Câu 1: Có bao nhiêu amino axit có cùng công thức phân tử C3H7O2N? A. 3 chất. B. 4 chất. C. 2 chất. D. 1 chất. Câu 2: Trong các chất dưới đây, chất nào là glixin? A. H2N-CH2-COOH B. CH3–CH(NH2)–COOH C. HOOC-CH2CH(NH2)COOH D. H2N–CH2-CH2–COOH Câu 3: Để chứng minh aminoaxit là hợp chất lưỡng tính ta có thể dùng phản ứng của chất này lần lượt với A. dung dịch KOH và dung dịch HCl. B. dung dịch NaOH và dung dịch NH3. C. dung dịch HCl và dung dịch Na2SO4 . D. dung dịch KOH và CuO. Câu 4: Chất phản ứng được với các dung dịch: NaOH, HCl là A. C2H6. B. H2N-CH2-COOH. C. CH3COOH. D. C2H5OH. Câu 5: Axit aminoaxetic (H2NCH2COOH) tác dụng được với dung dịch A. NaNO3. B. NaCl. C. NaOH. D. Na2SO4. Câu 6: Có các dung dịch riêng biệt sau: C6H5-NH3Cl (phenylamoni clorua), H2N-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH, ClH3N-CH2-COOH, HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH, H2N-CH2-COONa. Số lượng các dung dịch có pH < 7 là A. 2. B. 5. C. 4. D. 3. Câu 7: Glixin không tác dụng với A. H2SO4 loãng. B. CaCO3. C. C2H5OH. D. NaCl. Câu 8: Cho m gam alanin phản ứng hết với dung dịch NaOH. Sau phản ứng, khối lượng muối thu được 11,1 gam. Giá trị m đã dùng là (Cho H = 1, C = 12, O = 16, Na = 23) A. 9,9 gam. B. 9,8 gam. C. 8,9 gam. D. 7,5 gam. Câu 9: Este A được điều chế từ ancol metylic và amino axit no B(chứa một nhóm amino và một nhóm cacboxyl). Tỉ khối hơi của A so với oxi là 2,78125. Amino axit B là A. axit amino fomic. B. axit aminoaxetic. C. axit glutamic. D. axit β-amino propionic. Câu 10: Cứ 0,01 mol aminoaxit (A) phản ứng vừa đủ với 40 ml dung dịch NaOH 0,25M. Mặt khác 1,5 gam aminoaxit (A) phản ứng vừa đủ với 80 ml dung dịch NaOH 0,25M. Khối lượng phân tử của A là A. 150. B. 75. C. 105. D. 89. Câu 11: Este A được điều chế từ-amino axit và ancol metylic. Tỉ khối hơi của A so với hidro bằng 44,5. Công thức cấu tạo của A là: A. CH3–CH(NH2)–COOCH3. B. H2N-CH2CH2-COOH C. H2N–CH2–COOCH3. D. H2N–CH2–CH(NH2)–COOCH3. Câu 12: X là một - amino axit có mạch cacbon không nhánh. Cho 0,01 mol X phản ứng vừa đủ với 100 ml dung dịch HCl 0,1M, sau đó cô cạn dung dịch cẩn thận thì thu được 1,835 gam muối. Tên gọi của X là A. lysin. B. axit glutamic. C. valin. D. alanin. Câu 13: Cho 0,1 mol amino axit X phản ứng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 1 M, thu được dung dịch chứa 17,7 gam muối. Công thức của X là A. NH2C3H6COOH B. NH2C3H5(COOH)2 C. (NH2)2C4H7COOH D. NH2C2H3 (COOH) 2 Câu 14: Cho 10,6 gam hợp chất hữu cơ X có CTPT C3H10N2O2 phản ứng với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH đun nóng, thu được 9,7 gam muối khan và khí Y bậc 1 làm xanh quỳ ẩm. Công thức cấu tạo của X là A. NH2COONH2(CH3)2. B. NH2COONH3CH2CH3. C. NH2CH2CH2COONH4. D. NH2CH2COONH3CH3. Câu 15: Hỗn hợp X gồm 2 amino axit no (chỉ có nhóm chức –COOH và –NH2 trong phân tử), trong đó tỉ lệ mO : mN = 128 : 49. Để tác dụng vừa đủ với 7,33 gam hỗn hợp X cần 70 ml dung dịch HCl 1M. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 7,33 gam hỗn hợp X cần 0,3275 mol O2 (đktc). Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy (CO2, H2O và N2) vào dung dịch Ca(OH)2 (dư). Sau phản ứng thu được m gam kết tủa và dung dịch X. Khối lượng X so với khối lượng dung dịch Ca(OH)2 ban đầu đã thay đổi như thế nào? A. Giảm 5,22 g B. Tăng 10,17 g C. Giảm 10,17 g D. Tăng 5,22 g Câu 16. Hỗn hợp X gồm 2 amino axit ( chỉ chứa nhóm chức -COOH và -NH2 trong phân tử), trong đó tỉ lệ khối lượng mO: mN = 80: 21. Biết rằng 3,83 gam X tác dụng vừa đủ với 30 ml dung dịch HCl 1M. Để tác dụng vừa đủ 3,83 gam X cần vừa đủ V ml dung dịch KOH 1M. Giá trị của V là A. 50 B. 30 C. 40 D. 20 Câu 17: Đi peptit X có công thức H2NCH2CONHCH(CH3)COOH. Tên gọi của X là A. Alanylglixyl. B. Alanylglixin. C. Glyxylalanin. D. Glyxylalanyl. Câu 18(KHỐI A – 2014). Cho 0,02 mol α – amino axit X tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,04 mol NaOH. Mặt khác 0,02 mol X tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,02 mol HCl, thu được 3,67 gam muối. Công thức của X là A. HOOC – CH2CH2CH(NH2) – COOH. B. H2N – CH2CH(NH2) – COOH. C. CH3CH(NH2) – COOH. D. HOOC – CH2CH(NH2) – COOH. Câu 19(KHỐI B – 2014). Amino axit X trong phân tử chỉ chứa hai loại nhóm chức. Cho 0,1 mol X tác dụng vừa đủ với 0,2 mol NaOH, thu được 17,7 gam muối. Số nguyên tử hidro trong phân tử X là A. 9 B. 6 C. 7 D. 8 Câu 20(CĐ – 2014): Cho 0,1 mol axit - aminopropionic tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl, thu được dung dịch X. Cho X tác dụng với 200 ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là A.11,10. B. 16,95. C. 11,70. D. 18,75.
Tài liệu đính kèm: