Chuyên đề bài tập ôn thi THPT Quốc gia môn Hóa học: Bài tập peptit cơ bản - Hà Đức Quang

pdf 5 trang Người đăng duyenlinhkn2 Ngày đăng 25/07/2022 Lượt xem 320Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề bài tập ôn thi THPT Quốc gia môn Hóa học: Bài tập peptit cơ bản - Hà Đức Quang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề bài tập ôn thi THPT Quốc gia môn Hóa học: Bài tập peptit cơ bản - Hà Đức Quang
Thầy giáo Bác sĩ: Hà Đức Quang ĐT: 094 190 2939 Luyện Thi Đại Học Y Hà Nội 
Trên con đường đẫn đến thành công không có dấu chân kẻ lười biếng! 
1 
BÀI TẬP PEPTIT CƠ BẢN 
Câu 1: Khối lượng phân tử của glyxylalanylvalin (Gly-Ala-Val) là ? 
A. 203 đvC. B. 211 đvC. C. 245 đvC. D. 185 đvC. 
Câu 2: Peptit nào có khối lượng phân tử là 358 đvC ? 
A. Gly-Ala-Gly-Ala. B. Gly-Ala-Ala-Val. C. Val-Ala-Ala-Val. D. Gly-Val-Val-Ala. 
Câu 3: Peptit nào sau đây không tham gia phản ứng màu Biure : 
A. Gly-Ala-Gly B. Gly-Ala. C. Val-Ala-Ala-Glu. D. Gly-Val-Glu. 
Câu 4: Peptit Ala-Gly-Glu-Ala-Phe-Val có chứa amino axit đầu N và đầu C lần lượt là : 
A. Ala và Val B. Val và Ala C. Ala và Phe D. Gly và Val 
Câu 5: Thủy phân không hoàn toàn một pentapeptit X (mạch hở): Gly-Val-Gly-Val-Ala có thể thu được tối đa bao nhiêu 
tripetit? 
A. 2 B. 4 C. 3 D. 1 
Câu 6: Thủy phân không hoàn toàn một pentapeptit X (mạch hở): Gly-Val-Gly-Val-Ala có thể thu được tối đa bao nhiêu 
đipetit? 
A. 2 B. 4 C. 3 D. 1 
Câu 7: Thủy phân hoàn toàn 1 mol peptit X thu được 2 mol Glyxin; 3 mol Alanin; 3 mol Valin. Số liên kết peptit của X 
A. 5 B. 8 C. 7 D. 6 
Câu 8: Peptit X có công thức cấu tạo: H2N-CH2-CO-NH-CH-CO-NH-CH-CO-NH-CH2-COOH 
 | | 
 CH3 CH – CH3 
 | 
 CH3 
Phân tử khối của X là : 
A. 302 B. 316 C. 288 D. 274 
Câu 9: Protein nào sau đây có trong lòng trắng trứng ? 
A. Anbumin. B. Fibroin. C. Keratin. D. Hemoglobin. 
Câu 10: Phát biểu nào sau đây là sai 
A. Anilin và phenol đều tác dụng với nước brom tạo kết tủa trắng 
B. Dung dịch lysine và axit glutamic đều là quì tím đổi màu 
C. Trimetyl amin là chất khí ở nhiệt độ thường 
D. Cho Cu(OH)2/OH
-
 vào dung dịch long trắng trứng hoặc Gly-Ala đều xuất hiện màu tím 
Câu 11: Phát biểu nào sau đây đúng? 
A. Trong một phân tử tripeptit mạch hở có 3 liên kết peptit. 
B. Trong môi trường kiềm, đipeptit mạch hở tác dụng được với Cu(OH)2 
C. 
D. axit glutamic HOOC-CH2-CH2-CH(NH2 - 
Câu 12: Cho hợp chất hữu cơ X có công thức: 
H2N-CH(CH3)-CO-NH-CH2-CO-NH-CH2-CH2-CO-NH-CH(C6H5)-CO-NH-CH(CH3)-COOH. Khẳng định đúng là? 
A. Trong X có 4 liên kết peptit. B. Khi thủy phân X thu được 4 loại α -amino axit khác nhau. 
C. X là một pentapeptit. D. Trong X có 2 liên kết peptit. 
Câu 13: Phát biểu nào sau đây đúng? 
A. Tất cả các protein đều tan trong nước tạo thành dung dịch keo. 
B. Tất cả pepit và protein đều có phản ứng màu biure với Cu(OH)2. 
C. Liên kết của nhóm CO và NH giữa hai đơn vị aminoaxit được gọi là liên kết peptit. 
D. Thủy phân hoàn toàn protein đơn giản thu được các α-aminoaxit. 
Câu 14: Nhận xét nào sau đây sai? 
A. Polipeptit kém bền trong môi trường axit và bazơ. 
B. Liên kết peptit là liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa 2 đơn vị α-aminoaxit. 
C. Cho Cu(OH)2 trong môi trường kiềm vào dung dịch protein sẽ xuất hiện màu tím đặc trưng. 
D. Các dung dịch glixin, alanin, lysin đều không làm đổi màu quỳ. 
Câu 15: Trong các nhận xét dưới đây, nhận xét nào đúng: 
A. Dung dịch các amino axit có thể làm đổi màu quỳ tím sang đỏ hoặc sang xanh hoặc không làm đổi màu. 
B. Dung dịch các amino axit đều làm đổi màu quỳ tím sang xanh. 
C. Dung dịch các amino axit đều không làm đổi màu quỳ tím. 
D. Tất cả các peptit đều tác dụng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm tạo ra hợp chất có màu tím. 
Thầy giáo Bác sĩ: Hà Đức Quang ĐT: 094 190 2939 Luyện Thi Đại Học Y Hà Nội 
Trên con đường đẫn đến thành công không có dấu chân kẻ lười biếng! 
2 
Câu 16: Cho các nhận xét sau: 
(1) Có thể tạo được tối đa 2 đipeptit từ phản ứng trùng ngưng hỗn hợp alanin và glyxin 
(2) Khác với axit axetic, axít amino axetic có thể tham gia phản ứng với axit HCl 
(3) Giống với axit axetic, aminoaxit có thể tác dụng với bazơ tạo muối và nước 
(4) Axit axetic và axit α-amino glutaric không làm đổi màu quỳ tím thành đỏ 
(5) Thủy phân không hoàn toàn peptit: Gly-Ala-Gly-Ala-Gly có thể thu được tối đa 2 đipeptit 
(6) Cho Cu(OH)2 vào ống nghiệm chứa anbumin thấy tạo dung dịch màu xanh thẫm 
 Số nhận xét không đúng là 
A. 4. B. 3. C. 1. D. 2. 
Câu 17: Phát biểu nào sau đây đúng? 
 A. Các amino axit ở điều kiện thường đều là chất rắn dạng tinh thể 
 B. Liên kết giữa nhóm CO và nhóm NH giữa các đơn vị amino axit gọi là liên kết peptit 
 C. Các peptit đều có phản ứng màu biure 
 D. Trong phân tử tetrapeptit có 4 liên kết peptit 
Câu 18: Phát biểu sai là 
A. Khi cho dung dịch lòng trắng trứng vào dung dịch HNO3 đặc thấy xuất hiện kết tủa màu tím. 
B. Ở trạng thái kết tinh amino axit tồn tại ở dạng ion lưỡng cực. 
C. Amino axit là những chất rắn ở dạng tinh thể không màu, tan tốt trong nước và có vị hơi ngọt. 
D. Dung dịch lòng trắng trứng có phản ứng màu biure với Cu(OH)2. 
Câu 19: Chọn câu sai: 
A. Lòng trắng trứng có phản ứng màu biure với Cu(OH)2. 
B. Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa hai đơn vị α-amino axit được gọi là liên kết peptit. 
C. Thủy phân hoàn toàn protein đơn giản thu được các α -amino axit. 
D. Pentapeptit: Tyr-Ala-Gly-Val-Lys (mạch hở) có 5 liên kết peptit. 
Câu 20: Phát biểu nào sau đây không đúng? 
A. Anilin tác dụng được với dung dịch Br2 tạo kết tủa trắng. 
B. Đi peptit không có phản ứng màu biure 
C. Ở điều kiện thường, metylamin và đimetylamin là những chất khí có mùi khai. 
D. H2N-CH2-CH2-CO-NH-CH2-COOH là một đipeptit. 
Câu 21: Phát biểu nào sau đây không đúng ? 
A. Tất cả các peptit đều có khả năng tham gia phản ứng thủy phân. 
B. Protein đơn giản được tạo thành từ các gốc α-amino axit. 
C. Trong phân tử đipeptit mạch hở có hai liên kết peptit. 
D. Tripeptit Gly-Ala-Gly có phản ứng màu biure với Cu(OH)2. 
Câu 22: Thủy phân hoàn toàn 1 mol oligopeptit X mạch hở, được 2 mol glyxin (Gly), 1 mol alanin (Ala), 1 mol valin 
(Val) và 1 mol phenylalanin (Phe). Thủy phân không hoàn toàn X thu được đipeptit Val-Phe và tripeptit Gly-Ala-Val 
nhưng không thu được đipeptit Gly-Gly. Kết luận không đúng về X là 
A. Trong X có 5 nhóm CH3. 
B. Đem 0,1 mol X tác dụng với dung dịch HCl dư, đun nóng tạo ra 70,35 gam muối. 
C. X có công thức Gly-Ala-Val-Phe-Gly. 
D. X tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH đun nóng, theo tỉ lệ mol tương ứng 1 : 5. 
Câu 23: Cho một (X) peptit được tạo nên bởi n gốc glyxin có khối lượng phân tử là 189 đvC. Peptit (X) thuộc loại ? 
A. tripetit. B. đipetit. C. tetrapeptit. D. pentapepit. 
Câu 24: Cho một (X) peptit được tạo nên bởi n gốc alanin có khối lượng phân tử là 160 đvC. Peptit (X) thuộc loại ? 
A. tripetit. B. đipetit. C. tetrapeptit. D. pentapepit. 
Câu 25: Cho một (X) peptit được tạo nên bởi n gốc alanin và m gốc glyxin có khối lượng phân tử là 217 đvC. Trong 
peptit (X) có ? 
A. 2 gốc glyxin và 1 gốc alanin. B. 1 gốc glyxin và 2 gốc alanin. 
C. 2 gốc glyxin và 2 gốc alanin. D. 1 gốc glyxin và 3 gốc alanin. 
Câu 26: Cho 9,84 gam peptit (X) do n gốc glyxyl tạo thành, thủy phân hoàn toàn trong môi trường axit loãng thu được 12 
gam glyxin( là aminoaxit duy nhất). (X) thuộc loại ? 
A. đipetit. B. tripetit. C. tetrapeptit. D. pentapepit. 
Câu 27: Cho 20,79 gam peptit (X) do n gốc alanyl tạo thành, thủy phân hoàn toàn trong môi trường axit loãng thu được 
24,03 gam alanin( là aminoaxit duy nhất). (X) thuộc loại ? 
A. đipetit. B. tripetit. C. tetrapeptit. D. pentapepit. 
Câu 28: Khi thủy phân hoàn toàn 20,3 gam một oligopeptit (X) thu được 8,9 gam alanin và 15 gam glyxin. (X) là ? 
Thầy giáo Bác sĩ: Hà Đức Quang ĐT: 094 190 2939 Luyện Thi Đại Học Y Hà Nội 
Trên con đường đẫn đến thành công không có dấu chân kẻ lười biếng! 
3 
A. tripeptit. B. tetrapeptit. C. pentapeptit. D. đipeptit. 
Câu 29: Khi thủy phân hoàn toàn 65 gam một oligopeptit (X) thu được 22,25 gam alanin và 56,25 gam glyxin. (X) là ? 
A. tripeptit. B. tetrapeptit. C. pentapeptit. D. đipeptit. 
Câu 30: Đốt cháy hoàn toàn 0,06 mol một peptit (X) do n gốc alanyl tạo nên thu được sản phẩm cháy hấp thụ vào bình 
đựng Ba(OH)2 dư thì thu được 70,92 gam kết tủa. (X) thuộc loại ? 
A. đipetit. B. tripetit. C. tetrapetit. D. pentapetit. 
Câu 31: Đốt cháy hoàn toàn 0,4 mol một peptit (X) do n gốc glyxyl tạo nên thu được sản phẩm cháy hấp thụ vào bình 
đựng nước vôi trong dư thì khối lượng bình tăng là 191,2 gam. (X) thuộc loại ? 
A. đipetit. B. tripetit. C. tetrapetit. D. pentapetit. 
Câu 32: Đốt cháy hoàn toàn 18,48 gam một đipeptit của glyxin rồi cho sản phẩm qua nước vôi trong dư. Tính khối lượng 
kết tủa thu được ? 
A. 56 gam. B. 48 gam. C. 36 gam. D. 40 gam. 
Câu 33: Đốt cháy hoàn toàn 11,2 gam một đipeptit của alanin rồi cho sản phẩm qua nước vôi trong dư. Tính khối lượng 
bình tăng ? 
A. 56 gam. B. 48 gam. C. 26,64 gam. D. 40 gam. 
Câu 34: Thủy phân hết m gam tripeptit : Gly-Gly-Gly ( mạch hở) thu được hỗn hợp gồm 9 gam Gly; 3,96 gam Gly-Gly. 
Giá trị m là ? 
A. 11,88. B. 12,6. C. 12,96. D. 11,34. 
Câu 35: Thủy phân hết m gam tetrapeptit Ala-Ala-Ala-Ala (mạch hở) thu được hỗn hợp gồm 0,24 mol Ala, 0,16 mol Ala-
Ala và 0,1mol Ala-Ala-Ala. Giá trị của m là 
A. 27,784. B. 72,48. C. 81,54. D. 132,88. 
Câu 36: Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp oligopeptit gồm Ala-Val-Ala-Gly-Ala và Val-Gly-Gly thu được x gam 
Ala; 37,5 gam Gly; 35,1 gam Val. Giá trị của m và x lần lượt là: 
A. 99,3 và 30,9 B. 84,9 và 26,7 C. 90,3 và 30,9 D. 92,1 và 26,7 
Câu 37: Thủy phân một lượng tetrapeptit X (mạch hở) chỉ thu được 14,6 gam Ala-Gly; 7,3 gam Gly-Ala; 6,125 gam 
Gly-Ala-Val; 1,875 gam Gly; 8,775 gam Val; m gam hỗn hợp gồm Ala-Val và Ala. Giá trị của m là 
A. 29,006. B. 38,675. C. 34,375. D. 29,925. 
Câu 38: Xác định khối lượng phân tử gần đúng của Protein X có 0,16 % lưu huỳnh, biết rằng cứ 1 phân tử X chỉ chứa 1 
nguyên tử lưu huỳnh. 
A. 20000 đvC. B. 26000 đvC. C. 13500 đvC. D. 15400 đvC. 
Câu 39: Khi thủy phân 20 gam protein (X) thì thu được 10,68 gam alanin. Nếu khối lượng phân tử của protein là 40000 
đvC thì số mắc xích alanin trong (X) là bao nhiêu ? 
A. 191. B. 240. C. 250. D. 180. 
Câu 40: Thủy phân hoàn toàn 12,18 gam hỗn hợp tripeptit thì thu được 14,34 gam hỗn hợp X gồm các aminoaxit (các 
amino axit chỉ có một nhóm amino và một nhóm cacboxyl trong phân tử). Nếu lấy ½ cho lượng hỗn hợp X này tác dụng 
với dung dung dịch HCl dư, cô cạn cẩn thận dung dịch, thì lượng muối khan thu được là ? 
A. 12,65 gam. B. 10,455 gam. C. 10,48 gam. D. 26,28 gam. 
Câu 41: Đipeptit mạch hở X và tripeptit mach hở Y đều được cấu tạo từ một amino axit no, mạch hở, trong phân tử có 
một nhóm –NH2 và một nhóm –COOH. Đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol Y, thu được tổng khối lượng CO2 và H2O bằng 
82,35 gam.Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X, sản phẩm cháy thu được cho lội từ từ qua nước vôi trong dư, tạo ra m gam kết 
tủa. Tìm m 
A. 40 B. 80 C. 60 D. 30 
Câu 42: Tripeptit mạch hở X và tetrapeptit mạch hở Y đều được tạo ra từ một amino axit no, mạch hở có 1 nhóm –
COOH và 1 nhóm –NH2. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X thu được sản phẩm gồm CO2, H2O, N2 trong đó tổng khối lượng 
CO2, H2O là 36,3 gam. Nếu đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol Y cần số mol O2 là: 
A. 1,875 B. 1,8 C. 2,8 D. 3,375 
Câu 43: Đipeptit X, pentapeptit Y đều mạch hở và cùng được tạo ra từ 1 amino axit no, mạch hở trong phân tử có 1 nhóm 
-NH2 và 1 nhóm -COOH. Cho 16 gam X tác dụng hết với dung dịch HCl dư, làm khô cẩn thận dung dịch sau phản ứng 
thu được 25,1 gam chất rắn. Vậy khi đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol Y thì cần ít nhất bao nhiêu mol O2 nếu sản phẩm cháy 
thu được gồm CO2, H2O, N2 ? 
A. 3,65 mol. B. 4,00 mol. C. 3,25 mol. D. 3,75 mol. 
Câu 44: Thực hiện tổng hợp tetrapeptit từ 3,0 mol glyxin; 4,0 mol alanin và 6,0 mol valin. Biết phản ứng xảy ra hoàn 
toàn. Khối lượng tetrapeptit thu được là 
A. 1510,5 gam. B. 1120,5 gam. C. 1049,5 gam. D. 1107,5 gam. 
Câu 45: Thủy phân hoàn toàn m gam đipeptit Gly-Val (mạch hở) bằng dung dịch NaOH vừa đủ, thu được dung dịch B. 
Cô cạn toàn bộ dung dịch B thu được 35,4 gam muối khan. Giá trị của m là 
A. 23,4. B. 28,8. C. 30,9. D. 24,6. 
Thầy giáo Bác sĩ: Hà Đức Quang ĐT: 094 190 2939 Luyện Thi Đại Học Y Hà Nội 
Trên con đường đẫn đến thành công không có dấu chân kẻ lười biếng! 
4 
Câu 46: Thủy phân hoàn toàn 32,55 gam tripeptit mạch hở (Ala-Gly-Ala) bằng dung dịch NaOH (vừa đủ), sau phản ứng 
thu được dung dịch X. Cô cạn X thu được m gam muối khan. Giá trị m là: 
A. 47,85 gam B. 42,45 gam C. 35,85 gam D. 44,45 gam 
Câu 47: Thủy phân hoàn toàn 22 gam tripeptit mạch hở (Gly-Ala-Glu) bằng dung dịch NaOH (vừa đủ), sau phản ứng thu 
được dung dịch B. Cô cạn B thu được m gam muối khan. Giá trị m là: 
A. 30,16 gam B. 31,92 gam C. 33,36 gam D. 31,60 gam 
Câu 48: Thủy phân hoàn toàn 12,08 gam tetrapeptit mạch hở (Gly-Ala-Val-Gly) bằng dung dịch KOH (vừa đủ), sau phản 
ứng thu được dung dịch X. Cô cạn X thu được m gam muối khan. Giá trị m là: 
A. 20,32 gam B. 19,60 gam C. 22,56 gam D. 21,04 gam 
Câu 49: Thủy phân hoàn toàn 2,73 gam tripeptit mạch hở (Val-Gly-Val) bằng dung dịch NaOH (lấy dư 10% so với lượng 
cần thiết), sau phản ứng thu được dung dịch X. Cô cạn X thu được m gam rắn khan. Giá trị m là: 
A. 3,75 gam B. 3,87 gam C. 3,69 gam D. 3,57 gam 
Câu 50: Thủy phân hoàn toàn 0,04 mol đipeptit mạch hở (Ala-Gly) bằng dung dịch 100 ml dung dịch NaOH 1M , sau 
phản ứng thu được dung dịch X. Cô cạn X thu được bao nhiêu gam rắn khan : 
A. 9,12 gam B. 8,40 gam C. 9,84 gam D. 8,32 gam 
Câu 51: X, Y là hai -aminoaxit no chứa một nhóm -NH2 và 1 nhóm -COOH, trong X phần trăm khối lượng của oxi 
chiếm 42,667%; trong Y phần trăm khối lượng nitơ chiếm 15,73%. E là tripeptit X-X-Y. Lấy 0,1 mol X tác dụng vừa đủ 
với dung dịch NaOH đun nóng thu được m gam muối. Giá trị m là. 
A. 34,1 B. 28,7 C. 30,5 D. 31,9 
Câu 52: Tripeptit X có công thức sau : H2N–CH(CH3)–CO–NH–CH(CH3)–CO-NH –CH2–COOH .Thủy phân hoàn toàn 
0,1 mol X trong 400 ml dung dịch NaOH 1M. Khối lượng chất rắn thu được khi cô cạn dung dịch sau phản ứng là : 
A. 28,6 gam. B. 22,2 gam. C. 35,9 gam. D. 31,9 gam. 
Câu 53: Cho X là đipeptit mạch hở Gly-Ala; Y là tripeptit mạch hở Ala-Ala-Gly. Đun nóng 36,3 gam hỗn hợp gồm hai 
peptit X và Y (tỉ lệ mol 1:1) với lượng dung dịch NaOH vừa đủ. Sau phản ứng thu được dung dịch chứa m gam muối 
khan. Giá trị của m là: 
A. 43,6 gam B. 52,7 gam C. 40,7 gam D. 41,1 gam 
Câu 54: Cho X là tripeptit mạch hở Gly-Gly-Ala; Y là tetrapeptit mạch hở Gly-Ala-Val-Gly. Đun nóng 80,7 gam hỗn 
hợp gồm hai peptit X và Y (tỉ lệ mol 1:2) với lượng dung dịch NaOH vừa đủ. Sau phản ứng thu được dung dịch chứa m 
gam muối khan. Giá trị của m là: 
A. 121,1 gam B. 103,3 gam C. 115,1 gam D. 119,3 gam 
Câu 55: X là tetrapeptit , Y tripeptit đều tạo nên từ 1 loại –aminoaxit (Z) có 1 nhóm –COOH và 1 nhóm –NH2 và MX 
=1,3114 MY. Cho 0,12 mol hexapeptit tạo thành từ Z tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ sau đó cô cạn thu được bao 
nhiêu chất rắn khan? 
A. 85,2 gam B. 90,0 gam C. 66,6 gam D. 87,8 gam 
Câu 56: Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm 2a mol tripeptit mạch hở X và a mol tetrapeptit mạch hở Y (biết 
rằng X, Y đều được tạo thành từ các α-amino axit có cùng 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH) cần vừa đủ 560 gam dung 
dịch KOH 7%. Sau phản ứng thu được dung dịch chứa 104,6 gam muối. Giá trị m là: 
A. 69,18 gam B. 67,2 gam C. 82,0 gam D. 76,2 gam 
Câu 57: Đun nóng 32,9 gam một peptit mạch hở X với 200 gam dung dịch NaOH 10% (vừa đủ). Sau phản ứng thu được 
dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được 52 gam muối khan. Biết răng X tạo thành từ các α-amino axit mà phân tử chứa 
1 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH. Số liên kết peptit trong X là: 
A. 10 B. 9 C. 5 D. 4 
Câu 58: Cho 24,36 gam tripeptit mạch hở Gly-Ala-Gly tác dụng với lượng dung dịch HCl vừa đủ, sau phản ứng thu được 
dung dịch Y chứa m gam muối. Giá trị m là: 
A. 37,50 gam B. 41,82 gam C. 38,45 gam D. 40,42 gam 
Câu 59: Cho 13,02 gam tripeptit mạch hở Ala-Ala-Gly tác dụng với lượng dung dịch HCl vừa đủ, sau phản ứng thu được 
dung dịch Y chứa m gam muối. Giá trị m là: 
A. 21,75 gam B. 19,59 gam C. 20,67 gam D. 17,28 gam 
Câu 60: Thuỷ phân hoàn toàn 0,1 mol một peptit X (mạch hở, được tạo bởi các - amino axit có 1 nhóm -NH2 và 1 
nhóm -COOH) bằng dung dịch HCl vừa đủ thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được chất rắn có khối lượng 
lớn hơn khối lượng của X là 52,7 gam. Số liên kết peptit trong X là 
A. 14. B. 9. C. 11. D. 13. 
Câu 61: X là một peptit mạch hở, thủy phân không hoàn toàn m gam X chỉ thu được các tripeptit thì tổng khối lượng của 
tripeptit là 56,7 gam. Nếu thủy phân không hoàn toàn m gam X chỉ thu được các đipeptit thì tổng khối lượng của đipeptit 
là 59,4 gam. Nếu thủy phân hoàn toàn m gam X thì thu được a gam aminoaxit Y (chỉ có một nhóm –COOH và một nhóm 
–NH2). Giá trị của a là : 
A. 62,1 B. 64,8 C. 67,5 D. 70,2 
Thầy giáo Bác sĩ: Hà Đức Quang ĐT: 094 190 2939 Luyện Thi Đại Học Y Hà Nội 
Trên con đường đẫn đến thành công không có dấu chân kẻ lười biếng! 
5 
Câu 62: Đipeptit M, tripeptit P và tetrapeptit Q đều mạch hở và được tạo ra từ một amino axit X, mạch hở, phân tử có 
chứa một nhóm NH2. Phần trăm khối lượng của nitơ trong X là 15,73%. Thuỷ phân không hoàn toàn 69,3 gam hỗn hợp 
M, Q, P (tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 1 : 1) thu được m gam M, 27,72 gam P, 6,04 gam Q và 31,15 gam X. Giá trị của m là 
A. 17,6. B. 15,2. C. 8,8. D. 30,4. 
Câu 63: X là tripeptit; Y là tretapeptit (X, Y đều mạch hở); trong X phần trăm khối lượng oxi chiếm 31,527%; trong Y 
phần trăm khối lượng của nitơ chiếm 20,438%. Đun nóng hỗn hợp E chứa X, Y trong môi trường axit thu được hỗn hợp 
chứa 8,12 gam Gly-Gly-Ala; 10,56 gam Gly-Gly; 9,6 gam Ala-Ala; 8,76 gam Gly-Ala; 9,0 gam Glyxin và 7,12 gam 
Alanin. Tỉ lệ mol của X và Y trong hỗn hợp E là. 
A. 4 : 3 B. 3 : 1 C. 2 : 3 D. 3 : 5 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfchuyen_de_bai_tap_on_thi_thpt_quoc_gia_mon_hoa_hoc_bai_tap_p.pdf