CHỦ ĐỀ : TỈ SỐ LƯỢNG GIÁC CỦA MỘT GÓC NHỌN I. CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG *Kiến thức : - Nắm vững các công thức định nghĩa các tỉ số lượng giác của một góc nhọn. Hiểu được các định nghĩa như vậy là hợp lí. (Các hệ số này chỉ phụ thuộc vào độ lớn của góc nhọn a mà không phụ thuộc vào từng tam giác vuông có một góc bằng a) *Kỹ năng : - Tính được các tỉ số lượng giác của ba góc đặc biệt 30o, 45o, và 60o. - Nắm vững các hệ thức liên hệ giữa các tỉ số lượng giác của hai góc phụ nhau. - Biết vẽ thêm đường phụ khi cho một tam giác không phải là tam giác vuông. - Biết vận dụng vào giải các bài tập có liên quan. - Tính được sin150, cos150 không cần dùng bảng số hoặc MTCT *Thái độ : -Thông qua bài tập có kiến thức liên môn và bài toán thực tế, giúp cho học sinh thấy được mối liên hệ biện chứng giữa các môn học và trở nên yêu thích bộ môn Toán nhiều hơn. Đồng thời thể hiện tinh thần hợp tác trong lớp trong quá trình học theo nhóm. II. BẢNG MÔ TẢ VÀ CÂU HỎI TƯƠNG ỨNG NOÄI DUNG NHAÄN BIEÁT THOÂNG HIEÅU VAÄN DUÏNG VAÄN DUÏNG THAÁP VAÄN DUÏNG CAO 1. Khái niệm tỉ số lượng giác của một góc nhọn - Biết khái niệm tỉ số lượng giác cos, sin, tan, cot Hiểu được một góc nhọn càng lớn thì sin; tan càng lớn (đồng biến) Tính được độ dài một cạnh khi biết một cạnh và một góc nhọn của tam giác vuông Tính được tỉ số lượng giác của một góc đặc biệt Cho hình vẽ. Tìm sinC ; cosB ? Sắp xếp các tỉ số lượng giác theo thứ tự tăng dần sin700; sin600; sin800; sin500 Cho tam giác ABC vuông tại A, BC = 17 cm. Tính y? Không dùng MTCT và bảng lượng giác hãy tính sin 300; sin150 ? 2. Tỉ số lượng giác của hai góc phụ nhau Nhận biết được sin góc này bằng cos góc kia, tan góc này bằng cot góc kia Tính được tỉ số lượng giác của hai góc phụ nhau Điền đúng (Đ) hoặc sai (S) vào các câu sau : a) sin 420 = cos580 b) sin 300 = cos600 c) tan 300 = cot500 d) cot 350 = tan450 So sánh sin300 với cos 600; tan450 với cot450 Tính sin250: cos650 3. Ứng dụng Liên hệ được kiến thức của các tam giác đặc biệt bằng cách vẽ thêm đường phụ Cho tam giác ABC có góc B bằng 450, góc C bằng 300; ; Tính AC? (Hướng dẫn : Vẽ thêm đường cao AH ) III. ĐỊNH HƯỚNG HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC - Hình thành và phát triển năng lực tư duy logic cho học sinh. - Ngoài ra còn hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề. IV. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - Phối hợp dạy học chủ yếu là đặt và giải quyết vấn đề. Phối hợp với các phương pháp đàm thoại gợi mở, thuyết trình, học theo nhóm.
Tài liệu đính kèm: