Chủ đề Văn bản thuyết minh văn thuyết minh và phương pháp làm bài văn thuyết minh

doc 22 trang Người đăng haibmt Lượt xem 6112Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chủ đề Văn bản thuyết minh văn thuyết minh và phương pháp làm bài văn thuyết minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề Văn bản thuyết minh văn thuyết minh và phương pháp làm bài văn thuyết minh
Chủ đề :Văn bản thuyết minh
Văn thuyết minh và phương pháp làm bài văn
thuyết minh.
Ngày soạn:
Ngày dạy:
I.Mục tiêu cần đạt:
-Giúp học sinh củng cố khái niệm về văn thuyết minh,tri thức,cách trình bày một văn bản thuyết minh và nhưng phương pháp thuyết minh trong bài văn thuyết minh.
-Rèn kĩ năng hiểu và nhận biết,nắm rõ các đặc điểm của văn bản thuyết minh.
II.Chuẩn bị:
-Giáo viên:Ngiên cứu tài liệu,soạn giáo án.Bảng phụ.
-Học sinh:Học lí thuyết.
III.Tiến trình dạy và học:
A.ổn định tổ chức:Kiểm tra sĩ số
B.Kiểm tra bài cũ:Kết hợp trong giờ.
C.Bài ôn:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung dạy học
?Thế nào là văn bản thuyết minh?
?Cho ví dụ về văn bản thuyết minh dã học?
?Tri thức trong văn bản thuyết minh phải đảm bảo yêu cầu gì?
?Muốn văn bản thuyết minh có sức thuyết phục thì cách trình bày ngôn ngữ ra sao?
?Thế nào là phương pháp thuyết minh?
?Muốn làm tốt một văn bản thuyết minh,người viết cần phải làm gì?
?Trong văn bản thuyết minh cần sử dụng những phương pháp nào?
?Nêu định nghĩa và tác dụng của từng phương pháp?
I.Lí thuyết:
1.Thế nào là văn bản thuyết minh?
-Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng ttrong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp tri thức (kiến thức) vầ đặc điểm, tính chất, nguyên nhân của các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên và xã hội bằng phương pháp trình bày, giới thiệu, giải thích.
VD:Văn bản Ôn dịch thuốc lá hay Cây dừa Bình Định.
-Tri thức trong văn bản thuyết minh cần khách quan,xác thực và hữu ích cho con người.
-Muốn văn bản thuyết minh hay và thuyết phục ,có giá trị phải:
+Trình bày rõ ràng và hấp dẫn những đặc điểm cơ bản của đối tượng thuyết minh.
+Ngôn ngữ sử dụng phải cô đọng,chính xác,chạt chẽ ,sinh động.
2.Phương pháp thuyết minh:
-Phương pháp thuyết minh là vấn đề then chốt của bài văn thuyết minh để biết lựa chọn thông tin nào, lựa chọn số liệu nào để thuyết minh về vật,hiện tượng.
-Người viết cần quan sát và tìm hiểu kĩ sự vật,hiện tượng cần được thuyế minh, nhất là phải nắm được bản chất,đặc trưng của chúng để tránh sa vào trình bày những biểu hiện không tiêu biểu.
-Để bài văn thuyết minh có tính thuyết phục,dễ hiểu,sáng rõ,người ta có thể sử dụng các phương pháp thuyết minh như: định nghĩa,giải thích,dùng số liệu,so sánh
a.Phương pháp định nghĩa,giải thích:
-Vị trí: Phần lớn ở đầu bài,đầu đoạn văn, nó thường giữ vai trò giới thiệu.
-Quy sự vật được định nghĩa vào loại của nó, và chỉ ra đặc điểm,công dụng riêng, khi định nghĩa ta thường sử dụng đến hệ từ “là”.
VD: Sách là một đồ dùng học tập thiết yếu của học sinh.
b.Phương pháp liệt kê:
Liệt kê bằng cách chỉ ra các đặc điểm,tính chất của sự vật, hiện tượng theo một trình tự hợp lí nào đó. 
Vai trò:Giúp người đọc hiểu sâu sắc, toàn diện,ấn tượng về nội dung được thuyết minh.
c.Phương pháp nêu ví dụ:
Là nêu ví dụ cụ thể để người đọc tin vào những nội dung được thuyết minh.
d.Phương pháp dùng số liệu:
Là phương pháp dùng số liệu chính xác để khẳng định độ tin cậy của các tri thức được cung cấp.Phương pháp nêu số liệu giúp người đọc tin tưởng vào vấn đề thuyết minh,khẳng định người viết không suy diễn.
e.Phương pháp so sánh:
So sánh hai đối tượng cùng loại hoặc khác loại nhằm làm nổi bật các đặc điểm, tính chất của đối tượng cần thuyết minh.
g.Phương pháp phân loại,phân tích:
-Nghĩa là ta chia đối tượng thuyết minh ra từng mặt,từng khía cạnh,từng bộ phận,từng vấn đề dể thuyết minh.
-Tác dụng: Giúp người đọc hiểu được từng mặt của đối tượng một cách có hệ thống,có cơ sở để hiểu đối tượng một cách đầy đủ, toàn diện.
D.Củng cố:
-Giáo viên khắc sâu kiến thức trọng tâm trong bài
E.Hướng dẫn học tập ở nhà:
-Học kĩ kí thuyết và chuẩn bị cho giờ sau thực hành
 Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh
Ngày soạn:
Ngày dạy:
I.Mục tiêu cần đạt:
 -Giúp học sinhnắm được các đề văn thuyết minh dưới nhiều kiểu cấu trúc câu diễn đạt khác nhau, nắm chắc cách làm bài văn thuyết minh có đầy đủ bố cục ba phần và yêu cầu làm bài trong từng phần.
 -Rèn kĩ năng phát hiện dề chính xác,diễn đạt bài văn trôi chảy,mang sức thuyết phục cao.
II.Chuẩn bị:
-Gíao viên nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án.
-Học sinh :Ôn bài.
III.Tiến trình dạy và học:
A.ổn định tổ chức:Kiểm tra sĩ số
B.Kiểm tra bài cũ:
?Kể tên các phương pháp thuyết minh?Nêu rõ các khái niệm?
C.Bài ôn:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
?Đề văn thuyết minh là gì?
?Đối tượng được đề cập đến trong văn thuyết minh?
?Có mấy dạng đề văn thuyết minh?Cho ví dụ?
?Có thể quy các đề văn thuyết minh vào các nhóm nào?
?Trước khi làm bài văn thuyết minh,cần phải làm gì?
?Ngôn ngữ trong văn bản phải đảm bảo yêu cầu nào?
?Bố cục bài văn thuyết minh gồm mấy phần? Nêu nội dung của mỗi phàn?
GV:Đọc văn bản: “ở xã đồng Tháp hôm nay”.
?Hãy xác định dàn ý chi tiết của văn bản trên?
?Hãy xác định các phần của văn bản?
1/Đề văn thuyết minh:
-Đề văn thuyết minh nêu các đối tượng để người làm bài trình bày các tri thức về chúng.
-Đối tượng dược đề cập đến trong bài văn thuyết minh rất rộng vì lĩnh vực nào trong đời sống cũng có rất nhiều đối tượng cần được giới thiệu.
-Có hai dạng đề:
+Dạng đề có cấu trúc đầy đủ:
VD:Thuyết minh về một lọ hoa, đĩa hoa em đã cắm để tặng mẹ nhân ngày QT Phụ nữ 8/3.
-Dạng đề có cấu trúc không đầy đủ, thường chỉ đề cập dến đối tượng được thuyết minh.
VD: Thuyết minh về mọt gương mặt trẻ của thể thao Việt Nam?
-Các nhóm đề văn thuyết minh:
+Thuyết minh về người.
+Thuyết minh về đồ dùng gia đình.
+Thuyết minh về vật dụng cá nhân.
+Thuyết minh về phong tục tập quán.
+Thuyết minh về món ăn.
+Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh.
+Thuyết minh về loài hoa,loài cây.
+Thuyết minh về vật nuôi.
+Thuyết minh về tác phẩm văn học
2.Cách làm bài văn thuyết minh:
-Để làm bài văn thuyết minh cần xác định rõ yêu cầu của đề.Tìm hiểu kĩ dối tượng cần thuyết minh, xác định rõ phạm vi tri thức về đối tượng đó, sử dụng phương pháp thuyết minh thích hợp.
+Ngôn ngữ trong văn bản thuyết minh cần đảm bảo tính chính xác cao,dễ hiểu.
-Bố cục: Gồm ba phần:
+MB: Giới thiệu đối tượng cần thuyết minh.
+TB: Gồm có nhiều ý,sắp xếp theo một trình tự nhất định.
Trình bày đặc điểm,cấu tạo,lợi ích của đối tượng
+KB: Bày tỏ thái độ với đối tượng.
II.Thực hành:
Đề bài: Cho văn bản: Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân
-VB trên gồm ba phàn:
+MB:Từ đầu-dân gian: Giớ thiệu hội thổi cơm thi ở Đồng Vân
+TB:Tiếp –với dân làng: Giới thiệu cụ thể cuộc thi.
+KB: Còn lại:Trình bày suy nghĩ của em về hội thi.
D.Củng cố:
-Giáo viên khắc sâu kiến thức trọng tâm trong bài
E.Hướng dẫn học tập ở nhà:
-Học kĩ kí thuyết và chuẩn bị cho giờ sau thực hành
:cách làm bài văn thuyết minh về một thứ dồ dùng
Ngày soạn:
Ngày dạy:
I.Mục tiêu cần đạt:
-Giúp học sinh củng cố bài làm văn thuyết minh về đồ dùngg trong dời sống; Thuyết minh về chiếc nón lá.
-Rèn kĩ năng dùng từ, diễn đạt câu trôi chảy,bài viết trong sáng,rõ ràng.
II.Chuẩn bị:
-Gíao viên nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án.
-Học sinh :Ôn bài.
III.Tiến trình dạy và học:
A.ổn định tổ chức:Kiểm tra sĩ số
B.Kiểm tra bài cũ:
?Kể tên các phương pháp thuyết minh?Nêu rõ các khái niệm?
C.Bài ôn:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung dạy và học
?Muốn làm được bài văn thuyết minh về đồ dùng,ta phải làm như thế nào?
?Nêu bố cục của văn bản thuyết minh?
?Xác định thể loại của đề?
?Xác định về nội dung?
GV hướng dẫn học sinh lập dàn ý để viết bài.
?Mở bài em cần dẫn dắt,giới thiệu như thế nào?
?Lần lượt giới thiệu những nội dung nào?
?Phần kết bài nêu như thế nào?
I.Lý thuyết:
1.Muốn làm một bài văn thuyết minh về một đồ dùng,trước tiên phải quan sát, tìm hiểu kĩ cấu tạo,tính năng, tác dụng,cơ chế hoạt động của đồ dùng đó.
-Khi trình bày,cần giới thiệu lần lượt những bộ phận tạo thành, nói rõ tác dụng và cách sử dụng, bảo quản của nó,sao cho người đọc hiểu.
2.Bố cục: Ba phần:
-MB: Giới thiệu đối tượng cần thuyết minh.
-TB:Lần lượt giới th thiệu các ý chính và pp thuyết minh:
+Nguồn gốc.
+Cấu tạo,đặc điểm,hình dáng.
+Phân loại .
+Tác dụng-ý nghĩa.
+Cách bảo quản,sử dụng(nếu có)
-KB:Nêu suy nghĩ của bản thân về đối tượng thuyết minh.
II>Bài tập thực hành:
Đề 1:Giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam.
Tìm hiểu đề:
-Thể loại:Thuýêt minh.
-Nội dung: Chiếc nón lá Việt Nam.
Dàn ý:
*MB: Chiếc nón lá Việt Nam góp phần không nhỏ tạo nên nét độc đáo, sự duyên dáng tinh tế thật đẹp và đặc biệt cho người phụ nữ Việt Nam.
*T B: 
-Nguồn gốc:Do nước ta nằm ở khu vực nhiệt đới gió mùa quanh năm nắng lắm,mưa nhìeu.
-Hình dáng: Nón có hình chóp nhọn.
-Nguyên liệu: Chủ yếu làm bằng lá cọ.
 -Phải chọn lá vừa tuổi,về phải phơi nắng hoặc sây khô lá bằng than củi,cắt bớt đầu đuôi để độ dài còn khoảng 50cm.Người thợ còn phải làm vành nón-vành dưới cùng to,dậm hơn,càng lên cao càng nhỏ.
 -Khi đã có lá,vành, người thợ bắt đầu khâu nón. Vết khâu phải đều và thẳng hàng. Nón khâu xong được đính thêm cái “xoài” kết bằng chỉ tơ cho bền và đẹp.
 -Lòng nón được trang trí thêm hoa văn hình hoa lá cỏ cây kèm theo mấy câu thơ đặc sắc.
 -Những nơi làm nón:Làng Chuông, Huế, Quảng Bình.
 -Tác dụng của nón:
+Nón giúp con người che nắng mưa.
+Nón có thể làm quà để tặng nhau, nón cũng có thể được dùng để múa nhằm tôn thêm vẻ duyên dáng
+Nón đi vào thơ ca, nhạc,họa
*KB: Nêu suy nghĩ của em về chiếc nón lá.
Chiếc nón lá được coi như một di sản văn hoá bền vững.Chiếc nón vẫn là nét đặc trưng riêng của thị hiếu thẩm mĩ hết sức tinh tế với người Việt Nam, là niềm tự hào của dân tọc Việt Nam.
D.Củng cố:
-Giáo viên khắc sâu kiến thức trọng tâm trong bài
E.Hướng dẫn học tập ở nhà:
-Học kĩ kí thuyết và viết hoàn chỉnh đề văn trên vào vở
cách làm bài văn thuyết minh về một thứ Đồ dùng
Ngày soạn:
Ngày dạy:
I.Mục tiêu cần đạt:
-Giúp học sinh củng cố bài làm văn thuyết minh về đồ dùngg trong dời sống; Thuyết minh về đôi dép lốp.
-Rèn kĩ năng dùng từ, diễn đạt câu trôi chảy,bài viết trong sáng,rõ ràng.
II.Chuẩn bị:
-Gíao viên nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án.
-Học sinh :Ôn bài.
III.Tiến trình dạy và học:
A.ổn định tổ chức:Kiểm tra sĩ số
B.Kiểm tra bài cũ:
?Nêu nhữn ý chính trong bài văn thuyết minh về chiếc nón lá?
C.Bài ôn:
Đề 2:Thuyết minh về đôi dép lốp cao su.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung dạy và học
?Xác định thể loại của đề?
?Xác định về nội dung?
GV hướng dẫn học sinh lập dàn ý để viết bài.
?Mở bài em cần dẫn dắt,giới thiệu như thế nào?
?Lần lượt giới thiệu những nội dung nào?
?Nêu hình dáng của đôi dép?
?Nêu công dụng và cách sử dụng?
?Chúng ta bảo quản dép cao su như thế nào?
?Nêu suy nghĩ của em về đôi dép?
*Tìm hiểu đề:
-Thể loại: Thuyết minh.
-Nội dung: đối tượng là đôi dép lốp cao su.
*Dàn ý:
-MB: Các bạn ạ! đôi dép lốp cao su bây giờ với chúng ta quá xa lạ phải không? Thế nhưng trong hia cuộ ckháng chiến chống Pháp, Mĩ nó lại rất gắn bó với cán bộ và chiến sĩ Việt Nam ta.đôi dép là một vật dụng rất tiện lợi và cần thiết,thể hiện sự sáng tạo độc đáo.Để hiểu ró hơn tôi xin giới thiệu để các bạn cùng nghe.
-TB:
+Hình dáng:
đôi dép cao su có hình dáng giống các đôi dép khác,quai dép được làm bằng săm xe ô tô cũ. Hai quai trước bắt chéo nhau,hai quai sau song song vắnt ngang vào cổ chân. Bề ngoài của quai khoảng 1,5cm.Quai được luồn xuống đế qua các lỗ thủng vừa khít với quai.Đế dép được làm bằng lốp.
2.Công dụng;Cách sử dụng:
-Dép lốp cao su dễ làm, giá rẻ tiện sử dụng trong mọi thời tiết nắng mưa.
-Trong kháng chiến chống Pháp và Mĩ đôi dép cao su là vật dụng để các chiến sĩ hành quân đánh giặc.
-Dùng dép lốp cao su để hành quân thì mọi việc đơn giản hơn nhiều.Trời nắng dép nhẹ dễ vận động.Nếu trời mưa gặp đường lầy chỉ cần đổ một ít bi đông nước ra thì có thể đi tiếp không bị trượt chân.
-Đôi dép cao su là biểu tượng giản dị,thuỷ chung trong hai cuộc chiến tranh giải phóng oanh liệt của dân tộc ta.Đôi dép cao su còn gắn với cuộc đời giản dị của Chỉ tịch Hồ Chí Minh.đôi dép cao su, đôi dép Bác Hồ dã trở thành một đề tài phong phú của biết bao nhiêu nhà thơ Quân đội.
3.Cách bảo quản:
-Dép cao su có ích với những người chiến sĩ trong kháng chiến.Chúng ta cần bảo quản tốt,trtánh ánh nắng,để nơi khô ráo.
-KB:
Đôi dép cao su có ý nghĩa thật quan trọng dối với người dân Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.Vì vậy,chúng ta phải yêu quý, bảo vệ nó,mãi coi nó là một vật vô giá trong tâm hồn mỗi người.
D.Củng cố:
-Giáo viên khắc sâu kiến thức trọng tâm trong bài
E.Hướng dẫn học tập ở nhà:
-Học kĩ kí thuyết và viết hoàn chỉnh đề văn trên vào vở
cách làm bài văn thuyết minh về một thứ Đồ dùng
Ngày soạn:
Ngày dạy:
I.Mục tiêu cần đạt:
- Giúp học sinh củng cố bài làm văn thuyết minh về đồ dùng trong dời sống; Thuyết minh về cây bút bi.
- Rèn kĩ năng dùng từ, diễn đạt câu trôi chảy,bài viết trong sáng,rõ ràng.
II.Chuẩn bị:
- Gíao viên nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án.
- Học sinh : Ôn bài.
III.Tiến trình dạy và học:
A. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
B. Kiểm tra bài cũ:
?Nêu những ý chính trong bài văn thuyết minh về đôi dép lốp?
C.Bài ôn:
Đề 3: Thuyết minh về cây bút bi.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung dạy và học
?Xác định thể loại của đề?
?Xác định về nội dung?
GV hướng dẫn học sinh lập dàn ý để viết bài.
?Mở bài em cần dẫn dắt,giới thiệu như thế nào?
?Lần lượt giới thiệu những nội dung nào?
?Nêu nguồn gốc, hình dáng của chiếc bút ?
? Nêu cấu tạo của chiếc bút?
?Nêu công dụng và cách sử dụng?
? Chúng ta bảo chiếc bút bi như thế nào?
?Nêu suy nghĩ của em về chiếc bút bi?
*Tìm hiểu đề:
-Thể loại: Thuyết minh.
-Nội dung: đối tượng là chiếc bút bi.
*Dàn ý:
-MB: Trong các đồ dùng học tập của học sinh có lẽ không ai không biết đến chiếc bút bi. Chiếc bút bi có tầm quan trọng rất lớn. Nó là đồ dùng của học sinh để viết chữ. Và cụ thể chiếc bút bi như thế nào tôi sẽ giới thiệu cùng các bạn. 
-TB:
+ Nguồn gốc: Chiếc bút bi ra đời muộn hơn bút ta, bút máy và nhanh chóng chứng tỏ ưu thế của mình.
+Hình dáng: Bút bi thon, nhỏ, có hình trụ dài, làm bằng nhựa, đường kính 0,8cm, dài khoảng 15cm.
+ Cấu tạo: Gồm hai bộ phận: Trong và ngoài. Bộ phận bên ngoài có vỏ bút và khuy cài. Vỏ bút bằng nhựa, nhiều màu: đen, xanh, trắngDầu của ngòi bút thon nhỏ về phía ngòi, có miếng đệm bằng cao su để dễ cầm.
 ở vỏ bút bi thiết kế một bộ phận để đìêu khiển ruột bi và lò so phía bên trong. Chúng ta chỉ cần ấn nhẹ bộ phận này là đầu bi có thể trồi ra hoặc thụt vào.Vỏ bi có thể tháo ra nhờ ren ở thân bút dễ dàng, tiện lợi cho việc thay ruột bi khi bút hết mực.
 Bộ phận bên trong: ruột là bộ phận quan trọng của bút bi gồm một ống đựng mực và một đầu bút. ống đựng mực làm bằng nhựa chứa mực. đầu bi được làm bằng sắt, thép có mạ I nôc, hình dáng thon nhỏ, tạo ngòi để viết. Đầu ngòi bút có một viên bi nhỏ, khi viết, viên bi lăn đều để mực chảy.
- Loại bút: Hiện nay bút bi được sử dụng nhiều. Trên thị trường phổ biến là loại bút bi Bến Nghé và Thiên Long. Giá một chiếc bút khoảng 1 500 – 2000 đ, cũng có loại từ 15 – 20 000 đ.
- Công dụng:
Bút bi có tác dụng rất lớn. Nó là vật không thể thiếu đối với học sinh, sinh viên, những người làm công việc viết láchNhờ có cây bút bi mà chúng ta có thể ghi những ý tưởng, những bài văn, bài thơ của mình lên trang giấy.
- Cách bảo quản:
Khi sử dụng xong, cần bấm bút bi để ngòi không trồi ra ngoài, tránh để bút bi rơi hoặc đâm đầu bi vào cật cứng.
-KB:
Chiếc bút bi thật có ích với học sinh nói riêng, con người nói chung. Mỗi chúng ta cần phảI yêu quý, bảo vệ chiếc bút bi thật tốt.
D.Củng cố:
-Giáo viên khắc sâu kiến thức trọng tâm trong bài
E.Hướng dẫn học tập ở nhà:
-Học kĩ kí thuyết và viết hoàn chỉnh đề văn trên vào vở
cách làm bài văn thuyết minh về một thứ dồ dùng
Ngày soạn:
Ngày dạy:
I. Mục tiêu cần đạt:
- Giúp học sinh củng cố bài làm văn thuyết minh về đồ dùngg trong dời sống; Thuyết minh về cái phích nước.
- Rèn kĩ năng dùng từ, diễn đạt câu trôi chảy,bài viết trong sáng,rõ ràng.
II. Chuẩn bị:
- Gíao viên nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án.
- Học sinh : Ôn bài.
III. Tiến trình dạy và học:
A. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
B. Kiểm tra bài cũ:
?Nêu những ý chính trong bài văn thuyết minh về chiếc bút bi?
C. Bài ôn:
Đề 4: Thuyết minh về cái phích nước.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung dạy và học
?Xác định thể loại của đề?
?Xác định về nội dung?
GV hướng dẫn học sinh lập dàn ý để viết bài.
?Mở bài em cần dẫn dắt,giới thiệu như thế nào?
? Lần lượt giới thiệu những nội dung nào?
? Nêu hình dáng của phích nước?
? Nêu cấu tạo của phích nước?
? Nêu công dụng và cách sử dụng?
? Chúng ta bảo quản phích nước như thế nào?
?Nêu suy nghĩ của em về cái phích nước?
*Tìm hiểu đề:
-Thể loại: Thuyết minh.
-Nội dung: đối tượng là cái phích nước.
*Dàn ý:
-MB: 
Phích nước là một thứ đồ dùng thường có trong mỗi gia đình và công dụng của nó
-TB:
+Hình dáng:
Phích nước có hình trụ cao khoảng 35 – 40 cm.
+ Cấu tạo: Gồm hai phần: Phần ruột và phần vỏ.
Bộ phận quan trọng nhất của phích là ruột phích . Nó được làm bằng hai lớp thuỷ tinh, ở giữa là một lớp chân không có tác dụng hạn chế khả năng truyền nhiệt ra ngoài; phía trong lớp thuỷ tinh có tráng một lớp bạc mỏng có tác dụng hắt nhiệt trở lại giữ nhiệt, miệng bình nhỏ làm giảm khả năng truyền nhiệt.
Bộ phận vỏ phích làm bằng nhựa hoặc nhôm, sắt thường có các màu xanh, đỏ , trắngcó tác dụng bảo vệ ruột phích khỏi bị vỡ và giữ nhiệt độ nước được lâu hơn. Để cầm phích nước được tiện lợi, người ta làm tay cầm nếu là phích bằng nhựa làm bằng nhựa, phích sắt thì quai bằng nhôm.
+ Công dụng:
Phích nước có hiệu quả giữ nhiệt cho nước. Trong vòng 6 tiếng, nước có thể giữ nhiệt từ 100 độ C xuống còn 60 độ C.
+Cách bảo quản; sử dụng:
Khi mới mua về, phải tráng qua nước sôi
Đổ nước sôi phải đổ dần dần, tránh làm nóng đột ngột dễ gây vỡ ruột phích.
Sau khi dùng cần tráng ruột phích dể tránh gây cặn.
Để phích nơi khô ráo, tránh nhiệt độ cao và để xa tầm tay trẻ em
-KB:
Chiếc phích rất tiện lợi cho cuộc sống hàng ngày trong mọi gia đình.
D.Củng cố:
-Giáo viên khắc sâu kiến thức trọng tâm trong bài
E.Hướng dẫn học tập ở nhà:
-Học kĩ kí thuyết và viết hoàn chỉnh đề văn trên vào vở
 Thuyết minh về một thể loại văn học
Ngày soạn:
Ngày dạy:
I .Mục tiêu cần đạt:
- Giúp học sinh nắm chắc cách làm bài văn thuyết minh về một thể loại văn học: Thơ, truyện, tác phẩm
- Rèn kĩ năng dùng từ, diễn dạt câu đúng, chính xác
II. Chuẩn bị:
Giáo viên nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án.
Học sinh ôn bài.
III. Tiến trình dạy và học:
ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số.
Kiểm tra bài cũ:
? Giới thiệu về chiếc phích nước?
Ôn tập:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung dạy và học
? Muốn thuyết minh về một thể loại văn học ta phải làm thế nào?
? Có thể phân thành những đoạn nào?
? Nêu bố cục?
? Phần mở bài giới thiệu như thế nào?
?Để làm bài văn thuyết minh cần có yêu cầu gì?
? Xác định thể loại?
? Xác định nội dung?
? Phần MB?
? Lần lượt thuyết minh các đặc điểm của thể thơ này?
? Nêu nguồn gốc?
? Nêu số câu, số chữ trong bài? Ví dụ?
? Quy định về vần, luật? VD?
Giới thiệu về đối và niêm của thể thơ này? VD? 
? Cách gieo vần?
?Nêu bố cục bài thơ? 
? Nêu cách ngắt nhịp?
? Em có nhận xét gì về ưu, nhược điểm của thể thơ?
? Cảm nhận của em về thể thơ này?
GV: Chốt để học sinh nắm vững.
Lí thuyết:
Cách làm:
- Muốn thuyết minh về một thể loại văn học: Một thể thơ,một văn bản cụ thểtrước hết phảI quan sát, nhận xét, sau đó kháI quát thành những đặc điểm.
- Khi nêu các đặc điểm, cần lựa chọn những đặc điểm tiêu biểu, quan trọng và cần có những ví dụ cụ thể để làm sáng tỏ đặc điểm ấy.
2. Bố cục:
a. Thuyết minh về một thể loại văn học:
- MB : Giới thiệu khái quát về thể loại.
- TB: Trình bày các yếu tố hình thức của thể loại.
+ Thơ: Số dòng, tiếng, vần, nhịp, B, T, bố cục
+ Truyện: Cốt truyện, tình huống, nhân vật
+ Nghị luận: Bố cục, phương pháp lập luận
- KB: Tác dụng của hình thức thể loại với việc thể hiện chủ đề tác phẩm.
b. Bài thuyết minh về tác phẩm:
- MB: Giới thiệu tác giả và hoàn cảnh sáng tác.
- TB:
+ Tóm tắt nội dung tác phẩm.
+ Giới thiệu đặc điểm nổi bật của tác phẩm.
Đặc điểm nội dung.
Đặc điểm hình thức.
+ Tác dụng:
- KB: Suy nghĩ về bài thơ, ảnh hưởng của tác phẩm với cuộc sống.

Tài liệu đính kèm:

  • docChuyen_de_Van_thuyet_minh.doc