Chủ đề 1: Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học

doc 12 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1707Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chủ đề 1: Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề 1: Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học
Chủ đề 1: 
TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG VÀ CÂN BẰNG HÓA HỌC.
LÍ THUYẾT
1. 	Tốc độ phản ứng
a. 	Khái niệm và biểu thức tốc độ phản ứng hóa học
- 	Tốc độ phản ứng là đại lượng đặc trưng cho mức độ diễn ra nhanh hay chậm của phản ứng hóa học, được đo bằng độ biến thiên nồng độ của một trong các chất tham gia hoặc sản phẩm trong một đơn vị thời gian.
- 	Biểu thức tốc độ trung bình phản ứng: 
	Xét phản ứng: aA + bB → cC + dD (*)
	Tại thời điểm t1: nồng độ chất A là C1 (mol/lít)
	Tại thời điểm t2: nồng độ chất A là C2 (mol/lít)
	Tốc độ trung bình của phản ứng được tính theo chất A là: 
- 	Thứ nguyên: mol/lít.s hoặc mol/lít.phút
b. 	Các yếu tố ảnh hưởng
- 	Ảnh hưởng của nồng độ
	Tốc độ của phản ứng (*) được xác định bởi biểu thức: v = k.[A]a.[B]b
	Do đó: khi tăng nồng độ chất tham gia thì tốc độ phản ứng tăng lên.
- 	Ảnh hưởng của áp suất (chỉ với phản ứng có chất khí tham gia): Khi tăng áp suất → nồng độ chất khí tăng nên tốc độ phản ứng tăng
- 	Ảnh hưởng của nhiệt độ: Khi tăng nhiệt độ thì tốc độ phản ứng tăng
@ Bằng thực nghiệm người ta xác định được rằng: khi tăng nhiệt độ thêm 10oC thì tốc độ phản ứng tăng thêm 24 lần. Giá trị γ = 24 được gọi là hệ số nhiệt của phản ứng. Trị số của γ được xác định hoàn toàn bằng thực nghiệm. Như vậy, nếu một phản ứng xảy ra ở nhiệt độ T1 với tốc độ v1, ở nhiệt độ T2 với tốc độ v2 (giả sử: T2 > T1) thì: 
- 	Ảnh hưởng của diện tích tiếp xúc: diện tích tiếp xúc càng lớn thì tốc độ phản ứng càng tăng.
- 	Ảnh hưởng của xúc tác: Chất xúc tác làm tăng tốc độ phản ứng, bản thân không bị biến đổi sau phản ứng.
2. 	Cân bằng hóa học
a. 	Khái niệm cân bằng hóa học, hằng số cân bằng hóa học
- 	Cân bằng hóa học là trạng thái của phản ứng thuận nghịch khi tốc độ phản ứng thuận bằng tốc độ phản ứng nghịch. Cân bằng hóa học là một cân bằng động
- 	Xét phản ứng: aA + bB cC + dD (**)
	Mỗi cân bằng hóa học được đặc trưng bởi một hằng số cân bằng KC (hằng số cân bằng hóa học) được xác định bởi biểu thức: (nâng cao)
Chú ý: 
@ Hằng số cân bằng KC không phụ thuộc vào nồng độ ban đầu của các chất phản ứng.
@ Với mỗi phản ứng nhất định thì KC chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ
@ Trong cân bằng có chất rắn thì nồng độ chất rắn không được đưa vào biểu thức của KC.
b. 	Các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hóa học
- 	Ảnh hưởng của nồng độ: Khi tăng hoặc giảm nồng độ của một chất trong cân bằng thì cân bằng chuyển dịch về phía làm giảm hoặc tăng nồng độ của chất đó.
@ Chú ý: Trong hệ cân bằng có chất rắn (ở dạng nguyên chất) thì việc tăng hay giảm khối lượng chất rắn không làm chuyển dịch cân bằng.
- 	Ảnh hưởng của áp suất (cân bằng có chất khí): Khi tăng áp suất chung của hệ cân bằng thì cân bằng chuyển dịch về phía tạo ra số mol khí ít hơn và ngược lại.
@ Chú ý: Trong cân bằng mà tổng số mol khí ở 2 vế bằng nhau thì áp suất không ảnh hưởng đến cân bằng
- 	Ảnh hưởng của nhiệt độ: Khi tăng nhiệt độ thì cân bằng chuyển dịch về phía phản ứng thu nhiệt (∆H > 0) và ngược lại khi giảm nhiệt độ thì cân bằng chuyển dịch về phía phản ứng tỏa nhiệt (∆H < 0).
	Các yếu tố ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cân bằng:
Dạng 1: Sự chuyển dịch cân bằng
Câu hỏi lý thuyết thường gặp
Câu 1: (Trường THPT Chuyên Bắc Ninh - Lần 1 - 2015) Giả sử trong bình kín, tại 800C tồn tại cân bằng sau: 2NO + O2 2NO2	(1) ∆Hpư = ? 
	Khi hạ nhiệt độ bình xuống 400C, thấy màu của hỗn hợp đậm hơn. Vậy kết luận nào sau đây đúng?
	A. ∆Hpư 0, phản ứng tỏa nhiệt.
	C. ∆Hpư 0, phản ứng thu nhiệt.
Câu 2: (Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn - Đà Nẵng - 2015) Xét phản ứng hóa học: 
	A (k) + 2B (k) → AB2 (k), DH > 0 (phản ứng thu nhiệt). 
	Hiệu suất quá trình hình thành AB2 sẽ tăng khi	
A. tăng áp suất chung của hệ.	B. giảm nồng độ chất A.
	C. giảm nhiệt độ phản ứng.	D. tăng thể tích bình phản ứng.
Câu 3: (Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc - 2015) Sản xuất amoniac trong công nghiệp dựa trên phản ứng: N2 (k) + 3H2 (k) 2NH3 (k); ∆H = -92 kJ/mol. Cân bằng hóa học sẽ chuyển dịch về phía tạo ra amoniac nhiều hơn nếu
	A. giảm nồng độ của hiđro và nitơ.	
	B. tăng nhiệt độ của hệ.
	C. giảm áp suất chung và nhiệt độ của hệ.	
	D. tăng áp suất chung của hệ.
Câu 4: (Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa - 2015) Cho các cân bằng:
	CO(k) + H2O(k) 	 CO2(k) + H2	DH < O 	(1);
	C(r) + H2O(k) 	 H2(k)+CO(k)	DH > O 	(2) 
	C(r) + CO2(k)	 2CO(k)	DH > O 	(3);	
	N2 + 3H2 	 2NH3	DH < O 	(4) 
	Khi tăng nhiệt độ các cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận là:
	A. (1),(2).	B. (2), (3).	C. (1), (4).	D. (3), (4).
Câu 5: (Trường THPT Phú Riềng - 2015): Cho phản ứng thuận nghịch ở trạng thái cân bằng :
	4NH3 (k)+ 3O2 (k)2N2(k)+ 6H2O(k) ; ∆H < 0.
	Cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều thuận khi : 
	A. tăng nhiệt độ, giảm áp suất. 	B. thêm chất xúc tác, giảm nhiệt độ. 
	C. giảm áp suất, giảm nhiệt độ 	D. tách hơi nước,tăng nhiệt độ.
Câu 6: (Trường THPT Thị xã Quảng Trị - 2015) Cho cân bằng hóa học: 
	2SO2 (k) + O2 (k) 2SO3 (k) ; DH < 0
	Với các biện pháp sau: (1) tăng nhiệt độ, (2) tăng áp suất chung của hệ phản ứng, (3) hạ nhiệt độ, (4) dùng thêm chất xúc tác V2O5, (5) giảm nồng độ SO3, (6) giảm áp suất chung của hệ phản ứng. Những biện pháp nào làm cân bằng trên chuyển dịch theo chiều thuận?
	A. (1), (2), (4).	B. (2), (3), (4), (6).	
	C. (1), (2), (4), (5).	D. (2), (3), (5).
Câu 7: (Trường THPT Chuyên Hà Giang - 2015) Cho cân bằng hóa học: 
	2SO2(k) + O2(k) 2SO3(k) ()
	Phát biểu đúng là:
	A. Cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch khi giảm nồng độ O2.
	B. Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi giảm áp suất hệ phản ứng.
	C. Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi tăng nhiệt độ.
	D. Cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch khi giảm nồng độ SO3.
Câu 8: (Trường THPT Trí Đức - 2015) Cho các cân bằng hoá học:
   	N2(k) + 3H2(k)2NH3(k) (1)       	H2(k) + I2(k)2HI (k) (2)
  	2SO2(k) + O2(k) 2SO3(k)  (3) 	2NO2(k)N2O4 (k)    (4)
	Khi thay đổi áp suất những cân bằng hóa học bị chuyển dịch là:
	A. (1), (2), (3).      	B. (2), (3), (4).   	C. (1), (3), (4). 	D. (1), (2), (4).
Câu 9: (Trường THPT Đồng Gia - Lần 2 - 2015) 
	Cho cân bằng: N2(K) + 3H2(K) 2NH3(K)
	Tăng nhiệt độ, tỉ khối của hỗn hợp khí trong hệ phản ứng so với H2 giảm. Phát biểu đúng là:
	A. phản ứng thuận tỏa nhiệt, khi tăng nhiệt độ, cân bằng chuyển dịch theo chiều của phản ứng nghịch.
	B. phản ứng thuận tỏa nhiệt, khi tăng nhiệt độ, cân bằng chuyển dịch theo chiều của phản ứng thuận.
	C. phản ứng thuận thu nhiệt, khi tăng nhiệt độ, cân bằng chuyển dịch theo chiều của phản ứng thuận.
	D. phản ứng thuận thu nhiệt, khi tăng nhiệt độ, cân bằng chuyển dịch theo chiều của phản ứng nghịch
Câu 10: (Trường THPT Chuyên Nguyễn Chí Thanh - 2015) Xét phản ứng thuận nghịch sau: 
 H2 (k) + I2 (k) 2HI (k)
	Đồ thị biểu diễn sự biến thiên tốc độ phản ứng thuận và phản ứng nghịch theo thời gian:
	Tại thời điểm nào phản ứng đạt trạng thái cân bằng?
	A. 5 giây	B. 10 giây	C. 0 giây	D. 15 giây
Câu 11: (Trường THPT Hương Khê - Lần 1 - 2015) Tốc độ phản ứng là 
	A. Độ biến thiên nồng độ của một chất phản ứng trong một đơn vị thời gian.
	B. Độ biến thiên nồng độ của một sản phẩm phản ứng trong một đơn vị thời gian.
	C. Độ biến thiên nồng độ của một chất phản ứng hoặc sản phẩm phản ứng trong một đơn vị thời gian.
	D. Độ biến thiên nồng độ của các chất phản ứng trong một đơn vị thời gian.
Câu 12: (Trường THPT Nguyễn Khuyến - Lần 3 - 2015) Cho cân bằng hóa học (trong bình kín có dung tích không đổi): 
 	N2O4 (k) 2NO2 (k); H > 0 
 	(không màu) (màu nâu đỏ) 
	Nhận xét nào sau đây là sai ?
	A.	Khi hạ nhiệt độ của hệ phản ứng thì màu nâu đỏ nhạt dần.
	B.	Khi cho vào hệ phản ứng một lượng NO2 thì cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch.
	C.	Khi giảm áp suất chung của hệ phản ứng thì tỉ khối của hỗn hợp khí so với H2 giảm.
	D.	Khi tăng nhiệt độ của hệ phản ứng thì tỉ khối của hỗn hợp khí so với H2 tăng.
Câu 13: (Trường THPT Đoàn Thượng - 2015) Hãy cho biết yếu tố nào sau đây luôn không làm chuyển dịch cân bằng hoá học?
	A. Nồng độ	B. Áp suất	C. Xúc tác.	D. Nhiệt độ.
Câu 14: (Trường THPT Nguyễn Trung Thiên - 2015) Cho cân bằng hoá học sau: 
	2NH3 (k) N2 (k) + 3H2 (k). Khi tăng nhiệt độ của hệ thì tỉ khối của hỗn hợp so với hiđro giảm. Nhận xét nào sau đây là đúng?
	A. Khi tăng áp suất của hệ, cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận.
	B. Khi tăng nhiệt độ của hệ, cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận.
	C. Phản ứng thuận là phản ứng tỏa nhiệt.
	D. Khi tăng nồng độ của NH3, cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch.
Câu 15: (Trường THPT Chúc Động - 2015) Cho các cân bằng sau:
 	(1) 2NH3(k) ⇌ N2(k) + 3H2(k)	H > 0
	(2) 2SO2(k) + O2(k) ⇌ 2SO3(k)	H < 0
 	(3) CaO(r) + CO2(k) ⇌ CaCO3(r)	H < 0 
 	(4) 2HI(k) ⇌ H2(k) + I2(k) 	H > 0
 	(5) N2O4(k) ⇌ 2NO2(k)	H > 0 
 	(6) 4NH3 (k) + 3O2 (k) ⇌ 2N2 (k) + 6H2O(h)	H < 0
	Trong các cân bằng trên cân bằng nào sẽ chuyển dịch theo chiều nghịch khi tăng nhiệt độ và giảm áp suất:
	A. 2, 3, 6.	B. 2, 3.	C. 1, 5.	D. 1, 5, 4.
Câu 16: (Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu - 2015) Cho các cân bằng:	
	CH4 (k) + H2O (k) CO (k) + 3H2 (k)	(a)	
	CO2 (k) + H2 (k) CO (k) + H2O (k)	(b)	
	2SO2 (k) + O2(k) 2SO3 (k)	(c)	
	2HI (k) H2 (k) + I2 (k)	(d)	
	N2O4 (k) 2NO2 (k)	(e)
	Có bao nhiêu cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi giảm dung tích của bình phản ứng ở nhiệt độ không đổi ?	
	A. 4	B. 2	C. 3	D. 1	
Câu 17: (Trường THPT Liễn Sơn - 2015) Cho cân bằng hóa học: 
	N2(k) + O2(k)⇄ 2NO(k) DH > 0.
	Yếu tố ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cân bằng hóa học trên là
	A. chất xúc tác và nhiệt độ.	B. áp suất và nồng độ.
	C. nhiệt độ và nồng độ.	D. nồng độ và chất xúc tác.
Câu 18: (Trường THPT Đặng Thức Hứa - 2015) Cho phản ứng: aA(khí) + bB(khí) cC(khí). Biết rằng a + b > c và khi tăng nhiệt độ từ 500 0C lên 700 0C thấy tỉ khối của hỗn hợp khí so với hiđro là giảm. Nhận xét nào sau đây là sai.
	A. Phản ứng thuận là phản ứng tỏa nhiệt.
	B. Khi tăng nhiệt độ cân bằng phản ứng chuyển dịch theo chiều nghịch.
	C. Khi tăng nhiệt độ tốc độ phản ứng thuận giảm.
	D. Khi tăng áp suất cân bằng phản ứng chuyển dịch theo chiều thuận.
Câu 19: (Trường THPT Chuyên Tuyên Quang - 2014) Xét cân bằng hoá học của một số phản ứng 
	1) Fe2O3(r) + 3CO(k) 2Fe(r) + 3CO2(k) 
 	2) CaO(r) + CO2(k) CaCO3(r) 
	3) N2O4(k) 2NO2(k) 	
	4)H2(k)+ I2(k) 2HI(k) 
	5) 2SO2(k) + O2(k) 2SO3(k)
	Khi tăng áp suất, cân bằng hoá học không bị dịch chuyển ở các hệ
	A. 2, 4.	B. 1, 2, 4, 5.	C. 1, 2, 4.	D. 2, 3, 5.
Câu 20: (Trường THPT Chuyên Vinh - Lần 2 - 2014) Cho cân bằng: 
	2SO2 (k) + O2 (k) 2SO3 (k) ; DH < 0 xảy ra trong bình kín. Nhận xét nào sau đây là sai ?
	A. Khi tăng nhiệt độ phản ứng thì tỉ khối của hỗn hợp khí so với H2 tăng.
	B. Khi tăng áp suất chung của hệ phản ứng thì tỉ khối của hỗn hợp khí so với H2 tăng.
	C. Khi tăng nồng độ SO2 thì tỉ khối của hỗn hợp khí so với H2 tăng.
	D. Khi cho thêm xúc tác V2O5 thì tỉ khối của hỗn hợp khí so với H2 không đổi
Câu 21: (Trường THPT Chuyên Điện Biên - 2014) Cho cân bằng:
 	N2 (k) + 3H2 (k) 2NH3 (k)
	Khi tăng nhiệt độ thì tỉ khối của hỗn hợp khí thu được so với H2 giảm. Phát biểu đúng về cân bằng này là
	A. Phản ứng nghịch tỏa nhiệt, cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch khi tăng nhiệt độ
	B. Phản ứng nghịch thu nhiệt, cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi tăng nhiệt độ.
	C. Phản ứng thuận thu nhiệt, cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi tăng nhiệt độ.
	D. Phản ứng thuận tỏa nhiệt, cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch khi tăng nhiệt độ.
Câu 22: (Trường THPT Chuyên Quảng Bình - 2014) Cho phản ứng: 
	3H2 (khí) + Fe2O3 (rắn) D 2Fe + 3H2O (hơi). Nhận định nào sau đây là đúng?
	A. Nghiền nhỏ Fe2O3 cân bằng hóa học chuyển dịch theo chiều thuận
	B. Thêm Fe2O3 cân bằng hóa học chuyển dịch theo chiều thuận
	C. Thêm H2 vào hệ cân bằng hóa học chuyển dịch theo chiều thuận
	D. Tăng áp suất cân bằng hóa học chuyển dịch theo chiều thuận
Câu 23: (Trường THPT Chuyên Quốc học Huế - 2013) Cho các cân bằng sau:
	Ở nhiệt độ xác định, nếu KC của cân bằng (1) bằng 64 thì KC bằng 0,125 là của cân bằng
	A. (5).	B. (2).	C. (3).	D. (4).
Câu 24: (Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai - Hà Tĩnh - Lần 1 - 2014) 
	Cho các hệ cân bằng hóa học sau:
2SO2 (k) + O2⇄ 2SO3 (k).
3H2 (k) + N2 (k) ⇄ 2NH3 (k).
2CO2 (k) ⇄ 2CO (k) + O2 (k).
H2 (k) + I2 (k) ⇄ 2HI (k).
	Trong các hệ cân bằng trên, ở nhiệt độ không đổi, khi tăng áp suất chung của mỗi hệ, số hệ có cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận là
	A. 3.	B. 1.	C. 4.	D. 2.
Câu 25. (Trường THPT Hồng Lam - Hà Tĩnh - 2014) Cho cân bằng sau:
	Khi giảm nhiệt độ, màu của hỗn hợp khí nhạt dần. Kết luận nào sau đây sai:
	A. Khi giảm nhiệt độ cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận.
	B. Khi tăng áp suất cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận.
	C. Phản ứng thuận tỏa nhiệt.
	D. Khi tăng nhiệt độ, tỉ khối của hỗn hợp khí so với H2 tăng.
Câu 26: (Trường THPT Ninh Giang - 2015) Khi giảm áp suất của hệ, cân bằng bị chuyển dịch theo chiều nghịch là
	A. 2HI (k) H2 (k) + I2 (k)	
	B. CaCO3 (r) CaO (r) + CO2 (k).
	C. FeO (r) + CO (k) Fe (r) + CO2 (k).	
	D. 2SO2 (k) + O2 (k) 2SO3 (k).
Câu 27: (Trường THPT Đinh Chương Dương - 2015) Cho cân bằng hóa học:
	2SO2(k) + O2 (k) 2SO3 (k); phản ứng thuận là phản ứng tỏa nhiệt. Phát biểu đúng là
	A. Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi giảm áp suất hệ phản ứng.
	B. Cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch khi giảm nồng độ SO3.
	C. Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi tăng nhiệt độ
	D. Cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch khi giảm nồng độ O2.
Câu 28: (Trường THPT Chuyên Biên Hòa - Hà Nam - 2014) Cân bằng hóa học sau thực hiện trong bình kín: 
	Tác động nào đến sau hệ cân bằng trên để cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận?
	A. Tăng nhiệt độ của hệ.	B. Giảm áp suất của hệ.
	C. Làm giảm nồng độ của chất B.	D. Cho thêm chất A vào hệ.
Câu 29: (Trường THPT Quỳnh Lưu 1 - Nghệ An - 2015) 
	Xét cân bằng hoá học của một số phản ứng 
	1) Fe2O3(r) + 3CO(k) 2Fe(r) + 3CO2(k) 
	2) CaO(r) + CO2(k) CaCO3(r) 
	3) N2O4(k) 2NO2(k) 	
	4) H2(k)+ I2(k) 2HI(k) 
	5) 2SO2(k) + O2(k) 2SO3(k)
	Khi tăng áp suất, cân bằng hoá học không bị dịch chuyển ở các hệ
	A. 1, 2, 4, 5.	B. 1, 4.	C. 1, 2, 4.	D. 2, 3, 5.
Câu 30: (Trường THPT Chuyên Vinh - Lần 2 - 2014) Cho cân bằng: 
	2SO2 (k) + O2 (k) 2SO3 (k); DH < 0 xảy ra trong bình kín. Nhận xét nào sau đây là sai?
	A. Khi tăng nhiệt độ phản ứng thì tỉ khối của hỗn hợp khí so với H2 tăng.
	B. Khi tăng áp suất chung của hệ phản ứng thì tỉ khối của hỗn hợp khí so với H2 tăng.
	C. Khi tăng nồng độ SO2 thì tỉ khối của hỗn hợp khí so với H2 tăng.
	D. Khi cho thêm xúc tác V2O5 thì tỉ khối của hỗn hợp khí so với H2 không đổi.
Câu 31: (Trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng - Cần Thơ - 2014) Cho cân bằng hóa học sau:
 	2NH3 (k) N2 (k) + 3H2 (k). Khi tăng nhiệt độ của hệ thì tỉ khối của hỗn hợp so với hiđro giảm. Nhận xét nào sau đây là đúng?
	A. Khi tăng nhiệt độ của hệ, cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận.
	B. Phản ứng thuận là phản ứng tỏa nhiệt.
	C. Khi tăng áp suất chung của hệ, cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận.
	D. Khi tăng nồng độ của NH3, cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch.
Câu 32: (Trường THPT Hoàng Mai - Nghệ An - 2014) Cho cân bằng hóa học sau: 
	N2 (k) + 3H2 (k) ⇄ 2NH3 (k) ; ∆H < 0.
 	Cho các biện pháp: (1) Giảm nhiệt độ; (2) Tăng áp suất chung của hệ phản ứng; (3) Dùng thêm chất xúc tác Fe; (4) Giảm nồng độ của NH3. Những biện pháp làm cho cân bằng trên chuyển dịch theo chiều thuận
	A. (2), (4).	B. (1), (2), (4).	C. (1), (2).	D. (1), (2), (3).
Câu 33: (Trường THPT Chuyên Vinh - Lần 1 - 2014) Cho hai hệ cân bằng sau trong hai bình kín: 
	C (r) + CO2 (k) 2CO(k); ∆H= 172 kJ; 
 	CO (k) + H2O (k) CO2 (k) + H2 (k) ; ∆H = - 41 kJ 
	Có bao nhiêu điều kiện trong các điều kiện sau đây làm các cân bằng trên chuyển dịch ngược chiều nhau (giữ nguyên các điều kiện khác)? 
	(1) Tăng nhiệt độ. (2) Thêm khí CO2 vào. (3) Thêm khí H2 vào. 
	(4) Tăng áp suất. (5) Dùng chất xúc tác. (6) Thêm khí CO vào. 
	A. 5. 	B. 2. 	C. 4. 	D. 3. 
Câu 34: (Trường THPT Nguyễn Thần Hiến - Kiên Giang - 2014) 
	Cho cân bằng hoá học: O2 (k) + 2SO2 (k) 2SO3 (k) ; phản ứng thuận là phản ứng tỏa nhiệt. Cân bằng hoá học không bị chuyển dịch khi
	A. thay đổi áp suất của hệ.	B. thay đổi nồng độ O2.
	C. thay đổi nhiệt độ.	D. thêm chất xúc tác V2O5.
Câu 35:  (Nguyễn Duy Hiệu – Quảng Nam - 2014) Cho cân bằng: 
	N2 (k) + 3H2 (k) 2NH3 (k) ; DH < 0 xảy ra trong bình kín. Nhận xét nào sau đây là sai
	A. Khi cho thêm xúc tác Fe2O3 thì tỉ khối của hỗn hợp khí so với H2 không đổi.
	B. Khi tăng nồng độ H2 thì tỉ khối của hỗn hợp khí so với H2 tăng.
	C. Khi tăng áp suất chung của hệ phản ứng thì tỉ khối của hỗn hợp khí so với H2 tăng.
	D. Khi tăng nhiệt độ phản ứng thì tỉ khối của hỗn hợp khí so với H2 tăng.
Câu 36: (Trường THPT Chuyên Vinh - Lần Cuối - 2013)Cho cân bằng hóa học (trong bình kín): PCl5 (k) PCl3 (k) + Cl2 (k)
	Khi giảm nhiệt độ thì tỉ khối của hỗn hợp khí so với H2 tăng. Trong các yếu tố: (1) tăng nhiệt độ; (2) thêm vào một lượng khí PCl3; (3) thêm vào một lượng khí PCl5; (4) tăng áp suất chung của hệ; (5) giảm nhiệt độ; (6) dùng chất xúc tác; (7) giảm lượng khí Cl2. Các yếu tố làm cân bằng trên chuyển dịch theo chiều nghịch là
	A. (1), (3), (7). 	B. (2), (4), (6). 	C. (2), (4), (5). 	D. (1), (2), (4).
Câu 37: (Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc - Lần 4 - 2013) Khi hòa tan SO2 vào nước có cân bằng sau: 
	Nhận xét nào sau đây đúng?
	A. Khi thêm dung dịch HCl vào thì cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận.
	B. Khi thêm dung dịch K2CO3 vào thì cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận.
	C. Khi thêm NaCl mà không làm thay đổi thể tích dung dịch thì cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch.
	D. Khi thêm H2O vào dung dịch thì cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch.
Câu 38: (Trường THPT Chuyên Tuyên Quang - Lần 2 - 2013) Cho các cân bằng :
	H2(k) + I2(k) 2HI(k) (1)	2NO(k) + O2(k) 2NO2	(2) 
	CO(k) +Cl2(k) COCl2(k) (3) 	N2(k) + 3H2(k) 2NH3(k) (4)
 	CaCO3 (r) CaO (r) + CO2(k) (5) 	CO(k) +H2O(k) CO2(k) + H2(k) (6)
	Các cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi tăng áp suất là:
	A. 1, 3	B. 3, 4, 5	C. 2, 3, 4	D. 1, 2,
Câu 39: (Trường THPT Trần Đăng Ninh - Lần 2 - 2013) Cân bằng nào sau đây chuyển dịch theo chiều thuận khi tăng áp suất bằng cách nén hỗn hợp?
	A. S(rắn) + H2(khí) H2S(khí)	B. N2(khí) + 3H2(khí) 2NH3(khí)
	C. CaCO3 CaO + CO2(khí)	D. H2(khí) + I2(rắn) 2HI (khí)
Câu 40. (Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu - Nghệ An - Lần 1 - 2013)
	Cho các phản ứng sau: 
	(1) N2(k) + 3H2(k) 2NH3(k)	(2) 2C(r) + O2(k) 2CO(k)
	(3) 2SO2(k) + O2(k) 2SO3(k)	(4) H2(k)+ Cl2(k) 2HCl(k)
	Khi tăng áp suất, số cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận là
	A. 1	B. 4	C. 2	D. 3
MỤC LỤC
Chủ đề 1: 
TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG VÀ CÂN BẰNG HÓA HỌC.
Chủ đề 2: 
PHÂN BÓN
Chủ đề 3: 
LIÊN KẾT HÓA HỌC
Chủ đề 4: 
DÃY ĐIỆN HÓA
Chủ đề 5: 
ĂN MÒN ĐIỆN HÓA
Chủ đề 6: 
NƯỚC CỨNG
Chủ đề 7: 
CHẤT LƯỠNG TÍNH
Chủ đề 8: 
THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM
Chủ đề 9: 
ĐIỀU CHẾ - ĐIỀU CHẾ KIM LOẠI
Chủ đề 10: 
CÂU HỎI CÓ NỘI DUNG THỰC TẾ
Chủ đề 11: 
	HÓA HỌC VÀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ. 
	MÔI TRƯỜNG, XÃ HỘI
Chủ đề 12: 
	ĐIỀU CHẾ KIM LOẠI BẰNG PHƯƠNG PHÁP NHIỆT LUYỆN
Chủ đề 13: 
	LÍ THUYẾT ĐIỆN PHÂN
Chủ đề 14: 
	QUẶNG VÀ MỘT SỐ HỢP CHẤT THƯỜNG GẶP
Chủ đề 15: 
	CHẤT PƯ VỚI NƯỚC
Chủ đề 16: 
	MÔI TRƯỜNG CỦA DUNG DỊCH MUỐI
Chủ đề 17: 
	TINH CHẤT VẬT LÝ
Chủ đề 18: 
	TÍNH CHẤT HÓA HỌC KIM LOAI LOẠI
Chủ đề 19: 
	CÁC CHẤT TỒN TẠI TRONG MỘT HỖN HỢP
Chủ đề 20: 
	PHẢN ỨNG NHIỆT PHÂN
Chủ đề 21: 
	CÂU HỎI TỔNG HỢP KIM LOẠI
Chủ đề 22: 
	CHẤT PHẢN ỨNG NH3
Chủ đề 23: 
	CHẤT PƯ NaOH
Chủ đề 24: 
	CHẤT PƯ H2S TẠO KẾT TỦA
Chủ đề 25: 
	PHÂN TỬ VÀ ION VỪA THỂ HIỆN TÍNH KHỬ; TÍNH OXI HÓA
Chủ đề 26: 
	HIỆN TƯỢNG
Chủ đề 27: 
	CHẤT DIỆN LI
Chủ đề 28: 
	SỰ BIẾN ĐỔI CÁC ĐẠI LƯỢNG CỦA BẢNG TUẦN HOÀN
Chủ đề 29: 
	VIẾT CẤU HÌNH E XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ BTH
Chủ đề 30: 
	SỐ THÍ NGHIỆM XẢY RA PƯ OXI HÓA KHỬ
Chủ đề 31: 
	SỐ THÍ NGHIỆM TẠO THÀNH ĐƠN CHẤT
Chủ đề 32: 
	SỐ THÍ NGHIỆM TẠO KẾT TỦA
Chủ đề 33: 
	SỐ THÍ NGHIỆM TẠO THÀNH KIM LOẠI
Chủ đề 34: 
	SỐ THÍ NGHIỆM XẢY RA PƯ
Chủ đề 35: 
	CHẤT PƯ HCl
Chủ đề 36: 
	LÀM KHÔ KHÍ
Chủ đề 37: 
	NHẬN

Tài liệu đính kèm:

  • docon_thi_dai_hoc_ly_thuyet_vo_co.doc