Chuyên đề bài tập ôn thi THPT Quốc gia môn Hóa học: Polime trong các đề thi - Hà Đức Quang

pdf 4 trang Người đăng duyenlinhkn2 Lượt xem 325Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề bài tập ôn thi THPT Quốc gia môn Hóa học: Polime trong các đề thi - Hà Đức Quang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề bài tập ôn thi THPT Quốc gia môn Hóa học: Polime trong các đề thi - Hà Đức Quang
Thầy giáo Bác sĩ: Hà Đức Quang ĐT: 094 190 2939 Luyện Thi Đại Học Y Hà Nội 
Trẻ không siêng năng, về già trắng tay! 1 
 POLIME TRONG CÁC ĐỀ THI 
A. Năm 2007 
Câu 1: Clo hoá PVC thu được một polime chứa 63,96% clo về khối lượng, trung bình 1 phân tử clo phản 
ứng với k mắt xích trong mạch PVC. Giá trị của k là 
A. 3. B. 6. C. 4. D. 5. 
Câu 2: Các đồng phân ứng với công thức phân tử C8H10O (đều là dẫn xuất của benzen) có tính chất:tách 
nước thu được sản phẩm có thể trùng hợp tạo polime, không tác dụng được với NaOH. Số lượng đồng phân 
ứng với công thức phân tử C8H10O, thoả mãn tính chất trên là: 
 A. 4. B. 1. C. 3. D. 2. 
Câu 3: Dãy gồm các chất được dùng để tổng hợp cao su Buna-S là: 
A. CH2=CH-CH=CH2, lưu huỳnh. B. CH2=C(CH3)-CH=CH2, C6H5CH=CH2. 
C. CH2=CH-CH=CH2, C6H5CH=CH2. D. CH2=CH-CH=CH2, CH3-CH=CH2. 
B. Năm 2008 
Câu 4: Khối lượng của một đoạn mạch tơ nilon-6,6 là 27346 đvC và của một đoạn mạch tơ capron là 17176 
đvC. Số lượng mắt xích trong đoạn mạch nilon-6,6 và capron nêu trên lần lượt là 
A. 113 và 152. B. 113 và 114. C. 121 và 152. D. 121 và 114. 
Câu 5: Phát biểu đúng là: 
A. Cao su thiên nhiên là sản phẩm trùng hợp của isopren. 
B. Các chất etilen, toluen và stiren đều tham gia phản ứng trùng hợp. 
C. Tính axit của phenol yếu hơn của rượu (ancol). 
D. Tính bazơ của anilin mạnh hơn của amoniac. 
Câu 6: Cho sơ đồ chuyển hóa: CH4 → C2H2 → C2H3Cl → PVC. Để tổng hợp 250 kg PVC theo sơ đồ trên 
thì cần V m3 khí thiên nhiên (ở đktc). Giá trị của V là (biết CH4 chiếm 80% thể tích khí thiên nhiên và hiệu 
suất của cả quá trình là 50%) 
A. 286,7. B. 358,4. C. 224,0. D. 448,0. 
Câu7: Thể tích dung dịch HNO3 67,5% (khối lượng riêng là 1,5 g/ml) cần dùng để tác dụng với xenlulozơ 
tạo thành 89,1 kg xenlulozơ trinitrat là (biết lượng HNO3 bị hao hụt là 20 %) 
A. 55 lít. B. 81 lít. C. 49 lít. D. 70 lít. 
Câu 8: Polime có cấu trúc mạng không gian là: 
 A. PVC. B. nhựa bakelit. C. PE. D. amilopectin. 
Câu 9: Từ 16,20 tấn xenlulozơ người ta sản xuất được m tấn xenlulozơ trinitrat (biết hiệu suất phản ứng 
tính theo xenlulozơ là 90%). Giá trị của m là 
 A. 33,00. B. 25,46. C. 26,73. D . 29,70. 
Câu 10: Tơ nilon - 6,6 được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng 
A. HOOC-(CH2)4-COOH và H2N-(CH2)6-NH2. B. HOOC-(CH2)4-COOH và HO-(CH2)2-OH. 
C. H2N-(CH2)5-COOH. D. HOOC-(CH2)2-CH(NH2)-COOH. 
C. Năm 2009 
Câu 11: Lên men m gam glucozơ với hiệu suất 90%, lượng khí CO2 sinh ra hấp thụ hết vào dd nước vôi 
trong, thu được 10 gam kết tủa. Khối lượng dd sau phản ứng giảm 3,4 gam so với khối lượng dd nước vôi 
trong ban đầu. Giá trị của m là: 
 A. 13,5 B. 30,0 C. 15,0 D. 20,0 
Câu 12: Poli (metyl metacrylat) và nilon-6 được tạo thành từ các monome tương ứng là 
A. CH3-COO-CH = CH2 và H2N-[CH2]5-COOH. 
B. CH2 = C(CH3)-COOCH3 và H2N-[CH2]6-COOH. 
C. CH2 = C(CH3)-COOCH3 và H2N-[CH2]5-COOH. 
D. CH2 = CH-COOCH3 và H2N-[CH2]6-COOH. 
Câu 13: Dãy gồm các chất đều có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là: 
Thầy giáo Bác sĩ: Hà Đức Quang ĐT: 094 190 2939 Luyện Thi Đại Học Y Hà Nội 
Trẻ không siêng năng, về già trắng tay! 2 
A. stiren; clobenzen; isopren; but-1-en. 
B. 1,1,2,2-tetrafloeten; propilen; stiren; vinyl clorua. 
C. 1,2-điclopropan; vinylaxetilen; vinylbenzen; toluen. 
D. buta-1,3-đien; cumen; etilen; trans-but-2-en. 
Câu 14: Phát biểu nào sau đây là đúng? 
A. Trùng ngưng buta-1,3-đien với acrilonitrin có xúc tác Na được cao su buna-N. 
B. Tơ visco là tơ tổng hợp. 
C. Poli(etylen terephtalat) được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng các monome tương ứng. 
D. Trùng hợp stiren thu được poli(phenol-fomanđehit). 
Câu 15: Phát biểu nào sau đây là đúng? 
A. Saccarozơ làm mất màu nước brom. 
B. Glucozơ bị khử bởi dung dịch AgNO3 trong NH3. 
C. Xenlulozơ có cấu trúc mạch phân nhánh. 
D. Amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh. 
Câu 16: Trong thực tế, phenol được dùng để sản xuất 
A. nhựa PVC, nhựa novolac và chất diệt cỏ 2,4-D. 
B. nhựa rezit, chất diệt cỏ 2,4-D và thuốc nổ TNT. 
C. PPF, chất diệt cỏ 2,4-D và axit picric. 
D. nhựa rezol, nhựa rezit và thuốc trừ sâu 666. 
Câu 17: Thể tích của dung dịch axit nitric 63% (D = 1,4 g/ml) cần vừa đủ để sản xuất được 59,4 kg 
xenlulozơ trinitrat (hiệu suất 80%) là 
A. 53,57 lít. B. 34,29 lít. C. 42,86 lít. D. 42,34 lít. 
Câu 18: Thuỷ phân 1250 gam protein X thu được 425 gam alanin. Nếu phân tử khối của X bằng 100.000 
đvC thì số mắt xích alanin có trong phân tử X là 
A. 328. B. 479. C. 453. D. 382. 
Câu 19: Lên men hoàn toàn m gam glucozơ thành ancol etylic. Toàn bộ khí CO
2 
sinh ra trong quá trình này 
được hấp thụ hết vào dung dịch Ca(OH)
2 
(dư) tạo ra 40 gam kết tủa. Nếu hiệu suất của quá trình lên men là 
75% thì giá trị của m là 
A. 30. B. 48. C. 60 . D. 58. 
D. Năm 2010 
Câu 20: Cho các loại tơ: bông, tơ capron, tơ xenlulozơ axetat, tơ tằm, tơ nitron, nilon-6,6. Số tơ tổng hợp là 
A. 3. B. 4. C. 2. D. 5. 
Câu 21: Trong các polime sau: (1) poli(metyl metacrylat); (2) polistiren; (3) nilon-7; (4) poli(etylen-
terephtalat); (5) nilon-6,6; (6) poli(vinyl axetat), các polime là sản phẩm của phản ứng trùng ngưng là: 
A. (1), (3), (6). B. (3), (4), (5). C. (1), (2), (3). D. (1), (3), (5). 
Câu 22: Thuỷ phân hoàn toàn tinh bột trong dung dịch axit vô cơ loãng, thu được chất hữu cơ X. Cho X phản 
ứng với khí H2 (xúc tác Ni, to), thu được chất hữu cơ Y. Các chất X, Y lần lượt là: 
A. glucozơ, sobitol. B. glucozơ, saccarozơ. C. glucozơ, etanol. D.glucozơ, fructozơ. 
Câu 23: Polime nào sau đây được tổng hợp bằng phản ứng trùng ngưng? 
A. poli(metyl metacrylat). B. poli(etylen terephtalat). C. polistiren. D.poliacrilonitrin. 
E. Năm 2011 
Câu 24: Sản phẩm hữu cơ của phản ứng nào sau đây không dùng để chế tạo tơ tổng hợp? 
A. Trùng hợp vinyl xianua. B. Trùng ngưng axit ε-aminocaproic. 
C. Trùng hợp metyl metacrylat. D. Trùng ngưng hexametylenđiamin với axit ađipic. 
Thầy giáo Bác sĩ: Hà Đức Quang ĐT: 094 190 2939 Luyện Thi Đại Học Y Hà Nội 
Trẻ không siêng năng, về già trắng tay! 3 
Câu 25: Xenlulozơ trinitrat được điều chế từ phản ứng giữa axit nitric với xenlulozơ (hiệu suất phản ứng 
60% tính theo xenlulozơ). Nếu dùng 2 tấn xenlulozơ thì khối lượng xenlulozơ trinitrat điều chế được là 
A. 2,97 tấn. B. 3,67 tấn. C. 1,10 tấn. D. 2,20 tấn. 
Câu 26: Ancol etylic được điều chế từ tinh bột bằng phương pháp lên men với hiệu suất toàn bộ quá trình là 
90%. Hấp thụ toàn bộ lượng CO2 sinh ra khi lên men m gam tinh bột vào nước vôi trong, thu được 330 gam 
kết tủa và dung dịch X. Biết khối lượng X giảm đi so với khối lượng nước vôi trong ban đầu là 132 gam. 
Giá trị của m là 
A. 297. B. 405. C. 486. D. 324. 
Câu 27: Cho sơ đồ phản ứng: 
CH≡ CH + HCN →X; X → polime Y; X + CH2=CH-CH=CH2 → polime Z. Y và Z lần lượt dùng để chế 
tạo vật liệu polime nào sau đây? 
A. Tơ capron và cao su buna. B. Tơ nilon-6,6 và cao su cloropren. 
C. Tơ olon và cao su buna-N. D. Tơ nitron và cao su buna-S. 
Câu 28: Cho các phát biểu sau về cacbohiđrat: 
(a) Glucozơ và saccarozơ đều là chất rắn có vị ngọt, dễ tan trong nước. 
(b) Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit. 
(c) Trong dung dịch, glucozơ và saccarozơ đều hoà tan Cu(OH)2, tạo phức màu xanh lam. 
(d) Khi thuỷ phân ht hỗn hợp gồm tinh bột và saccarozơ trong môi trường axit, chỉ thu được một loại 
monosaccarit duy nhất. 
(e) Khi đun nóng glucozơ (hoặc fructozơ) với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được Ag. 
(g) Glucozơ và saccarozơ đều tác dụng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) tạo sobitol. 
Số phát biểu đúng là A. 5. B. 6. C. 4. D. 3. 
Câu 29: Cho các tơ sau: tơ xenlulozơ axetat, tơ capron, tơ nitron, tơ visco, tơ nilon-6,6. Có bao nhiêu tơ 
thuộc loại tơ poliamit? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. 
Câu 30 Cho các polime : (1) polietilen , (2) poli (metyl metacrylat), (3) polibutađien, (4) polistiren, (5) 
poli(vinyl axetat) và (6) tơ nilon-6,6. Trong các polime trên, các polime có thể bị thuỷ phân trong dung dịch 
axit và dung dịch kiềm là: A. (2),(3),(6) B. (2),(5),(6) C. (1),(4),(5) D. (1),(2),(5) 
Câu 31 Có một số nhận xét về cacbonhiđrat như sau: 
(1) Saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ đều có thể bị thủy phân 
(2)Glucozơ, fructozơ, saccarozơ đều tác dụng được với Cu(OH)2 và có khả năng tham gia phản ứng tráng 
bạc 
(3)Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân cấu tạo của nhau 
(4)Phân tử xenlulozơ được ccấu tạo bởi nhiều gốc β-glucozơ 
(5) Thủy phân tinh bột trong môi trường axit sinh ra fructozơ 
Trong các nhận xét trên, số nhận xét đúng là 
A. 2 B. 5 C. 4 D. 3 
F. Năm 2012 
Câu 32. (CĐ-2012) Phát biểu nào sau đây là sai? 
 A. Lực bazơ của anilin yếu hơn lực bazơ của metylamin. 
 B. Cao su buna-N thuộc loại cao su thiên nhiên. 
 C. Chất béo còn được gọi là triglixerit hoặc triaxylglixerol. 
 D. Poli(metyl metacrylat) được dùng để chế tạo thủy tinh hữu cơ. 
Câu 33. (ĐHA-2012) Hợp chất X có công thức C8H14O4. Từ X thực hiện các phản ứng (theo đúng tỉ lệ 
mol): 
 (a) X + 2NaOH t0 X1 + X2 + H2O (b) X1 + H2SO4 X3 + Na2SO4 
 (c) nX3 + nX4 nilon-6,6 + 2nH2O (d) 2X2 + X3 X5 + 2H2O 
 Phân tử khối của X5 là 
 A. 202. B. 198. C. 174. D. 216. 
Thầy giáo Bác sĩ: Hà Đức Quang ĐT: 094 190 2939 Luyện Thi Đại Học Y Hà Nội 
Trẻ không siêng năng, về già trắng tay! 4 
Câu 34. (ĐHB-2012) Cho các chất: caprolactam (1), isopropylbenzen (2), acrilonitrin (3), glyxin (4), vinyl 
axetat (5). Các chất có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp tạo polime là 
 A. (3), (4) và (5). B. (1), (2) và (3). C. (1), (3) và (5). D. (1), (2) và (5). 
Câu 35. (ĐHB-2012) Các polime thuộc loại tơ nhân tạo là 
 A. tơ nilon-6,6 và tơ capron. B. tơ visco và tơ xelulozơ axetat. 
 C. tơ visco và tơ nilon-6,6. D. tơ tằm và tơ vinilon. 
Câu 36. (ĐHA-2012) Loại tơ nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng hợp? 
 A. Tơ nilon-6,6. B. Tơ visco. C. Tơ nitron. D. Tơ xenlulozơ axetat. 
G. Năm 2013 
Câu 36. (CĐ-2013)Trùng hợp m tấn etilen thu được 1 tấn polietilen (PE) với hiệu suất phản ứng bằng 80%. 
Giá trị của m là 
A. 1,80. B. 2,00. C. 0,80. D. 1,25. 
Câu 37. (CĐ-2013)Chất nào dưới đây khi phản ứng với HCl thu được sản phẩm chính là 2-clobutan? 
A. But-1-en. B. Buta-1,3-đien. C. But-2-in. D. But-1-in. 
Câu 39. (ĐHA-2013)Tơ nilon-6,6 là sản phẩm trùng ngưng của 
 A. etylen glicol và hexametylenđiamin B. axit ađipic và glixerol 
 C. axit ađipic và etylen glicol. D. axit ađipic và hexametylenđiamin 
Câu 40. (ĐHB-2013)Trong các polime: tơ tằm, sợi bông, tơ visco, tơ nilon-6, tơ nitron, những polime có 
nguồn gốc từ xenlulozơ là 
 A. tơ tằm, sợi bông và tơ nitron B. tơ visco và tơ nilon-6 
 C. sợi bông, tơ visco và tơ nilon-6 D. sợi bông và tơ visco 
Câu 41. (ĐHB-2013)Cho các phát biểu sau: 
 (a) Hiđro hóa hoàn toàn glucozơ tạo ra axit gluconic 
 (b) Ở điều kiện thường, glucozơ và saccarozơ đều là những chất rắn, dễ tan trong nước. 
 (c) Xenlulozơ trinitrat là nguyên liệu để sản xuất tơ nhân tạo và chế tạo thuốc súng không khói. 
 (d) Amilopectin trong tinh bột chỉ có các liên kết -1,4-glicozit 
 (e) Sacarozơ bị hóa đen trong H2SO4 đặc. 
 (f) Trong công nghiệp dược phẩm, saccarozơ được dùng để pha chế thuốc. 
 Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là A. 4. B. 3. C. 2. D. 5. 
Câu 41. (ĐHB-2013)Tơ nitron (olon) là sản phẩm trùng hợp của monome nào sau đây? 
 A. 
2 3 3
CH C(CH ) COOCH B. 
3 2
CH COO CH CH 
 C. 
2
CH CH CN D. 
2 2
CH CH CH CH 
H. Năm 2014 
Câu 43. (CĐ-2014)Tơ nitron dai, bền với nhiệt, giữ nhiệt tốt, thường được dùng để dệt vải và may quần áo 
ấm. Trùng hợp chất nào sau đây tạo thành polime dùng để sản xuất tơ nitron? 
A. 2CH CH CN B. 2 3CH CH CH C. 2 2 5H N CH COOH D. 
2 2 26
H N CH NH 
Câu 44. (ĐHA-2014)Polime nào sau đây trong thành phần chứa nguyên tố nitơ? 
 A. Nilon-6,6 B. Polietilen C. Poli(vinyl clorua) D. Polibutađien 
Câu 45. (ĐHB-2014)Poli(etylen terephtalat) được điều chế bằng phản ứng với axit teraphtalic với chất nào 
sau đây? 
 A. Etylen glicol B. Etilen C. Glixerol D. Ancol etylic 
K. Năm 2015 
Câu 46. Quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ (monome) thành phân tử lớn (polime) đồng thời giải phóng 
những phân tử nhỏ khác (thí dụ H2O) được gọi là phản ứng 
 A. trùng ngưng B. trùng hợp. C. xà phòng hóa. D. thủy phân. 
Câu 47. Đốt cháy hoàn toàn chất hữu cơ nào sau đây thu được sản phẩm có chứa N2? 
 A. Chất béo. B. Tinh bột. C. Xenlulozơ. D. Protein. 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfchuyen_de_bai_tap_on_thi_thpt_quoc_gia_mon_hoa_hoc_polime_tr.pdf