Chủ đề thơ đường luật trong văn học trung đại Việt Nam

doc 5 trang Người đăng haibmt Lượt xem 6870Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chủ đề thơ đường luật trong văn học trung đại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề thơ đường luật trong văn học trung đại Việt Nam
CHỦ ĐỀ THƠ ĐƯỜNG LUẬT TRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM
___
XÁC ĐỊNH CHUẨN KIẾN THỨC KỸ NĂNG
- Hiểu được những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của các bài thơ Đường luật thuộc giai đoạn văn học trung đại Việt Nam.
- Hiểu một số đặc điểm cơ bản của thơ trung đại Việt Nam.
- Biết cách đọc hiểu một văn bản thơ trung đại Việt Nam.
- Nắm bắt được cách sử dụng sáng tạo thể thơ Đường luật và cách thể hiện cảm xúc trữ tình.
- Vận dụng được những hiểu biết về thơ trung đại Việt Nam để đọc hiểu một số bài thơ Đường hoặc những bài thơ trung đại ngoài chương trình.
- Từ đó, bồi dưỡng cho học sinh các năng lực sau:
 + Năng lực đọc hiểu thơ trung đại Việt Nam theo đặc trưng thể loại.
 + Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về ý nghĩa của văn bản.
 + Năng lực lựa chọn một quan niệm sống, lý tưởng sống đúng đắn, phù hợp với bản thân.
 Thái độ:
 + Trân trọng yêu quý các giá trị văn hóa cổ truyền.
 + Bồi dưỡng lòng yêu nước, tự hào về dân tộc.
+ Bồi dưỡng lòng nhân ái, sự cảm thông, lòng yêu thiên nhiên.
BẢNG MÔ TẢ
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Anh/chị biết gì về cuộc đời, sự nghiệp văn học của nhà thơ Hồ Xuân Hương?
Cuộc đời, tình duyên của Hồ Xuân Hương có ảnh hưởng như thế nào đến cảm hứng chủ đạo của bài thơ?
 Từ những hiểu biết về cuộc đời, tình duyên của Hồ Xuân Hương, anh/chị hãy trình bày cách hiểu của mình về hai câu thơ sau: “Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại/ Mảnh tình san sẻ tí con con”.
Vận dụng những hiểu biết về cuộc đời, tình duyên của tác giả, anh/chị hãy viết đoạn văn bày tỏ cảm nhận về khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của nhà thơ.
Cảm hứng chủ đạo của bài Tự tình là gì? 
Bài thơ được viết theo thể thơ gì?
Trình bày hiểu biết của anh/chị về đặc trưng thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật. Từ đó, hãy phân chia bố cục của bài thơ.
Cảm hứng chủ đạo của bài thơ được thể hiện như thế nào trong hai câu: “Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn/ Trơ cái hồng nhan với nước non”?
Chỉ ra những yếu tố thể hiện sự Việt hóa thể thơ Đường luật qua bài thơ.
Xuân Diệu cho rằng Hồ Xuân Hương là “Bà chúa thơ Nôm”. Quan điểm của anh/chị về nhận định trên.
Hai câu thơ “Xiên ngang mặt đất rêu từng đám/ Đâm toạc chân mây đá mấy hòn” đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
Hình tượng thiên nhiên trong hai câu thơ trên góp phần diễn tả tâm trạng và số phận của nhân vật trữ tình như thế nào?
Đọc diễn cảm, lột tả được tâm trạng của nhân vật trữ tình.
Từ tâm trạng của nhân vật trữ tình, hãy phát biểu suy nghĩ của anh/chị về thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến và liên hệ với thực tế xã hội hiện nay.
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
 Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
I. Đọc hiểu
- Kiểm tra kiến thức về tác giả.
- Kiểm tra kiến thức về tác phẩm của Hồ Xuân Hương
Kiểm tra kiến thức của học sinh về thể thơ Đường luật và sự Việt hóa thể thơ Đường luật trong thơ Hồ Xuân Hương.
Hiểu chủ đề tư tưởng bài thơ.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
2
1.0
10%
1
1.0
10%
1
1.0
10%
4
3.0
30%
II. Làm văn
Nhận diện đúng kiểu bài, nội dung, thao tác nghị luận.
Khái quát được hệ thống luận điểm.
Vận dụng các thao tác nghị luận để triển khai luận điểm.
Vận dụng kiến thức đọc hiểu và kỹ năng tạo lập văn bản, kỹ năng kết hợp các thao tác nghị luận để tạo lập văn bản nghị luận về tác phẩm văn học kết hợp với các vấn đề xã hội.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
0.5
5%
0.5
5%
1.0
10%
1
5.0
50%
1
7.0
70%
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ
2
1.5
15%
1
1.5
15%
1
2.0
20%
1
5.0
50%
5
10.0
100%
ĐỀ KIỂM TRA
THỜI GIAN: 90 PHÚT
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc các ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi:
Xuân Diệu đã từng nhận xét về thơ Hồ xuân Hương: “Thứ thơ ấy không chịu ở trong khuôn khổ thông thường mà là một thứ thơ muốn lặn sâu vào sự vật, vào những thứ đáy rất kín thẳm của tâm tư. Những thứ kín thẳm ấy không phải lạc lõng, cô đơn, cá nhân chủ nghĩa mà trái lại đã được hàng vạn người đồng tình thông cảm”. 
Một nhà văn nước ngoài còn cho rằng: “Đọc thơ Hồ Xuân Hương ta không chỉ thấy hình ảnh người phụ nữ mà còn thấy được tất cả những thứ thuộc về phụ nữ”.
(Nguồn:
Câu 1 (0.5 điểm): Nêu những hiểu biết của em về nhà thơ Hồ Xuân Hương.
Câu 2 (0.5 điểm): Kể tên ba tác phẩm viết về đề tài người phụ nữ của nhà thơ Hồ Xuân Hương.
Câu 3 (1.0 điểm): “Những thứ kín thẳm ấy” mà Xuân Diệu nói đến trong ngữ liệu trên được thể hiện qua bài thơ Tự tình (Hồ Xuân Hương) như thế nào?
Câu 4 (1 điểm): Em hiểu như thế nào về nhận định “Thứ thơ ấy không chịu ở trong khuôn khổ thông thường”. Điều ấy thể hiện như thế nào trong bài Tự tình?
PHẦN II: LÀM VĂN (7 điểm)
Từ cảm nhận về bài thơ Tự tình của Hồ Xuân Hương, anh/chị hãy phát biểu suy nghĩ của mình về thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. Từ đó, liên hệ với thực tế cuộc sống người phụ nữ trong xã hội hiện nay./.
HƯỚNG DẪN CHẤM
Đọc- hiểu
Câu 1 (0,5 điểm):
Mức đầy đủ: 
Mã 2:
HS nêu đầy đủ các ý sau:
+ Cuộc đời, tình duyên nhiều éo le ngang trái.
+ Sáng tác bao gồm cả chữ Nôm và chữ Hán, được mệnh danh là “ Bà Chúa thơ Nôm”.
+ Thơ HXH là tiếng nói thương cảm đối với người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
Mức không đầy đủ:
Mã 1: HS nêu được một trong các ý trên hoặc nêu được các ý nhưng chưa đầy đủ.
Mức không tính điểm
Mã 0: Có câu trả lời khác
Mã 9: Không trả lời
Câu 2(0,5 điểm)
Mức đầy đủ: 
Mã 2:
HS nêu đầy đủ 3 tác phẩm, ví dụ:
+ Bánh trôi nước
+ Mời trầu
+ Tự tình 1
....
Mức không đầy đủ:
Mã 1: HS nêu được 1-2 tác phẩm viết về người phụ nữ của HXH
Mức không tính điểm
Mã 0: Có câu trả lời khác
Mã 9: Không trả lời
Câu 3 (1,0 điểm)
Mức đầy đủ: 
Mã 2:
HS nêu đầy đủ các ý:
+ Tâm trạng đau xót,bẽ bàng cho thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
+ Khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc mãnh liệt
...
Mức không đầy đủ:
Mã 1: HS nêu được một trong các ý trên hoặc các ý khác nhưng không đầy đủ
Mức không tính điểm
Mã 0: Có câu trả lời khác
Mã 9: Không trả lời
Câu 4 (1,0 điểm)
	Mức đầy đủ: 
Mã 2:
HS nêu đầy đủ các ý:
+ Giải thích được ý nghĩa của nhận định:
• Thơ HXH không chấp nhận tuân theo khuôn khổ thông thường của một bài Đường luật.
• Luôn có sự sáng tạo mới mẻ.
+ Nêu rõ sự sáng tạo đó trong bài thơ Tự tình:
• Văn tự: chữ Nôm
• Hình ảnh, ngôn ngữ bình dị, gần gũi, mộc mạc.
• Cách ngắt nhịp sáng tạo.
Mức không đầy đủ:
Mã 1: HS nêu được một trong các ý trên hoặc các ý khác nhưng không đầy đủ
Mức không tính điểm
Mã 0: Có câu trả lời khác
Mã 9: Không trả lời
II. Làm văn
Yêu cầu về kĩ năng:
- Biết cách làm bài văn nghị luận về tác phẩm thơ hướng đến làm rõ tư tưởng chính của tác phẩm. Từ đó biết liên hệ với thực tại và phát biểu được quan niệm của bản thân về vấn đề.
- Hiểu luận đề. Có sự phân tích sâu sắc.Kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng mạch lạc.
- Hạn chế lỗi diễn đạt.Chữ viết rõ ràng cẩn thận.
	2. Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể trình bày nhiều cách, sau đây là các ý cơ bản:
	* Cảm nhận về bài thơ:
	- Tâm trạng nhân vật trữ tình: đau xót, chua chát cho thân phận, tình duyên lỡ làng, lận đận, không trọn vẹn.
	- Khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc mãnh liệt; gắng gượng vươn lên nhưng vẫn rơi vào bi kịch.
	* Phát biểu suy nghĩ của mình về thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa: 
	- Đồng cảm, thương xót 
	- Đau đớn, phẫn uất
	- Trân trọng những khát vọng hạnh phúc của con người
	.............
	* Liên hệ với thực tế cuộc sống người phụ nữ trong xã hội hiện nay
	- Người phụ nữ trong xã hội hiện đại có vị trí, vai trò hết sức quan trọng.
	- Người phụ nữ trong xã hội hiện đại được xem trọng, có quyền tự do quyết định cuộc đời, được tự do trong lựa chọn tình duyên, hôn nhân..
	- Người phụ nữ trong xã hội hiện đại vẫn luôn giàu khát vọng vươn đến hạnh phúc đích thực
Biểu điểm
Điểm 6-7: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, có thể còn vài sai sót về diễn đạt
Điểm 4-5: Đáp ứng phần lớn các yêu cầu trên, có thể còn một số sai sót về diễn đạt, chính tả.
Điểm 2-3: Đáp ứng một phần các yêu cầu trên, mắc nhiều lỗi về diễn đạt, dùng từ, chính tả
Điểm 1: Chưa hiểu đề, kĩ năng làm bài yếu, không đáp ứng được các yêu cầu trên.
Điểm 0: Không làm bài

Tài liệu đính kèm:

  • docChuyen_de_Ngu_Van_11_THO_DUONG_LUAT_TRONG_VAN_HOC_TRUNG_DAI_VIET_NAM.doc