI A 2007): Phát biểu không đúng là: 
A. Axit axetic phản ứng với dung dịch NaOH, lấy dung dịch muối vừa tạo ra cho tác dụng với khí CO2 lại thu được axit axetic. 
B. Phenol phản ứng với dung dịch NaOH, lấy muối vừa tạo ra cho tác dụng với dung dịch HCl lại thu được phenol. 
C. Anilin phản ứng với dung dịch HCl, lấy muối vừa tạo ra cho tác dụng với dung dịch NaOH lại thu được anilin. 
D. Dung dịch natri phenol

Tài liệu đính kèm:

  • docxchuyen_de_bai_tap_ve_phenol_cabonxillic.docx